intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình thức âm nhạc: Phần 1 - Trần Thanh Hà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

27
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách Hình thức âm nhạc: Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: khái niệm hình thức âm nhạc sự phân chia các phần trong tác phẩm âm nhạc và đặc điểm của chúng những nguyên tắc phát triển chủ đề âm nhạc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình thức âm nhạc: Phần 1 - Trần Thanh Hà

  1. TRẦN THANH HÀ HÌNH THỨC ÂM NHẠC NHẠC VIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 7 QUY ƢỚC TRÌNH BÀY ............................................................................................... 10 PHẦN THỨ NHẤT - CƠ SỞ LÝ LUẬN Chƣơng 1 KHÁI NIỆM HÌNH THỨC ÂM NHẠC .................................................. 11 1. Khái niệm ................................................................................................................... 11 2. Sự phân chia trong hình thức ..................................................................................... 11 Chƣơng 2 SỰ PHÂN CHIA CÁC PHẦN TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÚNG........................................................................ 21 1. Sự phân chia các phần trong tác phẩm âm nhạc ........................................................ 21 2. Đặc điểm từng phần ................................................................................................... 21 Chƣơng 3 NHỮNG NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN CHỦ ĐỀ ÂM NHẠC ............ 33 1. Những nguyên tắc phát triển chủ đề âm nhạc ............................................................ 33 2. Các phƣơng thức biến đổi giai điệu chủ đề âm nhạc ................................................. 38 Mở rộng 1 SỰ PHÂN CHIA HÌNH THỨC ............................................................... 43 1. Các hình thức âm nhạc chủ điệu ................................................................................ 43 3. Các hình thức âm nhạc phức điệu .............................................................................. 43 PHẦN THỨ HAI - CÁC HÌNH THỨC CỦA ÂM NHẠC CHỦ ĐIỆU Chƣơng 1 ĐOẠN NHẠC VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA ĐOẠN NHẠC ............. 44 1. Đoạn nhạc và câu nhạc ............................................................................................... 44 2. Những đặc tính chung của đoạn nhạc ........................................................................ 44 3. Tiết nhạc và mô-tip (motif) âm nhạc ......................................................................... 56 2
  3. Chƣơng 2 TÍNH ĐỊNH KỲ CỦA KẾT CẤU KẾT CẤU TỔNG HỢP VÀ KẾT CẤU PHÂN CHIA .......................... 62 1. Tính định kỳ của kết cấu ............................................................................................ 62 2. Kết cấu tổng hợp ........................................................................................................ 63 3. Kết cấu phân chia ....................................................................................................... 63 Chƣơng 3 SỰ PHỨC TẠP HÓA CỦA ĐOẠN NHẠC ĐOẠN NHẠC - MỘT HÌNH THỨC ĐỘC LẬP .................................... 67 1. Đoạn nhạc lớn và đoạn nhạc phức ............................................................................. 67 2. Đoạn nhạc với các câu nhạc không đều nhau ............................................................ 70 3. Đoạn nhạc với các câu nhạc kết nối móc xích ........................................................... 75 4. Đoạn nhạc - một hình thức độc lập ............................................................................ 76 Chƣơng 4 HÌNH THỨC HAI ĐOẠN ĐƠN ............................................................... 81 1. Khái niệm ................................................................................................................... 