intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoa KIM ANH (Cherokee Rose)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

146
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Truyền thuyết của Thổ dân Cherokee kể lại rằng : Khi họ bị người da trắng cưỡng bách rời khỏi nơi sinh sống vào năm 1838, trên con đường lưu đầy viễn xứ, có tên là 'Đường mòn của nước mắt = Trail of Tears', các bà mẹ Cherokee đã khóc than cho sự đau khổ và số phận vì họ không thể giúp con cái chịu đựng vượt nổi các khổ nhọc trên bước đường. Các vị bô lão của bộ tộc đã cầu nguyện để xin Thần linh ban cho một dấu hiệu giúp họ có niềm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoa KIM ANH (Cherokee Rose)

  1. Hoa KIM ANH (Cherokee Rose) Truyền thuyết của Thổ dân Cherokee kể lại rằng : Khi họ bị người da trắng cưỡng bách rời khỏi nơi sinh sống vào năm 1838, trên con đường lưu đầy viễn xứ, có tên là 'Đường mòn của nước mắt = Trail of Tears', các bà mẹ Cherokee đã khóc than cho sự đau khổ và số phận vì họ không thể giúp con cái chịu đựng vượt nổi các khổ nhọc trên bước đường. Các vị bô lão của bộ tộc đã cầu nguyện để xin Thần linh ban cho một dấu hiệu giúp họ có niềm tin và tăng thêm sưc chịu đựng trước các khó khăn. Và ngày hôm sau, một bông hoa hồng tuyệt đẹp đã mọc lên, ngay nơi mỗi giọt nước mắt của bà mẹ Cherokee nhỏ xuống đất. Bông hồng màu trắng là biểu tượng của nước mắt, màu vàng nơi tâm hoa là biểu tượng của vàng mà người da trắng đã cướp đi từ đât của người Cherokee còn 7 la trên mỗi cành hoa tượng trương cho 7 bộ tộc của họ. Cây hoa hồng dại mảu trắng này mọc suố dọc đường mòn Trail of Tears đến tận miền Đông Oklahoma ngày nay. Hoa Kim Anh hay Cherokee Rose còn là cây hoa biểu tượng của Tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ.
  2. Do truyền thuyêt Cherokee, Hoa Kim Anh thường bị cho là có nguồn gốc tại Hoa Kỳ nhưng trên thực tế cây phát xuất từ vùng phía Nam Trung Hoa, Đài loan, Lào và Việt Nam. Cây được du nhập vào Hoa Kỳ từ 1780. Tên khoa học và các tên khác : Rosa laevigata thuộc họ thực vật Rosaceae. Các tên khác : Snow-White rose, Rose Blanc de neige, Rosa nivea, Jin Ying, Thich lệ = Đường quân. Tên Kim Anh được giải thich là do : Kim = vàng ; Anh = cái chén có thể do hình dạng và màu sắc của quả (giả) giống như một cái chén bằng vàng. (Họ thực vật Rosaceae gồm hàng trăm loài cây đa dạng, cho hoa màu sắc khác nhau. Tên gọi của hoa cũng rât nhiều và cũng gây nhiều nhầm lẫn khi dịch thuật, ngay cả trong những sách chuyên khoa. Các tên như Kim Anh, Tầm xuân, Mân côi đều là tên của những loài hồng khác nhau. Kim Anh, trong sách 'Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam' của Viện Dược liệu VN tập 2, Ấn bản 2006, trang 103 ghi tên nước ngoài là Églantier nhưng thật ra Eglantier hay Rosa canina lại là Tầm xuân. Tầm xuân củng còn được dùng trong dân gian để gọi hoa của các loài Rosa cymosa, Rosa
  3. multiflora. Tại Trung Hoa, tên Xiao-jinying hay Tiểu Kim Anh được dùng để gọi Rosa cymosa. Tại Hoa Kỳ, Eglantine hay Sweet briar là tên để gọi Rosa rubiginosa = R. eglanteria. Ngoài ra, tại Việt Nam còn có những tên Kim anh Trung quốc, Kim anh yếu để gọi các loài cỏ Ixeris chinensis, I. debilis hoàn toàn không liên hệ gì đến họ Rosacea. Đặc tinh thực vật : Cây Kim Anh thuộc loại dây leo nhỏ, mọc thành bụi, phân cành nhiều, thân có thể dài đến 10 m, đường kính đến 2 cm. Thân và cành có gai. Bụi Kim Anh có thể cao 3-3.7 m, phủ khoảng đất rộng đến 4.5 m. Lá thuộc loại lá kép, có 3 lá chét hình bầu dục hay hình trứng. Đầu lá nhọn và mép lá có khia răng. Phiến lá nhẵn và bóng, màu lục xậm ở mặt trên; mặt dưới nhạt hơn. Cuống lá kép có rãnh ở mặt trên. Hoa khá lớn, màu trắng có hương thơm thoáng mùi đinh hương, mọc đơn độc nơi đầu cành; đường kính 6-10 cm, có 5 lá đài, 5 cánh hoa mỏng và nhiều nhị. Cuống hoa dày, phủ lông cứng màu vàng nhạt. Đế quả phát triển thành quả giả đường kính 2-4 cm, hình chén hay hình trứng có lông dạng gai khi chín màu vàng cam hay đỏ nhạt. Quả chứa nhiều bế quả nhỏ, dẹt, dài 6-7 mm hình bàu dục màu nâu nhạt.
  4. Cây trổ hoa trong các tháng 3-6, cho quả trong các tháng 7-9. Cây được các nhà vườn cho lai tạo với Rosa banksiae để cho Rosa fortuneana hoa lớn, cánh kép, màu trắng. Ngoài ra khi cho lai tạo với R. gallica, cây lai tạo thành chủng Kim Anh 'Anemone', loại hồng leo với hoa đơn, màu hồng nhạt, cánh hoa mềm mại rất thơm và đẹp. Tại Hoa Kỳ, Kim Anh mọc rất phổ biến tại các tiểu bang miền Đông- Nam như Georgia, Florida và Alabama, thích hợp với các vùng đất thoáng nước, phì nhiêu, nhưng cũng chịu được các điều kiện khô hoặc hơi úng nơi ven hồ và ven suối. Tại Việt Nam, cây Kim Anh mọc tập trung tại các tỉnh vùng Cao Bằng, Lạng Sơn nơi các vùng đồi cây bụi thấp và các khu đất trống vùng chân núi đá vôi. Cây cũng được trồng để làm hàng rào vì có nhiều cành dài mang gai nhọn cong, dễ cắt xén. Thành phần hóa học : Quả chứa nhiều Saponines (17%), Vitamin C (1.5 %), Đường như fructose, sucrose. Các acid hữu cơ như malic, citric. Tannin, Nhựa (Resin). Khoáng chất như Calcium (0.8%), Magnesium (0.3%), Potassium (1.3 %),
  5. Sắt (40 ppm), Manganese (59ppm), Kẽm (15 ppm). Các sắc tố đỏ và vàng loại carotenoids thuộc nhóm rubixanthin, lycopen. Các hợp chất phức tạp. Rễ chứa các glucosides phức tạp, nhóm ursane, thuộc loại triterpene dưới các dạng glucopyranosyl ester. Theo Gao Y, Cheng WM và Li GY thuộc Viện Y học Trung Quốc, Bắc Kinh trong phần trích bằng ethanol của quả có các hợp chất như 2 alpha, 3 beta, 19 alpha, 23-tetrahydroxyurs-12-en-28-oic acid ; 2 alpha, 3 alpha, 19alpha... 28-oic acid ; euscaphic acid ; beta-sitosterol và daucosterol, ngoài ra trong phần trích bằng petroleum ether có 2 alpha, 3 beta-dihydrolup-28- methyl ester diacetate (Trung Quốc Trung dược Tạp chí Số 18-1993). Vỏ quả chứa 3 loại elagitanin dimer được đặt tên là leavigatin E,F và G. Ngoài ra còn có acid agrimonic B, Sanguiin H-4, Pedunculagin, Agrimonin. Các nghiên cứu dược học về Kim Anh : Dan Bensky, trong Chinese Herbal Medicine Materia Medica ghi một số các nghiên cứu về Kim Anh như sau :
  6. - Tác động trên bệnh sơ vữa động mạch tạo ra để thử nghiệm. Thỏ bị gây sơ vữa động mạch do một chế độ ăn uống rât cao cholesterol, được trị liệu bằng Kim anh tử trong 2-3 tuần. Kết quả ghi nhận có sự giảm hạ rõ rệt lượng cholesterum trong huyết tương vả hạ beta-lipoproteins khi so sánh với nhóm đối chứng. Lượng chất béo tại gan và tim cũng thấp hơn nơi nhóm dùng kim anh tử. - Hoạt tính kháng sinh : Nước sắc Kim anh tử có hoạt tính ức chế (in vitro) khá mạnh chống Staphylococcus aureus và E. coli, và chống được một số siêu vi trùng, gồm cả vài chủng siêu vi trùng gây Cúm Á châu. - Trị sa tử cung : Nước sắc Kim anh tử được dùng trị 203 trường hợp sa tử cung. Kết quả ghi nhận 16 trường hợp khọi bệnh và 136 trường hợp thuyên giảm. Kết quả tốt nhất nơi các phụ nữ trẻ, bệnh nhẹ và không kèm đới hạ (discharge). Hoạt tính bảo vệ gan của Rễ Kim Anh : Nghiên cứu tại ĐH Dược Shengyang, Trung Hoa ghi nhận nước chiêt từ Rễ Kim anh có khả năng ngăn ngửa được sự hư hại của gan gây ra do Propionibacterium acnes và do chích lipopolysaccharide (LPS). Khi chích cho chuột vi khuẩn P. acnes đã bị hủy bằng nhiệt (liều 0.4 mg/ chuột) rồi
  7. LPS (liều 0.1 mcg/ chuột). Nồng độ men ALT tăng cao. Nhưng nếu chích cho chuột nước chiết rễ Kim anh (125 và 500 mg/kg/ ngày) trước đó 7 ngày thì nồng độ ALT lại không tăng, ngoài ra số lượng tế bào đơn hạch của gan (MNC), nồng độ malondialdehyde (MDA) và nitric oxide đều giảm hạ. Hoạt tính này được giải thích là do tác dụng chống oxy-hóa của các polyphenols trong Rễ Kim Anh. (Bioscience Biotechnology Biochemistry Số 73-2009). - Hoạt tính bảo vệ tế bào chống lại các hư hại gây ra bởi các peptid loại amyloid beta : Nghiên cứu tại ĐH Korea, Seoul Nam Hàn ghi nhận nước trích từ Rễ Kim anh có khả năng kiểm soát, làm giảm bớt sự độc hại của peptid amyloid beta gây ra cho các tế bào PC 12 (pheochro mocytoma) nơi chuột, có thể do gây giảm các phản ứng oxy hóa do stress. Tác dụng này có thể áp dụng trong việc giúp ngứa bệnh Alzheimer's (The Journal of Protein Folding Disorders Số 1-2006). - Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, trong 'Cây có vị thuốc ở Việt Nam' tóm lược dược tinh của Kim anh như sau : 'giả quả chứa acid malic, citric, nhiều vitamin C, saponins; thu liễm, cầm máu, đắp vết thương ngăn chảy máu và cho mau lành ; chống Eerthell typhosa, Shirella dysenteria, Proteus vulgaris, E. coli.., trị ỉa, kiết ; trấn an ; trị xuất tinh sớm ; lợi tiểu ; trị viêm cuống phổi
  8. ; trị lòi dom, sa tử cung ; chống siêu vi khuẩn cúm ; hoa làm tóc đen trở lại ; lá trị kinh nguyệt nhiều, làm mau lành vết thương. Rễ điều hòa kinh nguyệt, làm hạ lipid/máu..' Kim Anh trong Dược học cổ truyền : Dược học cổ truyền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật và Korea dùng quả giả làm thuốc dưới tên Kim anh tử. Lá tươi và Rễ phơi khô cũng được dùng ngâm rượu để làm thuốc.(Nhật dược gọi vị thuốc là kinòshi ; Korea là kumaengja) Theo Dược học cổ truyền : Quả Kim Anh dùng làm dược liệu được thu hái khi vừa chín, loại bỏ gai và hạt rồi phơi hoặc sấy khô. Vị thuốc được xem là có vị ngọt/chua/chát ; tính bình, tác động vào các Kinh-Mạch thuộc Thận, Đại trường, Bàng quang với các tác dụng 'bổ tinh', 'thu liễm' và 'chỉ tả. Lá Kim Anh có vị đắng, tính bình có các tác dụng tiêu thủng và giải độc. Lá tươi được giã nát dùng đắp vết thương, trị mụn nhọt, phỏng.
  9. Rễ có vị chua/chát, tính bình với các tác dụng 'cố tinh', 'sáp trường'. Rễ thường được sao vàng, ngâm rượu dùng trị phong thấp, tê bại, ngoài ra cũng được sắc để uống trong các trường hợp di tinh, di niệu.. Tại Trung Hoa : Vị thuốc 'Kim Anh tử' (Jin-Ying-zi) được thu hoạch vào các tháng 9 và 10 từ quả chin của Rosa laevigata và có thể từ R. bella, R. davidii. Cây mọc rất nhiều tại các tỉnh Quảng đông, Tứ xuyên. Kim Anh tử có các hoạt tính : Ổn định Thận và cố tinh : dùng trị các chứng bần tinh, di niệu (đái són) và đới hạ (vaginal discharge) do Thận suy và Hạ tiêu bất ổn. Tác dụng thu liễm và kết bám của vị thuôc được dùng trong các chứng sa ruột, sa tử cung và cả xuất huyết tử cung. Chỉ tả : làm ngưng các chứng tiêu chảy kinh niên, kiết ly. Các sách thuốc cổ Trung dược có ghi một số thang thuốc dùng Kim anh tử phối hợp với các vị thuốc khác như :
  10. Kim anh tử cao (ghi chép trong Nghiệ m Phương) : Kim anh tử nấu chín và cô đặc thành cao dùng trị tiêu chày, lỵ, hoạt tinh, di tinh, tiểu nhiều. Uống mỗi ngày 15 ml. Thủy lục nhị Tiên đơn trong Sổ tay Lâm sàng Trung dược, gồm Kim anh tử và Khiếm thực, trọng lượng bằng nhau, tán bột. Uống mỗi lần 6-8 gram với nước cơm. Kim anh Cố tinh hoàn gồm các vị Hoàng bá, Khiếm thực (mổi vị 180 gram), Sơn dược, Nam Sa sâm (mỗi vị 120 gram) Cao Kim anh tử 84 g, Hạt sen, Tỏa dương, Mạch môn đông, Toan táo nhân, Liên tu, Tri mẫu, Long cốt, Mẫu lệ (mỗi vị 75g). Làm thành viên hoàn nhỏ 0.1g. Uống mỗi ngày 6 g. Dùng trị di, mộng tinh; ra mồ hôi đêm, ù tai, mỏi mệt. Danh y Lý thời Trân (đời Minh) có ghi lại một phương thức trị ù tai và bất lực sinh lý bằng cách phối hợp Thiên mao (Cucurligo ensifolia) với Kim anh tử, Rễ kim anh, mỗi vị 15 gram nhồi vào gà ác, hầm nhừ và ăn mỗi ngày. Tài liệu sử dụng : Chinese Herbal Medicine Materia Medica (Bensky & Gamble)
  11. Medicinal Plants of China (J. Duke & E. Ayensu) Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam ( Nhiều tác giả-Viện Dược liệu) Cây có vị thuốc ở Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ) Tiến sĩ Dược Khoa Trần Việt Hưng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2