Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hòa bình cho Việt Nam: Phần 1
lượt xem 5
download
Phần 1 của cuốn sách "Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hòa bình cho Việt Nam" cung cấp cho bạn đọc nội dung những bức thư của chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho: Tổng thống Tơruman; Tổng thống Mỹ; thư gửi những người Pháp ở Đông Dương; thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ; thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Giêm Biếcnơ; thư gửi Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hòa bình cho Việt Nam: Phần 1
- Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hòa bình cho Việt Nam / Nguyễn Anh Minh s.t., tuyển chọn. - H.: Chính trị quốc gia, 2020. - 248tr.; 21cm ISBN 9786045755402 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2. Hòa bình 3. Quan hệ quốc tế 4. Việt Nam 5. Thư từ 327.172 - dc23 CTM0377p-CIP
- Lời Nhà xuất bản C hủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Là nhà yêu nước vĩ đại, nhà quốc tế chủ nghĩa trong sáng, với tầm nhìn rộng lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi vấn đề giải phóng dân tộc và giải phóng con người không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà là vấn đề chung của nhân loại. Chính vì vậy, Người đã có nhiều đóng góp cho cách mạng thế giới và góp phần làm đổi thay thế giới bằng sự cổ vũ, đoàn kết các dân tộc thuộc địa cùng nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới đấu tranh chống sự thống trị, áp bức của chế độ thực dân dưới mọi hình thức, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là hiện thân tiêu biểu của sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế thủy chung, trong sáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Người luôn quan niệm, xây dựng một nền hòa bình chân chính trên thế giới phải dựa Nguyễn Anh Minh 5
- trên nguyên tắc tôn trọng quyền cơ bản của tất cả các dân tộc và công bằng, lý tưởng dân chủ phải thay thế cho chiến tranh trong quan hệ quốc tế. Công bằng và dân chủ trên thế giới phải bảo đảm cho mỗi dân tộc quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình dựa trên những giá trị văn hóa dân tộc và tôn trọng sự lựa chọn con đường phát triển của mỗi quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Trên cương vị lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh việc xây dựng và duy trì niềm tin trong quan hệ quốc tế thông qua việc tăng cường hiểu biết, giúp đỡ và xích lại gần nhau giữa các nước để cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn, xung đột. Hiểu biết và tin cậy giữa các dân tộc không chỉ giúp ngăn chặn và xóa bỏ chiến tranh, mà còn tạo điều kiện cho sự hợp tác hữu nghị bền vững giữa các nước trên thế giới. Hướng tới kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Người (19/5/1890 – 19/5/2020), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho ra mắt bạn đọc tác phẩm Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hòa bình cho Việt Nam. Nội dung cuốn sách là những bức thư do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo gửi tới các vị tổng thống Pháp, Mỹ, các chính trị gia, tướng lĩnh, binh sĩ, tù binh, kiều dân, thanh niên, phụ nữ, các bà mẹ, người vợ có chồng hoặc con đang chiến đấu tại chiến trường Việt Nam trong những năm 1945 - 1969. Những bức thư của Người chứa đựng tính nhân văn cao cả, tinh thần bác ái, sự chia sẻ, cảm thông, đồng thời, gửi gắm những 6 Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn...
- thông điệp, yêu cầu khẩn thiết đối với các nhà cầm quyền trong việc tuân thủ thực hiện các cam kết của Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt cuộc chiến tranh phi nghĩa, trả lại hòa bình cho Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 4 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT Nguyễn Anh Minh 7
- 8 Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn...
