Phạm Văn Hạnh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
125(11): 135 - 139<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA CHUẨN MỰC XÃ HỘI ĐẾN HÀNH VI PHÀN NÀN<br />
VÀ TRUYỀN MIỆNG TIÊU CỰC CỦA KHÁCH HÀNG<br />
Phạm Văn Hạnh*, Nguyễn Đức Thu, La Qúi Dương<br />
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hiểu được hành vi phàn nàn của khách hàng có thể giúp các hãng dịch vụ giảm rủi ro của việc mất<br />
những khách hàng hiện tại, nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc tiếp nhận thông tin phản<br />
hồi từ những phàn nàn của khách hàng. Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của chuẩn mực xã hội<br />
đến hành vi phàn nàn và xu hướng truyền miệng tiêu cực, đồng thời giải thích nguyên nhân khách<br />
hàng bực mình lại không phàn nàn trên giác độ hành vi kiểm soát cảm xúc của họ. Kết quả nghiên<br />
cứu chỉ ra rằng, khách hàng nhận thức áp lực xã hội cao sẽ tham gia nhiều hơn vào hành vi kiểm<br />
soát cảm xúc và có xu hướng ít phàn nàn với nhà cũng cấp so với những khách hàng nhận thức áp<br />
lực xã hội thấp. Tuy nhiên, khách hàng không phàn nàn thường có xu hướng nói xấu nhiều hơn<br />
cho người khác về dịch vụ.<br />
Từ khóa: chuẩn mực xã hội, kiểm soát cảm xúc, hành vi phàn nàn, truyền miệng tiêu cực, xu<br />
hướng phàn nàn.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu mối<br />
liên hệ giữa cảm xúc tiêu cực và hành vi phàn<br />
nàn của khách hàng, tuy nhiên, từ khi trải quả<br />
cảm xúc tiêu cực đến việc thực hiện hành vi<br />
phàn nàn là một quá trình. Hành vi phàn nàn<br />
cũng bị ảnh hưởng bởi áp lực xã hội. Khi<br />
khách hàng nhận thấy áp lực xã hội là lớn thì<br />
họ có xu hướng ít phàn nàn. Mặc dù các<br />
nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng hành vi phàn<br />
nàn bị ảnh hưởng bởi áp lực xã hội, không có<br />
nghiên cứu nào nghiên cứu sâu ảnh hưởng<br />
của áp lực xã hội lên hành vi phàn nàn và từ<br />
đó ảnh hưởng đến việc truyền miệng tiêu cực<br />
của họ. Khi khách hàng không phàn nàn họ có<br />
xu hướng truyền miệng tiêu cực. Nhận biết<br />
được hành vi không phàn nàn và tìm hiểu rõ<br />
nguyên nhân của việc không hài lòng sẽ giúp<br />
cho các hãng dịch vụ nâng cao được chất<br />
lượng dịch vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của<br />
khách hàng, hạn chế việc truyền miệng tiêu<br />
cực đến những khách hàng khác.<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Hành vi phàn nàn của khách hàng<br />
Khi khách hàng không hài lòng với dịch vụ<br />
họ có xu hướng phản ứng lại với với sự không<br />
*<br />
<br />
Tel: 01234-292-293; Email: pvha112@yahoo.com<br />
<br />
hài lòng đó. Landon (1980) [3] định nghĩa<br />
hành vi phàn nàn như là một sự thể hiện sự<br />
không hài lòng bởi một khách hàng riêng lẻ<br />
đối với một bên có trách nhiệm trong kênh<br />
phân phối hoặc đại lý xử lý phàn nàn. Các<br />
nghiên cứu gần đây xem xét hành vi phàn nàn<br />
trên giác độ động. Tronvoll (2007) [7] coi<br />
hành vi phàn nàn như là một quá trình sẽ xuất<br />
hiện nếu những gì xảy ra vượt ra ngoài vùng<br />
chịu đựng trong quá trình tương tác dịch vụ<br />
hoặc/và trong việc đánh giá giá trị sử dụng.<br />
Theo như Tronvoll, hành vi phàn nàn chỉ xảy<br />
ra khi mà sự không hài lòng vượt ra ngoài<br />
ngưỡng chịu đựng hay tầm kiểm soát cảm xúc<br />
của khách hàng. Rõ ràng rằng không phải<br />
khách hàng nào cũng phàn nàn vì nếu hành vi<br />
phàn nàn nằm trong giới hạn chịu đựng khách<br />
hàng sẽ không thể hiện cảm xúc.<br />
Truyền miệng tiêu cực<br />
Truyền miệng chính là việc người này cung<br />
cấp thông tin cho người khác theo con đường<br />
không chính thống và không thuộc dạng văn<br />
bản. Truyền miệng có vai trò quan trọng trong<br />
việc thu hút những khách hàng mới. Trong<br />
kinh doanh dịch vụ, khi khách hàng không hài<br />
lòng với dịch vụ, họ có xu hướng rời bỏ nhà<br />
cung cấp. Họ còn truyền miệng tới những<br />
khách hàng khác làm giảm đi khả năng thu<br />
135<br />
<br />
Phạm Văn Hạnh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
hút những khách hàng mới của doanh nghiệp.<br />
Nếu doanh nghiệp hạn chế được những thông<br />
tin truyền miệng tiêu cực thì danh tiếng của<br />
doanh nghiệp càng được nâng cao.<br />
Việc điều chỉnh cảm xúc của khách hàng<br />
Trong một số dịch vụ, khách hàng nhận thấy<br />
rằng cảm xúc của họ có thể ảnh hưởng tới<br />
chất lượng dịch vụ hoặc họ có thể nhận được<br />
dịch vụ tốt hơn nếu họ thể hiện những cảm<br />
xúc phù hợp, họ sẽ chủ động điều chỉnh các<br />
xúc của họ và không biểu hiện những cảm<br />
xúc không mong muốn. Khách hàng có thể<br />
không hài lòng hoặc thất vọng về dịch vụ,<br />
nhưng biểu hiện cảm xúc của họ có thể làm<br />
cho dịch vụ trở nên tệ hơn. Có hai chiến lược<br />
mà khách hàng có thể sử dụng để điều chỉnh<br />
cảm xúc của họ đó là: thay đổi nhận thức và<br />
che giấu cảm xúc.<br />
Thay đổi nhận thức<br />
Đây là việc khách hàng giải thích các nguồn<br />
tác động cảm xúc theo góc độ khác để giảm<br />
nhẹ sự ảnh hưởng. Thông qua việc thay đổi<br />
cách nghĩ về vấn đề xảy ra hoặc đánh giá lại<br />
theo một hướng ít tiêu cực hơn sẽ làm giảm<br />
tác động của cảm xúc tiêu cực. Ví dụ: một<br />
khách hàng đến một hiệu làm tóc và họ không<br />
hài lòng với dịch vụ, họ có thể nghĩ rằng đây<br />
là một tai nạn còn chủ cửa hiệu đã cố gắng<br />
hết sức. Khi khách hàng áp dụng chiến lược<br />
này họ có xu hướng suy nghĩ ôn hòa hơn với<br />
những lỗi nảy sinh và ít phàn nàn về chất<br />
lượng dịch vụ.<br />
Che giấu cảm xúc<br />
Che giấu cảm xúc là việc khách hàng biểu<br />
hiện thái độ hoặc nét mặt khác với những gì<br />
mà họ thực sự trải qua. Che giấu cảm xúc đề<br />
cập đến việc kiềm chế biểu hiện cảm xúc<br />
bằng cách kiểm soát hành vi cảm xúc để điều<br />
khiển việc biểu hiện cảm xúc. Nói theo cách<br />
khác, che giấu cảm xúc là một dạng che đậy<br />
có ý thức của hành vi thể hiện cảm xúc trong<br />
khi cảm xúc xuất hiện.<br />
Vai trò của chuẩn mực xã hội<br />
Nếu khách hàng nhận thấy ảnh hưởng của<br />
chuẩn mực xã hội cao hơn, họ sẽ tham gia<br />
nhiều hơn vào điều chỉnh cảm xúc. Khi khách<br />
136<br />
<br />
125(11): 135 - 139<br />
<br />
hàng nhận thức được rằng cảm xúc của họ có<br />
thể làm cho những người khác chú ý, họ sẽ cố<br />
gắng che giấu và giảm ý định phàn nàn. Vì<br />
thế, chuẩn mực xã hội sẽ làm tăng khả năng<br />
và xu hướng khách hàng tham gia vào thay<br />
đổi nhận thức và che giấu cảm xúc. Khách<br />
hàng càng nhận thức áp lực từ phía xã hội, họ<br />
càng tham gia nhiều hơn vào việc điều chỉnh<br />
cảm xúc. Nếu khách hàng nhận thức áp lực từ<br />
phía người khác khi họ phàn nàn, họ có thể cố<br />
gắng kiểm soát cảm xúc của họ và cố gắng<br />
duy trì trạng thái cảm xúc đến cuối của quá<br />
trình dịch vụ. Một số giả thuyết được đưa ra<br />
như sau:<br />
H1: Khi khách hàng nhận thức cao hơn về<br />
chuẩn mực xã hội họ sẽ tham gia nhiều hơn<br />
vào chiến lược thay đổi nhận thức khi lỗi dịch<br />
vụ xảy ra.<br />
H2: Khi khách hàng nhận thức cao hơn về<br />
chuẩn mực xã hội họ sẽ tham gia nhiều hơn<br />
vào việc che giấu cảm xúc của mình khi lỗi<br />
dịch vụ xảy ra.<br />
VAI TRÒ CỦA VIỆC KIỂM SOÁT CẢM<br />
XÚC VÀ HÀNH VI PHÀN NÀN<br />
Lỗi dịch vụ có xu hướng tạo ra cảm xúc tiêu<br />
cực của khách hàng. Khi khách hàng trải qua<br />
lỗi dịch vụ, họ không phàn nàn ngay với người<br />
cung cấp dịch vụ. Có hai quá trình xảy ra trong<br />
quá trình dịch vụ: Đầu tiên, khách hàng thường<br />
có xu hướng đánh giá lại khả năng của họ để<br />
kiểm soát tình huống hoặc đánh giá những<br />
hành động thay thế có thể. Thay đổi nhận thức<br />
được coi như là một chiến lược hữu ích để thay<br />
đổi tâm trạng. Thứ hai, mặc dù khách hàng<br />
cảm thấy tức giận khi trải qua lỗi dịch vụ,<br />
không phải tất cả họ sẽ thể hiện đúng cảm giác<br />
trong quá trình dịch vụ. Trước khi tiến hành<br />
hành vi phàn nàn, khách hàng cũng tham gia<br />
vào chiến lược che giấu. Để có được sự che<br />
đậy, khách hàng cần phải tham gia vào quá<br />
trình kiểm soát phản ứng hiện thời của họ, so<br />
sánh phản ứng cảm xúc của họ với tình trạng<br />
mong muốn và cố gắng tiến sát tình trạng<br />
mong muốn. Từ những thảo luận trên, hai giả<br />
thuyết được đề xuất bao gồm:<br />
<br />
Phạm Văn Hạnh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
H3: Khách hàng tham gia vào chiến lược thay<br />
đổi nhận thức sẽ ít phàn nàn hơn so với khách<br />
hàng không sử dụng chiến lược này.<br />
H4: Khách hàng sử dụng chiến lược che giấu<br />
cảm xúc sẽ ít phàn nàn hơn so với khách hàng<br />
không tham gia vào chiến lược này.<br />
KIỂM SOÁT CẢM XÚC VÀ TRUYỀN<br />
MIỆNG TIÊU CỰC<br />
Khi khách hàng kiểm soát cảm xúc, họ có xu<br />
hướng ít phàn nàn về chất lượng dịch vụ khi<br />
lỗi xảy ra. Tuy nhiên, do kiểm soát cảm xúc,<br />
những cảm xúc tiêu cực bị kìm nén và nếu sự<br />
khách hàng không phàn nàn để giải tỏa hết<br />
những ấm ức trong lòng họ có xu hướng bày<br />
tỏ điều đó với người khác. Họ có thể sẽ phàn<br />
