Hoàn thiện trình bày một số khoản mục tài sản
lượt xem 7
download
Đoạn 37 của chuẩn mực kế toán số 21- Trình bày báo cáo tài chính (VAS 21) quy định khi lập bảng cân đối kế toán phải phân loại và trình bày riêng biệt các tài sản thành ngắn hạn và dài hạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoàn thiện trình bày một số khoản mục tài sản
- Hoàn thiện việc trình bày một số khoản mục tài sản trên bản cân đối kế toán của doanh nghiệp Đoạn 37 của chuẩn mực kế toán số 21- Trình bày báo cáo tài chính (VAS 21) quy định khi lập bảng cân đối kế toán phải phân loại và trình bày riêng biệt các tài sản thành ngắn hạn và dài hạn. Đây được xem là yêu cầu cơ bản khi lập bảng cân đối kế toán vì các thông tin này nếu bị trình bày sai lệch sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặc dù chế độ kế toán doanh nghiệp nước ta trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi, hòan thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong việc phân loại và trình bày một số khoản mục tài sản thành ngắn hạn và dài hạn trên bảng cân đối kế toán do một số noịo dung quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành chưa hợp lý. 1/ Các khoản chi phí trả trước: Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính quy định chi phí trả trước được hạch toán và theo dõi trên tài khoản 142 – “Chi phí trả trước ngắn hạn”, tài khoản 242 – “Chi phí trả trước dài hạn” với các quy định cụ thể như sau: Tài khoản 142 chỉ phản ánh những khoản chi phí trả trước ngắn hạn phát sinh có giá trị lớn liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
- doanh của nhiều kỳ hạch toán trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh không thể tính hết cho kỳ phát sinh chi phí. Số dư cuối kỳ của tài khoản này được điền vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên bảng cân đối kế toán. Tài khoản 242 chỉ phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD trên một số năm tài chính. Số dư cuối kỳ của tài khoản này được điền vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước dài hạn” trên bảng cân đối kế toán. Do đó, nếu căn cứ theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì tài khoản 142- “Chi phí trả trước ngắn hạn” cuối năm số dư sẽ bằng không nghĩa là trên bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp chỉ tiêu “chi phí trả trước ngắn hạn” sẽ không có số liệu. Trong khi đó, đoạn 40 VÁ 21 quy định một tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn khi tài sản này:
- - Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; - Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ; - Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào Như vậy, đã có sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán bởi lẽ nếu xét theo đoạn 49 của VAS 21 thì trên thực tế vào điểm cuối năm tài chính doanh nghiệp vẫn có thể có các khoản chi phí trả trước ngắn hạn. Chẳng hạn, ngày 1/7/08 doanh nghiệp trả trước 90 triệu tiền thuê nhà trong 9 tháng. Nếu căn cứ chế độ kế toán thì khoản chi phí trả trước này liên quan đến hai
- niên độ kế toán nên sẽ được hạch toán vào tài khoản 242. Vào ngày 31/12/08, sau khi phẩn bổ vào chi phí của năm 2008 thì tài khoản 242 có số dư là 30 triệu sẽ được trình bày trên bảng cân đối kế toán ở chỉ tiêu “Chi phí trả trước dài hạn”. Trong khi đó, nếu theo đoạn 40 của VAS 21 thì số tiền 30 triệu chưa phân bổ trên đây được phân loại là tài sản ngắn hạn vì doanh nghiệp sẽ dự kiến thu hồi trong vòng 3 tháng kể từ ngày 31/12/08 Trên thực tế có thể thấy việc phân loại các khoản chi phí trả trước thành ngắn hạn và dài hạn chỉ cần thiết khi lập báo cáo tài chính tức là ở thời điểm cuối kỳ kế toán, còn khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì không cần thiết phải phân chia các tài sản này thành ngắn hạn và dài bạn bởi vì ở những thời điểm khác nhau các khoản chi phí trả trước dài hạn có thể chuyển thành ngắn hạn. Do đó, để đơn giản công tác kế toán và đảm bảo tuân thủ chuẩn
- mực kế toán khi lập và trình bày báo cáo tài chính, chế độ kế toán không cần thiết phải mở riêng hai toàn khoản 142 và 242 mà chỉ cần sử dụng một tài khoản 142 để theo dõi tất cả các khoản chi phí trả trước của doanh nghiệp với tên gọi là chi phí trả trước. Vào thời điểm lập báo cáo tài chính, căn cứ sổ chi tiết tài khoản 142 và quy định của đoạn 49 VAS 21, doanh nghiệp sẽ phân loại các khoản chi phí trả trước thành ngắn hạn và dài hạn để trình bày trên bảng cân đối kế toán. Khi đó sẽ đảm bảo tính thống nhất của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. 2/ Vật tư thiết bị dùng cho xây dựng cơ bản: Hiện nay, các doanh nghiệp dù tổ chức công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản riêng hay thực hiện trên cùng hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp thì giá trị vật tư thiết bị dùng cho xây dựng cơ bản (XDCB) cũng đều được thể hiện trên Tài khoản 152-
