intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hít thở khói thuốc lá có việc gì không?

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

89
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Khói thuốc lá có hại cho người xung quanh đến mức nào mà cấm không được hút thuốc nơi công cộng, chỗ làm việc...?". Từ thập niên 1970, các bác sĩ nhi khoa khi nghiên cứu ảnh hưởng độc hại của môi trường nhiễm khói thuốc lá đối với trẻ em đã nhận thấy, những trẻ sống chung với người nghiện (bị xông khói thuốc triền miên) thường mắc các bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen...) phải nằm viện, chức năng hô hấp suy yếu và chậm phát triển. Năm 1981, lần đầu tiên các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hít thở khói thuốc lá có việc gì không?

  1. Hít thở khói thuốc lá có việc gì không? "Khói thuốc lá có hại cho người xung quanh đến mức nào mà cấm không được hút thuốc nơi công cộng, chỗ làm việc...?". Từ thập niên 1970, các bác s ĩ nhi khoa khi nghiên cứu ảnh hưởng độc hại của môi trường nhiễm khói thuốc lá đối với trẻ em đã nhận thấy, những trẻ sống chung với người nghiện (bị xông khói thuốc triền miên) thường mắc các bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen...) phải nằm viện, chức năng hô hấp suy yếu và chậm phát triển. Năm 1981, lần đầu tiên các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu cho thấy, nguy cơ ung thư phổi tăng ở những trẻ em phải thường xuyên hít thở không khí nhiễm khói thuốc lá. Năm 1977, tại Mỹ có một vụ kiện độc đáo. Một công chức làm việc tại cơ quan bảo hiểm xã hội Baltimore thường bị chảy nước mắt, nôn mửa,
  2. có lần bị xung huyết phổi. Anh ta cho rằng mình nhiễm phải khói thuốc lá do các đồng nghiệp thường xuyên phả ra nơi công sở, bèn làm đơn khiếu nại tới cơ quan pháp luật. Ủy ban hòa giải liên bang M ỹ xác nhận người này có lý và phán quyết là anh được bồi thường mỗi tháng 1.400 USD. Năm 1986, hai bản tường trình tại Mỹ (một của Bộ Y tế, một của Viện Hàn lâm khoa học) dựa trên kết quả 12 công trình nghiên cứu đã kết luận rằng, việc thường xuyên hít thở không khí nhiễm khói thuốc lá của người khác có thể dẫn đến ung thư phổi ở những người không hút. Tuy nhiên, kết luận trên chưa thực sự có sức thuyết phục vì chỉ mới được thực hiện trên gần 1.000 bệnh nhân. Từ đó, đã có hơn 16 công trình nghiên cứu tiến hành trên gần 3.000 bệnh nhân nữa được công bố. Qua đó, người ta thấy rằng nhận định năm 1986 của các nhà khoa học là đúng. Chính quyền Mỹ hiện đã chính thức xác định rằng, không khí nhiễm khói thuốc lá tại nơi làm việc là nguyên nhân gây ung thư phổi cho những người không hút thuốc phải hoạt động trong môi trường đó. Về sau, tại phương Tây đã diễn ra một số vụ kiện lớn về thuốc lá:
  3. - Năm 1991, một số hãng thuốc lá lớn của Mỹ bị 60.000 tiếp viên hàng không kiện tập thể, đòi bồi thường 5 tỷ USD, vì tuy họ không hút nhưng phải thường xuyên hít thở khói thuốc lá của các hãng này trong khi làm nhiệm vụ nên bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Đến năm 1997, các hãng bị kiện phải bồi thường 300 triệu USD. - Trong năm 1997, một vụ kiện tập thể khác do 500.000 người nghiện tiến hành, đòi các nhà sản xuất thuốc lá bồi thường 200 tỷ USD. Tòa án thành phố Miami, bang Florida, vẫn đang xem xét. Một cuộc điều tra tiến hành trong 5 năm trên 5.000 người hơn 48 tuổi (công bố năm 1998) cho thấy, không chỉ những người nghiện mà cả ở những người phải thường xuyên hít thở không khí chứa khói thuốc lá, nguy cơ giảm thính lực (tai bị nghễnh ngãng) tăng 70%. Đầu năm 1999, một hãng thuốc lá nổi tiếng ở phương Tây!đã phải bồi thường 80 triệu USD cho gia đình một bệnh nhân chết vì ung thư phổi sau khi hút thuốc lá của hãng này trong 40 năm liền. Trong thư các bạn không thấy nói đến không khí nhiễm khói thuốc lá trong các gia đình do một vài thành viên nghiện hút phả ra cho người thân
  4. hít thở đều đều! Phải chăng vì đây là gia đình, nơi không cần chấp hành lệnh "cấm hút thuốc lá nơi công cộng"? Có lẽ vì các bạn chưa biết rằng: - Trong số 16 công trình nghiên cứu bổ sung nói trên, đã có 10 công trình chuyên theo dõi những trường hợp phụ nữ không hút nhưng chồng họ lại nghiện thuốc lá. Kết quả là nguy cơ ung thư ở người vợ bằng 1/3 người chồng. - Một nghiên cứu của Australia công bố tháng 5/1999 cho thấy, những người không nghiện nhưng thường xuyên phải hít thở khói thuốc lá của người khác (nơi làm việc, trong gia đình, nhất là giữa vợ chồng) có nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi người bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2