HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ÂM ĐẠO KHÔNG TRIỆU CHỨNG<br />
TRONG THAI KỲ BẰNG METRONIDAZOLE UỐNG<br />
Võ Thị Mỹ Hạnh*, Ngô Thị Kim Phụng **<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Điều trị nhiễm khuẩn âm đạo không triệu chứng trong thai kỳ đang được nghiên cứu rộng rãi<br />
nhằm giảm thiểu đáng kể các kết cục sanh non, ối vỡ…<br />
Phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng.<br />
Kết quả: Qua khảo sát ngẫu nhiên trên hai nhóm thai phụ tuổi thai 22-35 tuần có nhiễm khuẩn âm đạo<br />
không triệu chứng có và không có điều trị tại Bệnh viện Hùng Vương từ 7/2007 đến 5/2008 chúng tôi thấy<br />
metronidazole có hiệu quả trên ối vỡ non ở các thai phụ nhóm can thiệp với RR=0,58 (KTC 95%: 0,38-0,89, p =<br />
0,011). Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm can thiệp là 72,5%.<br />
Kết luận: cần thực hiện xét nghiệm thường quy huyết trắng cho thai phụ và điều trị huyết trắng bất thường<br />
dù không có triệu chứng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE EFFICACY OF THE TREATMENT OF ASYMPTOMATIC BACTERIAL VAGINOSIS IN<br />
PREGNANT WOMEN WITH ORAL METRONIDAZOLE<br />
Vo Thi My Hanh, Ngo Thi Kim Phung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 71 - 76<br />
Background: Treatment of asymptomatic bacterial vaginosis has been researching to reduce the outcomes of<br />
pregnancy such as preterm labor, PROM…<br />
Method: RCT.<br />
Results: We have two groups (treatment – control) of randomized asymptomatic bacterial vaginosis<br />
pregnant women with gestational age between 22 to 35 weeks with and without treatment with Metronidazole<br />
from July 2007 to May 2008 at Hung Vuong hospital. We found that metronidazole affected on the PROM in the<br />
treatment group with RR = 0.58 (95% CI: 0.38-0.89, p value = 0.111). The prevalence of efficacy in the treatment<br />
group is 72.5%.<br />
Conclusion: We need to perform the wet mount for the pregnant women and treat abnormal vaginal<br />
discharge even though asymptomatic.<br />
hay khi giao hợp. Bệnh nhân có thể ngứa và thấy<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
khó chịu ở âm hộ và âm đạo. Tuy vậy khoảng<br />
Nhiễm khuẩn âm đạo (NKAĐ) là một tình<br />
50% phụ nữ NKAĐ không có các triệu chứng<br />
trạng mất cân bằng khuẩn âm đạo bình htường<br />
này(11). NKAĐ trong thai kỳ là một trong những<br />
với sự phát triển quá mức loại vi khuẩn kỵ khí<br />
nguyên nhân gây sanh non, ối vỡ, trẻ nhẹ cân,<br />
và thiếu vắng vi khuẩn Lactobacilli bình<br />
nhiễm trùng ối, viêm nội mạc tử cung sau mổ<br />
thường(12,15). NKAĐ thường biểu hiện bằng các<br />
lấy thai, nhiễm trùng hậu sản, nhiễm trùng sơ<br />
triệu chứng ra huyết trắng nhiều, hôi, đặc biệt<br />
sinh(5,8). Người ta nhận thấy có mối liên quan ý<br />
khi môi trường âm đạo kiềm tính như quanh<br />
nghĩa giữa NKAĐ với sanh non và trẻ nhẹ<br />
thời kỳ phóng noãn, trước khi có kinh nguyệt<br />
cân(18). Trong đó sanh non hiện nay vẫn là một<br />
* Bệnh viện Hùng Vương ** Bộ môn Sản, Đại học Y Dược Tp. HCM<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
yếu tố chính góp phần nên bệnh suất và tử suất<br />
thai nhi, chiếm 11% ở tất cả trẻ sơ sinh ở Mỹ và<br />
tỷ lệ này tăng lên 17% hơn 15 năm qua(20). Chính<br />
vì vậy vấn đề điều trị NKAĐ trong thai kỳ đã và<br />
đang được nghiên cứu rộng rãi nhằm mục đích<br />
làm giảm thiểu đáng kể các kết cục nêu trên nhất<br />
là đối với một thai kỳ nguy cơ cao. Tuy nhiên<br />
vấn đề này cũng đang được tranh cãi trên thai<br />
kỳ có NKAĐ không triệu chứng(16,19). Có những<br />
nghiên cứu cho thấy việc điều trị đem lại kết cục<br />
tốt hơn, giảm tỷ lệ sanh non, có những nghiên<br />
cứu cho thấy việc điều trị còn làm cho kết cục<br />
ngươc lại(3,9,14). Tuy vậy theo các phân tích gộp(13),<br />
việc điều trị vẫn xem như là có ích và luôn được<br />
khuyến khích để cải thiện kết cục. Ở Việt Nam<br />
các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NKAĐ trong thai<br />
kỳ từ 7-14,8%(6).<br />
Các loại thuốc hiện nay được khuyến cáo sử<br />
dụng là ampicillin, amoxicillin, metronidazole,<br />
clindamycin. Metronidazole là loại thuốc được<br />
nghiên cứu áp dụng cho các thai phụ ở cả ba tam<br />
cá nguyệt và được chứng minh không gây dị tật<br />
cũng như ảnh hưởng cho thai(15). Tại Việt Nam,<br />
Bộ Y tế chưa cho phép sử dụng metronidazole<br />
trong tam cá nguyệt I(1). Chính vì vậy, chúng tôi<br />
muốn thực hiện nghiên cứu thử nghiệm lâm<br />
sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng xem hiệu quả<br />
của Metronidazole uống trong điều trị NKAĐ<br />
không triệu chứng trong thai kỳ ở những thai<br />
phụ có tuổi thai từ 22 đến 35 tuần tại Bệnh viện<br />
Hùng Vương để so sánh các kết cục chính là<br />
sanh non, ối vỡ và trẻ nhẹ cân giữa hai nhóm<br />
này đồng thời đánh giá tỷ lệ đáp ứng điều trị, tác<br />
dụng phụ trong nhóm can thiệp và tỷ lệ thoái lui<br />
trong nhóm chứng ở thời điểm tái khám.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng<br />
ngẫu nhiên có đối chứng. Các thai phụ thu<br />
nhận vào nghiên cứu sẽ được phân ngẫu nhiên<br />
vào hai nhóm: nhóm can thiệp (điều trị với<br />
metronidazole) và nhóm chứng (không dùng<br />
thuốc).<br />
Đối tượng nghiên cứu là các thai phụ khám<br />
thai định kỳ tại Bệnh viện Hùng Vương với<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
2<br />
<br />
tuổi thai từ 22-35 tuần có NKAĐ không triệu<br />
chứng, thoả điều kiện thu nhận và không có<br />
tiêu chuẩn loại trừ. Cỡ mẫu được tính theo<br />
công thức kiểm định một nguy cơ tương đối<br />
với P1 là xác suất sanh non dự tính trong<br />
nhóm NKAĐ thai kỳ có điều trị là 10% và P2 là<br />
xác suất sanh non trong nhóm NKAĐ thai kỳ<br />
không điều trị là 24%. Cỡ mẫu tính được là<br />
n=126 cho mỗi nhóm; tuy nhiên trong quá<br />
trình nghiên cứu có thể mất số liệu do thai phụ<br />
tái khám không đúng hẹn, không uống thuốc<br />
đúng theo toa, không đến sanh tại Bệnh viện<br />
Hùng Vương hoặc không đồng ý tiếp tục tham<br />
gia nghiên cứu nên chúng tôi lấy thêm 10%<br />
cho mỗi nhóm. Như vậy số mẫu tối thiểu cho<br />
nghiên cứu là 252. Chúng tôi sẽ ngừng tiến<br />
hành nghiên cứu khi thai phụ có quá nhiều tác<br />
dụng phụ của thuốc hoặc không đồng ý tham<br />
gia nghiên cứu. Đối tượng sẽ được chọn theo<br />
tiêu chuẩn: tuổi thai từ 22-35 tuần, khám thai<br />
định kỳ tại Bệnh viện Hùng vương, có NKAĐ<br />
không triệu chứng, đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu. Tiêu chuẩn loại trừ khi có một trong các<br />
yếu tố sau: yếu tố nguy cơ về nội khoa như tim<br />
mạch, thận, đái tháo đường, cường giáp; thai<br />
dị tật, bất thường về nhau, tử cung, song thai,<br />
doạ sảy thai hay doạ sanh non trước đó, ra<br />
huyết âm đạo, ối vỡ; sử dụng thuốc giảm gò,<br />
corticoid trong suốt thai kỳ, kháng sinh trong 2<br />
tuần, thụt rửa âm đạo 48 giờ trước khi khám,<br />
tiền căn sảy thai to, sanh non, triệu chứng lâm<br />
sàng huyết trắng, viêm âm đạo do nấm hay<br />
T.vaginalis, không tuân thủ điều trị, không<br />
chấp nhận tái khám.<br />
NKAĐ được chẩn đoán theo tiêu chuẩn<br />
AMSEL (18) khi ít nhất có 3 trong 4 tiêu chuẩn:<br />
huyết trắng loãng, đồng nhất, nhiều; pH âm đạo<br />
> 4,5, Whiff test (+), clue cells > 20% tìm thấy qua<br />
kính hiển vi (tế bào biểu mô âm đạo có vi khuẩn<br />
bám trên bề mặt, mất ranh giới tế bào). Sau khi<br />
thai phụ được xác định có NKAĐ theo tiêu<br />
chuẩn AMSEL sẽ được tham vấn về điều trị.<br />
Nếu thai phụ đồng ý tham gia sẽ ký vào bảng<br />
cam kết tham gia nghiên cứu và mở bao thư xem<br />
<br />
mình thuộc nhóm điều trị hay không điều trị<br />
như đã phân phối. Sự phân phối này theo tỷ lệ<br />
1:1 đươc tính bằng máy tính theo ngẫu nhiên<br />
block. Dựa theo bảng block ngẫu nhiên được<br />
tính trước, người nghiên cứu làm ra một số bao<br />
thư trong đó ghi số thứ tự của bệnh nhân trong<br />
nghiên cứu và phương pháp nào sẽ áp dụng cho<br />
thai phụ. Bao thư đó được dán kín cho đến khi<br />
thu nhận thai phụ và phân nhóm mới được mở<br />
ra. Từng thai phụ theo thứ tự nhận bệnh sẽ được<br />
nhận một bao thư tương ứng mà người mở bao<br />
thư (bác sĩ tại phòng khám thai Bệnh viện Hùng<br />
Vương) sẽ không được biết trước sẽ đưoc áp<br />
dụng phương pháp nào. Sau khi mở bao thư<br />
người phân nhóm nghiên cứu sẽ ghi nhận tên<br />
tuổi, số nhập viện, số thứ tự nghiên cứu và<br />
phương pháp được áp dụng cho thai phụ vào<br />
bảng thu thập số liệu. Nhóm can thiệp sẽ được<br />
phát thuốc và hướng dẫn cách uống thuốc và ghi<br />
nhận tác dụng phụ (Metronidazole 500mg uống<br />
1 viên, 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày). Hẹn 01-02<br />
tuần tái khám cho cả hai nhóm. Khi tái khám sẽ<br />
đươc xét nghiệm huyết trắng kiểm tra lại theo<br />
trình tự lúc đầu. Ghi nhận tình trạng NKAĐ ở<br />
lần tái khám và ghi nhận các kết cục khi chuyển<br />
dạ. Các số liệu được thu thập và phân tích trên<br />
phần mềm SPSS 11.5.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 07/2007 đến tháng 05/2008 tại<br />
phòng khám thai Bệnh viện Hùng Vương<br />
chúng tôi thu nhận được 276 thai phụ tuổi thai<br />
từ 22-35 tuần bị NKAĐ không triệu chứng, đạt<br />
tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia<br />
nghiên cứu. Tại thời điểm tái khám các thai<br />
phụ trong hai nhóm có mặt đầy đủ và được<br />
ghi nhận các kết cục như đáp ứng điều trị, tình<br />
trạng thoái lui của NKAĐ qua xét nghiệm<br />
huyết trắng, tác dụng phụ cũng như số thuốc<br />
còn lại. Các kết cục cuộc sanh được ghi nhận<br />
qua mạng vi tính Bệnh viện Hùng Vương, hồ<br />
sơ bệnh án hoặc trao đổi qua điện thoại để ghi<br />
nhận các kết cục ngoại trừ ối vỡ non.<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
<br />
19 thai phụ (6,8%) mất dấu ở giai đoạn<br />
chuyển dạ (9 thai phụ không liên lạc được, 10<br />
thai phụ liên lạc được qua điện thoại ghi nhận<br />
được trọng lượng bé, nhập khoa nhi của bé,<br />
nhiễm trùng vết may tầng sinh môn, nhiễm<br />
trùng vết mổ). Như vậy, nhóm can thiệp bị mất<br />
dấu theo kết cục sanh non 5 ca (n = 133), ối vỡ 11<br />
ca (n = 127); nhóm chứng bị mất dấu theo sanh<br />
non 4 ca (n = 134), ối vỡ 8 ca (n = 130).<br />
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
Nhóm can thiệp Nhóm chứng<br />
P<br />
(n = 138) (%) (n = 138) (%)<br />
≤ 20<br />
0 (0)<br />
4 (2,9)<br />
Tuổi<br />
21-34<br />
130 (94,2)<br />
114 (82,6) 0,461<br />
(năm)<br />
≥ 35<br />
8 (5,8)<br />
90 (65,2)<br />
20 (14,5)<br />
Nơi cư Thành phố<br />
0,301<br />
trú<br />
Tỉnh<br />
48 (34,8)<br />
98 (71)<br />
Mù chữ<br />
4 (2,9)<br />
40 (29)<br />
Biết đọc,<br />
2 (1,4)<br />
1 (0,7)<br />
biết viết<br />
Học<br />
Cấp I<br />
10 (14,5)<br />
16 (11,6)<br />
0,467<br />
vấn<br />
Cấp II<br />
54 (39,1)<br />
66 (47,8)<br />
Cấp III<br />
40 (29)<br />
41 (29,7)<br />
Trên cấp III<br />
18 (13)<br />
13 (9,4)<br />
Buôn bán<br />
17 (2,3)<br />
24 (17,4)<br />
Nông dân<br />
1 (0,7)<br />
0 (0)<br />
59 (42,8)<br />
44 (31,9)<br />
Nghề Công nhân<br />
0,258<br />
nghiệp CB-CNV<br />
16 (11,6)<br />
16 (11,6)<br />
Nội trợ<br />
34 (24,6)<br />
35 (25,4)<br />
Khác<br />
11 (8)<br />
19 (13,8)<br />
Tiền căn sản khoa<br />
0,685<br />
Có nạo thai<br />
36 (26,1%)<br />
39 (28,3)<br />
1 con<br />
93 (67,4)<br />
81 (58,7)<br />
Số con<br />
0,210<br />
2 con<br />
42 (30,4)<br />
50 (36,2)<br />
≥ 3 con<br />
3 (2,2)<br />
7 (5,1)<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Tuổi trung bình 27-28 tuổi, nhỏ nhất 16 tuổi<br />
và lớn nhất 42 tuổi. Tỷ lệ các thai phụ từ các tỉnh<br />
khác chiếm 29-35%. Đa số là công nhân, trình độ<br />
học vấn cấp II chiếm tỷ lệ cao nhất. Không có sự<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê về đặc điểm dịch tễ<br />
học ở cả hai nhóm (Bảng 1). Các đặc điểm về<br />
huyết trắng ở cả hai nhóm cũng không có sự<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê trong đó tỷ lệ pH ><br />
4,5 cao nhất (bảng 2).<br />
<br />
3<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm về huyết trắng<br />
Nhóm can<br />
Nhóm<br />
thiệp (n=138)<br />
chứng<br />
(%)<br />
(n=138) (%)<br />
<br />
Biến số<br />
HT loãng, xám,<br />
đồng nhất<br />
pH > 4,5<br />
<br />
P<br />
<br />
119 (86,2)<br />
<br />
123 (89,1)<br />
<br />
0,464<br />
<br />
133 (96,4)<br />
<br />
135 (97,8)<br />
81(58,7)<br />
81 (58,7)<br />
108 (78,3)<br />
<br />
0,473<br />
<br />
KOH 10%<br />
<br />
94 (68,1)<br />
<br />
Clue cells<br />
<br />
106 (76,8)<br />
<br />
0,104<br />
0,773<br />
<br />
Khi xem xét hiệu quả điều trị đối với các kết<br />
cục cuộc sanh mà chúng tôi quan tâm như sanh<br />
non, ối vỡ, trẻ nhẹ cân, chúng tôi có kết quả trình<br />
bày trong bảng 3. Chúng tôi nhận thấy việc có<br />
hay không có điều trị cũng không phải là yếu tố<br />
tăng nguy cơ sanh non nhưng điều trị lại là yếu<br />
tố có giá trị ảnh hưởng đến kết cục sanh non với<br />
RR = 0,58 (KTC 95%: 0,38-0,89, p=0,01).<br />
Bảng 3: Kết cục cuộc sanh<br />
Kết cục<br />
Sanh non<br />
Có<br />
Không<br />
Ối vỡ non<br />
Có<br />
Không<br />
Trẻ nhẹ cân<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
Nhóm can<br />
RR<br />
Nhóm chứng<br />
thiệp<br />
(KTC 95%)<br />
n = 133 (%) n = 134 (%)<br />
1<br />
(0,57 – 0,75)<br />
21 (15,8)<br />
21 (15,7)<br />
p = 0,97<br />
112 (84,2)<br />
113 (84,3)<br />
n = 127 (%<br />
n = 130 (%)<br />
0,58<br />
(0,38-0,89)<br />
25 (20)<br />
45 (34,1)<br />
p = 0,011*<br />
100 (80)<br />
87 (65,9)<br />
n = 133 (%<br />
n = 134 (%)<br />
1,07<br />
(0,55-2)<br />
16 (12)<br />
15 (11,2)<br />
p = 0,83<br />
117 (88)<br />
119 (88,8)<br />
<br />
Về đáp ứng điều trị và sự thoái triển ở lần tái<br />
khám đầu tiên chúng tôi nhận thấy việc điều trị<br />
có ảnh hưởng tích cực lên sự thoái lui bệnh và<br />
nhóm không điều trị có nguy cơ còn NKAĐ gấp<br />
3 lần so với nhóm không điều trị (bảng 4).<br />
Bảng 4: Tình trạng NKAĐ ở lần tái khám<br />
Kết cục<br />
<br />
NKAĐ<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
Nhóm can<br />
thiệp (n=138)<br />
(%)<br />
38 (27,5)<br />
100 (72,5)<br />
<br />
Nhóm<br />
chứng<br />
(n=138) (%)<br />