- Nguyên vật liệu và được trình bày ở khoản mục Hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Theo đoạn 03 của chuẩn mực kế toán Hàng tồn kho (VAS 02) thì hàng tồn kho là những tài sản: - Được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường; - Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang; - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ Như vậy, vật tư thiết bị dùng cho XDCB chưa thỏa mãn điều kiện là hàng tòn kho được nêu tại đoạn 03 của VAS 02. Do đó, việc trình bày giá trị những vật tư thiết bị này trên khoản mục hàng tồn kho thuộc phần tài sản ngắn hạn của bảng cân đối kế toán là chưa hợp lý;
- Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành không có tài khoản riêng để theo dõi giá trị các vật tư thiết bị dùng cho XDCB nên các doanh nghiệp hạch toán các vật tư, thiết bị này vào tk 152. Điều này dẫn đến các vật tư thiết bị dùng cho XDCB cũng được trình bày trên bảng cân đối kế toán như một tài sản ngắn hạn. Trong khi đó, nếu căn cứ theo đoạn 40 của VAS 21 thì các vật tư thiết bị dùng cho XDCB không thỏa mãn điều kiện để được xếp vào loại tài sản ngắn hạn nên chúng phải được xem là tàn sản dài hạn của doanh nghiệp. Do đó, để việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với VAS 21, tài khoản 241 của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành cần mở thêm một tài khoản cấp 2 để theo dõi riêng các vật tư thiết bị dùng cho XDCB chứ không phản ảnh vào tài khoản 152 như hiện nay, vì các vật tư thiết bị này không thỏa mãn điều kiện
- là hàng tồn kho. Khi đó, vật tư thiết bị dùng cho XDCB sẽ được trình bày trên khoản mục “Xây dựng cơ bản dở dang” thuộc phần tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán. Về nguyên tác, khi lập và trình bày báo cáo tài chính, các chuẩn mực kế toán cần phải được tuân thủ. Điều đó đòi hỏi chế độ kế toán doanh nghiệp phải thống nhất với chuẩn mực kế toán và phù hợp với thực tế của các doanh nghiệp. Các ý kiến đề xuất trên đây xuất phát từ những vướng mắc của các doanh nghiệp trong thời gian qua với hi vọng góp phần hoàn thiện chế độ kế toán doanh nghiệp nói chung và hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp nói riêng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hoàn thiện việc trình bày một số khoản mục tài sản trên bản cân đối kế toán
3 p | 191 | 69
-
Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam
8 p | 230 | 36
-
Hoàn thiện việc trình bày một số khoản mục tài sản trên bản cân đối kế toán của doanh nghiệp
3 p | 140 | 17
-
Hoàn thiện việc trình bày một số khoản mục tài sản
10 p | 116 | 11
-
Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
7 p | 79 | 8
-
Một số vấn đề pháp lý về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay
3 p | 83 | 8
-
Khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro và hạn chế nợ xấu thẻ tín dụng cá nhân
11 p | 73 | 6
-
Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính cho huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
4 p | 37 | 6
-
Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư công
3 p | 16 | 6
-
Sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam - Một số bất cập cần được bổ sung hoàn thiện
5 p | 55 | 5
-
Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực tài chính theo cách tiếp cận của Hoa Kỳ và một số kiến nghị cho Việt Nam
16 p | 5 | 3
-
Kế toán viên - kiểm toán viên trong kỷ nguyên số
2 p | 3 | 2
-
Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tại Việt Nam
9 p | 16 | 2
-
Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
5 p | 60 | 2
-
Nghiên cứu hoàn thiện chương trình đào tạo Kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp phục vụ giảng dạy cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Lào Cai
3 p | 7 | 1
-
Xu hướng giám sát dịch vụ tài chính số trên thế giới và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam
4 p | 2 | 1
-
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng toàn diện tại ngân hàng
8 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn