TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
HIỆU QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHI TRÊN<br />
Ở BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƢỜI DO NHỒI MÁU NÃO<br />
THEO CHƢƠNG TRÌNH GRASP<br />
Nguyễn Thị Kim Liên*; Trần Việt Hà*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng chi trên ở bệnh nhân (BN) liệt nửa người<br />
do nhồi máu não (NMN) bằng chương trình GRASP. Đối tượng và phương pháp: tiến cứu, can<br />
thiệp có đối chứng trên 60 BN được chẩn đoán xác định NMN, chia thành 2 nhóm. Đánh giá<br />
chức năng vận động chi trên bằng test Fugl Meyer Arm, chức năng sinh hoạt hàng ngày bằng<br />
thang điểm Bathel, chức năng khéo léo bàn tay liệt dựa trên bảng đánh giá vận động (MAS).<br />
Kết quả: sau 1 tháng và 3 tháng điều trị, ở nhóm can thiệp, tỷ lệ BN có mức độ vận động tay liệt<br />
tốt là 0% và 50%; độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày đạt 10% và 76,7%; độ khéo léo<br />
ở mức 6 là 0% và 30%; tỷ lệ này ở nhóm chứng lần lượt là 0% và 23,3%; 0% và 40%; 0% và<br />
14%. Kết luận: chức năng vận động bàn tay liệt và chức năng khéo léo bàn tay liệt cải thiện rõ<br />
rệt sau 1, 3 tháng can thiệp bằng chương trình GRASP, khả năng độc lập trong sinh hoạt hàng<br />
ngày tăng rõ rệt sau 3 tháng can thiệp (p < 0,05%).<br />
* Từ khóa: Tai biến mạch máu não; Nhồi máu não; Chi trên; Chương trình GRASP.<br />
<br />
The Effectiveness of Rehabilitation in Patients with Upper<br />
Limb Hemiplegia Due to Cerebral Infarction by Graded Repetitive<br />
Arm Supplementary Program<br />
Summary<br />
Objective: Assessment of rehabilitation effectiveness in patients with upper limb hemiplegia<br />
due to brain ischemic stroke by additional program. Subjects and method: Descriptive,<br />
prospective study, 60 patients were diagnosed as cerebral infarction identified and divided into<br />
2 groups, Fugl - Meyer Arm test used to assess upper arm function, Barthel scale to assess<br />
activity of daily living, advanced hand activities based on items listed on Motor assessment<br />
scale (MAS). Results: After 1 and 3 months, in intervention group, patient’s rates who get good<br />
level in upper arm function are 0% and 50%; totally independence in daily activities are 10%<br />
th<br />
and 76.7%; advanced hand activities in 6 level are 0% and 30%; the rates in the control group<br />
are 0% and 23.3%; 0% and 40%; 0% and 14% respectively. Conclusion: Paralyzed arm function<br />
and advanced hand activities improved remarkably after 1 and 3 months of intervention,<br />
independence in daily activities increased significantly after 3 months of intervention (p < 0.05).<br />
* Key words: Cerebral vascular accident; Cerebral infarction; Upper limb; GRASP.<br />
* Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): NguyÔn Kim Liªn (lienrehab@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 16/10/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/11/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 27/12/2014<br />
<br />
85<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là<br />
nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ<br />
ba sau các bệnh tim mạch và ung thư.<br />
TBMMN cũng để lại nhiều di chứng nặng<br />
nề, trong đó có di chứng về vận động,<br />
đặc biệt là vận động chi trên (69% BN<br />
giảm chức năng vận động chi trên) [1].<br />
Khiếm khuyết do TBMMN làm cho BN<br />
giảm hoặc mất khả năng độc lập, phải<br />
phụ thuộc vào người khác trong sinh hoạt<br />
hàng ngày. Nhiều nghiên cứu về phục hồi<br />
chi trên sau tai biến cho thấy, việc sử<br />
dụng chi trên bị liệt rất quan trọng đối với<br />
cuộc sống của BN, nhưng điều này chưa<br />
được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe<br />
quan tâm [4]. Có rất nhiều phương pháp<br />
điều trị khác nhau, thay đổi trong suốt liệu<br />
trình để quyết định một phương pháp tốt<br />
nhất nhằm đẩy mạnh quá trình phục hồi<br />
và thời gian cần thiết để đạt được chức<br />
năng chi trên. Do số lượng BN TBMMN<br />
tại các trung tâm phục hồi chức năng<br />
ngày một gia tăng, vì vậy thời gian luyện<br />
tập bị hạn chế, do đó việc tự tập luyện có<br />
hướng dẫn là rất cần thiết, giúp phục hồi<br />
chức năng nhanh hơn, rút ngắn thời gian<br />
nằm viện và giảm chi phí điều trị [5].<br />
Chương trình GRASP (chương trình<br />
luyện tập bổ sung vận động chi trên có<br />
chọn lọc bằng các bài tập được nhắc lại)<br />
là một chương trình đã áp dụng trên thế<br />
giới và được chứng minh có hiệu quả rõ<br />
rệt trong việc cải thiện chức năng chi trên.<br />
Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có công trình<br />
nghiên cứu nào. Vì vậy, chúng tôi tiến<br />
hành đề tài nhằm: Đánh giá kết quả phục<br />
<br />
86<br />
<br />
hồi chức năng chi trên ở BN liệt nửa<br />
người do NMN bằng chương trình GRASP<br />
tại Trung tâm Phục hồi Chức năng, Bệnh<br />
viện Bạch Mai.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
60 BN được chẩn đoán xác định NMN,<br />
điều trị ổn định tại Khoa Thần kinh, sau<br />
đó chuyển về Trung tâm Phục hồi Chức<br />
năng, Bệnh viện Bạch Mai, thời gian từ<br />
tháng 12 - 2012 đến 9 - 2013.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN:<br />
- BN NMN lần thứ nhất, thời gian mắc<br />
bệnh 3 tháng.<br />
- Không bị rối loạn nhận thức và ngôn<br />
ngữ.<br />
- Có giảm chức năng chi trên bên liệt,<br />
nhưng nâng được vai và ngửa được<br />
cổ tay.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- BN liệt nửa người do chấn thương sọ<br />
não hoặc các nguyên nhân khác.<br />
- Tim mạch không ổn định.<br />
- BN động kinh, yếu tay liệt hoặc tổn<br />
thương khớp vai trước tai biến.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp có đối<br />
chứng.<br />
Chia BN thành 2 nhóm: nhóm chứng<br />
được chỉ định vận động trị liệu, hoạt động<br />
trị liệu; nhóm can thiệp cũng được chỉ<br />
định vận động trị liệu, hoạt động trị liệu và<br />
thêm chương trình GRASP. Chương trình<br />
GRASP bao gồm 18 động tác với các<br />
bài tập cơ lực cho cánh tay và bàn tay,<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
biên độ cử động và các kỹ năng cần thiết<br />
trong sinh hoạt hàng ngày. Đánh giá tại<br />
3 thời điểm: ngay khi nhập viện, sau 1<br />
tháng, sau 3 tháng can thiệp. Tiêu chí<br />
đánh giá:<br />
- Chức năng vận động tay liệt theo test<br />
Fugl Meyer Arm: 8 nội dung, 33 mục, mỗi<br />
mục điểm tối đa 2, tổng điểm 66. Đánh<br />
giá: tốt, khá, trung bình và kém [6].<br />
- Chức năng sinh hoạt hàng ngày theo<br />
Barthel: 10 nội dung, tổng điểm 100. Đánh<br />
giá: phụ thuộc hoàn toàn, trợ giúp trung<br />
bình, trợ giúp ít, độc lập hoàn toàn [7].<br />
- Chức năng khéo léo bàn tay: bảng<br />
đánh giá vận động BN TBMMN, điểm 0 - 6<br />
<br />
(0: chức năng kém nhất, 6: chức năng tốt<br />
nhất) [8].<br />
* Xử lý số liệu: theo phần mềm SPSS<br />
16.0.<br />
3. Đạo đức nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu tiến hành tại Bệnh viện<br />
Bạch Mai với sự đồng ý của các khoa<br />
nghiên cứu và bệnh viện. Nghiên cứu<br />
dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản của đạo<br />
đức là tôn trọng, không gây hại và tạo sự<br />
công bằng cho tất cả BN. BN đều được<br />
giải thích rõ mục đích, nắm được trách<br />
nhiệm và quyền lợi, tự nguyện tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm BN.<br />
BN ở độ tuổi 60 - 69 chiếm tỷ lệ cao nhất (38,3%), tuổi > 50 là 93,3%. Tỷ lệ nam/nữ:<br />
2/1. Tuổi (năm, X SD ): 64 ± 9,67. Số BN liệt phải 37 người (61,7%), liệt trái 23 người<br />
(38,3%); 85% BN thuận tay phải. Nghiên cứu của Broeks thấy tỷ lệ BN liệt trái là<br />
51,9%, phải 48,1% [9].<br />
2. Chức năng vận động tay liệt.<br />
88,3% BN có mức vận động tay liệt trung bình khi nhập viện. Mức vận động tay<br />
trung bình của nhóm can thiệp và nhóm chứng lần lượt là 86,7% và 90%. Không có sự<br />
khác biệt về mức độ vận động tay giữa 2 nhóm (p > 0,05).<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
Nhóm can thiệp<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
Biểu đồ 1: Chức năng vận động tay liệt sau 1 tháng điều trị.<br />
<br />
87<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
Sau 1 tháng, chức năng vận động tay liệt ở 2 nhóm được cải thiện rõ rệt với mức<br />
vận động trung bình giảm xuống và mức vận động khá tăng lên rõ rệt, đặc biệt ở nhóm<br />
can thiệp (p < 0,05).<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
p < 0,05<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
Nhóm can thiệp<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
Biểu đồ 2: Chức năng vận động tay liệt sau 3 tháng điều trị.<br />
Sau 3 tháng, tỷ lệ BN có mức vận động tốt tăng lên ở cả 2 nhóm, đặc biệt ở nhóm<br />
can thiệp (p < 0,05). Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số tác giả:<br />
Nguyễn Thị Kim Liên (2011) [2] cho kết quả vận động tay liệt tăng rõ sau 1, 3, 6<br />
tháng can thiệp (p < 0,01); Harris JE (2009) [10] đánh giá hiệu quả phục hồi chức<br />
năng chi trên bằng chương trình GRASP trên 103 BN thấy có sự cải thiện rõ rệt sau<br />
1 tháng can thiệp.<br />
3. Chức năng khéo léo bàn tay liệt.<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
**<br />
**<br />
**<br />
<br />
**<br />
<br />
p