intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạch định đánh giá công nghệ

Chia sẻ: Tran Anh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:23

90
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở cấp độ quốc gia, khả năng để cạnh tranh là mức độ mà một quốc gia, trong điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hóa và cung cấp các dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế, trong khi đồng thời duy trì và nâng cao thu nhập thực tế của người dân trong nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạch định đánh giá công nghệ

  1. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ I/ Khái niệm về hoạch định chiến lược công nghệ: 1/ Quản lý công nghệ và cạnh tranh toàn cầu: a/ Khái niệm về cạnh tranh:  Cạnh tranh là quá trình một thực thể (cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp, quốc gia, …) phấn đấu để vượt qua một thực thể khác trong một hoạt động nào đó.  Để có thể cạnh tranh một tổ chức cần có: 1. Các khả năng, 2. Khát vọng chiến thắng, 3. Sự cam kết và kiên trì theo đuổi mục tiêu, 4. Sự sẵn có các nguồn lực nhất định. 1
  2. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ b/ Cạnh tranh ở cấp quốc gia: 1. Ở cấp độ quốc gia, khả năng để cạnh tranh là mức độ mà một quốc gia, trong điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hóa và cung cấp các dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế, trong khi đồng thời duy trì và nâng cao thu nhập thực tế của người dân trong nước.
  3. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ 2. Tính cạnh tranh của quốc gia thể hiện ở mức sống của người dân nước đó. 3. Sức cạnh tranh của quốc gia là sự hợp nhất sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và các cá nhân. 4. Những sự thay đổi trong môi trường kinh tế thế giới khiến lợi thế cạnh tranh đang chuyển sang phụ thuộc ngày càng lớn vào tài năng của con người và kỹ năng quản lý công nghệ.
  4. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ c/ Cạnh tranh ở cấp độ Doanh nghiệp: 1. Tính cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc phần lớn vào sức cạnh tranh của các Doanh nghiệp trong quốc gia. 2. Một doanh nghiệp chấp nhận cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất hoặc cung cấp một cách đúng lúc, hiệu quả một sản phẩm hay một dịch vụ đáp ứng được thử thách của thị trường và nhu cầu của khách hàng hơn các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh.
  5. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ 3. Để duy trì lợi thế cạch tranh, doanh nghiệp phải đứng trên các đối thủ cạnh tranh của nó. 4. Ngày nay, các đối thủ cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể hoạt động trong địa phương, trong cùng khu vực, cùng quốc gia hay ở thị trường thế giới. 5. Sự cạnh tranh của doanh nghiệp chỉ có thể thành công khi doanh nghiệp thiết lập được một chiến lược cạnh tranh thích hợp, thực hiện nó và theo đó đánh giá kết quả và tiến hành các hiệu chỉnh cần thiết.
  6. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ  Để cạnh tranh, doanh nghiệp cần có 8 khả năng sau (lưu ý): 1. Xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp, trong đó giá trị của công nghệ như là một vũ khí cạnh tranh được hoàn toàn thừa nhận. 2. Hiểu rõ tính động của đổi mới công nghệ. 3. Giám sát và dự báo các sự thay đổi của công nghệ trong ngành. 4. Thiết lập và duy trì một phương pháp hiệu quả để đo lường tác động của các công nghệ mới đối với lĩnh vực của mình.
  7. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ  Để cạnh tranh, doanh nghiệp cần có 8 khả năng sau (tiếp theo): 5. Tạo điều kiện để các công nghệ mới hoạt động thuận lợi và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để chuyển đổi từ công nghệ này sang công nghệ khác. 6. Tuyển dụng, huấn luyện và thuê người thích hợp để sử dụng công nghệ mới. 7. Xây dựng cơ cấu tổ chức cho phép thực hiện thay đổi công nghệ năng suất và hiệu quả. 8. Xây dựng hệ thống đánh giá, khen thưởng người quản lý và nhân viên thích hợp.
  8. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ d/ Ảnh hưởng của công nghệ đến sức cạnh tranh của Doanh nghiệp (lưu ý): 1. Ba hệ thống tạo nên chiến lược cạnh tranh của một quốc gia: 1.1. Hệ thống Kinh tế và Tài chính, 1.2. Hệ thống Công nghệ, 1.3. Hệ thống Thương mại  Trong đó hệ thống Công nghệ là kênh chuyển kiến thức vào sản xuất.