- Lời giới thiệu “Nhân dân Việt Nam chỉ muốn có hòa bình, một nền hòa bình thực sự” Đó là những lời tâm huyết mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng trong những bức thư gửi tới Chính phủ Pháp và Chính phủ Mỹ, gửi tới nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ, gửi tới các nhà lãnh đạo và nhân dân các nước trên thế giới, với mong muốn lập lại một nền hòa bình cho Việt Nam. Những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh chứa đựng những thông điệp và khát vọng hòa bình, đòi chấm dứt chiến tranh, vạch trần sự thật của cuộc chiến tranh, lên án những tội ác dã man của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân các nước trên thế giới, nhân dân tiến bộ Pháp và Mỹ trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Các bức thư Người gửi tới những bà mẹ, người vợ, những người phụ nữ Pháp và Mỹ có chồng, con, người yêu, tham chiến ở Việt Nam, chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, chia sẻ, cảm thông với những nỗi đau và sự Nguyễn Anh Minh 9
- mất mát mà họ phải gánh chịu khi những người thân tử trận tại Việt Nam. Có bức thư của Người gửi tới những tù binh chiến tranh chứa đựng sự bao dung, độ lượng đối với những lỗi lầm của họ, v.v.. Trong những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện mong muốn sự hợp tác trong hòa bình của nhân dân Việt Nam với nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ và nhân dân các nước trên thế giới. Nhân kỷ niệm lần thứ 130 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hòa bình cho Việt Nam gồm 85 bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tới Chính phủ, Quốc hội, Tổng thống, chính trị gia, tướng lĩnh, binh sĩ, tù binh, những bà mẹ, người vợ, nhân dân Pháp và Mỹ, gửi tới các nhà lãnh đạo và nhân dân các nước trên thế giới trong thời kỳ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giai đoạn 1945 - 1969. Những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuốn sách này được tác giả tuyển chọn từ bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2011. Hà Nội, tháng 3 năm 2020 Tác giả 10 Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn...
- Thư gửi Tổng thống Tơruman Chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng hòa Việt Nam Gửi Tổng thống Hoa Kỳ. Oasinhtơn Chúng tôi xin trân trọng báo để Ngài rõ về những biện pháp sau đây của Tổng tư lệnh các lực lượng quân đội Anh đã tiến hành ở miền Nam Việt Nam: Một, cấm các báo chí; Hai, cung cấp vũ khí và đạn dược cho dân chúng Pháp; Ba, tước vũ khí các lực lượng cảnh sát Việt Nam. Các biện pháp này là một sự vi phạm rõ ràng đến những quyền tự nhiên của nhân dân Việt Nam, đe dọa trực tiếp nền an ninh trong nước, và là nhân tố làm mất ổn định và hòa bình ở Đông Nam Á. Chính phủ lâm thời Cộng hòa Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Ngài can thiệp với các nhà chức trách Anh bãi bỏ các biện pháp nói trên. Nguyễn Anh Minh 11
- Chúng tôi sẽ rất biết ơn Ngài thuyết phục người Anh đứng vững trên cơ sở các nguyên tắc tự quyết do Hiến chương Đại Tây Dương đề ra. Kính HỒ CHÍ MINH Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.27. 12 Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn...
- Thư gửi Tổng thống Mỹ Thưa Ngài Tổng thống, Đài phát thanh Sài Gòn ngày 27/9 phát tin Đại tá Peter Dewey quân đội Mỹ đã bị giết trong một cuộc đụng độ mà Pháp đang điều tra, giữa quân xâm lược Pháp và những người quốc gia ở Nam Kỳ. Hiện nay, không thể điều tra vụ này được vì Sài Gòn vẫn còn nằm trong tay quân đội Pháp - Anh. Chúng tôi thành thật mong rằng tin trên không đúng. Có thể đúng là sự kiện này do Anh khiêu khích Pháp, hoặc có thể có sự lầm lẫn do tình hình mờ mịt hoặc do hoàn cảnh không may nào đó. Dù thế nào, chúng tôi rất xúc động trước tin này và hứa rằng về phía mình, chúng tôi sẽ không từ bỏ một cơ hội nào để tìm thủ phạm và trừng phạt nghiêm khắc. Hiện nay, chúng tôi chỉ có thể khẳng định với Tổng thống rằng chúng tôi xúc động trước cái chết Nguyễn Anh Minh 13
- của bất cứ người Mỹ nào cư trú trên đất nước này cũng như trước cái chết của những người thân nhất của chúng tôi. Các biện pháp đã được tiến hành để ngăn ngừa những sự việc như thế tái diễn. Chúng tôi chỉ yêu cầu các đại diện của Tổng thống trên đất nước này thận trọng hơn nữa khi đi qua những vùng có chiến sự, và thông báo trước cho chúng tôi việc đi lại của công dân Mỹ. Làm như vậy, không những tránh được tai nạn, mà còn là một sự thể hiện làm cho nhân dân hai nước chúng ta gần nhau hơn. Cho phép tôi nhân dịp này khẳng định với Tổng thống tình hữu nghị và sự khâm phục của nhân dân chúng tôi đối với nhân dân Mỹ và đối với các đại diện của nhân dân Mỹ ở đây, và những tình cảm đó, được thể hiện nhiệt tình trong nhiều dịp, đến từ đáy lòng chúng tôi. Tình hữu nghị đó không những đối với chính người Mỹ mà cả những người mặc quân phục Mỹ, bằng chứng của lập trường tốt đẹp của Mỹ thiết tha với hòa bình và công lý quốc tế thể hiện trong mọi hoàn cảnh. Lập trường đó không những giới cầm quyền mà cả toàn thể nhân dân Việt Nam đánh giá cao. 14 Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn...
- Nhân danh cá nhân và thay mặt nhân dân Việt Nam, tôi kính gửi Tổng thống và nhân dân Mỹ lòng khâm phục sâu sắc và kính trọng. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa HỒ CHÍ MINH Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.73-74. Nguyễn Anh Minh 15
- Thư gửi những người Pháp ở Đông Dương H ỡi những người Pháp! Tôi muốn ngỏ vài lời cùng các bạn, không lấy danh nghĩa Chủ tịch nước Cộng hòa Việt Nam, mà lấy tình một người bạn chân thật của những người Pháp lương thiện. Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó độc lập. Các bạn yêu đồng bào của các bạn và muốn họ được tự do. Lòng yêu nước thương nòi này làm vẻ vang các bạn vì nó là lý tưởng cao quý nhất của loài người. Nhưng chúng tôi cũng phải được phép yêu nước của chúng tôi và muốn nó độc lập chứ! Chúng tôi cũng phải được phép yêu đồng bào chúng tôi và muốn họ được tự do chứ! Cái mà các bạn coi là lý tưởng cũng phải là lý tưởng của chúng tôi. Chúng tôi không ghét không thù gì dân tộc Pháp. Trái lại chúng tôi kính phục cái dân tộc lớn lao ấy đã là kẻ đầu tiên truyền bá lý tưởng rộng rãi về tự do, bình đẳng và bác ái, và đã cống hiến rất nhiều cho văn hóa, cho khoa học và cho văn minh. 16 Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn...
- Sự chiến đấu của chúng tôi không nhằm đánh vào nước Pháp, cũng không nhằm đánh vào những người Pháp lương thiện, mà chỉ chống lại sự thống trị tàn bạo ở Đông Dương của chủ nghĩa thực dân Pháp. Các bạn cũng tự hiểu cái chủ nghĩa thực dân này đã lạm dụng danh tiếng tốt của nước Pháp để bắt chúng tôi chịu những tai họa lớn như thế nào: phu sai, tạp dịch, thuế muối, cưỡng bách mua thuốc phiện và rượu, thuế má nặng nề, không một chút tự do, khủng bố không ngớt, khổ cực tinh thần và vật chất, bóc lột tàn nhẫn... Hãy hỏi thử chúng tôi khổ sở như thế, ai được hưởng lợi? Có phải nước Pháp và dân chúng Pháp không? Không, nước Pháp không trở nên giàu có hơn bởi sự bóc lột thuộc địa, và sẽ chẳng vì thiếu sự bóc lột ấy mà nghèo khó hơn. Trái lại, những khoản chi tiêu về thuộc địa còn là gánh nặng chất thêm lên lưng dân chúng Pháp. Có phải các bạn nông gia, thương gia, kỹ nghệ gia Pháp ở Đông Dương được lợi không? Trước khi trả lời, tôi muốn các bạn hãy tự đặt vào địa vị chúng tôi một chốc lát. Các bạn sẽ đối phó như thế nào nếu có người ngoại quốc đến bắt các bạn phải chịu một chuỗi dài những tai họa và đau đớn ấy? Tôi quả quyết tin rằng các bạn sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để chống Nguyễn Anh Minh 17
- lại sự thống trị ấy. Vậy thì tại sao các bạn lại muốn chúng tôi phải nhận một cách nhục nhằn sự thống trị của Pháp. Các bạn cũng biết rằng sự thống trị ấy không có lợi cho nước Pháp, cũng như cho dân Pháp. Nó chỉ làm giàu cho mấy con cá mập thuộc địa mà bôi nhọ danh tiếng nước Pháp. Có người nói nước Pháp muốn giữ thể diện nên cố níu lấy Đông Dương? Lầm biết bao! Các nước Đồng minh đã công nhận sự độc lập của Cao Ly1. Nước Mỹ đã tự ý trả độc lập cho Phi Luật Tân2. Các nước này có vì vậy mà mất thể diện không? Công nhận nền độc lập của Việt Nam không những không làm giảm uy tín của nước Pháp, mà còn làm cho nó tăng cao trước thế giới và lịch sử. Cử chỉ này tỏ chung cho hoàn cầu và riêng cho người Việt Nam rằng nước Pháp ngày nay hoàn toàn khác nước Pháp đế quốc chủ nghĩa ngày trước. Nó sẽ được sự kính trọng của tất cả các dân tộc và lòng mến yêu của người Việt Nam vốn không mong gì hơn là Tổ quốc độc lập. Hỡi những người Pháp ở Đông Dương! Các bạn không nghĩ rằng máu nhân loại đã chảy nhiều, rằng _____________ 1. Triều Tiên. 2. Philíppin. 18 Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Tư tưởng - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN
54 p | 715 | 224
-
Vận dụng những nguyên tắc xây dựng Đảng của Người vào việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng ta hiện nay?
3 p | 666 | 160
-
Phân tích những luận điểm cơ bản của TT HCM về vấn đề dân tộc.
3 p | 1224 | 141
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phân tích những luận điểm cơ bản của HCM về cách mạng giải phóng dân tộc
5 p | 588 | 99
-
Thực trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ ở TP Hồ Chí Minh hiện nay
9 p | 209 | 34
-
Miền Nam luôn trong trái tim người: Phần 1
68 p | 128 | 17
-
Miền Nam luôn trong trái tim người: Phần 2
48 p | 109 | 16
-
Hồ Chí Minh với doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam: Phần 2
156 p | 82 | 16
-
Tư liệu Hồ Chí Minh: Phần 1
55 p | 95 | 13
-
Tập thơ văn của thiếu nhi viết về Bác Hồ - Tấm lòng chúng em: Phần 1
44 p | 236 | 12
-
Thuyết âm dương ngũ hành và tranh dân gian Việt Nam: Phần 1
73 p | 30 | 6
-
Tư tưởng và thẩm mỹ trong hình tượng không gian nghệ thuật của Nhật ký trong tù
10 p | 65 | 5
-
Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - phần 8
22 p | 81 | 5
-
Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hòa bình cho Việt Nam: Phần 2
132 p | 23 | 5
-
Ảnh hưởng của chuẩn mực xã hội đến hành vi phàn nàn và truyền miệng tiêu cực của khách hàng
5 p | 77 | 3
-
Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục
4 p | 64 | 3
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục đại học Việt Nam
5 p | 26 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn