intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỌA SĨ NỔI DANH

Chia sẻ: Linh Trang Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

116
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đầu tháng 3 năm 2009, Họa Sĩ Vũ Thái Hòa (Troyes, France) trong Ban Biên Tập của Cỏ Thơm cho biết là anh sẽ bắt đầu một loạt chương trình giới thiệu các họa sĩ quốc tế qua hình thức phóng ảnh slideshow. Trong phóng ảnh, anh sẽ giới thiệu một chút về tiểu sử họa sĩ và những tranh nổi tiếng. Đây là một việc làm rất đáng quý của anh Vũ Thái Hòa không ngoài mục đích để phổ biến các tác phẩm nghệ thuật quốc tế đến độc giả khắp nơi. Series đã bắt đầu với những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỌA SĨ NỔI DANH

  1. HỌA SĨ NỔI DANH VINCENT VAN GOGH - HỘI HỌA QUỐC TẾ - Biên Soạn: Vũ Thái Hòa Đầu tháng 3 năm 2009, Họa Sĩ Vũ Thái Hòa (Troyes, France) trong Ban Biên Tập của Cỏ Thơm cho biết là anh sẽ bắt đầu một loạt chương trình giới thiệu các họa sĩ quốc tế qua hình thức phóng ảnh slideshow. Trong phóng ảnh, anh sẽ giới thiệu một chút về tiểu sử họa sĩ và những tranh nổi tiếng. Đây là một việc làm rất đáng quý của anh Vũ Thái Hòa không ngoài mục đích để phổ biến các tác phẩm nghệ thuật quốc tế đến độc giả khắp nơi. Series đã bắt đầu với những tác phẩm của Danh Họa Picasso, người Tây Ban Nha, và hôm nay mời quý vị thưởng thức tiếp các tác phẩm của Danh Họa Vincent van Gogh, người Hòa Lan, trường phái Ấn Tượng (Impressionism) Để tải xuống phóng ảnh, mời quý vị bấm vào: 1
  2. VINCENT van GOGH- 1 , VINCENT van GOGH-2 , VINCENT van GOGH-3 Phan Anh Dũng (Richmond, Virginia - 16 tháng 4, 2009) VINCENT VAN GOGH ( 1853-1890 ) Chân Dung Tự Họa ( 1888 ) 2
  3. Mùa Xuân Câu Cá Bên Cầu Clichy (1887) 3
  4. Hoa Iris Vùng Saint Rémis (1889) Một Con Đường ở Auvers Sau Cơn Mưa (1890) Hiên Quán Cà Phê Buổi Tối (1888) 4
  5. Đêm Đầy Sao Ở Saint Rémis (1889 Bấm vào tên người trình bày để nghe bản nhạc Vincent (Starry, Starry Night) Tiếng hát: Don McLean (tác giả bản nhạc) Tiếng hát: Julio Iglesias Starry starry night, paint your palette blue and grey Look out on a summer’s day with eyes that know the darkness in my soul Shadows on the hills, sketch the trees and the daffodils Catch the breeze and the winter chills, in colors on the snowy linen land Now I understand what you tried to say to me How you suffered for your sanity How you tried to set them free They would not listen they did not know how, perhaps they’ll listen now Starry starry night, flaming flowers that brightly blaze Swirling clouds in violet haze reflect in Vincent’s eyes of china blue Colors changing hue, morning fields of amber grain Weathered faces lined in pain are soothed beneath the artist’s loving hand For they could not love you, but still your love was true And when no hope was left in sight, on that starry starry night You took your life as lovers often do, But I could have told you, Vincent, 5
  6. This world was never meant for one as beautiful as you Starry, starry night, portraits hung in empty halls Frameless heads on nameless walls with eyes that watch the world and can’t forget. Like the stranger that you’ve met, the ragged man in ragged clothes The silver thorn of bloody rose, lie crushed and broken on the virgin snow Now I think I know what you tried to say to me How you suffered for you sanity How you tried to set them free They would not listen they’re not listening still Perhaps they never will. PICASSO - HỘI HỌA QUỐC TẾ - Biên soạn: Vũ Thái Hòa Tuần trước, Họa Sĩ Vũ Thái Hòa (Troyes, France) trong Ban Biên Tập của Cỏ Thơm cho biết là anh sẽ bắt đầu một loạt chương trình giới thiệu các họa sĩ quốc tế qua hình thức phóng ảnh slideshow. Trong phóng ảnh, anh sẽ giới thiệu một chút về tiểu sử họa sĩ và những tranh nổi 6
  7. tiếng. Đây là một việc làm rất đáng quý của anh Vũ Thái Hòa không ngoài mục đích để phổ biến các tác phẩm nghệ thuật quốc tế đến độc giả khắp nơi. Cám ơn anh đã cho tôi hân hạnh đóng góp nhỏ qua phần chuyển ngữ. Để bắt đầu series, mời quý vị thưởng thức tác phẩm của Danh Họa Picasso, cha đẻ của trường phái Lập Thể (Cubism). Mời quý vị bấm vào: Họa Sĩ PICASSO 1 hay Họa Sĩ PICASSO 2 để tải xuống phóng ảnh. Sau đó bấm F5 để hình và nhạc chạy tự động. Phan Anh Dũng (Richmond, Virginia - 8 tháng 3, 2009) (1881-1972) Chân Dung Picasso - tự họa (1907) 7
  8. Thiếu Nữ ở Avignon (1907) Chân Dung Marie-Therese Walter (1937) 8
  9. Tình Nhân (1923) Cái Chết Của Một Người Đấu Bò (1933) 9
  10. TÌNH TỰ DÂN TỘC TRONG TRANH CỦA THÁI TUẤN - Biên soạn: Phan Anh Dũng 10
  11. Tang lễ cố hoạ sĩ Thái Tuấn chắc chắn sẽ có rất nhiều “anh em cũ” đến tiễn đưa “lão làng” về nơi an nghỉ cuối cùng. Nguyễn Nghiệp Nhượng nói với tôi như thế trước khi tôi từ Lộc Ninh về Sài Gòn .Tôi hiểu “anh em cũ” có nghĩa là những anh em hoạt động trong lãnh vực văn học nghệ thuật trước năm 1975 ở miền Nam, chứ chẳng riêng gì ở Sài Gòn. Hoạ sĩ Thái Tuấn đã trở thành một trong số vài nghệ sĩ nhiều tuổi nhất còn sống ở thành phố này. Ông trở thành “cây đại thụ”, cũng như những hàng cây cổ thụ mà từ khi những người Bắc di cư vào Nam năm1954, đã nhìn thấy trên những con đường đẹp nhất “đô thành” thời bấy giờ. Xin đọc tiếp bài của Văn Quang: Những người “anh em cũ” trong tang lễ cố Họa Sĩ Thái Tuấn Vào những ngày cuối năm, có hai tin vui về hội hoạ. Một ông ở bên Tây về Việt Nam triển lãm. Còn một ông ở Việt Nam lại đi Mỹ triển lãm. Ông thứ nhất chính là lão hoạ sĩ Thái Tuấn, năm nay 88 tuổi rồi, ông đã di chuyển sang Paris từ sau năm 1975. Giữa năm nay, ông lừng lững trở về Việt Nam, và như tôi đã có dịp tường trình với bạn đọc trong một số trước, ông “quyết tâm” sáng tác để có thể ra mắt những tác phẩm mới nhất vào dịp cuối năm này. Ông đã đạt được ước mong đó. Triển lãm Thái Tuấn được mang tên “Về Nguồn”, từ ngày 9 đến 21 tháng 12 -2006, tại Phòng tranh Tự Do đường Hồ Tùng Mậu Sài Gòn. Xin đọc tiếp bài của Nhà Văn Văn Quang: Triển Lãm Tranh Thái Tuấn Thái Tuấn tên thật là Nguyễn Xuân Công, sinh ngày 11-9-1918 tại phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, Hà Nội – trong một gia đình công chức khá giả – đồng tuế và đồng môn với họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm. Anh có vào học trường Mỹ Nghệ Gia Định, và theo lớp dự bị tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội, cùng khóa với Phan Tại, Đặng thế Phong, khoảng 1938-1940, rồi bỏ dở. Thời chiến tranh chống Pháp, Thái Tuấn về sống ở quê ngoại Thanh Hóa, vẽ tranh cổ động, quảng cáo và quan hệ với nhiều nhà văn kháng chiến như Thanh Châu, Quang Dũng, Hồ Dzếnh, Nguyễn Tuân. Sau hiệp định Genève 1954, anh di cư thẳng từ Thanh Hóa vào Sài Gòn, sống vào nghề vẽ quảng cáo và trang trí. Mãi đến khoảng 1956-1957 anh mới thật sự vẽ tranh sơn dầu nghệ thuật và dùng bút danh Thái Tuấn. Cùng với các họa sĩ di cư khác : Ngọc Dũng, Duy Thanh, Tạ Tỵ, Thái Tuấn đã góp phần xây dựng nền hội họa hiện đại tại Sài Gòn, được xem như có tham vọng làm thủ đô một nền văn hóa mới. Bốn họa sĩ nói trên đều là nhà văn, nhà thơ ; riêng Thái Tuấn thường viết lý luận về hội họa và mỹ thuật trên các báo Sáng Tạo, Bách Khoa, và Văn, thịnh hành lúc đó ; bài viết của anh ít tính cách kỹ thuật và chuyên môn, nên nhẹ nhàng, cởi mở và phổ quát, giúp nhiều độc giả làm quen với hội họa, là một ngành nghệ thuật mới đối với đại chúng. Những bài viết kết hợp với tác phẩm hội họa đẹp và dễ hiểu, tạo cho Thái Tuấn một uy tín : anh tham gia hội đồng giám khảo ở nhiều giải thưởng và phòng tranh. Những cuộc triển lãm cá nhân 1958, 1970, 1973 được dư luận đánh giá cao – về nghệ thuật và thương mãi. Thái Tuấn đến với sơn dầu ở tuổi bốn mươi, nên tranh anh ít sắc cạnh, khai phá, mà giàu chất hoài niệm và tính văn học, tạo không gian thoáng rộng, u hoài, thi vị. Đề tài, ưu tiên là phụ nữ trong nhan sắc, dáng dấp, cử chỉ, y phục thuần túy Việt Nam trên nền màu sắc dịu nhẹ, dung dị mà tế nhị. Nhan sắc ở đây chủ yếu không phải chỉ là nữ sắc mà là một thoáng đẹp giữa trần gian. Thái Tuấn vẽ nét đẹp của phụ nữ hơn là phụ nữ đẹp, người đàn bà hóa thân làm vẻ đẹp trong tranh, diễm ảo mà hư ảo, một thoáng hồng nhan, như một lời thơ. Họa sĩ Đinh Cường, tâm giao và thâm giao với anh từ non nửa thế kỷ, đã có lần nhận xét Thái Tuấn biến bức tranh 11
  12. thành một cấu trúc tiềm ẩn (1). Anh chỉ vẽ tiếng hát chứ không vẽ người mẫu, mà vẫn nhìn ra (ca sĩ) ; anh thường tâm sự : vẽ người mà không vẽ người. Vẽ như không vẽ mới đã... Vẽ phụ nữ, Thái Tuấn quan tâm đến mái tóc, đôi khi mái tóc vận hành cấu trúc bức tranh, như bức Cội Nguồn, 1970 ; nhưng mái tóc trong tranh còn là một trời thu tạnh mơ say hương nồng. Anh có bức chân dung thiếu nữ, 1964, đặt tên bằng tiếng Pháp « Tes Yeux » (Mắt Em) , nhắc câu thơ mắt em là một dòng sông ; 1974 bức Bông Hồng Bạch, là hồn của bông hường trong hơi phiêu bạt, như một lẵng hoa vắng cả bông hoa / un bouquet absent de fleurs, theo một ý của Mallarmé. Đến với hội họa ở tuổi bốn mươi, trải qua nhiều kinh nghiệm văn chương, Thái Tuấn để lại nhiều họa phẩm phảng phất chất văn học – có khi là một bài hát, như Dư Âm, hay Dòng sông cũ (vẫn xuôi niềm thương… ) Tiếng Pháp gọi họa sĩ làartiste-peintre ; ở Thái Tuấn, chất artiste nhiều hơn chất peintre, anh là nghệ sĩ hơn là họa nhân, anh là thi sĩ vẽ tranh, gọi anh là họa sĩ - thi nhân, như một Vương Duy thời Đường, có lẽ đúng. Trong mỗi họa sĩ, có một nghệ sĩ và một nghệ nhân : nghệ nhân lấy bức tranh làm đối tượng, nghệ sĩ lấy Cái Đẹp làm cứu cánh. Mà chữ Đẹp viết hoa là cõi Vô Cùng. Từ đó mỗi bức tranh Thái Tuấn dù đã hoàn tất và toàn bích, vẫn còn, vẫn là nỗi chờ mong – thiếu vắng. Đó là cách đọc những khoảng mông mênh trong tranh Thái Tuấn, những trời thu xanh ngắt, quạnh vắng chiều sông, nắng chia nửa bãi, để mộng tàn lây, nhớ nhà châm điếu thuốc… một không gian tư lự, u hoài và mơ ước trong mùa xuân chưa đi, mùa thu chưa đến. Đời Thái Tuấn là một bức tranh duy nhất và dở dang. Vẽ hoài mãi vẫn chưa xong một vạt trăng tơ, một tà nắng lụa. Giới phê bình thường nhận xét : tranh hiện đại, tây phương của Thái Tuấn vẫn giàu chất Á Đông và dân tộc. Thật ra anh không mấy chủ tâm vào truyền thống, trường phái hay dân tộc tính, thậm chí trong thời kỳ sáng tác dồi dào nhất, những năm 1960-1970, anh còn hờ hững với dân tộc, định hình trong biên giới và lịch sử. Sau này, 1984, ra nước ngoài, ở tuổi xế chiều, anh mới hoài vọng về cảnh nông thôn và nông dân Bắc Bộ hồi đầu thế kỷ trước. Và đề tài quê hương mới rõ nét như một ám ảnh. Ngày nay nhiều người đòi hỏi bản sắc dân tộc trong nghệ thuật, với những luận điệu có khi thô sơ. Để lý luận được khách quan, ta thử đối chiếu với một đề tài tương tợ : nghệ thuật và tôn giáo. Nhà văn công giáo thuần thành Jacques Maritain trong sách Nghệ Thuật và Kinh Viện đã nhắc nhở các nghệ sĩ, đại khái : nếu anh dùng nghệ thuật để phụng vụ đức tin, hay dùng tín ngưỡng để phục vụ nghệ thuật, thì hoặc là anh làm hỏng tranh, hoặc là anh làm rối đạo. Chuyển lý luận ấy sang chuyện dân tộc, cũng vậy thôi. Maritain càng nói rõ : trên lý thuyết nghệ thuật là siêu thời gian và siêu không gian, supra tempus, supra locum.(2) Nhưng trong thực tế, nghệ thuật do đề tài và cội rễ, thuộc một thời đại và một xứ sở. Những tác phẩm toàn cầu nhất, nhân đạo nhất đều mang rõ rệt dấu ấn của tổ quốc. Về Thái Tuấn, Đinh Cường còn lưu ý: anh là người ngoan đạo nhưng không thấy anh đi nhà thờ. Màu sắc dân tộc e cũng cùng một cội nguồn, là những tình cảm đã nhập vào anh, ẩn sâu trong tiềm thức. Khi vẽ tự động ra. Do đó mà Thái Tuấn vẽ cái gì rồi nó cũng ra dân tộc; vì suốt đời anh chỉ vẽ thuần một giấc mơ. Con người làm chủ, kiểm soát, điều khiển được tư tưởng, thậm chí tình cảm, nhưng không ai làm chủ được giấc mơ. Giấc mơ là cái gì không thể chia chác, và cũng không thể tái lập. Nhưng dường như các nghệ sĩ có khả năng sống lại, và làm sống lại trong một bức tranh. Nếu ai cho tôi một từ, chỉ một từ thôi trong tiếng Việt để mô tả tranh Thái Tuấn, tôi sẽ xin chữ « thơ mộng », thơ của tuổi thơ và mộng làm bươm bướm. Nếu là tiếng hán việt, tôi sẽ dùng chữ « hoài vọng » ; hoài những bến xuân xưa và vọng về Miền Đẹp bồng đảo xa khơi. 12
  13. Tranh Thái Tuấn là miền, là niềm an tịnh vô biên. Mỗi bức tranh Thái Tuấn là một tâm cảnh dạt dào tâm cảm, một thời khắc im lặng dặt dìu âm hưởng. Nhưng hôm nay, chiều nay, giờ này , niềm lặng im bổng òa vỡ thành tiếng khóc Đặng Tiến Orléans, 20/10/2005, viết lại 26-9-2007 Ghi chú: (1) Đinh Cường, Thái Tuấn Cội Nguồn, báo Ngày Nay (Mỹ) số 354, ngày 01/11/1996. (2)Jacques Maritain, Art et Scholastique, báo Les Lettres, tháng 9-10, 1919, in lại 1935, trang 115 va 130, nxb Louis Rougart, Paris Thư tịch: Thái Tuấn, Câu Chuyện Hội Họa, nxb Cảo Thơm, 1967, Sài Gòn. Thái Tuấn, Tuyển Tập Tranh và tiểu luận, nxb Vaala, 1996, California. (Có phụ lục phần phê bình, giới thiệu của nhiều tác giả khác). Thái Tuấn, Nguồn Mỹ Cảm, tạp chí Văn, số 93, 1967, Sài Gòn. Thái Tuấn, trả lời phỏng vấn Huỳnh Hữu Ủy, tạp chí Văn, số 199, 1972, Sài Gòn. Huỳnh Hữu Ủy, Bóng dáng Thái Tuấn giữa nền nghệ thuật hiện đại, tạp chí Thế Kỷ 21, số Xuân Bính Tý, 1996, California. Phan thị Đỗ Quyên : Xem tuyển tập tranh và tiểu luận Thái Tuấn, tạp chí Thế Kỷ 21, số 91, tháng 11/1996, California. 13
  14. 14
  15. 15
  16. Thiếu Nữ 1993 Thiếu Nữ 1995 16
  17. Orleans 1996 17
  18. Tự Họa 1994 Ghi chú: Cám ơn bộ tranh Thái Tuấn của chị Nguyễn Thị Ngọc Dung và những bài viết của anh Văn Quang. HÍ HỌA VỚI CHIỀU SÂU CỦA CHÓE NGUYỄN HẢI CHÍ - Biên soạn: Phan Anh Dũng 18
  19. CHÓE NGUYỄN HẢI CHÍ 19
  20. " ... Tôi không còn nhớ lần đầu gặp Chóe như thế nào và do ai giới thiệu, ngoài các chi tiết là anh đến tòa soạn tuần báo Đời vào lúc tôi vừa từ giã bộ quân phục rời quân trường trở về với những công việc đang dở dang khoảng mùa hè năm 1971 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2