intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hóa giải yêu cầu của nhà tuyển dụng

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

96
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để không bị lúng túng khi nhà tuyển dụng yêu cầu giới thiệu về bản thân, bạn hãy thử thiết lập cho mình một mô hình có sẵn và đưa ra những thông tin chủ chốt thật dễ dàng. Muốn làm được điều đó, trước hết, bạn phải biết nhà tuyển dụng muốn gì. Đối diện với nhà tuyển dụng, có những câu hỏi tưởng như rất quen thuộc nhưng vẫn khiến ứng viên lúng túng. Hầu hết ứng viên đều có sự chuẩn bị sẵn sàng với một số câu hỏi phổ biến, nhưng khi nghe hỏi đến, họ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hóa giải yêu cầu của nhà tuyển dụng

  1. Hóa giải yêu cầu của nhà tuyển dụng Để không bị lúng túng khi nhà tuyển dụng yêu cầu giới thiệu về bản thân, bạn hãy thử thiết lập cho mình một mô hình có sẵn và đưa ra những thông tin chủ chốt thật dễ dàng. Muốn làm được điều đó, trước hết, bạn phải biết nhà tuyển dụng muốn gì. Đối diện với nhà tuyển dụng, có những câu hỏi tưởng như rất quen thuộc nhưng vẫn khiến ứng viên lúng túng. Hầu hết ứng viên đều có sự chuẩn bị sẵn sàng với một số câu hỏi phổ biến, nhưng khi nghe hỏi đến, họ vẫn không khỏi lo lắng. Thực tế, tình trạng lo lắng này xảy ra bởi ứng viên không thực sự vững vàng, cả về kiến thức chuyên môn lẫn hiểu biết về năng lực bản thân. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn tự tin khi đối diện với những câu hỏi "quen mà lạ" này. - Giới thiệu ngắn gọn về bản thân Với câu hỏi này, nhiều ứng viên cảm thấy khó khăn bởi không biết phải nói những gì và nói như thế nào cho ngắn gọn. Họ dễ rơi vào tình trạng lúng túng hoặc trả lời mà ấp a ấp úng như gà mắc tóc vậy. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là bởi vì ứng viên chưa thực sự biết rõ về bản thân mình, chưa hiểu hết năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Nhất l à chưa thấy rõ mình lợi thế hơn ứng viên khác ở mặt nào. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hiếm khi nghĩ đến việc giao tiếp với chính mình, không biết đòi hỏi cho bản thân cũng như không có thời gian để nghĩ xem mình là người thế nào. Để không bị lúng túng khi nhà tuyển dụng yêu cầu giới thiệu về bản thân, bạn hãy thử thiết lập cho mình một mô hình có sẵn và đưa ra những thông tin chủ chốt thật dễ dàng. Muốn làm được điều đó, trước hết, bạn phải biết nhà tuyển dụng muốn gì. Nhà tuyển dụng sẽ không hỏi bạn về độ tuổi, giới tính, địa chỉ hay số điện thoại bởi tất cả đã có trong hồ sơ. Vì thế, hãy giành thời gian nghĩ xem họ cần thông tin gì khi muốn bạn giới thiệu về
  2. bản thân. Thứ hai, hãy trung thực với chính mình, dù nhà tuyển dụng muốn gì, bạn cũng nên trả lời thành thật với những gì mình có. Khi trả lời, cố gắng kết nối với mục tiêu nghề nghiệp và sở thích cá nhân của bạn nhưng nhớ rằng, hãy trả lời một cách thật tự nhiên, đừng tạo ra không khí quá nghiêm trang, căng thẳng. - Tại sao chúng tôi nên chọn bạn? Đây là một câu hỏi quen thuộc, phổ biến trong các cuộc phỏng vấn và hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng nêu ra cho ứng viên. Dẫu biết rằng nó không có gì là mới mẻ nhưng nhưng người phỏng vấn vẫn luôn thích thú với câu trả lời của bạn hay cách mà bạn trả lời họ. Vì thế, hãy bắt đầu bằng động lực của bản thân, bằng những mục tiêu đưa bạn đối diện với nhà tuyển dụng ngày hôm nay. Một lần nữa, bạn nên trung thực. Nếu bạn quan tâm đến công việc này vì bạn nghĩ sẽ có được một khoản thu nhập kha khá từ đó thì hãy nói với người phỏng vấn, bởi dù cho bạn có viện ra bao nhiêu lý do như đây là công ty tốt, môi trường làm việc thân thiện... thì tự bạn vấn biết rằng khoản thu nhập kia mới chính là động cơ thật sự. Bạn có thể đề cập đến vấn đề này sau nhưng hãy để người phỏng vấn biết rằng bạn có thái độ tích cực. Hãy luôn nghĩ tới một mục tiêu nghề nghiệp. Người phỏng vấn luôn ấn tượng với những người có chí tiến thủ. Khi bạn đã có mục tiêu cụ thể và áp dụng vào công việc hiện tại, bạn sẽ có một bước đệm tốt. Hơn nữa, vì bạn muốn thăng tiến nhanh nên nhà tuyển dụng sẽ hiểu rằng nếu thuê bạn, bạn sẽ có những cống hiến đáng kể. Cho dù bạn đã có mục tiêu nghề nghiệp nhưng nên xem thử công việc bạn đang ứng tuyển có phù hợp với mục tiêu đó hay không. Nếu bạn là một kế toán và bạn muốn làm kế toán cho công ty lớn hơn trong tương lai thì lựa chọn đó không có gì phải bàn cả. Nhưng nếu bạn là một kĩ sư mà muốn nhảy sang làm kế toàn thì có vẻ hơi ngớ ngẩn. Vì thế, bạn nên cố gắng lập mục tiêu phù hợp với chuyên môn mình có.
  3. Chỉ cần bạn trung thực trong câu trả lời cũng như khi trình bày ý kiến, bạn có thể thể hiện chúng một cách dễ dàng. Bởi vì mỗi người đều có suy nghĩ của riêng mình nên việc đưa ra câu trả lời thành thật không có gì sai cả. Nên nhớ, khi đi xin việc bạn đang cố gắng để “bán” chính mình. Nếu bạn đưa ra câu trả lời không trung thực thì có thể sau đó bạn sẽ phải đóng kịch trước mặt sếp chỉ để đáp ứng kì vọng của họ từ câu trả lời của bạn. Nhưng nếu bạn trung thực, bạn là chính mình, sếp sẽ bị thuyết phục bởi những gì bạn làm vì họ kì vọng về điều đó nơi bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2