intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoa gạo

Chia sẻ: 2ne1 2en1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

109
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoa gạo là thứ cây rất đỗi thân quen với người dân đất Việt. Hầu như không có nơi nào lại không có cây Gạo mọc, nhất là ở những vùng nông thôn... Hoa gạo là thứ cây rất đỗi thân quen với người dân đất Việt. Hầu như không có nơi nào lại không có cây Gạo mọc, nhất là ở những vùng nông thôn. Cây Hoa gạo còn được gọi là Mộc miên, Cổ bối, Ban chi hoa, Anh hùng thụ… tên khoa học Gossampinus malabarica (DC.) Merr., họ Gạo (Bombacaceae). Cây Gạo cao tới 15m hoặc hơn;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoa gạo

  1. Hoa gạo Hoa gạo là thứ cây rất đỗi thân quen với người dân đất Việt. Hầu như không có nơi nào lại không có cây Gạo mọc, nhất là ở những vùng nông thôn... Hoa gạo là thứ cây rất đỗi thân quen với người dân đất Việt. Hầu như không có nơi nào lại không có cây Gạo mọc, nhất là ở những vùng nông thôn. Cây Hoa gạo còn được gọi là Mộc miên, Cổ bối, Ban chi hoa, Anh hùng thụ… tên khoa học Gossampinus malabarica (DC.) Merr., họ Gạo (Bombacaceae). Cây Gạo cao tới 15m hoặc hơn; cành mọc ngang với những gai hình nón; lá kép chân vịt, 5 - 8 lá chét hình mác hay hình trứng, dài 9 - 15cm, rộng 4 - 5cm. Vào mùa xuân, khi lá Gạo rụng hết cũng là lúc hoa Gạo bắt đầu nở; hoa màu đỏ tươi. Vỏ thân có chứa nhiều chất nhầy; hoa chứa 85,66% nước, 1,38% chất đạm, 11,95% chất đường, 1,09% chất khoáng; hạt chứa 25% tinh dầu. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: nước sắc hoa Gạo có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ mạnh hơn so với Chloromycetine và Berberine. Theo dược học cổ truyền, vỏ cây Gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đi lỏng, kiết lỵ, đau khớp cổ chân và khớp gối, viêm loét ngoài da, chấn thương do trật đả…; hoa Gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc chỉ huyết, thường dùng để trị tiết tả (đi lỏng), lỵ tật (kiết lỵ), băng huyết, sang độc (viêm loét, nhọt độc), xuất huyết do chấn thương…; rễ Gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thu liễm chỉ huyết (giải nhiệt và thấp trong cơ thể, cầm máu và thu sáp, băng se vết thương), thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, xích lỵ (kiết lỵ phân có máu), loa lịch (lao hạch), sản hậu nhũ thũng (sưng vú sau khi sinh con), tổn thương do trật đả. Trong các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo cầu nguyên, Sinh thảo dược tính bị yếu, Lĩnh Nam thái dược lục, Hồng nghĩa giác tư y thư, Hải Thượng y tông tâm lĩnh…, các bộ phận của cây Gạo đều được sử dụng để làm thuốc với những kiến giải khá độc đáo. Một số cách dùng cây hoa Gạo chữa bệnh: Viêm khí phế quản cấp tính: Rễ Gạo 30g sắc uống. Ho khạc nhiều đờm do phế nhiệt: Hoa gạo 15g, Ngư tinh thảo (rau Diếp cá) 15g, Tang bạch bì 10g, sắc uống. Nôn ra máu: Hoa gạo 14 bông, thịt Lợn nạc 100g; hoa Gạo rửa sạch, thái nhỏ, thịt Lợn thái miếng; hai thứ nấu canh ăn.
  2. Ho ra máu: Hoa gạo 14 bông sắc kỹ, chế thêm một chút Đ?ờng phèn, chia uống vài lần trong ngày. Viêm loét dạ dày: Rễ, hoa hoặc vỏ thân cây Gạo 15 - 30g sắc uống, hoặc rễ, hoa hoặc vỏ thân cây Gạo 30g, rễ cây L?ỡng diện châm (Zanthoxylum nitidum) 6g, sắc uống. Lỵ trực khuẩn, viêm ruột và dạ dày cấp tính, đi lỏng, đại tiện ra máu: Hoa Gạo 60g, sắc kỹ, chế thêm một chút Mật ong hoặc Đường phèn, chia uống vài lần trong ngày, hoặc hoa Gạo 15g, Kim ngân hoa 15g, Phượng vĩ thảo (cỏ Seo gà) 15g, sắc uống hoặc hoa Gạo 15 - 30g sắc kỹ, chia uống 3 lần trong ngày. Sưng đau vú sau khi sinh con: Rễ hoặc vỏ thân cây Gạo 15 - 30g sắc uống. Phụ nữ đẻ không có sữa: Hạt cây Gạo 10g, sao vàng sắc uống. Trẻ em sốt cao vào mùa hè: Hoa Gạo 6g sắc kỹ, chế thêm một chút Đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Viêm khớp mạn tính, đau lưng và đau gối mạn tính: Rễ Gạo 30 - 60g, sắc hoặc ngâm rượu uống, hoặc vỏ thân cây Gạo 15g sắc kỹ, bỏ bã, chế thêm một chút Rượu vang, chia uống 2 lần trong ngày. Tiểu tiện không thông: Chất gôm cây Gạo 10g, Kim ngân dây 20g, Hạ khô thảo 20g, sắc với 750ml nước, cô còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày. Sưng nề do chấn thương: Vỏ thân hoặc rễ cây Gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương, hoặc vỏ thân cây Gạo 100g, củ nghệ vàng (già) 100g, vỏ Gạo cạo bỏ vỏ bẩn ở ngoài, băm nhỏ, giã nát với Nghệ thái mỏng, dùng Giấm thanh và Rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng. Ngứa vùng hậu môn sinh dục: Vỏ thân cây Gạo sắc lấy nước ngâm rửa vùng bị bệnh. Trĩ xuất huyết: Hoa gạo 20g, Quyển bá 10g, Hoè hoa 15g, sắc uống. Bong gân: Vỏ cây gạo 16g (cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu), Lá lốt 16g (sao vàng), sắc với 750ml nước, cô còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày. Lá náng, quả Đu đủ non và vỏ thân cây Gạo, ba thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nhuyễn, băng tổn thương. Rau má, vỏ thân cây Gạo, Vòi voi và Bồ công anh (bốn thứ lượng bằng nhau, đều dùng tươi) rửa sạch, giã nát, bó vào nơi bị bệnh. Lá náng 1 phần; vỏ thân cây Gạo (gọt bỏ vỏ cứng), thái nhỏ 1 phần; dọc cây Đu đủ 1 phần, tất cả giã nát, sao với một ít rượu và nước tiểu trẻ em rồi chườm vào vùng bị tổn thương. Gãy xương: Sau khi nắn chỉnh ổ gãy, dùng vỏ rễ cây Gạo tươi rửa sạch, giã nát, bó vào vị trí gãy xương; 2 ngày thay một lần. Vết thương chảy máu và băng huyết: Hoa Gạo lượng vừa đủ, đốt thành than uống. Đau răng: Vỏ thân cây Gạo 20g sắc đặc, ngậm nhiều lần trong ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2