nàn với người thân bạn bè và khuyên họ<br />
không tiêu dùng dịch vụ của hãng mà họ<br />
không hài lòng. Các khách hàng hài lòng với<br />
dịch vụ thường có xu hướng quay lại tiêu<br />
dùng dịch vụ mà họ cảm thấy thỏa mãn, họ sẽ<br />
nói tốt về dịch vụ cho những người khác.<br />
Trong khi đó, những khách hàng không hài<br />
lòng và không nói ra sự không hài lòng đó sẽ<br />
có xu hướng nói xấu về dịch vụ và về hãng.<br />
Từ những vấn đề trên, hai giả thuyết được<br />
đưa ra như sau:<br />
H5: Khách hàng tham gia vào chiến lược thay<br />
đổi nhận thức có xu hướng truyền miệng tiêu<br />
cực nhiều hơn so với những người không sử<br />
dụng chiến lược này.<br />
H6: Khách hàng tham gia vào chiến lược che<br />
giấu cảm xúc có xu hướng truyền miệng tiêu<br />
cực nhiều hơn so với những người không sử<br />
dụng chiến lược này.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế kịch bản và quy trình<br />
Một kịch bản về lỗi dịch vụ thông thường<br />
được thiết kế để tạo phản hồi cảm xúc. Trong<br />
nghiên cứu được thiết kế dạng thực nghiệm<br />
này, những người tham gia sẽ đọc một kịch<br />
bản về tình huống lỗi dịch vụ trong một nhà<br />
hàng. Tình huống này mô tả lỗi dịch vụ gây ra<br />
<br />
125(11): 135 - 139<br />
<br />
bởi nhân viên trong đó khách hàng bị đối xử<br />
không công bằng. Người tham gia sẽ được<br />
hỏi thành nhóm từ 30-40 người. Họ sẽ tham<br />
gia vào tình huống đóng vai mà ở đó họ tưởng<br />
tượng rằng họ là những khách hàng đi ăn<br />
trong một nhà hàng và trải qua dịch vụ lỗi.<br />
Sau đó họ trả lời câu hỏi liên quan đến nhận<br />
thức của họ về chuẩn mực xã hội, hành vi<br />
kiểm soát cảm xúc của họ, hành vi phàn nàn,<br />
và hành vi truyền miệng tiêu cực. Nghiên cứu<br />
này được tiến hành tại trường Đại học Kinh tế<br />
và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái<br />
Nguyên. Tổng số 260 sinh viên tham gia, đa<br />
phần trong số họ tuổi từ 19-22. Tất cả những<br />
người này đã từng trải qua các tình huống gặp<br />
phải dịch vụ lỗi.<br />
Đo lường<br />
Năm mục hỏi được dùng để đo lường chiến<br />
lược thay đổi nhận thức và ba mục dùng để đo<br />
lường việc che giấu cảm xúc ( thang đo Likert<br />
7-điểm) được điều chỉnh từ những mục thuộc<br />
nghiên cứu của Gross và John [2] và Gabbott<br />
[1]. Bốn mục hỏi được dùng để đo lường ý<br />
định phàn nàn được trích và điều chỉnh từ<br />
nghiên cứu của Singh [5]. Hai mục hỏi được<br />
dùng để đo lường nhận thức về chuẩn mực xã<br />
hội được trích từ nghiên cứu của Rimal [4].<br />
Ba mục hỏi để đánh giá xu hướng truyền<br />
miệng tiêu cực được trích từ nghiên cứu của<br />
Chih, Wang, Hsu, và Cheng [8]. Sau quá trình<br />
xử lý, một vài mục bị loại do thiếu ý nghĩa<br />
thống kê, một vài mục khác bị loại sau khi<br />
tiến hành phân tích nhân tố kiểm định vì hệ số<br />
điều chỉnh mô hình.<br />
PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ<br />
Kết quả cho thấy giá trị t-value của tất cả giá<br />
trị truyền tải tiêu chuẩn ước lượng đều có ý<br />
nghĩa ở mức p