intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HÌNH ẢNH CT SCAN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

Chia sẻ: Va Ha Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:109

375
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Não được chứa trong hộp sọ cứng chắc và không đàn hồi - chỉ chịu được sự gia tăng thể tích nhỏ (thể tích nội sọ = não + dịch não tủy + máu) Áp lực tưới máu não ở những vùng bị tổn thương là dòng chảy thụ động dưới áp lực (không có cơ chế tự điều hòa, dòng chảy phụ thuộc vào huyết áp)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HÌNH ẢNH CT SCAN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

  1. HÌNH ẢNH CT SCAN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO BS. ĐỖ HẢI THANH ANH Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh – Đại học Y dược TP.HCM
  2. MỤC TIÊU 1. Lựa chọn kĩ thuật hình ảnh trong CTSN 2. Kĩ thuật chụp CT scan trong chấn thương sọ não 3. Phân tích được hình ảnh thương tổn trong CTSN trên CT scan 4. Giải phẫu cắt ngang sọ não trên CT scan
  3. 1. SIÊU ÂM 2. X QUANG 3. CHỤP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN (CT SCAN) 4. CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI) 5. CHỤP MẠCH SỐ HÓA XÓA NỀN (DSA) 6. Y HỌC HẠT NHÂN, SPECT, PET/CT
  4. Tầm quan trọng của các tổn thương sọ não: • Là nguyên nhân nhập viện thường nhất theo sau chấn thương • Tử suất và tỉ lệ tàn tật cao đặc biệt ở thiếu niên và người trẻ
  5. • Khi nào cần cho bệnh nhân CTSN chụp phim, và chụp kĩ thuật nào? • Thuận lợi và bất lợi của từng phương tiện kĩ thuật • Giải phẫu sọ não
  6. • Não được chứa trong hộp sọ cứng chắc và không đàn hồi -> chỉ chịu được sự gia tăng thể tích nhỏ (th ể tích nội sọ = não + dịch não tủy + máu) • Áp lực tưới máu não ở những vùng bị tổn thương là dòng chảy thụ động dưới áp lực (không có cơ chế tự điều hòa, dòng chảy phụ thuộc vào huyết áp)
  7. X QUANG • Nhiều chiều thế • Chỉ khảo sát được phần xương • Chồng ảnh, hạn chế độ nhạy • Không khảo sát được thương tổn nhu mô não hay các tụ máu nội sọ
  8. Vai trò của XQ sọ trong chấn thương đầu cấp: • Gãy xương vòm sọ: đường gãy đồng phẳng với mặt phẳng trục khi chụp CT có thể sót. Hình định vị hoặc tái tạo lại giúp xác định đường gãy. • Tổn thương xuyên thấu: đánh giá nhanh mức độ xuyên thấu của ngoại vật • Dị vật cản quang: VD BN bị đạn bắn (tầm soát các mảnh đạn còn trong nội sọ)
  9. • CT là phương tiện khảo sát quan trọng • Trường khảo sát lấy toàn bộ sọ não • Chụp cắt lát, xoắn ốc • Độ dày lát cắt: trên lều 10mm, dưới lều 5mm • 3 cửa sổ khảo sát: -cửa sổ nhu mô não -cửa sổ trung gian -> đánh giá tụ máu dưới màng cứng/ngoài màng cứng -cửa sổ xương
  10. CT scan • Thuận lợi: -Độ nhạy cao trong hiển thị hiệu ứng choán chỗ, hình dạng và kích thước não thất, tổn thương xương, tụ máu cấp ở mọi vị trí -Phương tiện sẵn có rộng rãi, thời gian chụp nhanh, tương thích với các thiết bị y khoa và thiết bị hỗ trợ • Hạn chế: -Không nhạy với các tổn thương nhỏ và không xuất huyết như dập, đặc biệt khi tổn thương nằm sát bề mặt xương, tổn thương trục lan tỏa -Khá kém nhạy trong phát hiện phù não sớm, bệnh não do thi ếu máu thiếu oxy (HIE)
  11. MRI • Thuận lợi: -Nhạy trong phát hiện DAI hoặc dập não với T2 GRE, phân biệt các giai đoạn của máu tụ. -Giúp tầm soát các tổn thương mạch máu như huyết khối, giả phình, hoặc bóc tách. • Hạn chế: -Không nhạy trong phát hiện xuất huyết dưới nhện, khí và gãy xương -Có một số chống chỉ định tuyệt đối, vd máy tạo nhịp -Khó sẵn có thiết bị để chụp trong tình trạng cấp cứu, thời gian chụp kéo dài, không tương thích với một số thiết bị y khoa.
  12. MRI có giá trị trong: • Tụ máu lượng ít dưới màng cứng hoặc ngoài màng cứng • Các tổn thương nhu mô không xuất huyết, tổn thương trục lan tỏa, dập • Độ nhạy cao hơn đối với các tổn thương giai đoạn bán cấp và mạn • Giúp theo dõi về lâu dài • MRI đôi khi độ nhạy kém với xuất huyết dưới nhện
  13. May 2012
  14. Khi nào cần chụp phim và chụp gì? • CTSN kín cấp tính thể nhẹ (GCS >/= 13) -Không có yếu tố nguy cơ hoặc triệu chứng thần kinh ->ít khi ch ụp CT sọ không cản quang -Có yếu tố nguy cơ hoặc triệu chứng thần kinh -> CT sọ không cản quang là KT phù hợp nhất và nên chụp, MRI sọ dùng khi cần giải quyết vấn đề tồn tại -Trẻ nhỏ CT sọ không cản quang là KT phù hợp nhất và nên chụp
  15. Chỉ định CT cho bệnh nhân CTSN nhẹ - Haydel MJ 2000 • 520 BN GCS bình thường và khám thần kinh bình thường, có chụp CT: 36 BN (6.9%) có tổn thương • Tất cả các BN có tổn thương/CT có 1 trong các dấu hiệu sau trên LS: mất trí nhớ ngắn h ạn, ngộ độc thu ốc hoặc rượu, có bằng chứng có chấn thương trên mức xương đòn, tuổi >60, động kinh, đau đầu, nôn ói, hoặc có bệnh lí đông máu
  16. • Các kết quả được kiểm tra trên 909 BN khác, sử dụng ít nhất 1 trong các dấu hiệu LS trên, độ nhạy của 7 dấu hiệu LS là 100% • Các bất thường trên CT ở 93 BN có tổn thương trên CT: dập não (ko có TH phải PT), tụ máu dưới màng cứng (6% PT), xuất huyết dưới nhện (ko có TH phải PT), t ụ máu ngoài màng cứng (22% PT), gãy lún sọ (20% PT)
  17. • CTSN kín thể trung bình hoặc nặng: -CT sọ không cản quang là phù hợp nhất và nên ch ụp -XQ và/hoặc CT cột sống cổ cũng được khuyến cáo chụp -MRI để giải quyết vấn đề tồn tại • Loại trừ bóc tách ĐM cảnh hay đốt sống: -MRI với MRA, hoặc CT với CTA -Chụp mạch để giải quyết vấn đề tồn tại
  18. • Tổn thương xuyên thấu, ổn định, không có dấu thần kinh: -CT sọ không cản quang là phù hợp nhất và nên chụp -Có thể chụp XQ sọ nếu tổn thương ở vòm sọ -Chụp XQ hoặc CT cột sống cổ nếu tổn thương ở vùng cổ -CTA vùng cổ-sọ nếu nghi ngờ có tổn thương mạch máu • Gãy bản sọ: -CT sọ không cản quang là phù hợp nhất và nên chụp -CTA vùng cổ-sọ nếu nghị ngờ có tổn thương mạch máu -1/3 BN có tổn thương não nặng không có gãy xương hộp sọ
  19. Vai trò của CT trong chấn thương đầu cấp • BN nguy cơ trung bình hoặc cao nên chụp CT không cản quang sớm để tìm: -Tụ máu nội sọ -Đẩy lệch đường giữa -Tăng áp lực nội sọ • BN nguy co thấp: lựa chọn LS để chụp CT vẫn còn là 1 vấn đề: -CT có thể phân loại nhóm BN này để nhập viện, phẫu thuật, hoặc xuất viện -CT có thể giảm chi phí nhập viện để theo dõi -Cân nhắc để sử dụng nhiều hơn trong cấp cứu
  20. • CT sọ kiểm tra: -cần chụp nếu lâm sàng hoặc tình trạng thần kinh xấu đi, đặc biệt là trong vòng 72g sau chấn thương -phát hiện tụ máu muộn, tổn thương thiếu máu thiếu oxy và phù não • Trẻ em: -Hạ thấp ngưỡng cần chụp CT. Các tiêu chuẩn lâm sàng ít đáng tin cậy hơn, đặc biệt là ở trẻ < 2 tuổi -Chỉ định chụp CT cần xem xét so với nguy cơ nhiễm bức xạ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2