intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàn thiện chính sách điều tra thân thiện đối với người dưới 18 tuổi trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Hoàn thiện chính sách điều tra thân thiện đối với người dưới 18 tuổi trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trình bày các nội dung: Chính sách điều tra thân thiện đối với người dưới 18 tuổi trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam; Thực tiễn thực hiện chính sách điều tra thân thiện đối với người dưới 18 tuổi; Một số hướng hoàn thiện chính sách điều tra thân thiện đối với người dưới 18 tuổi trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàn thiện chính sách điều tra thân thiện đối với người dưới 18 tuổi trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

  1. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐIỀU TRA THÂN THIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Trần Văn Hải Nguyễn Ngọc Kiện Tóm tắt: Thủ tục tố tụng thân thiện trong tố tụng hình sự là chính sách được thể hiện trong tất cả các giai đoạn tố tụng nhằm đảm bảo “phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi”1. Để hiểu rõ về chính sách này, bài viết sẽ nghiên cứu về đến sự thể hiện và thực hiện chính sách điều tra thân thiện đối với người dưới 18 tuổi ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, từ đó gợi mở một số hướng hoàn thiện nhằm bảo vệ toàn diện, đầy đủ quyền và lợi ích đối với người dưới 18 tuổi khi tham gia vào giai đoạn Từ khóa: Tố tụng hình sự; thủ tục thân thiện; người dưới 18 tuổi; điều tra; vụ án hình sự 1. Mở đầu Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, là những người ở độ tuổi phát triển, đang trong quá trình hoàn thiện về thể chất, tâm sinh lý cũng như nhân cách sống. Do đó, khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật, Nhà nước luôn có chính sách riêng nhằm đảm bảo những quyền cơ bản phù hợp với lứa tuổi này. Trong quan hệ pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự, chính sách pháp luật đối với người dưới 18 tuổi luôn được thể hiện một cách rõ nét. Điều này cụ thể hóa thông qua các quy định của Bộ luật Hình sự2 và Bộ luật Tố tụng hình sự3. Nếu như pháp luật hình sự có chính sách riêng khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi thì pháp luật Tố tụng hình sự cũng có những chính sách đặc thù đối với người dưới 18 tuổi khi tham gia vào các giai đoạn tố tụng4. Khi thực hiện hoạt động tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp ảnh hưởng đến quyền con người, kể cả các biện pháp cưỡng chế đối với người phạm tội và những chủ thể tham gia tố tụng khác để hỗ trợ cho quá trình giải quyết vụ án, thi hành bản án cũng như phòng ngừa tội phạm. Trong các chủ thể là đối tượng bị áp dụng các biện pháp khi thực hiện các hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người dưới 18 tuổi là nhóm chủ thể được Nhà nước quan tâm và có chính sách bảo vệ riêng, theo đó phải đảm bảo chính sách “thủ tục tố tụng thân thiện” đối với đối tượng này. Thủ tục tố tụng thân thiện là chính sách được thể  TS.GVC Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật, Đại học Huế  PGS.TS.GVCC, Trưởng khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật, Đại học Huế 1 Khoảng 1, Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2021) 2 Pháp luật hình sự quy định về trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Chương XII, Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2021) 3 Quy định tại Chương XXVIII, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2021) 4 Các giai đoạn tố tụng hình bao gồm: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. 1
  2. hiện trong tất cả các giai đoạn tố tụng nhằm đảm bảo “phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi”5. Để hiểu rõ về chính sách này, trong phạm vi nghiên cứu, bài viết sẽ đề cập về đến sự thể hiện và thực hiện chính sách điều tra thân thiện đối với người dưới 18 tuổi ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, từ đó gợi mở một số hướng hoàn thiện nhằm bảo vệ toàn diện, đầy đủ quyền và lợi ích đối với người dưới 18 tuổi khi tham gia vào giai đoạn điều tra nói riêng và các giai đoạn tố tụng hình sự nói chung. 