intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu Thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ: Cải thiện bình đẳng và chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

119
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mặc dù giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng và trình độ học vấn ở một số nhóm dân số đặc biệt là các nhóm dân tộc vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Tỉ lệ nhập học và hoàn thành cấp học thấp và tỉ lệ bỏ học, lưu ban cao trong các nhóm dân tộc vẫn còn là một thách thức lớn. Theo Điều tra Đánh giá các Mục tiêu về Phụ nữ và Trẻ em của Chính phủ (MICS, 2011), có sự chênh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu Thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ: Cải thiện bình đẳng và chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc ở Việt Nam

  1. Bộ giáo dục và đào tạo Nghiên cứu Thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ: Cải thiện bình đẳng và chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc ở Việt Nam Tháng 9 năm 2012 Mục Lục Trang 2. 1. GIỚI THIỆU Trang 3. 2. NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH GIÁO DỤC SONG NGỮ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ Trang 4. 3. TIẾN ĐỘ từ 2008 tới 2011 Trang 7. 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trang 8. 5. CÁC BƯỚC TIẾP THEO
  2. 1. GIỚI THIỆU Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Tỉ lệ nhập của mình” (Điều 5), Chính phủ đã có những nỗ lực lớn học tinh ở tiểu học đạt 95,5% và trung học là 86,2% để hoàn thành những trách nhiệm và cam kết của (Tổng Điều tra Dân số 2009). Tỉ lệ hoàn thành tiểu học mình để đảm bảo quyền được học tập của mọi trẻ tăng từ 45% năm 1992 lên 89.8% năm 20081. em Việt Nam. Mặc dù giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành Tuy nhiên, nhiều trẻ em dân tộc vẫn phải đối mặt với tựu to lớn nhưng vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng thách thức về mặt ngôn ngữ khi các em bắt đầu đi và trình độ học vấn ở một số nhóm dân số đặc biệt học do phần lớn giáo viên là người Kinh, không nói là các nhóm dân tộc vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Tỉ được tiếng địa phương và học sinh dân tộc chỉ hiểu lệ nhập học và hoàn thành cấp học thấp và tỉ lệ bỏ đôi chút hoặc trong rất nhiều trường hợp các em học, lưu ban cao trong các nhóm dân tộc vẫn còn là hoàn toàn không hiểu tiếng Việt. một thách thức lớn. Theo Điều tra Đánh giá các Mục tiêu về Phụ nữ và Trẻ em của Chính phủ (MICS, 2011), Bằng chứng trên thế giới4 cho thấy việc dạy cho trẻ có sự chênh lệch rất lơn về tỉ lệ hoàn thành tiểu học2 em từ 6 đến 8 tuổi bằng tiếng mẹ đẻ của các em, giữa trẻ em Kinh/Hoa (103,1%) và trẻ em dân tộc đồng thời làm quen dần với tiếng phổ thông sẽ có (79,8%). Giữa các nhóm dân tộc với nhau cũng có sự một số ích lợi như sau: chênh lệch trong giáo dục, đặc biệt là giữa dân tộc Mông và Khmer có trình độ giáo dục thấp nhất so với • Trẻ em học tốt hơn, tự tin hơn và được trang bị dân tộc Kinh và các nhóm dân tộc khác. Hình 1 chỉ tốt hơn để chuyển tải các kỹ năng về ngôn ngữ ra rằng tỷ lệ đi học tinh3 của nhóm người Mông thấp và môn toán sang ngôn ngữ thứ hai; là 69.6%, trong khi đó ở nhóm người Tày cao nhất là • Trẻ em ít gặp phải những khó khăn, chán học dẫn 93% tiếp đó là nhóm người Kinh 92,6% (Tổng Điều tới bỏ học; tra Dân số 2009) • Thông qua sự tham gia tích cực của gia đình và Hình 1. Tỉ lệ đi học theo dân tộc (%) dựa trên những truyền thống văn hóa của địa phương, giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ Các dân tộc đẻ sẽ đóng góp vào đời sống văn hóa và xã hội của cộng đồng và thúc đẩy sự hòa nhập vào sự 100 92.6 93.5 89.3 92.1 85.5 phát triển chung của xã hội. 90 82.7 80 69.6 70 Để cùng với Chính phủ thực hiện cam kết nâng cao 60 chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc, Bộ Giáo dục và 50 Đào tạo (Bộ GD-ĐT) đã thực hiện Nghiên cứu Thực 40 hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ 30 (NCTH GDSNTMĐ) với sự hỗ trợ của UNICEF từ năm 20 20085 tại Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh với ba ngôn ngữ 10 dân tộc là tiếng Mông, Jrai và Khmer. 0 Kinh Tày Thái Mường Khmer Mông Dân tộc khác Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã nêu rõ, “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những 1 Giáo dục Chất lượng Cao cho Tất cả Mọi người, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Phát triển Bỉ và Quỹ Phát triển Quốc tế Anh, Tập 1, tháng 6 năm 2011. 2 Chỉ số này được tính bằng số lượng học sinh ở bất kỳ độ tuổi nào đang học lớp cuối cùng tiểu học không tính học sinh lưu ban chia cho tổng số học sinh hoàn thành tiểu học (ở độ tuổi học lớp cuối cùng của tiểu học) 3 Tỷ lệ đi học tiểu học tinh là tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi 4 Tại sao ngôn ngữ lại ảnh hưởng tới Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, UNESCO, 2012 5 Biên bản Ghi nhớ (MOU) được ký kết giữa Bộ GD-ĐT và UNICEF vào tháng 8, 2007 về việc thực hiện và việc sử dụng Nghiên cứu Thực hành về Giáo dục Song ngữ dựa trên Tiếng Mẹ đẻ 2 Nghiên cứu Thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ: Cải thiện bình đẳng và chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc ở Việt Nam
  3. 2. NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH GIÁO sẽ hiểu và biết cách áp dụng phương pháp GDSNTMĐ vào việc quản lý nhà trường và DỤC SONG NGỮ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG giảng dạy trên lớp; MẸ ĐẺ • Thực hiện thành công mô hình GDSNTMĐ tại 2.1. Mục tiêu và kết quả mong đợi: các trường mầm non và tiểu học đã được lựa chọn và đánh giá được kết quả học tập của học Mục tiêu của Nghiên cứu Thực hành: sinh; và • Các nhà hoạch định chính sách, quản lý giáo • Triển khai và khẳng định tính khả thi của thiết dục ở tất cả các cấp, giáo viên, hiệu trưởng,học kế GDSNTMĐ tại mầm non6 và tiểu học; sinh và cộng đồng hiểu, ủng hộ và hỗ trợ giáo • Góp phần xây dựng hoàn thiện chính sách, dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ; chia sẻ kinh nghiệm dạy và học tốt cho học • Xây dựng một chính sách bền vững và phù sinh dân tộc, nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiếng hợp về giáo dục song ngữ và sử dụng tiếng dân tộc như một giải pháp tăng cường khả dân tộc. năng tiếp cận tới nền giáo dục phổ thông có chất lượng và bình đẳng cũng như các dịch vụ xã hội khác. Cách tiếp cận giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ tại Việt Nam: Sau khi kết thúc chu kỳ dự án vào cuối năm 2015, NCTH GDSNTMĐ sẽ đạt được những kết quả • Từ mầm non cho tới lớp 2: tiếng mẹ đẻ của mong đợi sau đây: học sinh được sử dụng làm ngôn ngữ giảng • Xây dựng thiết kế nghiên cứu chi tiết bao gồm dạy và tiếng Việt là một môn học; phương pháp và đánh giá kết quả học tập của • Từ lớp 3 tới lớp 5: tiếng mẹ đẻ tiếp tục được học sinh dân tộc; sử dụng làm ngôn ngữ giảng dạy song song • Xây dựng tài liệu dạy và học, tài liệu tham với tiếng Việt. khảo, tài liệu truyền thông bằng tiếng dân tộc; • Cuối năm học lớp 5, học sinh phát triển • Thực hiện chương trình bồi dưỡng cho giáo thành thạo kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cả viên thông qua bồi dưỡng chuyên môn, hai ngôn ngữ và đạt được chuẩn kiến thức thường xuyên, bồi dưỡng về tiếng dân tộc và kỹ năng tiếng Việt và Toán theo chương chiến lược định hướng đào tạo chính quy; trình đại trà. • Các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, trợ giảng và giáo sinh sư phạm tại địa bàn Nghiên cứu 6 Nghiên cứu Thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ bắt đầu từ lớp mẫu giáo 5 tuổi. Tháng 5 năm 2010 cả hai lứa học sinh thử nghiệm đã hoàn thành chương trình giáo dục mầm non Nghiên cứu Thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ: 3 Cải thiện bình đẳng và chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc ở Việt Nam
  4. 2.2. Các địa điểm: Tỉnh Lào Cai với dân tộc Mông Lào Cai • 5 lớp Lớp 2 trong 3 trường tiểu học • 5 lớp Lớp 3 trong 3 trường tiểu học Hà Nội Tổng số học sinh lứa 1 và 2: 182 học sinh Tỉnh Gia Lai với dân tộc Jrai • 4 lớp Lớp 2 trong 3 trường tiểu học • 4 lớp Lớp 3 trong 3 trường tiểu học Huệ Tổng số học sinh lứa 1 và 2: 146 học sinh Gia Lai Trà Vinh với dân tộc Khmer • 5 lớp Lớp 2 trong 2 trường tiểu học • 5 lớp Lớp 3 trong 2 trường tiểu học TP. Hồ Chí Minh Tổng số học sinh lứa 1 và 2: 166 học sinh Trà Vinh 3. TIẾN ĐỘ từ 2008 đến 2011 tạo và nâng cao năng lực về giáo dục song ngữ, cách sử dụng tài liệu giảng dạy và học tập song Hai lứa học sinh tham gia vào Nghiên cứu Thực ngữ và đánh giá kết quả học tập. hành: lứa học sinh thứ nhất gồm 253 đã hoàn thành • Lãnh đạo cộng đồng, cha mẹ, giáo viên và các Lớp 2; và lứa học sinh thứ hai gồm 241 học sinh đã cán bộ quản lý giáo dục các cấp có hiểu biết hoàn thành Lớp 1 tính đến cuối năm học 2010 - sâu sắc hơn và công nhận nhiều hơn cách tiếp 20117. Hai lứa học sinh sẽ hoàn thành bậc tiểu học cận giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ là lần lượt vào cuối năm học 2014 và 2015. một phương pháp tiếp cận mới có hiệu quả cho vùng dân tộc. 3.1 Từ năm 2008 tới 2011, nghiên cứu đã đạt được những tiến bộ sau đây: • Sự tham gia và hỗ trợ hiệu quả hơn của những người hoạch định chính sách và ra quyết định • Đánh giá hàng năm về kết quả học tập của khi các kinh nghiệm về GDSNTMĐ được tài liệu học sinh theo học chương trình GDSNTMĐ vào hóa và chia sẻ rộng rãi thông qua các sáng kiến cuối mỗi năm học, so sánh với học sinh dân tộc vận động chính sách với các thành viên Hội học đại trà. Hai đợt đánh giá kết quả học tập đồng Dân tộc của Quốc hội, các cán bộ cấp cao trước đây vào cuối năm học 2008-20098 và năm của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc và Bộ GD-ĐT cũng học 2009-20109 đã cho thấy kết quả học tập như nhiều đại diện đến từ các cơ quan, tổ chức khả quan hơn của học sinh tại các trường thử quốc tế. nghiệm. • Xây dựng chương trình giảng dạy song ngữ cho 3.2 Các kết quả thực hiện Chương trình mầm non và tiểu học dựa trên chương trình GDSNTMĐ trong năm học 2010-2011: giáo dục tiểu học của Bộ GD-ĐT và tài liệu giảng dạy và học tập cho mầm non và Lớp 1 đến Lớp 3 Trong năm học 2010 - 2011, Nghiên cứu Thực hành cho từng dân tộc Mông, Jrai và Khmer. đã đạt được những tiến bộ về kết quả học tập của học sinh, nâng cao năng lực của giáo viên và mở • 187 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cấp rộng quan hệ hợp tác. trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện được đào 7 Số học sinh thay đổi so với năm học trước vì một số em đã theo gia đình chuyển đi nơi khác. 8 Xem Tóm tắt Chương trình 1 (Tháng 5, 2010) 9 Xem Tóm tắt Chương trình 2 (Tháng 3, 2011) 4 Nghiên cứu Thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ: Cải thiện bình đẳng và chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc ở Việt Nam
  5. 3.2.1. Đánh giá kết quả học tập của hai lứa Đánh giá kết quả học tập Lớp 2 của lứa học sinh học sinh thứ nhất Đánh giá kết quả học tập của học sinh do Vụ Giáo Tương tự như kết quả học tập của lớp 1, ở lứa học dục Tiểu học thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của sinh thứ nhất (đang học lớp 2), một so sánh giữa chuyên gia tư vấn quốc tế vào tháng 5/2011. Cả hai hai nhóm - học sinh dân tộc tham gia chương trình lứa học sinh, lứa 2 đang học lớp 1 và lứa 1 đang học giáo dục song ngữ và nhóm học sinh đại trà - cũng lớp 2 năm học 2010-2011 đều được đánh giá ở ba cho thấy sự khác biệt rõ rệt ở môn Toán: nhóm học nội dung: môn nói tiếng Việt, Tập đọc Tiếng Mẹ đẻ sinh đại trà có điểm số trung bình là 74,42 trên điểm và môn Toán. Đánh giá kết quả môn Toán được thực tối đa là 100 trong khi nhóm học sinh song ngữ đạt hiện với cả học sinh dân tộc được dạy bằng tiếng 85,42 điểm. Thêm vào đó, tương tự như kết quả Việt và học sinh người Kinh sống trong khu vực đánh giá ở lớp 1, cần phải ghi nhận rằng kết quả của đang thực hiện Nghiên cứu Thực hành10. học sinh theo học chương trình song ngữ (85,42) gần sát với kết quả của học sinh người Kinh (90,78) Đánh giá kết quả học tập Lớp 1 của lứa học sinh - 5.36 điểm hơn nhóm học sinh học đại trà (74,42) - thứ hai 11 điểm. Học sinh song ngữ có kết quả tốt hơn học sinh đại trà, nhất quán với kết quả của các lần đánh Hình 2 cho thấy kết quả học tập của học sinh lớp 1 giá trước khi kết quả này được kết hợp ở cả ba tỉnh. Nhìn vào hình này, chúng ta thấy rõ rằng học sinh theo học Hình 3: Điểm trung bình trong kết quả đánh giá chương trình giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng môn Toán Lớp 2 mẹ đẻ có kết quả học tập tốt hơn học sinh không theo học chương trình này, đạt 75,35 trong tổng số 100 điểm tối đa 100 trong khi học sinh không theo học 90 85.42 chương trình này chỉ đạt 61,43. Thêm vào đó, kết 80 74.42 quả học tập của học sinh chương trình GDSNTMĐ 70 lại gần sát hơn với kết quả của học sinh người Kinh. Điều này cho thấy việc sử dụng thành thục tiếng mẹ 60 đẻ của học sinh vào giảng dạy ảnh hưởng rất lớn tới 50 kết quả học tập. 40 30 Hình 2: Điểm trung bình trong kết quả đánh giá môn Toán Lớp 1 20 10 100 0 90 SONG NGỮ ĐẠI TRÀ 75.35 80 70 “Khi học sinh có nền tảng kiến thức vững chắc được 61.43 60 xây dựng trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của các em, các em 50 có thể học tiếng Việt nhanh hơn và tốt hơn. Bộ GD- 40 ĐT đã giao nhiệm vụ này cho những chuyên gia 30 tốt nhất và kinh nghiệm nhất của mình tham gia 20 chỉ đạo và thực hiện NCTH GDSNTMĐ với sự hợp 10 tác và hỗ trợ của UNICEF. Chúng tôi ghi nhận cách 0 tiếp cận này là một giải pháp hiệu quả cho giáo SONG NGỮ ĐẠI TRÀ dục dân tộc” – Ông Lê Tiến Thành, Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT. 10 Toán là môn học so sánh trong Nghiên cứu Thực hành vì Chương trình Giảng dạy NCTH GDSNTMĐ giống với Chương trình Quốc gia và nó là một công cụ rõ ràng để đánh giá hiệu quả phương pháp tiếp cận GDSNTMĐ. Nghiên cứu Thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ: 5 Cải thiện bình đẳng và chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc ở Việt Nam
  6. 3.2.2. Tiếng nói của nhà trường và cộng đồng 3.2.4. Vận động chính sách địa phương Sự ủng hộ nhiều hơn nữa từ các nhà hoạch định chính sách Cách tiếp cận này tiếp tục nhận được những phản hồi tích cực từ các cấp và về lợi ích của GDSNTMĐ Hội nghị Bàn tròn lần thứ hai về nâng cao chất lượng đã được thể hiện, đặc biệt là về những kết quả giáo giáo dục cho học sinh dân tộc thông qua các giải dục của chính trẻ em, từ sự tiến bộ trong kết quả học pháp tăng cường tiếng Việt11 được Hội đồng Dân tộc tập của các em cho đến việc tăng cường tự tin và tự của Quốc Hội tổ chức vào Tháng 11, 2011 với sự tham trọng. Theo các nhà quản lý giáo dục và cán bộ dự gia của hơn 100 đại biểu đến từ Hội đồng Dân tộc, Ủy án ở các trường thực hiện cách tiếp cận này, học sinh ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng thuộc các lớp song ngữ duy trì sĩ số cao nhất, thích của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc, các cán bộ cấp cao môi trường học tập năng động và tự hào về trường của Bộ GD-ĐT, đại diện các cơ quan LHQ, các nhà tài lớp mình. trợ song phương và đa phương, các lãnh đạo và cán bộ quản lý giáo dục từ các tỉnh khác. Phương pháp “Tình hình trẻ em đã khá hơn rất nhiều so với trước tiếp cận này được lãnh đạo Quốc hội và Bộ GD-ĐT đây. Các em tự tin hơn, nhiệt tình hơn và sẵn sàng ghi nhận tại hội nghị này. phát biểu hơn. Dạy tiếng Mông đến nay đã được hai năm, tôi nhận ra rằng, ngoài việc nâng cao kỹ năng “Cho tới nay, nghiên cứu thực hành đã cho thấy ở trường, các em còn có thể đem kiến thức về nhà. những kết quả tích cực và chúng ta mong đợi một Các em tiếp tục truyền đạt và chia sẻ kinh nghiệm đánh giá toàn diện vào cuối chu kỳ của chương trình của mình với giá đình và cộng đồng của các em.” vào năm 2015.” - Ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ – Châu A Tàu, dân tộc Mông, Giáo viên Lớp 2, trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Tiểu học Lao Chải, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai. “Chúng tôi rất hài lòng với nghiên cứu thực hành về giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ. Chúng Cha mẹ nói rằng: “Con tôi háo hức đi học hàng tôi hi vọng rằng những bài học kinh nghiệm trong ngày”. “Chúng mạnh dạn hỏi thầy cô giáo và không chương trình này sẽ giúp chúng ta làm tốt hơn nữa còn xấu hổ như hồi tôi đi học”. Lãnh đạo cộng đồng công tác giáo dục ở các vùng dân tộc. Tôi yêu cầu và người dân nói: “Dự án giúp cho con em dân tộc các thành viên Hội đồng Dân tộc Quốc hội trong tôn trọng cộng đồng của mình hơn – cha mẹ người các lĩnh vực này tiếp tục giám sát việc thực hiện các Jrai và đại diện cộng đồng tại xã Ia Phí, Huyện chính sách về giáo dục dân tộc, trong đó có giáo dục Chư Pah, Tỉnh Gia Lai. song ngữ.” - Bà Triệu Thị Nái, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội 3.2.3. Mở rộng cách tiếp cận Giáo dục Song ngữ trên cơ sở Tiếng Mẹ đẻ Các mối quan hệ cộng tác được mở rộng phong phú hơn Tháng 6/2011, Kế hoạch Mở rộng GDSNTMĐ đã được Tháng 4/2011, 13 cán bộ cao cấp của Bộ Giáo dục Ủy Ban Nhân dân tỉnh Lào Cai phê duyệt và đưa vào Trung Quốc và Malaysia đã tới thăm Việt Nam để học dự án năm năm phát triển và cải thiện giáo dục giai tập kinh nghiệm giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng đoạn 2011-2015. Hiện tại, việc mở rộng chương trình mẹ đẻ. Họ hết sức ấn tượng với những kết quả ban giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ đã được đầu của NCTH GDSNTMĐ và vai trò của Bộ GD-ĐT thực hiện ở 12 trường mầm non và 12 Lớp 1 với tổng trong việc tổ chức triển khai và giám sát thực hiện số 450 học sinh. nghiên cứu này. Thông qua quan sát các lớp học, trường học và tương tác với học sinh, giáo viên, các Quyết định nhân rộng chương trình song ngữ như nhà quản lý giáo dục và lãnh đạo tại Lào Cai, đoàn một phương pháp giảng dạy đổi mới nhằm hỗ trợ tham quan đã học được những kinh nghiệm hết sức học sinh dân tộc ở Lào Cai có được là nhờ sự chỉ đạo thiết thực trong việc thực hiện NCTH GDSNTMĐ theo và lãnh đạo của Giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai, ông tình hình và điều kiện của địa phương. “Tôi hết sức ấn Trương Kim Minh. Sáng kiến của Lào Cai đã được các tượng với phương pháp tham gia mà giáo viên sử dụng tổ chức quốc tế và Bộ GD-ĐT hoan nghênh và ghi trong lớp học. Giáo viên thể hiện sự tôn trọng với học nhận. sinh. Điều này làm cho các em tự tin hơn và tham gia tích cực hơn vào mọi hoạt động học tập”. Ông Tang Jingwei – Vụ trưởng Vụ Giáo viên, Bộ Giáo dục Trung Quốc. 11 “Tăng cường tiếng Việt” là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục để chỉ các giải pháp liên quan tới các sáng kiến dạy và học nhằm nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số 6 Nghiên cứu Thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ: Cải thiện bình đẳng và chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc ở Việt Nam
  7. 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM học tập của học sinh thông qua giáo dục song ngữ và nhìn nhận xem các tài liệu giảng dạy và Để đạt được những mục tiêu Nghiên cứu thực hành học tập có phù hợp và được sử dụng thích hợp sau đây là một số bài học kinh nghiệm. hay không để có những điều chỉnh cần thiết nhằm cải thiện các hoạt động dạy và học. Khẳng định tính khả thi của thiết kế GDSNTMĐ • Đánh giá kết quả học tập của học sinh hàng và tiếng Việt: năm có vai trò hết sức quan trọng nhằm kiến tạo và phổ biến các bằng chứng chính xác và tin • Nâng cao năng lực giáo viên cũng như việc áp cậy so sánh với chuẩn quốc gia và phổ biến các dụng các kỹ thuật giáo dục song ngữ linh hoạt bằng chứng về lợi ích của cách tiếp cận giáo dục trong ba lớp cuối cấp tiểu học là chìa khóa song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ. thành công của cách tiếp cận này, nhằm đảm bảo tất cả học sinh trong chương trình NCTH Góp phần xây dựng hoàn thiện các chính sách và GDSNTMĐ đạt được những chuẩn kiến thức kỹ thực hành tốt các ngôn ngữ sử dụng trong trường năng yêu cầu của chương trình tiểu học đến hết học cho học sinh dân tộc: lớp 5. • Tiếp tục chia sẻ các kết quả với lãnh đạo Bộ • Sự ủng hộ và tham gia của nhà trường, giáo GD-ĐT và các Sở GD&ĐT có liên quan là cần thiết viên, phụ huynh, học sinh và cộng đồng đóng nhằm đảm bảo cập nhật kiến thức và thực hiện góp cho những thành công không ngừng của hiệu quả chương trình giáo dục song ngữ trên NCTH GDSNTMĐ. Chia sẻ liên tục với tất cả các cơ sở tiếng mẹ đẻ. Điều này cũng giúp Bộ GD-ĐT bên hữu quan có ý nghĩa quan trọng và thông và các Sở GD có liên quan lồng ghép cách tiếp tin về các hoạt động và kết quả của dự án cần cận này vào các hướng dẫn tăng cường kỹ năng được cập nhật thường xuyên nhằm duy trì sự tiếng Việt cho học sinh dân tộc. hỗ trợ của các nhà lãnh đạo chính quyền địa phương và các nhà quản lý giáo dục, người dân • Sự hỗ trợ hơn nữa của Hội đồng Dân tộc của trong cộng đồng, phụ huynh và học sinh. Quốc hội có ý nghĩa cần thiết đối với quá trình vận động chính sách, vì Hội đồng Dân tộc chịu • Cần có sự hỗ trợ từ cộng đồng địa phương, và trách nhiệm nghiên cứu và giám sát thực hiện phản ánh tính đặc thù văn hóa và giá trị của dân các chính sách dân tộc và khuyến nghị các hành tộc đó nhằm đảm bảo chất lượng và sự phù hợp động lên Quốc Hội về các vấn đề dân tộc. của tài liệu giảng dạy và học tập. • Sự quan tâm của các đối tác quốc tế đối với dự • Giám sát kỹ thuật chặt chẽ và thường xuyên của án này đã có vai trò quan trọng trong nỗ lực các nhà quản lý giáo dục được thực hiện ở cấp giúp Bộ GD-ĐT và các tỉnh công nhận những huyện, cấp tỉnh và trung ương là quan trọng vì lợi ích của việc duy trì, mở rộng và nhân rộng nó giúp họ nắm được tình hình các hoạt động chương trình Giáo dục Song ngữ dựa trên tiếng dạy và học, theo dõi được những tiến bộ trong mẹ đẻ. Nghiên cứu Thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ: 7 Cải thiện bình đẳng và chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc ở Việt Nam
  8. 5. CÁC BƯỚC TIẾP THEO Nâng cao năng lực: Vận động chính sách: • Tăng cường hơn nữa năng lực của giáo viên về giáo dục song ngữ thông qua đào tạo tại • Vận động chính sách thông qua việc tiếp tục trường, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ chia sẻ kiến thức về các lợi ích của cách tiếp cận thuật. này với các đối tác, các cơ quan lập pháp, trong • Cần có những điều chỉnh cần thiết nhằm nâng đó có Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Trung cao chất lượng và mức độ phù hợp của tài liệu ương Đảng, Ủy ban Dân tộc và Bộ GD-ĐT nhằm dạy và học. thúc đẩy và nhân rộng việc thực hiện cách tiếp cận giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ. • Nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ kỹ thuật, theo dõi và giám sát cho các cán bộ quản lý giáo • Tiếp tục tuyên truyền, khuyến khích các địa dục ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và ở các phương có nhu cầu huy động chính quyền tỉnh trường. và huyện mở rộng và nhân rộng cách tiếp cận giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ với Giám sát và đánh giá: kế hoạch hành động và ngân sách kèm theo để đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho học sinh dân • Tiếp tục hoạt động giám sát định kỳ giữa các Vụ, tộc ở các tỉnh có nhiều người dân tộc sinh sống. Cục chức năng của Bộ GD-ĐT như Vụ Giáo dục Dân tộc, Vụ Giáo dục Tiểu học nhằm hiểu hơn về môi trường, tạo điều kiện và điều hành hoạt Kiến tạo tri thức: động của phương pháp tiếp cận này nhằm tăng cường hỗ trợ của các Vụ, Cục thuộc Bộ GD-ĐT. • Tiếp tục kiến tạo tri thức thông qua đánh giá hàng năm để đưa ra những bằng chứng về những tiến bộ và kết quả học tập của học sinh và nhằm mục đích chứng minh được những lợi ích của việc học sinh được bắt đầu học bằng tiếng mẹ đẻ. • Lập bản đồ ngôn ngữ lớp học ở cấp tỉnh nhằm thu thập các bằng chứng và xác định khả năng nhân rộng cách tiếp cận giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ. Bản Tóm tắt Chương trình 3 này do Bộ GD-ĐT biên soạn với sự hỗ trợ của UNICEF, đưa ra cách tiếp cận và các kết quả sau ba năm thực hiện, đặc biệt là kết quả đánh giá lớp 1 và lớp 2 cuối năm học 2010-2011. Ảnh: UNICEF Việt Nam\2011 Trương Việt Hùng & Đoàn Bảo Châu UNICEF Việt Nam Đc: 81A Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội | Đt: +84 439425706 - 11 | Fax: +84 439425705 8 Nghiên Email: cứu Thực hành Giáo dục|Song hanoi.registry@unicef.org ngữ trên Website: cơ sở tiếng mẹ đẻ: http://www.unicef.org/vietnam Cải thiện bình đẳng và chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc ở Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0