  9. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ 2. Cạnh tranh bằng công nghệ tạo khả năng có được sự tăng trưởng bền vững.  Các chiến lược để có được lợi nhuận và tăng trưởng thường được thực hiện một cách hiệu quả nhờ sử dụng các công nghệ tiên tiến và nhờ năng lực công nghệ cao của doanh nghiệp. 3. Doanh nghiệp muốn thành công trong cạnh tranh phải sử dụng công nghệ như là công cụ chính để cạnh tranh.  Doanh nghiệp phải hiểu rõ ảnh hưởng của Công nghệ đến lợi thế cạnh tranh.
  10. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ 4. Doanh nghiệp có thể giành lợi thế cạnh tranh nhờ lợi thế chi phí sản xuất thấp hay nhờ sản phẩm đặc biệt:  Trong chiến lược lợi thế chi phí thấp: doanh nghiệp cố gắng để trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp trong ngành.  Trong chiến lược sản phẩm đặc biệt: doanh nghiệp cố gắng sản xuất sản phẩm duy nhất theo những chỉ tiêu nhất định được khách hàng thừa nhận.  Để thực hiện các chiến lược này, doanh nghiệp phải chú ý đến: 1. Chuỗi các hoạt động tạo giá trị của doanh nghiệp nhờ Công nghệ. 2. Các áp lực cạnh tranh xác định sự cạnh tranh của ngành.
  11. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ  Các hoạt động chính sản sinh giá trị gia tăng của Doanh nghiệp: Các yyếutố đầu vào(Inputs) Các ếu tố đầu vào(Inputs) (nguyên vvậtliliệu,máy móc, nhân công, nhà xxưởng…) (nguyên ật ệu, máy móc, nhân công, nhà ưởng…) Quá trình vvậnhành ––ssảnxuất(Transforms) Quá trình ận hành ản xuất(Transforms) (máy móc, vvậnhành, lắppráp,…) (máy móc, ận hành, lắ ráp,…) Sử dụng Công nghệ Các ssảnphẩm đầu ra(Outputs) Các ản phẩm đầu ra(Outputs) (thành phẩm, hàng hóa, ddch vvụ,…) (thành phẩm, hàng hóa, ị ịch ụ,…) Tiếp thị ịvà Bán hàng Tiếp th và Bán hàng (quảng cáo, khuyếnnmãi, ssứcbán, đđnh giá,…) (quảng cáo, khuyế mãi, ức bán, ị ịnh giá,…) Dịch vvụhậu mãi Dịch ụ hậu mãi (hướng ddẫn,bbảohành, phụ tùng, …) (hướng ẫn, ảo hành, phụ tùng, …)
  12. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ 5. Công nghệ trong Doanh nghiệp có thể chia thành ba lớp: 1. Lớp trung tâm: là các công nghệ đặc thù (Distinctive technologies):  chỉ riêng doanh nghiệp có, nó mang bí quyết của doanh nghiệp và do đó tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 2. Lớp giữa: là các công nghệ cơ bản (Basic technologies):  là các công nghệ tương tự của các doanh nghiệp trong cùng ngành kinh doanh, nó đảm bảo cho doanh nghiệp đứng trong ngành, nhưng không tạo ra sự khác biệt với các đối thủ. 3. Lớp ngoài cùng: là các công nghệ bên ngoài (External technologies):  có thể mua dễ dàng trên thị trường, nó cần thiết nhưng ít ảnh hưởng đến vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp(vd: sx linh kiện,…).