2. Chính sách điều tra thân thiện đối với người dưới 18 tuổi trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Chính sách pháp luật tố tụng hình sự (gọi tắt TTHS) là một loại của chính sách hình sự nhằm xác định những phương hướng cơ bản có tính chất chỉ đạo, chiến lược của Nhà nước trong hoạt động lập pháp và áp dụng pháp luật TTHS, bảo đảm sự ổn định của hệ thống pháp luật TTHS, tăng cường việc bảo vệ các quyền và tự do của con người và của công dân, cũng như các lợi ích hợp pháp của xã hội và của Nhà nước bằng pháp luật TTHS (nói riêng), đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm bằng hệ thống tư pháp hình sự (nói chung)6. Những phương hướng cơ bản có tính chất chỉ đạo, chiến lược của Nhà nước được thể hiện cụ thể thông qua các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (gọi tắt BLTTHS), hay nói các khác, các quy định trong BLTTHS là công cụ truyền tải chính sách của Nhà nước đối với hoạt động TTHS của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Trong mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau thì chính sách thể hiện khác nhau. Đối với giai đoạn điều tra, đặc biệt khi có sự tham gia của người bị buộc tội hoặc người tham gia tố tụng khác là người dưới 18 tuổi thì chính sách pháp luật TTHS nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của đối tượng này được thể hiện một cách rõ ràng, chặt chẽ. Một trong những tư tưởng chỉ đạo mang tính bắt buộc của Nhà nước khi tiến hành thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi là phải bảo đảm “thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi”7. Đây là nguyên tắc được xác định đầu tiên, và có thể được xem là một trong những chính sách quan trọng nhất của Nhà nước dành cho người dưới 18 tuổi khi tham gia vào các giai đoạn tố tụng trong đó có giai đoạn điều tra. Hiện nay, việc điều tra vụ án hình sự liên quan đến người dưới 18 tuổi được thực hiện chủ yếu dựa vào các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và BLTTHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), trong đó có rất nhiều quy định thể hiện chính sách điều tra theo hướng thân thiện. Chính vì vậy, việc áp dụng 5 Khoảng 1, Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2021) 6 Lê Văn Cảm, Hoàng Tám Thi (2017), Chính sách pháp luật Tố tụng hình sự và chế định các nguyên tắc của Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, ấn phẩm An ninh xã hội của Tạp chí Công an nhân dân, số 10/2017, trang 61. 7 Khoản 1, Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 2
  3. phương pháp điều tra thân thiện đối với những vụ án có người dưới 18 tuổi tham gia là yêu cầu bắt buộc đối với cơ quan có thẩm quyền. Chính sách điều tra thân thiện trong pháp luật TTHS Việt Nam được thể hiện cụ thể qua một số chính sách như sau: - Chính sách áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi. Biện pháp ngăn chặn là những biện pháp quan trọng để ngăn chặn tội phạm, bảo đảm cho các hoạt động của các cơ quan được thuận lợi, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Các biện pháp này khi được cơ quan có thẩm quyền áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của con người, chính vì vậy nếu áp dụng không đúng sẽ xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại của bị can, bị cáo, đặc biệt là đối với nhóm người phạm tội là người dưới 18 tuổi. Do đó, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự “Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết. Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự. Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác”8. Quy định chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết được cụ thể hóa trong Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA- BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 quy định về phối hợp thực hiện một số quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, theo đó: Trước khi quyết định áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, cân nhắc áp dụng biện pháp giám sát, cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 123, Điều 124 BLTTHS. Trường hợp sau khi quyết định tạm giam bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi mà có đủ căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần thay thế ngay biện pháp tạm giam bằng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm. Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam theo quy định tại khoản 1 Điều 419 BLTTHS trong trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi đã được áp dụng biện pháp giám sát, biện pháp ngăn chặn khác quy định tại khoản 1 Điều này nhưng bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã, có dấu hiệu bỏ trốn, tiếp tục phạm tội, có dấu hiệu tiếp tục phạm tội hoặc có các hành vi khác quy định tại khoản 2 Điều 418 BLTTHS. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên theo dõi, rà soát, kiểm 8 Khoản 1, Điều 419 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 3
  4. tra việc tạm giữ, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi bị tạm giữ, tạm giam; nếu phát hiện không còn căn cứ hoặc không cần thiết tạm giữ, tạm giam thì phải kịp thời ra quyết định hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác9. Những quy định cụ thể về áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi là sự một trong những biểu hiện cơ bản, quan trọng trong chính sách điều tra thân thiện của Nhà nước. - Chính sách lấy lời khai, hỏi cung người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi. Lấy lời khai, hỏi cung người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi là hoạt động tố tụng quan trọng thường được thực hiện trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Về thủ tục lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất là người dưới 18 tuổi được quy định theo hướng tối thiểu hóa việc lấy lời khai, hỏi cung và đối chất đối với người dưới 18 tuổi, nhằm bảo đảm các hoạt động tố tụng được thực hiện phù hợp tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi, bảo đảm các quyền và lợi ích tốt nhất đối với họ, phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em 10. Đối với hoạt động điều tra này, chính sách của Nhà nước được thể hiện rõ trong quy định tại Điều 414 BLTTHS năm 2015 và được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH, theo đó, việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi học tập, lao động và sinh hoạt của người đó hoặc nơi tiến hành điều tra. Việc hỏi cung bị can dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi cư trú của người đó hoặc nơi tiến hành điều tra. Trường hợp lấy lời khai, hỏi cung tại nơi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử thì phải sắp xếp, bố trí phòng lấy lời khai, hỏi cung bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý người dưới 18 tuổi. Trường hợp lấy lời khai người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì phải ưu tiên địa điểm lấy lời khai tại nơi cư trú của người đó; nếu không có nơi cư trú thì phải tiến hành tại cơ sở chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật. Đồng thời, việc lấy lời khai, hỏi cung phải theo đúng trình tự, thủ tục, thời gian, bảo đảm sự tham gia của người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 183, Điều 421, các điều luật khác có liên quan của Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT- BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/01/2018 hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp vụ án có người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị 9 Điều 12, thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 quy định về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi 10 Công ước về quyền trẻ em năm 1989 được Việt Nam ký phê chuẩn năm 1990, Công ước này đòi hỏi các quốc gia thành viên phải có luật pháp, thủ tục, các cơ quan và cơ sở đặc biệt để giải quyết vấn đề người chưa thành niên vi phạm pháp luật 4
  5. bạo hành hoặc bị mua bán thì việc lấy lời khai của họ phải được tiến hành ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm. Khi tiến hành lấy lời khai, hỏi cung, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức của họ; xem xét áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất thời gian, số lượng lần lấy lời khai, hỏi cung và phải tạm dừng ngay việc lấy lời khai, hỏi cung khi người dưới 18 tuổi có biểu hiện mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ. - Chính sách bảo đảm quyền bào chữa đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi. Quyền bào chữa là một trong những quyền cơ bản được pháp luật ghi nhận cho người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi. Quyền này không những chỉ được thực hiện tại phiên tòa mà Nhà nước đã có chính sách đảm bảo cho người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi ở tất cả các giải đoạn tố tụng. Theo đó, “Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”11. Trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ. Người bào chữa được tham gia vào trong tất cả các giai đoạn tố tụng để để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi, cũng như ổn định tốt tâm lý cho nhóm đối tượng này. Đối với giai đoạn điều tra, đặc biệt trong hoạt động lấy lời khai, hỏi cung bị can pháp luật quy định người đại diện, người bào chữa của người dưới 18 tuổi được tham gia hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi12. Đây là chính sách rất quan trọng đối với người dưới 18 tuổi, nhằm đảm bảo quyền bào chữa cho đối tượng này. 3. Thực tiễn thực hiện chính sách điều tra thân thiện đối với người dưới 18 tuổi Trong thời gian gần đây, nhóm tội phạm liên quan đến người dưới 18 tuổi thực hiện có những diễn biến phức tạp, nhiều nguy cơ tiềm ẩn khó lường. Chỉ tính riêng giai đoạn 2018 – 2021, toàn quốc đã phát hiện, xử lý 35.157 vụ/46.332 đối tượng là người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Đối với hành vi cấu thành tội phạm, nổi lên các hành vi chủ yếu sau: Giết người (chiếm 1,4%), Cố ý gây thương tích (chiếm 17%); gây rối trật tự công cộng (chiếm 9,2%); Trộm cắp tài sản (chiếm 8,2%); Đánh bạc (chiếm 2,44%); Đua xe trái phép (chiếm 1.23%)…Phân tích theo cơ cấu nhóm tuổi người chưa thành niên vi phạm pháp luật cho thấy: Dưới 14 tuổi chiếm tỷ lệ 4%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm tỷ lệ 25,4%; từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ 70,6% 13. Trong khi đó, 11 Khoản 1 Điều 422 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 12 Khoản 4, Điều 14 thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 quy định về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi 13 Cục Cảnh sát hình sự, năm 2022, Báo cáo tổng kết điều tra, rà soát tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quán đến người dưới 18 tuổi (giai đoạn 2018 – 2021), Hà Nội. 5
  6. nhóm tội phạm xâm hại người dưới 16 tuổi cũng có chiều hướng phức tạp, trở thành điểm nóng của dư luận và thu hút sự quan tâm của xã hội. Giai đoạn 2018 – 2021, toàn quốc xảy ra 7.429 vụ, với 8.395 đối tượng, xâm hại 7.691 người dưới 16 tuổi. Trong đó nhóm hành vi xâm hại tính dục chiếm tỷ lệ cao nhất (trung bình khoảng 78%)14. Theo thống kê, riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2022 có 2.628 trường hợp phạm tội là thanh, thiếu niên dưới 30 tuổi, chiếm 52,85% tổng số đối tượng bị bắt giữ. Hầu hết những đối tượng này đều phạm tội lần đầu, không nghề nghiệp hoặc có nghề nghiệp nhưng không ổn định, trình độ học vấn thấp, lười lao động. Còn theo số liệu từ Công an thành phố Hà Nội, năm 2022 và sáu tháng đầu năm 2023, lực lượng chức năng đã điều tra, xử lý 99 vụ, làm rõ 1.458 đối tượng, trong đó có ba vụ với 31 đối tượng có hành vi điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, di chuyển tốc độ cao; xử lý hình sự 19 đối tượng. Trong số đó có 34,8% đối tượng vi phạm dưới 16 tuổi, 46% từ đủ 16 đến dưới 18; đối tượng chủ yếu là học sinh cấp trung học phổ thông; có 23,5% trong số đó là học sinh đã bỏ học; hơn 96%, đối tượng chưa có tiền án, tiền sự15. Với tình hình phức tạp của hành vi vi phạm pháp luật nói chung và tội phạm nói riêng liên quan đến người dưới 18 tuổi dẫn đến số vụ án hàng năm mà cơ quan chức năng thực hiện tiếp nhận, điều tra để giải quyết là rất lớn, do đó ở giai đọan điều tra, khi tiến hành các hoạt động cụ thể, các cơ quan chức năng, đặc biệt là điều tra viên phải tuân thủ các quy định của pháp luật và thực hiện đúng chính sách của Nhà nước đối với người dưới 18 tuổi khi tham gia vào giai đoạn này. Thực tiễn chứng minh, phong cách, tấm gương cụ thể của Điều tra viên làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, nhận thức và tình cảm của trẻ em theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Do đó, điều tra thân thiện với người chưa thành niên sẽ bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên, tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập cộng đồng, mặt khác còn giúp cho việc thu thập thông tin về vụ án được đầy đủ, chính xác, công tác điều tra sẽ nhanh chống và hiệu quả hơn.16 Xác định được vai trò quan trọng của vấn đề, Cơ quan cảnh sát điều tra các cấp của Bộ Công an đã triển khai và thực hiện nghiêm túc chính sách điều tra thân thiện với những vụ án có người dưới 18 tuổi tham gia, và đạt được một số kết quả cơ bản sau: Thứ nhất, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn có sự quan tâm lựa chọn theo hướng áp dụng các biện pháp không tước quyền tự do. Cơ quan điều tra các cấp thường 14 Ban Chủ nhiệm dự án 4, Báo cáo kết quả thực hiện Dự án 4 “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người”, năm 2018, 2019, 2020, 2021. 15 https://baophapluat.vn/toi-pham-vi-thanh-nien-gia-tang-giai-phap-nao-ngan-chan-tu-goc-post493707.html truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2023 16 Lâm Tiến Dũng (2021), Tăng cường năng lực điều tra thân thiện với người chưa thành niên và nhạy cảm giới, Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi pháp luật nâng cao năng lực chuyên sâu về tư pháp người chưa thành niên nhằm tăng cường bảo vệ người chưa thành niên có liên quan đến pháp luật, Bộ Tư pháp, Phái đoàn Liên minh Châu âu, Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc, Hà Nội, Tr33 6
  7. có xu hướng áp dụng các biện pháp ngăn chặn đặc thù đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, chẳng hạn như trong nhiều trường hợp Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị an là người dưới 18 tuổi có nơi cư trú rõ ràng. Cơ quan điều tra các cấp cũng thường áp dụng biện pháp bảo lãnh nếu có người thân thích của bị can (ít nhất là 02 người) hoặc tổ chức mà bị can dưới 18 tuổi là thành viên đứng ra bảo lãnh. Đây là biện pháp ngăn chặn thay thế cho biện pháp tạm giam, ngoài ra, biện pháp đặt tiền, tài sản để bảo đảm cũng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi để thay thế cho biện pháp tạm giam này. Đối với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tước tự do, cơ quan điều tra bám sát các quy định cụ thể của pháp luật, chỉ áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết, không thể áp dung các biện pháp khác thay thế. Thứ hai, việc lấy lời khai hoặc hỏi cung bị can được thực hiện theo hướng thân thiện. Đây là hoạt động điều tra thể hiện chính sách thân thiện của Nhà nước rất rõ nét, bởi vì phải được thực hiện làm sao để đảm bảo được trạng thái tâm lý tốt nhất cho người dưới 18 tuổi, từ đó khai thác được những thông tin có giá trị cho việc làm sáng tỏ vụ án. Thực tế, hoạt động lấy lời khai, hỏi cung bị can người dưới 18 tuổi thường được Điều tra viên thực hiện linh hoạt, có thể thực hiện tại nhà ở, nơi học tập hoặc tại phòng điều tra thân thiện17. Tính đến hết năm 2021, trên toàn quốc hiện có 18 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương đã xây dựng được phòng điều tra thân thiện. Phòng điều tra thân thiện sẽ đảm bảo tính nhân văn, giúp cho người bị buộc tội, nạn nhân dưới 18 tuổi khi tham gia vào hoạt động lấy lời khai, hỏi cung bị can ổn định tâm lý, thoải mái tinh thân khi cung cấp lời khai cho cơ quan điều tra. Bên cạnh đó, đáng chú ý Điều tra viên khi tham gia vào hoạt động này cũng có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi. Thứ ba, quyền bào chữa đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra ngày càng được đảm bảo. Với việc Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng về chủ thể có quyền bào chữa18, mở rộng diện người bào chữa19…đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dưới 18 tuổi được thực hiện quyền bào chữa của mình, từ đó đảm bảo một cách đầy đủ và tốt nhất cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi. Hiện nay, việc tham gia bào chữa để bảo vệ quyền cho người bị buộc tội nói chung và người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi nói riêng về cơ bản được đảm bảo tốt hơn so với trước đây. Đặc biệt, đối với những trường 17 Phòng điều tra thân thiện phục vụ công tác điều tra, lấy lời khai người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại hoặc các vụ việc có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; phụ nữ, người dưới 18 tuổi bị bạo lực, bạo hành… Trong không gian ấm cúng, thân thiện, mô hình này giúp đương sự ổn định tâm lý, cởi mở, chia sẻ và mô tả lại vụ việc được chính xác hơn, thoải mái hơn, giúp bảo vệ trẻ em và không làm tái tổn thương nạn nhân trong quá trình giải quyết vụ việc 18 Chủ thể có quyền bào chữa trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được mở rộng hơn, không chỉ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà người bị giữtrong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt cũng có quyền bào chữa 19 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 mở rộng diện người bào chữa gồm cả trợ giúp viên pháp lý để bào chữa miễn phí cho người dưới 18 tuổi thuộc diện chính sách (Khoản 2, Điểu 72). 7
  8. hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có luật sư bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng đã yêu cầu Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; yêu cầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình, theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự, điều này góp phần tích cực cho việc đảm bảo chính sách thân thân thiện trong hoạt động điều tra khi có sự tham gia của người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách điều tra thân thiện cũng còn bộc lộ một số hạn chế cơ bản như: - Hoạt động điều tra thân thiện chưa được thực hiện một cách thống nhất và đầy đủ đối với các vụ án có người dưới 18 tuổi tham gia. Thực tế hiện nay, chưa có sự phân biệt rạch ròi về vụ án có người dưới 18 tuổi tham gia hay không trong việc phân công Điều tra viên điều tra vụ án. Số lượng án nói chung và án do người dưới 18 tuổi thực hiện hoặc có bị hại là người dưới 18 tuổi đang ở mức cao, dẫn đến tình trạng thiếu người hoặc một người phải kiêm nhiều loại việc. Theo số lượng nắm được, tổng Điều tra viên hiện nay của Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp là 11.346 (gồm 7447 Điều tra viên cấp huyện; 3.546 Điều tra viên cấp tỉnh và 353 Điều tra viên cơ quan Bộ). Hiện có 895 Điều tra viên cao cấp; 6.007 Điều tra viên trung cấp; 4.444 Điều tra viên sơ cấp. Trong khi đó số vụ án về tật tự xã hội được phát hiện tính trung bình hàng năm khoảng 50.000 vụ bao gồm cả án liên quan đến người chưa thành niên.20 Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn của người tiến hành tố tụng đối với loại án có người dưới 18 tuổi còn chung chung, dẫn dến thực tế Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp hầu như không phân biệt loại án để phân công Điều tra viên phụ trách cho phù hợp. - Chính sách điều tra thân thiện chưa thật sự đảm bảo khi mà Việt Nam hiện chưa có đội ngũ Điều tra viên chuyên trách để đảm nhận xử lý các loại án mà người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi. Điều này dẫn đến thực tiễn Điều tra viên khi tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chưa có đầy đủ những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm đối với nhóm đối tượng đặc thù này. Mặc dù là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn công ước về quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990, nhưng cho đến hiện nay chúng ta vẫn chưa xây dựng được đội ngũ những người có chuyên môn, các cơ quan, cơ sở đặc biệt để giải quyết những vụ án về người dưới 18 tuổi. Điều này dẫn đến việc chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn trong pháp luật Tố tụng hình sự “Người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh 20 Lâm Tiến Dũng (2021), Tăng cường năng lực điều tra thân thiện với người chưa thành niên và nhạy cảm giới, Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi pháp luật nâng cao năng lực chuyên sâu về tư pháp người chưa thành niên nhằm tăng cường bảo vệ người chưa thành niên có liên quan đến pháp luật, Bộ Tư pháp, Phái đoàn Liên minh Châu âu, Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc, Hà Nội, Tr35 8
  9. nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi”21. - Chính sách phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết loại án do người dưới 18 tuổi thực hiện chưa được thực hiện hiệu quả, vẫn theo thủ tục chung mà chưa chú ý đúng mức đến những thủ tục đặc biệt giành cho họ. Thực tế các cơ quan tiến hành tố tụng chưa có sự phối hợp tích cực với nhau, nhiều trường hợp Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát cùng kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố trong cùng một vụ việc hoặc dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, không cơ quan nào khởi tố dẫn đến bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Nhiều Điều tra viên chưa chú ý đến việc điều tra về nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội, điều kiện nhân thân, giáo dục của nhà trường… Vấn đề này có tính phổ biến vì cơ quan điều tra mới chỉ quan tâm đến mặt chứng cứ, xác định có việc phạm tội hay không, việc bỏ thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về điều kiện sinh sống, giáo dục của người dưới 18 tuổi chưa được quan tâm, chú trọng. Do chưa chú trọng đến đặc điểm tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi nên trong quá trình hỏi cung bị can, nhiều Điều tra viên vẫn còn quát mắng, đe dọa, thậm chí dùng vũ lực gây cho các em tâm lý sợ hãi, căng thẳng22. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do họ phải giải quyết một lượng án lớn trong một thời gian nhất định nên họ chưa có sự quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng trong việc giáo dục, giúp đỡ tới bị can là người dưới 18 tuổi. Mặt khác, do chưa được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng hỏi cung, thẩm vấn bị can là người dưới 18 tuổi nên nhiều Điều tra viên thực hiện không đúng theo yêu cầu khi tiến hành các hoạt động điều tra đối với đối tượng này. - Vai trò của người bào chữa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi chưa được đảm bảo. Người bào chữa thường không được đào tạo để có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục về người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi hoặc không có phong cách làm việc hiệu quả với đối tượng này. Với luật sự chỉ định, thông thường các cơ quan tiến hành tố tụng tạo điều kiện thuận lợi cho các luật sự tham gia bào chữa, nhưng nhiều luật sư lại chưa tích cực khi tham gia tố tụng. Khi bào chữa cho người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, người bào chữa đôi khi còn chưa coi trọng việc bào chữa do chỉ định. Ngoài ra, một trong những hạn chế khác không kém phần quan trọng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách điều tra thân thiện là cơ sở vật chất để tiến hành hoạt động điều tra, cụ thể là phòng hỏi cung. Như đã đề cập, hiện nay mới có 18 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có phòng điều tra thân thiện, số lượng này quá ít, do đó đa phần 21 Điều 415 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2021) 22 Huỳnh Thị Kim Ánh (2020), Bàn về nội dung và phương hướng hoàn thiện chính sách pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Tạp chí An ninh nhân dân, Số 96, 5/2020. 9
  10. người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bị hỏi cung tại những nơi lấy cung của đủ 18 tuổi trở lên. Vì tuổi còn nhỏ và đặc tính dễ bị tổn thương, tâm lý sợ công an nên trẻ em rất nhạy cảm với việc ép buộc, do đó cơ sở vật chất không đảm bảo dễ dẫn đến việc cho lời khai không đúng, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, cảm xúc của đội tuổi này. 4. Một số hướng hoàn thiện chính sách điều tra thân thiện đối với người dưới 18 tuổi trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Tố tụng hình sự là hoạt động có tính nhạy cảm, nơi quyền con người dễ bị đụng chạm và ảnh hưởng nhiều nhất bởi các phán quyết của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Vì thế, với nhóm đối tượng đặc biệt này, việc tiến hành tố tụng luôn phải tuân theo các nguyên tắc tố tụng nhất định trên cơ sở khung pháp lý được các quốc gia thừa nhận23. Để hoàn thiện chính sách điều tra thân thiện đối với người 18 tuổi, trong phạm vi nghiên cứu, xin đề xuất một số giải pháp cơ bản sau: Một là, cần quy định cụ thể tiêu chuẩn của người tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn cụ thể và áp dụng thống nhất thế nào là “người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi”. Việc quy định về tiêu chuẩn của cán bộ chuyên trách liên quan đến giải quyết các án có sự tham gia của người dưới 18 tuổi là rất cần thiết, là một trong những điều kiện quan trong để thực hiện tốt chính sách điều tra thân thiện với đối tượng này, tuy nhiên, việc không hướng dẫn cụ thể sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu, áp dụng tùy tiện không thống nhất. Ngoài việc hướng dẫn các tiêu chuẩn, cần phải có quy định cụ thể chặt chẽ về cơ quan có thẩm quyền mở lớp đào tạo, sát hạch và cấp phép, cấp chứng chỉ, chứng nhận cho cán bộ chuyên trách được đào tạo. Hai là, cần có chính sách quan tâm đến việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng điều tra thân thiện với người dưới 18 tuổi. Tổ chức nhiều lớp tập huấn cho Cán bộ điều tra, Điều tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp với nhiều chuyên đề, nội dung khác nhau liên quan đến lý luận và kỹ năng điều tra thân thiện với người dưới 18 tuổi. Các chuyên đề và nội dung có thể bao gồm: Kiến thức pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi, đặc biệt pháp luật hình sự và tố tụng hình; kiến thức tâm lý của người dưới 18 tuổi; kỹ năng nắm bắt và xử lý các dạng tâm lý người dưới 18 tuổi; kỹ năng tiếp xúc và lấy lời khai người dưới 18 tuổi; kỹ năng phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tung với nhau và người tiến hành tố tụng với nhau trong việc giải quyết án hình sự có người dưới 18 tuổi tham gia…Các khóa tập huấn, bồi dưỡng này phải được tổ chức thường xuyên, 23 Ghi nhận trong Khung pháp lý của Liên hợp quốc về tư pháp hình sự người chưa thành niên: Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh - 1985); Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về những biện pháp không giam giữ (Quy tắc Tokyo - 1990); Những nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng các chương trình tư pháp phục hồi trong lĩnh vực hình sự (2002)…. 10
  11. liên tục để nâng cao năng lực cho đội ngũ chuyên trách thực hiện thủ tục tố tụng thân thiện. Ba là, cần có chính sách tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho việc thực hiện thủ tục tố tụng thân thiện, đặc biệt mở rộng việc đầu tư xây dựng phòng điều tra thân thiện. Như đã đề cập, số lượng phòng điều tra thân thiện hiện tại của Việt Nam là quá ít so với yêu cầu, do đó, Nhà nước cần quan tâm để có chính sách đầu tư kinh phí cho việc xây dựng phòng điều tra thân thiện, trường hợp hiện tại, khi chưa xây dựng được phòng điều tra thân thiện thì ở các Cơ quan cảnh sát điều tra các cấp cần bố trí, sắp xếp các phòng lấy lời khai, hỏi cung bị can theo hướng thân thiện, gần gủi và thoải mái phù hợp với lứa tuổi người dưới 18 tuổi. Ngoài ra, đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam thì phải có khu giam giữ riêng, không giam chung với người đã thành niên, cần nâng cấp đầu tư xây dựng các nhà tạm giữ, tạm giam, cải tạo các khu riêng cho người dưới 18 tuổi phạm tội. Bốn là, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động điều tra liên quan đến người dưới 18 tuổi. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo cho chính sách điều tra thân thiện đối với người dưới 18 tuổi được thực hiện trên thực tế. Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động điều tra liên quan đến người dưới 18 tuổi sẽ giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tuân thủ các chính sách, quy định của phpas luật khi thực hiện các hoạt động điều tra của mình. Để thực hiện hiệu quả, Bộ Công an cần tham mưu cho Ban chủ nhiệm dự án 4 để chỉ đạo thành lập bộ phận thanh tra, giám sát việc thực hiện xử lý các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi. Ngoài ra, để chính sách điều tra thân thiện được thực hiện một cách đầy đủ, hiệu quả đòi hỏi sự hỗ trợ, phối hợp từ phía gia đình, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thanh niên…. Với vai trò là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích của người dưới 18 tuổi trong vụ án hình, các chủ thể này cần nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức được tầm quan trọng của mình để tích cực tham gia vào các giai đoạn tố tụng, đặc biệt là giai đoạn điều tra theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của cơ quan chức năng để hỗ trợ trong quá trình giải quyết những vụ án có liên quan đến người dưới 18 tuổi. 5. Kết luận Chính sách điều tra thân thiện đối với người dưới 18 tuổi là chính sách thể hiện sự nhân văn của Nhà nước, nhằm đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho nhóm đối tượng này. Đây là nhóm đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lý khi tham gia vào hoạt động điều tra, bởi vì giai đoạn điều tra là giai đoạn áp dụng nhiều biện pháp, hoạt động tố tụng đặc biệt để thu thập chứng cứ, chứng minh vụ án. Mặc dù, Nhà nước đẫ đưa ra những chính sách quan trọng về thủ tục tố tụng thân thiện và đã cụ thể hóa trong các nguyên tắc, quy định của pháp luật làm cơ sở pháp lý cho các chủ thể liên quan áp dụng, 11
  12. tuy nhiên, thực tiễn thực hiện chính sách, pháp luật vẫn còn những hạn chế, vướng mắc dẫn đến không đảm bảo được đầy đủ và hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết, quá trình nghiên cứu hướng đến việc đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo tốt chính sách điều tra thân thiện đối với người dưới 18 tuổi khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự hiện nay ở Việt Nam./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Thị Kim Ánh (2020), Bàn về nội dung và phương hướng hoàn thiện chính sách pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Tạp chí An ninh nhân dân, Số 96, 5/2020. 2. Báo cáo tổng kết điều tra, rà soát tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quán đến người dưới 18 tuổi (giai đoạn 2018 – 2021), Hà Nội. 3. Báo cáo kết quả thực hiện Dự án 4 “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người”, năm 2018, 2019, 2020, 2021. 4. Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989, truy cập tại website https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Cong-uoc-cua-Lien-hop-quoc-ve- quyen-tre-em-233659.aspx 5. Lê Văn Cảm, Hoàng Tám Thi (2017), Chính sách pháp luật Tố tụng hình sự và chế định các nguyên tắc của Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, ấn phẩm An ninh xã hội của Tạp chí Công an nhân dân, số 10/2017 6. Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh - 1985); Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về những biện pháp không giam giữ (Quy tắc Tokyo - 1990). 7. Lâm Tiến Dũng (2021), Tăng cường năng lực điều tra thân thiện với người chưa thành niên và nhạy cảm giới, Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi pháp luật nâng cao năng lực chuyên sâu về tư pháp người chưa thành niên nhằm tăng cường bảo vệ người chưa thành niên có liên quan đến pháp luật, Bộ Tư pháp, Phái đoàn Liên minh Châu âu, Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc, Hà Nội 8. Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 quy định về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2