Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
<br />
HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CẤP VÀ MẠN SAU MỔ CỦA KETAMINE LIỀU THẤP<br />
TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐẠI TRÀNG<br />
Đặng Hồng Phong*, Trần Quốc Việt**<br />
TÓMTẮT<br />
Mở đầu: Vai trò giảm đau sau mổ của ketamine đã được xác định, tuy nhiên khi kết hợp với gây mê toàn thể<br />
và giảm đau ngoài màng cứng (GĐNMC) vẫn còn chưa rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để đánh<br />
giá hiệu quả giảm đau cấp và mạn sau mổ của ketamine liều thấp trong phẫu thuật nội soi cắt đại tràng.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 70 bệnh nhân mổ chương trình cắt đại tràng nội soi dưới gây mê<br />
toàn thể và giảm đau ngoài màng cứng, phân bổ ngẫu nhiên thành hai nhóm. Sau khởi mê trước lúc rạch da,<br />
nhóm ketamine (n=35) sử dụng ketamine 0,5mg/kg tiêm tĩnh mạch, sau đó truyền liên tục 0,25 mg/kg/giờ đến<br />
lúc đóng da, nhóm chứng (n=35) sử dụng nước muối sinh lý. Tỉ lệ bệnh nhân yêu cầu thuốc giảm đau cứu hộ<br />
được đánh giá trong 24 giờ sau mổ, giảm đau sau mổ được đánh giá bằng chỉ số đau VAS lúc nghỉ và lúc ho ở<br />
thời điểm 0, 3, 6 và 24h, tác dụng phụ của ketamine và tỉ lệ bệnh nhân đau mạn tính 1 tháng sau mổ.<br />
Kết quả: Bệnh nhân sử dụng giảm đau cứu hộ ở nhóm ketamine thấp hơn nhóm chứng (28,6% so với<br />
88,6%; RR= 0,28; KTC 95%: 0,16-0,49; p