  13. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ 5. Năm sức ép cạnh tranh xác định sự cạnh tranh của Ngành: Sự tham gia ccủađối i Sự tham gia ủa đố thủ ccạnhtranh mới i thủ ạnh tranh mớ Quyền thương lượng Quyền thương lượng Sự ccạnhtranh ccủa Sự ạnh tranh ủa Quyền mặccccả Quyền mặ ả ccủacác Nhà cung ứng ủa các Nhà cung ứng các đố thủ hiện tạ các đối ithủ hiện tại i ccủangười imua ủa ngườ mua Sự đe dọaaccủassảnphẩm Sự đe dọ ủa ản phẩm hay dịch vvụthay thế hay dịch ụ thay thế
  14. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ 2/ Chiến lược công nghệ của doanh nghiệp: a/ Sứ mệnh và tầm nhìn của Doanh nghiệp:  Mục tiêu của chiến lược công nghệ: là giành được ưu thế công nghệ bền vững để có lợi thế cạnh tranh.  Mục têu của chiến lược kinh doanh: là giành lợi thế kinh tế với đối thủ cạnh tranh.  Tầm nhìn (Vision): là tuyên bố của Doanh nghiệp về vị trí, vị thế trong tương lai.  Tầm nhìn có thể được thể hiện bằng các khẩu hiệu – slogan. Ví dụ: Microsoft “Thông tin ở dưới các ngón tay của bạn”  Sứ mệnh (Mission): mô tả mục đích, khách hàng, sản phẩm, dịch vụ, thị trường, triết lý kinh doanh và công nghệ cơ bản của doanh nghiệp.  là cơ sở để thiết lập các mục tiêu, kế hoạch, các ưu tiên công việc. Ví dụ: “Công ty cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng với giá cả hợp lý và độ tin cậy cao”.
  15. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ b/ Chiến lược công nghệ của Doanh nghiệp (lưu ý):  Chiến lược công nghệ của Doanh nghiệp được hình thành qua 5 bước sau: 1. Rà soát môi trường bên ngoài, 2. Rà soát môi trường bên trong, 3. Hình thành chiến lược, 4. Thực hiện chiến lược, 5. Đánh giá và kiểm tra.
  16. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ 1. Rà soát môi trường bên ngoài:  Nhận biết các công nghệ liên quan tiềm năng trong các ngành khác hoặc đang trong giai đoạn ấp ủ. 2. Rà soát môi trường bên trong:  Nhận biết tất cả các công nghệ đặc thù và công nghệ cơ bản trong chuỗi giá trị của Doanh nghiệp và của các đối thủ trong ngành: 1. Phân bổ các nguồn lực. 2. Thời gian đưa sản phẩm mới ra thị trường.
  17. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ 3. Trình bày chiến lược: a. Xác định phương hướng thay thế công nghệ trong từng hoạt động của chuỗi giá trị doanh nghiệp, của người mua và người cung ứng đầu vào(kể cả công nghệ ngoài ngành). b. Xác định công nghệ nào. c. Đánh giá năng lực của các công nghệ quan trọng và chi phí để cải tiến nó. d. Lựa chọn một chiến lược công nghệ. e. Cũng cố các bộ phận kinh doanh thúc đẩy mối quan hệ tương hỗ về công nghệ giữa các bộ phận. f. Ra các quyết định về đầu tư công nghệ.
  18. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ 4. Thực hiện chiến lược:  Lãnh đạo Doanh nghiệp phải tạo dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp đúng đắn và thích hợp cho từng hoạt động để thực hiện chiến lược. 5. Đánh giá và Kiểm tra:  Doanh nghiệp cần xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá mức độ thành công của chiến lược như: a. Mức độ thành công chuyển giao công nghệ, b. Tỷ lệ bán sản phẩm mới, c. Số bằng sáng chế đã sử dụng, d. Thời gian thu hồi vốn đầu tư R&D.
  19. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ II/ Đánh giá công nghệ: 1/ Đánh giá công nghệ:  Là quá trình tổng hợp xem xét tác động giữa công nghệ với môi trường xung quanh nhằm đưa ra các kết luận về khả năng thực tế và tiềm năng của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ.  Là việc phân tích định lượng hay định tính các tác động của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ đối với các yếu tố của môi trường xung quanh.
  20. HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ 2/ Mục đích của đánh giá công nghệ:  Đánh giá công nghệ nhằm các mục đích sau đây: 1. Để chuyển giao hay áp dụng một công nghệ. 2. Để điều chỉnh và kiểm soát công nghệ. 3. Để cung cấp một trong những đầu vào cho quá trình ra quyết định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2