intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoa cúc - vị thuốc, món ăn chữa bệnh

Chia sẻ: Kata_6 Kata_6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

91
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cúc là một loài hoa đẹp được nhân dân ta trồng làm cảnh trong những ngày tết. Có nhiều loại cúc nhưng loài cúc được nhân ta dùng làm thuốc chủ yếu vẫn là hoa cúc vàng (kim cúc) và hoa cúc trắng (bạch cúc) dưới cái tên chung là cúc hoa * Cúc hoa trắng :Tên khoa học là Chrysanthenum sinense .Cây nhỏ, cao khoảng 0,50 -1m, toàn thân có lông trắng, mềm. Lá mọc so le, có lông trắng, chia thành 35 thuỳ, mép lá có răng cưa và lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng mốc....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoa cúc - vị thuốc, món ăn chữa bệnh

  1. Hoa cúc - vị thuốc, món ăn chữa bệnh Cúc là một loài hoa đẹp được nhân dân ta trồng làm cảnh trong những ngày tết. Có nhiều loại cúc nhưng loài cúc được nhân ta dùng làm thuốc chủ yếu vẫn là hoa cúc vàng (kim cúc) và hoa cúc trắng (bạch cúc) dưới cái tên chung là cúc hoa * Cúc hoa trắng :Tên khoa học là Chrysanthenum sinense .Cây nhỏ, cao khoảng 0,50 -1m, toàn thân có lông trắng, mềm. Lá mọc so le, có lông trắng, chia thành 3- 5 thuỳ, mép lá có răng cưa và lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng mốc. Hoa cúc mọc ở đầu cành hay kẽ lá, đường kính 2,5-5cm, màu trắng đẹp.
  2. * Cúc hoa vàng: Tên khoa học Chrysanthenum indicum. Phiến là hình 3 cạnh tròn, thuỳ lá sẻ sâu. Hoa cúc này nhỏ hơn, màu vàng. Cả hai loại cúc trên được trồng làm cảnh và lấy hoa làm thuốc hay ướp chè, nấu rượu. Riêng hoa cúc trắng được dùng nấu cháo ăn chữa bệnh. Thường người ta trồng cúc bằng những mẩu thân dài khoảng 20cm vào tháng 5-6. Sau 4-5 tháng (khoảng tháng 10-11) đã có thể thu hoạch hoa để vụ sau cúc ra hoa nhiều hơn. Có nơi bà con trồng cúc ngay từ mùa xuân (tháng 3) đến tháng 5 phát trụi đi, sau đó cây nảy mầm đến tháng 9-10 ra hoa. Mùa cúc ra hoa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, nếu chăm sóc tốt ta có thể thu hái nhiều đợt. Cách bào chế vị cúc hoa như sau: Hái hoa cúc về (tốt nhất là hái hoa cúc mới chớ m nở) đem phơi khô âm can (không có nắng nhưng có gió) rồi quây cót sấy diêm sinh trong 2-3 giờ. Khi hoa chín mềm đem ra nén một đêm, thấy nước chảy ra đen là được. Sau đó tiếp tục phơi 3-4 nắng nữa sẽ được vị cúc hoa làm thuốc. Thường 5- 6kg hoa tươi cho 1kg cúc hoa khô. Thành phần hoá học: Trong hoa cúc có chất adenin, colin, stachydrin, vitaminA và tinh dầu. Sắc tố hoa cúc là Chrysanthemin. Theo các tài liệu y học cổ, cúc có tác dụng tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hoả, giải độc, được dùng chủ yếu làm thuốc chữa các chứng nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, cao huyết áp. Liều dùng mỗi
  3. ngày 9-15g dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Hoa cúc dùng để chữa đau mắt và làm sáng mắt. Đông y có nghiên cứu nấu cúc thành cháo thuốc, dùng chủ yếu hoa cúc trắng chữa bệnh đạt kết quả tốt. Sau đây là mấy loại cháo thuốc chữa đau mắt thường dùng, cách làm đơn giản. * Cháo hoa cúc trắng, hạ khô thảo Nguyên liệu: Hoa cúc trắng 12g, Lá dâu 10g, Hạ khô thảo 15g, Đậu vàng 30g, Gạo tẻ 50g, Đường phèn vừa đủ (hoặc đường kính trắng). Cách làm: Hoa cúc trắng, Lá dâu, Hạ khô thảo rửa sạch, đun lấy nước bỏ bã, cho Gạo tẻ, Đậu vàng, Đường phèn vào cùng nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn lúc cháo còn ấm. Công dụng: Khu phong, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với đau mắt đỏ, miệng đắng, mắt chói, cao huyết áp. Chú ý: những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy mạn tính không dùng. * Cháo hoa cúc trắng, quyết minh tử Nguyên liệu: Hoa cúc trắng 15g, Quyết minh tử 15g, (hay hạt muồng), Gạo tẻ 100g, Đường kính trắng 15g.
  4. Cách làm: Rang Thảo quyết minh cho có mùi thơm, để nguội rồi cùng nấu với hoa cúc trắng, lấy nước bỏ bã, lọc trong lắng nước. Cho gạo tẻ vo sạch vào nước thuốc và nước lã vừa phải nấu thành cháo. Khi ăn cho thêm đường kính trắng. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi đợt chữa 7 ngày. Ăn cháo thuốc này có công hiệu mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, rất tốt với những người bị đau mắt đỏ, nhìn mờ, cao huyết áp... Chú ý: Người bị tiêu chảy không nên ăn cháo này. Những bài thuốc này chỉ dùng cho người bị bệnh nhẹ hoặc dùng kết hợp với thuốc. Người bệnh nặng nên đến bác sỹ khám và cho đơn thuốc thích hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2