81 2. Nhận xét chung .......................................................................................................... 83 3. Phần thứ nhất của hình thức hai đoạn đơn ................................................................. 83 4. Phần thứ hai của hình thức hai đoạn đơn ................................................................... 84 5. Sơ đồ chung của hình thức hai đoạn đơn ................................................................... 89 6. Sự nhắc lại các phần trong hình thức hai đoạn đơn ................................................... 90 7. Mở đầu và kết ở hình thức hai đoạn đơn.................................................................... 90 8. Áp dụng hình thức hai đoạn đơn ................................................................................ 90 Mở rộng 2 HÌNH THỨC HAI ĐOẠN CỔ ................................................................. 92 1. Sơ lƣợc về hình thức hai đoạn cổ ............................................................................... 92 2. Áp dụng hình thức hai đoạn cổ .................................................................................. 96 Chƣơng 5 HÌNH THỨC BA ĐOẠN ĐƠN ................................................................. 97 1. Khái niệm ................................................................................................................... 97 2. Nhận xét chung .......................................................................................................... 97 3. Phần thứ nhất của hình thức ba đoạn đơn ................................................................ 101 3
  4. 4. Phần thứ hai của hình thức ba đoạn đơn - Phần giữa ............................................... 102 5. Phần tái hiện của hình thức ba đoạn đơn ................................................................. 107 6. Sơ đồ hoà âm của hình thức ba đoạn đơn ................................................................ 109 7. Sự nhắc lại các phần của hình thức ba đoạn đơn ..................................................... 110 8. Mở đầu và coda của hình thức ba đoạn đơn ............................................................ 111 9. Áp dụng hình thức ba đoạn đơn ............................................................................... 111 Chƣơng 6 HÌNH THỨC BA ĐOẠN PHỨC ............................................................ 113 1. Khái niệm ................................................................................................................. 113 2. Đặc điểm sự tƣơng phản của phần giữa với các phần trình bày và tái hiện ............ 113 3. Sự phân loại của hình thức ba đoạn phức ................................................................ 117 4. Mở đầu và Coda trong hình thức ba đoạn phức ....................................................... 121 5. Các dạng khác của hình thức ba đoạn phức ............................................................. 122 6. Áp dụng hình thức ba đoạn phức ............................................................................. 123 Mở rộng 3 HÌNH THỨC HAI ĐOẠN PHỨC ......................................................... 125 1. Khái niệm ................................................................................................................. 125 2. Đặc điểm của hình thức hai đoạn phức .................................................................... 125 Chƣơng 7 HÌNH THỨC CHỦ ĐỀ VỚI NHỮNG BIẾN TẤU ................................... 128 1. Khái niệm ................................................................................................................. 128 2. Các loại biến tấu ....................................................................................................... 129 3. Áp dụng hình thức biến tấu ...................................................................................... 135 Chƣơng 8 HÌNH THỨC RONDO ............................................................................ 137 1. Nguồn gốc hình thức Rondo .................................................................................... 137 2. Các loại Rondo ......................................................................................................... 141 3. Các hình thức khác của hình thức Rondo ................................................................ 145 4. Áp dụng hình thức Rondo ........................................................................................ 147 Chƣơng 9 HÌNH THỨC SONATE ........................................................................... 149 1. Khái niệm ................................................................................................................. 149 4
  5. 2. Đặc tính sự tƣơng phản chủ đề của hình thức sonate............................................... 150 3. Phần trình bày .......................................................................................................... 155 4. Phần phát triển......................................................................................................... 162 5. Phần tái hiện ............................................................................................................. 165 6. Coda ......................................................................................................................... 167 7. Phần mở đầu ............................................................................................................. 168 8. Những dạng biến đổi của hình thức sonate .............................................................. 169 9. Áp dụng hình thức sonate ........................................................................................ 171 Chƣơng 10 HÌNH THỨC RONDO-SONATE......................................................... 173 1. Định nghĩa ................................................................................................................ 173 2. Phần trình bày .......................................................................................................... 174 3. Episode giữa ............................................................................................................. 175 4. Phần tái hiện ............................................................................................................. 176 5. Coda ......................................................................................................................... 177 6. Phần phát triển trong hình thức Rondo-Sonate ........................................................ 177 7. Áp dụng hình thức Rondo-Sonate ............................................................................ 178 Mở rộng 4 HÌNH THỨC SONATE CỔ ................................................................... 179 1. Đặc điểm chung ........................................................................................................ 179 2. Phần thứ nhất – Trình bày ........................................................................................ 181 3. Phần thứ hai – Phát triển và tái hiện ........................................................................ 183 4. Sự xuất hiện của phần tái hiện đầy đủ...................................................................... 184 5. Áp dụng hình thức Sonate cổ ................................................................................... 184 Chƣơng 11 CÁC HÌNH THỨC LIÊN KHÚC ......................................................... 185 1. Định nghĩa ................................................................................................................ 185 2. Hình thức tổ khúc – “Suite” ..................................................................................... 185 3. Liên khúc Sonate-Giao hƣởng ................................................................................. 190 4. Bố cục liên khúc Sonate-Giao hƣởng ...................................................................... 190 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 199 5
  6. PHỤ LỤC Pl. 1 (II. 3 - 1) MỘT ĐOẠN ĐƠN - Ciao, Bella Ciao(Traditinonal Italian) ................................................ 201 Pl. 2 (II. 3 – 1) MỘT ĐOẠN PHỨC - Glinka, Chim Sơn Ca ......................................................................... 203 Pl. 3 (II. 4 - 1) HAI ĐOẠN ĐƠN CÓ TÁI HIỆN - Mozart, Sehnsucht nach dem fruhling ............................................... 205 Pl. 4 (II. 3 - 2) ĐOẠN ĐỘC LẬP TRONG KHÍ NHẠC - Chopin, Prelude op. 28, N. 4 ............................................................ 206 Pl. 5 (II. 5 - 2) BA ĐOẠN ĐƠN VỚI ĐOẠN GIỮA TƢƠNG PHẢN - Tchaikovsky, October – Autumn song op. 37b, N. 10 ..................... 207 Pl. 6 (II. 6 - 1) BA ĐOẠN PHỨC VỚI ĐOẠN GIỮA TRIO - Tchaikovsky, June – Barcarolle op. 37b, N. 6 ...................................210 Pl. 7 (II. 6 - 2) BA ĐOẠN PHỨC VỚI ĐOẠN GIỮA EPISODE - Scriabin, Nocturne op. 5, N. 2 ............................................................ 214 Pl. 8 (II. 6 - 3) HÌNH THỨC HAI ĐOẠN PHỨC - Mozar, Sonate C-dur, Serie 20 N.15 K. 545 – II G-dur .................... 217 Pl. 9 (II. 7 – 1) BIẾN TẤU TÔ ĐIỂM - Beethoven, Sonate op. 26 – I .............................................................. 220 Pl. 10 (II. 8 - 1) RONDO CỔ ĐIỂN - Beethoven, Sonate op. 79 - III ............................................................ 228 Pl. 11 (II. 8 – 2) RONDO BẮT ĐẦU BẰNG EPISODE - Mozart, Rondo Alla Turka - Sonate N. 12 – III ................................. 231 Pl. 12 (II. 9 - 2) HÌNH THỨC SONATE - Beethoven, Sonate op. 2, N. 1 - I ........................................................ 235 Pl. 13 (II. 9 - 1) HÌNH THỨC SONATE - Beethoven, Sonate op. 27, N. 2 – III .................................................. 240 Pl. 14 (II. 10 - 2) HÌNH THỨC SONATE CỔ - Domenico Scarlatti, Sonate F-dur....................................................... 250 Pl. 15 (II. 10-1) RONDO - SONATE - Beethoven, Sonate No. 8 op. 13 – III ................................................. 253 6
  7. LỜI NÓI ĐẦU Âm nhạc “là nghệ thuật dùng âm thanh để diễn tả tư tưởng và tình cảm”1. Những âm thanh ấy khi kết hợp với ngôn ngữ - lời ca sẽ trở thành các tác phẩm thanh nhạc, khi tồn tại độc lập sẽ trở thành các tác phẩm khí nhạc (âm nhạc không lời). Đối với các tác phẩm thanh nhạc, phần lời ca giúp cho ngƣời nghe hiểu nội dung tác phẩm một cách dễ dàng hơn. Còn đối với các tác phẩm âm nhạc không lời, chỉ thuần tuý là sự vang lên của các âm thanh, nên để có thể hiểu đƣợc nội dung và những xúc cảm âm nhạc của những tác phẩm ấy một cách sâu sắc, đòi hỏi ngƣời nghe phải có một sự chuẩn bị về kiến thức cơ bản nhất định. Một trong những kiến thức ấy chính là việc hiểu biết về cách tiến hành xây dựng một tác phẩm âm nhạc, bao gồm một hệ thống cơ cấu và các phƣơng tiện để diễn đạt nội dung của tác phẩm âm nhạc, hay nói khác là phải nắm đƣợc kiến thức về hình thức âm nhạc. Đối với những ngƣời học âm nhạc chuyên nghiệp thì yêu cầu này lại càng trở nên cấp thiết, bởi có hiểu về hình thức âm nhạc thì mới có khả năng nắm bắt đƣợc ý đồ trong các tác phẩm, mới có thể diễn tả đƣợc nội dung của các tác phẩm âm nhạc. Với mong muốn mang đến cho các đối tƣợng theo học âm nhạc bậc trung cấp tại các trƣờng âm nhạc chuyên nghiệp thêm một tƣ liệu, một cách nhìn nữa về môn học Hình thức âm nhạc, chúng tôi mạnh dạn biên soạn cuốn giáo trình này. Cuốn giáo trình đƣợc biên soạn dựa trên hai tƣ liệu chính: “Hình thức âm nhạc”2 của tác giả I. V. Spasobin (bản tiếng Nga), và “Xây dựng các tác phẩm âm nhạc”3 (bản tiếng Nga) của tác giả L. Madel. Trong quá trình làm việc, chúng tôi có đối chiếu với tài liệu “Hình thức âm nhạc”4 và “Phân tích tác phẩm âm nhạc”5 của tác giả Nguyễn Thị Nhung. 1 Dẫn theo Hoàng Phê (2006), “Từ điển tiếng Việt”, Nxb. Đà Nẵng, tr. 17 2 И. В. Способин (1972), “Музыкальная форма” (Пятое издание), Изд. “Музыка”, Москва 3 Л. Мазель (1960), “Строение музыкальных произведений”, Гос. Муз. Изд. Москва 4 Nguyễn Thị Nhung (1991), “Hình thức âm nhạc”, Nxb Âm nhạc, HN 5 Nguyễn Thị Nhung (2005), “Phân tích tác phẩm âm nhạc”, Trung tâm thông tin – Thƣ viện âm nhạc xuất bản, HN. 7
  8. Nội dung chính của cuốn giáo trình này gồm hai phần: Phần thứ nhất, giới thiệu những cơ sở lý luận của môn học, gồm các khái niệm, đặc điểm của sự phân chia trong âm nhạc, các nhân tố chính trong việc xây dựng và hình thành một tác phẩm âm nhạc, các nguyên tắc phát triển và các phƣơng pháp biến đổi giai điệu chủ đề trong âm nhạc. Phần thứ hai, trình bày các hình thức âm nhạc chủ điệu. Phần này cung cấp những kiến thức cơ bản nhằm giúp ngƣời học nắm đƣợc đặc điểm của đoạn nhạc và các thành phần của đoạn nhạc (câu nhạc, tiết nhạc, motif âm nhạc), giúp ngƣời học có thể phân biệt đƣợc các loại đoạn nhạc khác nhau dựa trên các yếu tố giai điệu chủ đề, cấu trúc và hoà âm. Vì rằng có hiểu đƣợc các đặc điểm trong cấu trúc của đoạn nhạc, ngƣời học mới có thể tiếp thu đƣợc những kiến thức trong phần tiếp theo của các hình thức lớn, phức tạp hơn. Do giới hạn chƣơng trình của bậc học trung cấp, giáo trình dừng lại ở hình thức “Liên khúc Sonate-Giao hưởng”. Một số hình thức ít gặp, chúng tôi đƣa vào các phần “Mở rộng” nhƣ là tƣ liệu, để ngƣời học có thể tự tìm hiểu, tham khảo. Chúng tôi lấy đơn vị là “Chương” cho mỗi một hình thức. Các chƣơng có độ dài ngắn khác nhau nên thời gian học các chƣơng cũng khác nhau. Vì đối tƣợng ngƣời học là học sinh của các trƣờng âm nhạc chuyên nghiệp, do đó các ví dụ mà chúng tôi trích dẫn chủ yếu đƣợc lấy từ các tác phẩm của các nhạc sỹ nổi tiếng trên thế giới. Các tác phẩm này đã trở thành tài sản chung của nhân loại, nhờ thế ngƣời học có thể dễ dàng tìm đƣợc những tƣ liệu không chỉ là văn bản, mà còn là âm thanh, hình ảnh để tìm hiểu, nghiên cứu. Phần lớn các ví dụ trong giáo trình này đƣợc trích dẫn từ tài liệu “Hình thức âm nhạc” của Spasobin. Sau mỗi chƣơng đều có phần câu hỏi hƣớng dẫn ôn bài và danh mục các tác phẩm tham khảo để ngƣời học vận dụng phần lý thuyết đã học vào việc tìm hiểu các hình thức trong các tác phẩm âm nhạc cụ thể. Đây có thể xem nhƣ là phần bài tập về nhà. Ngoài những nội dung chính nhƣ vừa nêu, cuối giáo trình còn có phần “Phụ lục”. Trong phần này chúng tôi giới thiệu một số tác phẩm âm nhạc mà trƣớc đó trong các chƣơng chúng tôi chỉ trích dẫn một vài nhịp để minh họa cho một hình thức cụ thể nào đó. 8
  9. Để học tốt môn Hình thức âm nhạc, ngƣời học cần nghe giảng, có bản nhạc, tổng phổ để theo dõi, có file âm thanh để nghe, cảm nhận. Chúng tôi gửi lời cảm ơn tới các quý vị đã tham dự các buổi nói chuyện chuyên đề, các em học sinh, sinh viên tại nhạc viện TP. Hồ Chí Minh cũng nhƣ ở các tỉnh thành khác nhƣ Đồng Tháp, Đà Lạt, Bến Tre, Tiền Giang, Bình Dƣơng, Cà Mau, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Trà Vinh, Bình Thuận đã nghe những bài giảng của chúng tôi, đã chia sẻ với chúng tôi trong suốt 15 năm qua. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận đƣợc những ý kiến đóng góp rất quý giá của các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các Giáo sƣ trong Hội đồng Khoa học Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh nhƣ: GS. TS. NSND. Quang Hải, GS. Ca Lê Thuần, GS. NGND Hoàng Cƣơng, PGS. TS Thế Bảo, PGS. TS Minh Cầm, PGS. TS Nguyễn Văn Nam, TS. Đào Trọng Minh. Chúng tôi đã tiếp thu và chỉnh lý để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Chúng tôi gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp tại khoa Lý luận – Sáng tác và Chỉ huy cùng các đồng nghiệp khác tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. Cảm ơn các em sinh viên chuyên ngành Sáng tác đã giúp tôi trong việc biên soạn giáo trình. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã đóng góp những ý kiến quý báu để cuốn giáo trình đƣợc ra mắt ngày hôm nay. Đặc trƣng của âm nhạc là mang tính ƣớc lệ và trừu tƣợng, hơn nữa sự phát triển của âm nhạc là liên tục, đã kéo theo những sự thay đổi về hình thức cũng nhƣ những phƣơng tiện biểu đạt. Do đó để có thể trình bày đƣợc đầy đủ, thỏa đáng tất cả các vấn đề trong cuốn giáo trình này là điều hết sức khó khăn, và tất nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong sẽ nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, bổ sung của các đồng nghiệp cũng nhƣ của các độc giả. Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010 TÁC GIẢ 9
  10. QUY ƢỚC TRÌNH BÀY 1. Các ví dụ sẽ đƣợc viết tắt, sau đó là số của ví dụ trích dẫn. Chẳng hạn: “Vd.1”, “Vd.2” tức là “ví dụ 1”, “ví dụ 2”, v.v. 2. Bản Giao hƣởng: “Symphonie”, “Symphony” sẽ đƣợc viết tắt là “Sym.” 3. Số thứ tự các chƣơng của các tác phẩm âm nhạc sẽ biểu thị bằng chữ số La Mã, sau dấu gạch ngang “-”. Chẳng hạn: Tchaikovsky, Sym.6 – I nghĩa là âm nhạc chương I, bản giao hưởng số 6 của Tchaikovsky 4. Các ví dụ trong phần Phụ lục bao gồm 2 thành tố: 1) Số thứ tự các ví dụ trong phụ lục (Pl.1, Pl.2, v.v. tức là ví dụ minh hoạ 1, 2, v.v. trong Phụ lục), và 2) Số La Mã để chỉ Phần, tiếp đến số chỉ tên chương (sau dấu chấm), sau dấu gạch ngang là số ví dụ. Chẳng hạn: Pl. 4, II. 3-2, tức là ví dụ thứ 4 trong phụ lục, là ví dụ 2, chương 3, phần II (Chopin, Prelude op. 28 N. 4). 5. Chúng tôi sử dụng tên gọi cũng nhƣ cách phân chia các thành phần trong đoạn nhạc là: câu nhạc, tiết nhạc và motif âm nhạc. Tên gọi và cách phân chia này đã đƣợc các tác giả V. A. Vakhrameev6 cũng nhƣ nhóm tác giả Phạm Tú Hƣơng, Đỗ Xuân Tùng và Nguyễn Trọng Oánh7 đề cập trong sách “Lý thuyết âm nhạc cơ bản”. Các tài liệu trên hiện đang đƣợc giảng dạy tại nhạc viện TP. Hồ Chí Minh8 và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Nhung trong “Hình thức âm nhạc”cũng sử dụng cách phân chia này9. 6. Các chủ đề I, chủ đề II trong hình thức Sonate còn đƣợc gọi là chủ đề chính và chủ đề phụ. Trong sơ đồ hình thức, các chủ đề này sẽ đƣợc viết tắt là C.đề I, C.đề II. Phần Nối và phần Kết luận viết tắt là Nối và Kết luận. Giọng điệu viết tắt là g. điệu. 6 V.A. Khavrameev (1985), Vũ Tự Lân dịch, “Lý thuyết âm nhạc cơ bản”, Nxb. Văn Hoá, tr. 211 7 Nhóm tác giả Phạm Tú Hƣơng, Đỗ Xuân Tùng và Nguyễn Trọng Oánh (2005), “Lý thuyết âm nhạc cơ bản” (Giáo trình dành cho hệ trung học âm nhạc chuyên nghiệp), Nhạc viện Hà Nội xuất bản, tr. 153 8 Môn học “Nhạc lý cơ bản” 9 Nguyễn Thị Nhung (1991), “Hình thức âm nhạc”, Nxb. Âm nhạc, HN, tr. 48 10
  11. PHẦN THỨ NHẤT CƠ SỞ LÝ LUẬN Chƣơng 1 KHÁI NIỆM HÌNH THỨC ÂM NHẠC 1. Khái niệm Hình thức âm nhạc là tên gọi của quá trình xây dựng tác phẩm âm nhạc. Hình thức đƣợc xác định bởi nội dung của từng tác phẩm, hình thức đó đƣợc hình thành trong sự thống nhất với nội dung và đặc trƣng của nó là mối quan hệ tƣơng hỗ giữa tất cả các thành tố âm thanh riêng biệt đƣợc phân bố, lặp lại theo thời gian. Mỗi tác phẩm âm nhạc luôn có một hình thức riêng và mang tính đặc thù, nhƣng các quy luật tạo nên hình thức âm nhạc lại khá hạn chế, vì thế nhiều tác phẩm âm nhạc sẽ có đặc điểm chung về hình thức. Điều này cho phép ta có thể xác định đƣợc những dạng hình thức, xây dựng đƣợc những sơ đồ cấu trúc chung của các tác phẩm âm nhạc. Những sơ đồ đó khá phổ biến bởi tính uyển chuyển và hợp lý của chúng, và ít nhiều cũng phải phù hợp với quy luật thẩm mỹ chung của tính thống nhất trong từng cái riêng biệt. Hình thức tồn tại trong tất cả các loại hình nghệ thuật. Tuy nhiên, quy luật xây dựng hình thức của mỗi loại hình nghệ thuật lại khác nhau. Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh. Các nhân tố âm thanh đƣợc phát triển nối tiếp nhau, lần lƣợt đi vào nhận thức thông qua tai nghe, thông qua sự tiếp nhận của mỗi ngƣời. Và nhƣ vậy, hình thức âm nhạc là một quá trình phát triển, biến đổi liên tục theo thời gian với các mức độ khác nhau. 2. Sự phân chia trong hình thức 2.1. Ngắt, lấy hơi và các dấu hiệu của nó Hình thức âm nhạc là sự thống nhất, hoàn thiện, nhƣng bên trong sự thống nhất ấy lại bao gồm những thành phần khác nhau, chúng đƣợc giới hạn bởi ý đồ 11
  12. nghệ thuật. Mối tƣơng quan của các thành phần này cũng giống nhƣ sự phân chia trong văn học. Những bộ phận lớn của hình thức có thể so sánh với các chƣơng của tác phẩm văn học, nhỏ hơn là các đoạn, các câu với độ dài ngắn khác nhau và thậm chí là từng từ. Thời điểm phân chia các thành phần trong hình thức nói trên đƣợc gọi là ngắt. Sự thể hiện của ngắt trong hình thức rất đa dạng, ta có thể nhận thấy một số dấu hiệu cơ bản của chúng nhƣ sau: - Dấu lặng: Vd. 1: Tchaikovsky, Sym. N.6 – I Allegro non troppo 12
  13. - Sau các nốt ngân dài: Vd. 2: Rachmaninov, “Melody” op. 3, N. 3 Adagio sostenuto - Sau các nhóm âm hình tiết tấu giống nhau: Vd. 3: Dargomusky, Opera “Russalka”, cảnh 1 Allegro Moderato Ngoài ba dấu hiệu cơ bản nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy những dấu hiệu khác của ngắt, chẳng hạn nhƣ khi có sự thay đổi về âm vực, sắc thái, âm lƣợng, v.v. Dấu ngắt đƣợc thể hiện rõ hơn khi ở bè chính của tác phẩm âm nhạc. 13
  14. 2.2. Những nhân tố chính trong âm nhạc Những nhân tố cơ bản, có ý nghĩa nhất trong sự hình thành hình thức âm nhạc có thể kể đến là: giai điệu, hoà âm và tiết tấu cùng mối tƣơng hỗ giữa chúng. Trong chƣơng trình học âm nhạc, các vấn đề trên đƣợc đề cập trong các môn học nhƣ “Lý thuyết âm nhạc cơ bản”, “Hoà âm”. Ở đây, chúng ta sẽ nhìn nhận chúng dƣới góc độ của môn Hình thức âm nhạc. 2.2.1. Giai điệu âm nhạc Giai điệu là tƣ duy âm nhạc đƣợc biểu hiện bằng một bè, là yếu tố quan trọng nhất trong âm nhạc. Giai điệu đƣợc hình thành từ sự kết hợp những âm có cao độ giống và khác nhau, nối tiếp theo một tiết tấu nào đó. Giai điệu phải thể hiện đƣợc một nội dung, một hình tƣợng âm nhạc và nội dung, hình tƣợng ấy phải nhận đƣợc sự đồng cảm của ngƣời nghe. Giai điệu có những đặc điểm riêng của nó. Trƣớc hết là hướng đi của giai điệu, ta thấy chúng luôn đƣợc thể hiện theo hình lượn sóng. Sự chuyển động này của giai điệu giúp cho mạch đập âm nhạc diễn ra liên tục, không đơn điệu, tạo điều kiện cho việc khắc họa hình tƣợng âm nhạc rõ nét hơn, đồng thời giúp cho sự tiếp nhận của ngƣời nghe đƣợc thuận lợi hơn. Cường độ của giai điệu phụ thuộc vào hƣớng đi của giai điệu. Khi giai điệu đi lên, cƣờng độ thƣờng lớn dần (crescendo), khi giai điệu đi xuống cƣờng độ thƣờng giảm dần (diminuendo). Vd. 4: Tchaikovsky, Opera “The Queen of Spades” (Con đầm bích) Andante mosso 14
  15. Sự phát triển của giai điệu sẽ dẫn đến cao trào âm nhạc, nốt cao nhất của cao trào đƣợc gọi là đỉnh điểm của cao trào. Đây là nơi thể hiện sự căng thẳng, đặc biệt nhất của tác phẩm, và nhƣ vậy mỗi một hình thức đều có một cao trào âm nhạc riêng. Trong sự luân chuyển của giai điệu, chúng ta còn gặp một dạng khác nữa của giai điệu, đó là “giai điệu ẩn”. Đặc điểm của “giai điệu ẩn” là sự nối tiếp các nốt trong tiến hành giai điệu xảy ra không đƣợc liên tục. Nếu giai điệu nhƣ đã xét ở trên là một nét liền, thì “giai điệu ẩn” có thể đƣợc xem là những nét đứt, rời, không liên tục: 15
  16. Vd. 5 Chopin, Mazurka, op. 24, N. 4 Vd. 6 Bach, Invention, D-dur Moderato 2.2.2. Chủ đề âm nhạc Chủ đề âm nhạc là thành phần thể hiện tƣ tƣởng chủ đạo, cốt lõi của một tác phẩm âm nhạc hoặc các phần của tác phẩm ấy. Chủ đề có thể biểu hiện theo các dạng khác nhau tuỳ thuộc vào từng hình thức và thể loại âm nhạc. Trong những trƣờng hợp đơn giản, chủ đề có thể là một giai điệu hoặc một phần của giai điệu, nếu nhƣ giai điệu hoặc phần giai điệu ấy chứa đựng những nét đặc trưng và mang tính quy luật của tác phẩm. Nét đặc trƣng và tính quy luật này có thể đƣợc biểu hiện qua cách sử dụng quãng, âm hình tiết tấu. Và nhƣ vậy, chủ đề âm nhạc luôn súc tích, ngắn gọn và bền vững. Trong những trƣờng hợp phức tạp hơn, chủ đề là sự kết hợp của tất cả các yếu tố nhƣ tiết tấu, hoà âm, âm sắc, cách cấu tạo... trong một cấu trúc hình thức nào đó. 16
  17. 2.2.3. Hòa âm Hòa âm là nghệ thuật kết hợp các âm thành những hợp âm và những hợp âm này nối tiếp nhau trong mối tƣơng quan theo chiều dọc, chiều ngang. Hòa âm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tác phẩm âm nhạc. Nói đến hòa âm là nói đến công năng và màu sắc của chúng trong việc hình thành và phát triển hình thức âm nhạc. Trong lĩnh vực chức năng hợp âm, hòa âm biểu hiện ở mối tƣơng quan giữa hợp âm chủ với các hợp âm khác trong một trung tâm điệu tính. Hợp âm chủ luôn ở trạng thái bình ổn và bền vững, còn các hợp âm khác trong điệu tính mang tính chất không ổn định. Sự không ổn định của các hợp âm này đƣợc thể hiện ở các mức độ khác nhau. Những hợp âm không ổn định tạo nên sự căng thẳng và chúng sẽ đƣợc giải quyết về hƣớng hợp âm chủ - ổn định (theo nguyên mẫu - kết T – S – D – T) Để phát triển hình thức ở mức độ lớn hơn (đôi khi cả với những hình thức nhỏ), nếu chỉ sử dụng một điệu tính cho cả một phần lớn trong hình thức thì sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi của âm nhạc. Do đó, ngƣời ta phải sử dụng thủ pháp chuyển điệu để tạo nên những sự căng thẳng, tƣơng phản, những màu sắc mới. Điều này đã tạo cơ sở cho việc so sánh giọng điệu. Khi đó, công năng hoà âm có thêm ý nghĩa mới đó là thể hiện mối quan hệ giữa các điệu tính. Điệu tính chính là điệu tính đóng vai trò chủ đạo theo nghĩa rộng nhất của từ này, đó là điệu tính bền vững hơn so với các điệu tính khác, đó là điệu tính dùng để bắt đầu và kết thúc một tác phẩm âm nhạc. Các điệu tính khác, không bền vững, là các điệu tính phụ thuộc. Các điệu tính phụ thuộc này tạo nên sự căng thẳng, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của hình thức. Từ đây xuất hiện mối tƣơng quan mới về thứ tự giữa các hợp âm tƣơng phản át và hạ át: T – D – S – T. Vd. 7 Scriabin, Prelude op. 11, N. 10 17
  18. Công thức T – D – S – T này không đơn thuần là sự kết hợp giữa các hợp âm bậc V, bậc IV của một điệu tính, mà cần đƣợc hiểu một cách khái quát, đó là một bố cục, một trình tự sắp xếp các điệu tính nhằm tạo nên sự xung đột, tƣơng phản và cuối cùng của sự tƣơng phản, xung đột ấy sẽ đƣợc giải quyết bằng cách khôi phục lại điệu tính chính ban đầu. Đối với các đoạn riêng biệt, công thức này có thể xuất hiện trực tiếp vào các giọng điệu phụ của D và S. Trong những trƣờng hợp phức tạp hơn, các thành phần của công thức trên lại đƣợc phân chia thành những thành tố mới nhỏ hơn cùng với mối quan hệ giữa những thành tố ấy, chẳng hạn T – D – T – S – T; T – D – với các giọng điệu khác – S – T; T – D – với các giọng điệu khác – T – S – T. Công thức này đƣợc quan tâm, sử dụng rất nhiều trong các hình thức khác nhau, bởi ý nghĩa quan trọng của bậc hạ át và giọng điệu của hạ át trong việc củng cố âm chủ. 2.2.4. Tiết tấu Vì âm nhạc là quá trình diễn ra theo thời gian, do đó tiết tấu đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các âm thanh có cao độ. Theo nghĩa hẹp, tiết tấu là giới hạn về trường độ của các âm thanh nối tiếp nhau. Chúng ta có thể nhận thấy một loạt các âm nối tiếp nhau dƣới đây: Vd. 8 18
  19. Bởi vì các âm trên không có sự xác định rõ ràng trong mối tƣơng quan về trƣờng độ cho nên chúng không tạo nên ấn tƣợng của một ý tƣởng nào mặc dù chúng đƣợc viết ở cùng một giọng điệu và ở các quãng khác nhau. Khi các âm trên đƣợc tổ chức theo một âm hình tiết tấu với tốc độ Moderato molto, khi đó chúng đã có một nội dung và tính chất trang trọng: Vd.9 Wagner Moderato molto Nếu ta thay đổi âm hình tiết tấu trên và thể hiện bằng staccato thì các âm ấy lại mang một tính chất khác – tính vui đùa, bông lơn: Vd. 10 Molto staccato Nhƣ vậy, tiết tấu đã liên kết các âm, các hợp âm khác nhau gắn chúng thành một khối, tạo nên những nhóm với cá tính riêng. Từ sự kết hợp của những nhóm tiết tấu giống và khác nhau đã tạo nên các chủ đề, ý tƣởng âm nhạc, và từ các chủ đề ấy với sự phát triển của chúng đã tạo nên tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh. Khái niệm tiết tấu có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn, nhƣ là mối tương quan về thời gian giữa các phần khác nhau trong hình thức. 19
  20. CÂU HỎI HƢỚNG DẪN ÔN BÀI 1. Hình thức âm nhạc là gì? 2. Hãy nêu các dấu hiệu chính để ngắt, lấy hơi? 3. Giai điệu âm nhạc là gi? Đặc điểm của giai điệu? 4. Giai điệu “ẩn”có đặc điểm gì? 5. Đặc điểm của chủ đề âm nhạc? 6. Vai trò của hòa âm, tiết tấu trong việc xây dựng hình thức âm nhạc? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2