106 (76,8)<br />
32 (23,2)<br />
<br />
RR (KTC<br />
95%)<br />
0,35<br />
(026 – 0,47)<br />
p = 0,000*<br />
<br />
Trong nhóm can thiệp 100% thai phụ chấp<br />
nhận uống thuốc, 26/138 (18,8%) có tác dụng<br />
phụ của thuốc, thường gặp nhất là buồn nôn,<br />
nôn (53,1% & 15,7%) nhưng vẫn trong phạm vi<br />
chấp nhận được vì triệu chứng xảy ra vào ngày<br />
thứ 4, thứ 5 và bệnh nhân hầu như tiếp tục uống<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
4<br />
<br />
thuốc cho hết liều. Tỷ lệ nhức đầu, đau quặn<br />
bụng, tiêu chảy thấp hơn và thai phụ chấp nhận<br />
được.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng<br />
ngẫu nhiên có nhóm chứng hiện nay được xem<br />
như mang lại bằng chứng y khoa mạnh nhất<br />
cho các nghiên cứu lâm sàng có can thiệp. Ưu<br />
điểm trong nghiên cứu của chúng tôi là chọn<br />
thiết kế nghiên cứu phù hợp với mục tiêu<br />
nghiên cứu, tỷ lệ sanh non là một trong những<br />
biến số kết quả chính và được dùng để tính cỡ<br />
mẫu là hợp lý; phân nhóm ngẫu nhiên theo<br />
block, theo dõi thai phụ nhờ lựa chọn thai phụ<br />
có thể liên lạc được, phương tiện theo dõi đầy<br />
đủ cùng với mối quan hệ tốt với bệnh nhân<br />
nên số thai phụ mất dấu không đáng kể và<br />
không ảnh hưởng kết quả nghiên cứu. Tuy<br />
nhiên do cỡ mẫu chưa đủ lớn để đánh giá đầy<br />
đủ về các kết cục khác, đánh giá tác dụng phụ<br />
chưa chính xác vì nhóm chứng không sử dụng<br />
giả dược và nên tăng số lần tái khám cho thai<br />
phụ. Chúng tôi chọn tiêu chuẩn AMSEL làm<br />
tiêu chuẩn chẩn đoán NKAĐ vì chúng tôi là<br />
bác sĩ lâm sàng không có nhiều kinh nghiệm<br />
trong việc đánh giá số lượng, hình dạng vi<br />
khuẩn do đó nếu đánh giá sự phân bố hình<br />
dạng vi khuẩn theo tiêu chuẩn Nugent thì kết<br />
quả đọc của chúng tôi có độ tin cậy không cao.<br />
Tiêu chuẩn AMSEL là tiêu chuẩn lâm sàng dễ<br />
dàng cho các bác sĩ lâm sàng thực hiện và cũng<br />
là tiêu chuẩn mà nhiều tác giả Việt Nam ứng<br />
dụng trong các nghiên cứu trên thai phụ(2,13).<br />
Phác đồ Metronidazole 500mg, uống 2 lần lần<br />
1 viên mỗi ngày trong 7 ngày là phác đồ có<br />
hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn, được CDC<br />
khuyến cáo.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ sanh<br />
non ở nhóm can thiệp là 15,8%, nhóm chứng là<br />
15,7%, RR = 1 (KTC 95%: 0,57 – 1,75, p = 0,97) cho<br />
thấy việc điều trị hay không điều trị cũng không<br />
phải là yếu tố quyết định cho hậu quả sanh non,<br />
hay nói khác đi việc điều trị là không có ý nghĩa.<br />
Điều này tương tự như một số nghiên cứu khác.<br />
<br />
Guaschino(4) tìm thấy tỷ lệ sanh non trong cả hai<br />
nhóm tương tự nhau là 12,2% và 15,7% với p =<br />
0,78; Carey(3) cũng tìm thấy tỷ lệ sanh non ở hai<br />
nhóm can thiệp và giả dược là 12,2% và 12,5%<br />
(RR=1, KTC 95%: 0,8-1,2). Tuy nhiên nghiên cứu<br />
của Christine C Tebes phân tích trên nhiều<br />
nghiên cứu từ năm 1994 đến 2001 lại cho thấy<br />
việc điều trị NKAĐ ở thai kỳ nguy cơ cao làm<br />
giảm tỷ lệ sanh non. Nghiên cứu của Herbert<br />
Kiss(7) cũng tìm thấy tỷ lệ sanh non thấp hơn có ý<br />
nghĩa thống kê ở nhóm can thiệp (3% & 5,3%;<br />
KTC 95%: 1,2 – 3,6; p < 0,05). Điều trị NKAĐ<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi không có ý<br />
nghĩa trên kết cục sanh non có lẽ do yếu tố theo<br />
dõi. Chúng tôi chỉ theo dõi thai phụ một lần sau<br />
lần khám đầu tiên, sau đó thu thập thông tin còn<br />
lại gián tiếp qua hệ thống mạng vi tính bệnh<br />
viện, hồ sơ bệnh án và điện thoại. Do vậy, chúng<br />
tôi không quản lý được tình trạng thai phụ có<br />
triệu chứng doạ sanh non và sau đó ổn định.<br />
Việc xác định tình trạng ối vỡ non của thai<br />
phụ trong nghiên cứu của chúng tôi thông qua<br />
việc ghi nhận thông tin trên hồ sơ bệnh án nên<br />
người nghiên cứu không hề biết thai phụ này<br />
thuộc nhóm can thiệp hay nhóm chứng nên<br />
chúng tôi không bị gây nhiễu khi thu thập kết<br />
quả này. Kết quả cho thấy ở nhóm chứng tỷ lệ<br />
ối vỡ non cao hơn nhóm can thiệp (34,1% &<br />
20%) với RR = 0,58 (KTC 95%: 0,38-0,89; p =<br />
0,111) chứng tỏ việc điều trị là yếu tố làm giảm<br />
kết cục ối vỡ non. So sánh với nghiên cứu của<br />
Carey(3), tỷ lệ ối vỡ non ở hai nhóm can thiệp<br />
và nhóm chứng lần lượt là 4,2% và 3,7% (RR =<br />
1,1, KTC 95%: 0,7-1,8; p = 0,6) thì yếu tố điều trị<br />
không có giá trị ảnh hượng đến kết cục ối vỡ<br />
non. Tuy nhiên nghiên cứu này thực hiện trên<br />
1.953 thai phụ có tuổi thai 16-24 tuần, nhỏ hơn<br />
tuổi thai trong nghiên cứu của chúng tôi (22-35<br />
tuần) nên hiệu quả điều trị thấp hơn nghiên<br />
cứu của chúng tôi.<br />
Trẻ nhẹ cân là trẻ có cân nặng < 2.500g(10). Tỷ<br />
lệ trẻ nhẹ cân trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
trong hai nhóm là 12% và 11,2%. Với RR = 1,07,<br />
KTC 95%: 0,55-2. RR đi qua trị số 1 chứng tỏ chứ<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
<br />
thấy được hiệu quả điều trị làm giảm tỷ lệ trẻ<br />
nhẹ cân có lẽ do cở mẫu nhỏ. Nghiên cứu của<br />
Herbert Kiss(7) cho thấy tình trạng trẻ nhẹ cân có<br />
cải thiện hơn ở nhóm can thiệp (1,7% và 3,5%, p<br />
< 0,05). Nghiên cứu của Carey(3) và Guaschino(4)<br />
lại có kết quả tương tự như nghiên cứu của<br />
chúng tôi.<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy<br />
tỷ lệ NKAĐ trong nhóm điều trị là 27,5% và tỷ lệ<br />
không có NKAĐ tức là có đáp ứng điều trị là<br />
72,5%; tương đương với nghiên cứu đa trung<br />
tâm của Herbert Kiss và cộng sự(7), thấp hơn của<br />
Nguyễn Thị Ngọc Khanh(17). Trong nghiên cứu<br />
của Nguyễn Thị Ngọc Khanh, thai phụ có tuổi<br />
thai