Hoa NGUYỆT QUÝ
lượt xem 3
download
Hoa Nguyệt quý (Yue-ji- hua) hay Hoa Hồng Tàu, có nguồn gốc từ những vùng Quế châu, Hồ Bắc, Tứ Xuyên (Trung Hoa), là một loài hoa quan trọng trong đại gia đình hoa Hồng. Nguyệt quý được xem là loại hoa gốc để do biến chủng và lai tạo đã tạo ra rất nhiều giống hoa hồng khác có nhiều màu sắc, kích thước khác nhau, dùng trong công nghiệp cây cảnh, hương liệu..
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoa NGUYỆT QUÝ
- Hoa NGUYỆT QUÝ Hoa Nguyệt quý (Yue-ji- hua) hay Hoa Hồng Tàu, có nguồn gốc từ những vùng Quế châu, Hồ Bắc, Tứ Xuyên (Trung Hoa), là một loài hoa quan trọng trong đại gia đình hoa Hồng. Nguyệt quý được xem là loại hoa gốc để do biến chủng và lai tạo đã tạo ra rất nhiều giống hoa hồng khác có nhiều màu sắc, kích thước khác nhau, dùng trong công nghiệp cây cảnh, hương liệu.. Hương sắc của Hoa Nguyệt quý đã được các thi sĩ người Trung Hoa ca ngợi như : 'Tứ thời trường phóng thiển thâm hồng' (Hàn Khi) hoặc : 'Thiên hạ phong lưu thị thử hoa' (Tôn Tinh Diễn)
- (Xin chú ý để tránh nhầm lẫn tên gọi giữa Nguyệt quý và Nguyệt quế (Laurus nobilis họ thực vật Lauraceae), lá thường kết thành vòng để tặng thưởng người chiến thắng trong các cuộc tranh tài.. và Nguyệt qưới (Murraya glabra, họ thực vật Rutaceae), còn có tên là Chùm hôi, cơm nguội cho vị thuốc cửu lý hương). Tên khoa học và các tên khác: Rosa chinensis thuộc họ thực vật Rosaceae Tên Anh-Mỹ : Chinese tea rose, Monthly rose, Bengal rose; Pháp : Rosier de Chine; Ấn độ : Cheenia gulab, desi gulab Những tên Hán-Việt : Nguyệt quý, Trường xuân hoa, Nguyệt nguyệt hồng, Đấu tuyết hồng, Sấu khách.. Đặc điểm thực vật : Cây Nguyệt quý thuộc loại bụi có thể cao đến 2m, thân thẳng hay phân nhành nhiều, nhánh không lông nhưng có nhiều gai cong. Lá kép hình lông chim có 3-7 lá phụ, phiến lá không lông, hai mặt nhám, nhăn, có răng ở mép. Lá có kích thước dài 3-6 cm, ngang 1-3 cm. Hoa có thể, tuy ít khi, mọc đơn độc nhưng thành cụm ít hoa (thường 3-5 hoa) trên một cuống chung dài.
- Hoa lớn, đường kính 4-5 cm, có cánh đài hợp thành chén ở gốc. Cánh tràng mềm, xếp thành 1 hay nhiều vòng, màu sắc thay đổi từ trắng, hồng đến đỏ. Hoa có mùi thơm dịu, nhẹ. Quả hình trái soan, đường kính có thể lớn đến 2cm, màu đỏ Nguyệt quý được gây trồng bằng chiết cành, giâm cành. Cành mọc rễ rất nhanh và đâm nhiều chồi mới. Các nhà vườn trồng hoa đã tạo ra rất nhiều dạng cây để cho hoa đủ màu như trắng, vàng, xanh và cả đỏ tím xậm.. Có thể tạm phân loại Nguyệt quý thành 2 nhóm (chủng) chính : Chủng 'nguyên thủy' : thanh đổi do biến chủng (mutations) Nhóm này có vài loại đáng chú ý như : Rosa chinensis var. semperflorens = Crimson chinese rose Rosier du Bengale rouge. Hoa đơn độc, màu đỏ xậm, có mùi thơm, nở vào các tháng 6- 8. R. chinensis var. longifolia . Hoa màu hồng đỏ. R. chinensis var. minima = Fairy rose. Cây nhỏ, lùn, hoa nhỏ đơn hay kép màu hồng. Cây được nhiệt đới hóa, trồng tại các Tỉnh Nam Viêt Nam, có nơi gọi là hoa Tỉ muội.
- R. chinensis var. viridiflora = Green rose. Hoa màu xanh, nở quanh năm R. chinensis var. manetti. Hoa màu tím xậm. Chủng lai tạo (hybrids) Nhóm này có nhiều loại đặc biệt như : Rosa odorata do lai tạo giữa R. chinensis và R.gigantea (nhiều khi được xếp chung vào R. chinensis. Những cây hoa hồng nổi tiếng thuộc nhóm này như Old Blush (Bengale Rose), Hume's Blush, Park's Yellow.. Fortune's Double Yellow.. Từ Rosa odorata, các nhà trồng hoa tiếp tục cho lai tạo để tạo ra nhiều chủng trồng mới : - Lai tạo giữa Old Blush và Rosa moschata để cho các loại hồng Rosier Noisettes. - Lai tạo giữa Rosa chinensis x Rosa gallica và Rosa damas cena semperflorens cho các loại Rose of Bourbon. Lai tạo tiếp tục giữa Rosa odorata và các Bourbon Rose hoặc Rosier Noisettes làm thành nhóm Tea rose (Rosiers Thé) hoa có thoảng mùi trà..
- Thành phần hóa học : Thành phần hóa học của Nguyệt Quý được xem là tương tự như của Mai quế (xin xem bài Mai quế (Rosa rugosa). Cả 2 cây đều được ghi trong Dược điển của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa. Một số nghiên cứu khoa học ghi nhận : Trong Hoa Nguyệt quý có đến 36 hợp chất loại phenolic trong đó gồm các tannins thủy phân được, flavonols, anthocyanins, phần chính bao gồm các gallotannins (mono-, di-, hoặc trigalloyl glucopyranosides) ellagitannins, quercetin, quercetin/kaempferol mono- và diglycosides, cyanidin/pe larginidin diglycosides. Hoạt tính sinh học của Nguyệt quý có thể do ở hàm lượng cao của các flavonol và tannins (Journal of Agricultural and Food Chemistry Số 28- 2005). Mùi hương 'thoảng mùi trà' cùa các cây hoa hồng lai tạo là do hợp chất phenolic methyl ether 3,5-dimethoxytoluene (Proceedings of the National Academy of Sciences of the USA Số 15-2008)
- Tỷ lệ tinh dầu trong Hoa : Từ 0.013 đến 0.15 % trong đó phần lớn là l- citronellol (23%), geraniol (12%), phenethyl alcohols (16%), stearoptenes ((22%). Nguyệt quý trong Dược học cổ truyền : Trung Hoa : Dược học cổ truyền dân gian Trung Hoa d ùng nhiều bộ phận khác nhau của cây để làm thuốc. Lá, quả và rễ được sắc chung để trị thấp khớp, mụn nhọt, ho, ói ra máu. Quả nghiền nát đắp vết thương, lở loét. Nụ hoa trị kinh kỳ không đều, giúp máu huyết lưu thông, đau bao tử. Nguyệt quế hoa (yue-ji-hua), còn có tên là Nguyệt nguyệt hồng (yue- yue-hong). Nhật dược : gekkika. Triều tiên : wolgyehwa. Dược liệu là Hoa và quả thu hái trong các tháng 6 và 7, vào những ngày trời nhiều mây. Nên chọn những nụ hoa vừa hé nở, có mùi thơm, màu đỏ-tím. Vị thuốc được xem là có vị ngọt, tính ấm, tác động vào Kinh-Mạch thuộc Can. Nguyệt quế có các tác dụng:
- Hoạt huyết và điều kinh trong các chứng 'huyết ứ' gây các triệu chứng như kinh nguyệt ít, không có kinh, đau tức ngực, đau căng vùng thượng vị. Thường dùng chung với đường phèn, hay với Đương quy và Đan sâm để trị các bệnh về kinh nguyệt. Giảm sưng phù : dùng làm vị thuốc phụ để trị sưng hạch cổ, sưng bìu, phối hợp với Bái mẫu và Mẫu lệ. Theo Đông Y, không nên dùng khi có thai. Nên thận trọng khi suy Tì và Vị, dùng quá liều (trên 3-6 gram), có thể gây tiêu chảy. Việt Nam : Dược học cổ truyền Việt Nam hay Nam dược dùng hoa Hồng tàu để trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, nhọt đinh, viêm mủ ngoài da, bệnh bạch hầu, lao cổ. Lượng thường dùng từ 2-10 gram hãm uống như nước trà hay tán thành bột uống. Bột cánh hoa Hồng tàu dùng để cầm máu, chữa băng huyết, tiêu chảy. Rễ sắc lây nước uống trị trật đả, chấn thương. Lá và hoa tươi giả nát đắp vết thương. Một phương thức dân gian khá hiệu nghiệm để trị bệnh nấm lở kẽ chân là ngâm chân mỗi ngày trong nước ấm có ngâm thêm một bông hoa hồng đỏ (Hoạt tính trị liệu này đã được xác định là do gallic acid trong hoa.
- Acid gallic có khả năng diệt được 17 loại nấm ký sinh ở nồng độ 3 %. (Experentia Số 15-1977) Ấn độ : Tại Ấn độ : Cánh hoa được dùng làm nguồn dược liệu chế tạo 'nước hoa hồng' dùng làm thuốc bổ và thuốc nhuận trường. Quả dùng trị vết thương, trật đả.. Món ăn từ Hoa Nguyệt quý : Chủng trồng (Cultivars) Cécille Brunner, có sức đề kháng cao, mọc đến 1.2 m, cho hoa có mùi thơm đặc biệt thoảng trong không khí. Cây được xếp vào một trong những chủng hoa 'ăn ngon nhất'. Một nhà hàng tại California đã dùng để tăng vị cho mật ong, mứt và kem.. Việt Nam có món Chè Hoa Nguyệt quý nấu 15 gram cánh hoa với đường vàng và nước vừa đủ, đun nhỏ lửa trong 10-15 phút, lược bỏ bã. Chè được xem là mát gan, hành khí, hoạt huyết và thông kinh lạc, nên dùng khi đờm ứ tắc. tức ngực, buồn nôn. Tài liệu sử dụng : Medicinal Plants of China (J. Duke & E. Ayensu)
- Plants for A Future : Rosa chinensis Flora of China (FOC Vol.9 Page 368) Chinese Herbal Medicine Materia Medica (D. Bensky) Tiến sĩ Dược Khoa Trần Việt Hưng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh răng miệng ở người cao tuổi
3 p | 164 | 14
-
CÔNG DỤNG HOA NGUYỆT QUÝ
8 p | 74 | 7
-
Bài thuốc chữa phụ nữ hiếm muộn, vô sinh
8 p | 85 | 6
-
Bài thuốc chữa bệnh từ hoa đào
4 p | 71 | 4
-
TỬ HOA ĐỊA ĐINH
3 p | 120 | 3
-
Đặc điểm cơ thể người mẹ ở những tháng cuối thai kỳ (6-9 tháng)
5 p | 92 | 3
-
Những thăm khám cần thiết 3 tháng đầu thai kỳ
4 p | 96 | 3
-
Bài giảng Trang thiết bị và vệ sinh an toàn trong nhà bếp - ThS. Trịnh Ánh Nguyệt
47 p | 67 | 3
-
Cây đỗ quyên và các bài thuốc hay
4 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn