Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam
lượt xem 36
download
Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam trình bày về cơ hội cho thị trường ngoại hối Việt Nam cũng như thách thức với thị trường ngoại hối Việt Nam. Mục tiêu phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam
- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM 1
- I. PHÂN TÍCH CƠ HỘI & THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI Trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển cũng như phải đương đầu với không ít thách thức. Do đó, để đạt được mục tiêu hoàn thiện thị trường ngoại hối, những cơ hội này cần phải được tận dụng một cách linh hoạt và những thách thức cần phải được vượt qua. 1. Cơ hội cho thị trường ngoại hối Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng là một dấu hiệu tốt cho thị trường ngoại hối. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009 . Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Trong năm 2011, mục tiêu tăng trưởng GPD là 7- 7,5% và lạm phát không quá 7%. Thị trường ngoại hối Việt Nam đã và đang được phát triển theo hướng mở cửa, chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế, mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng từ năm 2006 khi Pháp lệnh Ngoại hối có hiệu lực từ ngày 01/06/2006, được đánh giá là một bước tiến mới trong cải cách cơ chế quản lý ngoại hối trong bối cảnh mới. Chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối ngày được mở rộng bao gồm các NHTM, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, tổ chức tài chính và ngân hàng nước ngoài, các cá nhân. Các công cụ giao dịch ngoại hối hiện đại (quyền chọn, hoán đổi, v.v.) sẽ được sử dụng rộng rãi, chiếm tỷ trọng cao hơn trong các giao dịch ngoại hối. Bên cạnh đó, công nghệ và phương tiện hiện đại sẽ được áp dụng phổ biến trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngoại hối nói riêng. 2. Thách thức đối với thị trường ngoại hối Việt Nam Trong thời gian tới, bên cạnh những cơ hội lớn đã nêu trên, việc phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam phải đối mặt với không ít thách thức như môi trường pháp lý, khả năng quản lý của các cơ quan chức năng và khả năng bình ổn thị trường ngoại hối. Về mặt môi trường pháp lý và cơ chế chính sách, Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường ngoại hối. Chúng ta có quy định chính sách được ban hành 2
- nhưng việc quản lý thực hiện các quy định này vẫn còn nhiễu tồn tại. Do đó, môi trường pháp lý của thị trường ngoại hối vẫn chưa thực sự phát huy tác dụng của nó. Trong điều kiện thị trường quốc tế có nhiều biến động khó lường, việc quản lý điều tiết đảm bảo sự phát triển lành mạnh ổn định của thị trường ngoại hối là một công việc khá khó khăn và đỏi hỏi khả năng phan đoán chính xác của người quản lý. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, số lượng cán bộ quản lý giỏi về ngoại hối vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường ngày càng được mở rộng này. Với thực trạng tình hình ngoại hối như hiện nay, thách thức lớn nhất là bình ổn thị trường ngoại hối sau việc điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 9.30% đồng (từ 18.932 VND/USD lên 20.693 VND/USD ngày 11/2/2011). Việc điều chỉnh tỷ giá này có tác động lớn đến tâm lý của người dân, doanh nghiệp, ảnh hưởng đến cán cân thương mại và lạm phát. II. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM Để thích ứng với nền kinh tế thị trường mở và hội nhập, Việt Nam cần phải có mục tiêu, quan điểm và định hướng rõ ràng cho thị trường ngoại hối. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong việc phát triển thị trường ngoại hối là ổn định tỷ giá trong mối tương quan cung cầu trên thị trường xuất khẩu, kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ. Song song đó, Việt Nam cần từng bước nâng cao vị thế của VND, tạo điều kiện cho VND có thể trở thành đồng tiền chuyển đổi và phối hợp với chính sách ngoại hối để chống hiện tượng đô la hoá. Bên cạnh những mục tiêu đề ra, thị trường ngoại hối Việt Nam phải quán triệt một số quan điểm cơ bản sau trong quá trình phát triển: Thứ nhất, phát triển thị trường ngoại hối phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, gắn liền với chiến lược phát triển thị trường tài chính - tiền tệ và hệ thống ngân hàng. Thứ ba, phát triển theo hướng mở cửa hội nhập đồng thời đảm bảo an ninh tài chính - tiền tệ. Có mục tiêu quan điểm rõ ràng thị sự phát triển thị trường ngoại hối mới bền vững và không chệch hướng. Bên cạnh đó, những mục tiêu này sẽ giúp các nhà nghiên cứu đề 3
- ra những giảp pháp theo đúng định hướng ban đầu. Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chính sách tỷ giá hối đoái phải liên tục được hoàn thiện và điều chỉnh thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế thường. Để góp phần khai thác tối đa những lợi ích và giảm thiểu những tổn thất từ hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong thời gian tới cần hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau: Thứ nhất là tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý của Nhà nước. Trong xu thế toàn cầu hóa Việt Nam cần lựa chọn một chính sách tỷ giá thả nổi có chính sách quản lý thích ứng, tạo ra động lực phát triển nền kinh tế trong tiến trình hội nhập; vì chế độ tỷ giá thả nổi có ưu điểm là tỷ giá luôn gắn liền với quan hệ cung cầu và tỷ giá này thích ứng với điều kiện toàn cầu hóa của thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó Nhà nước vẫn có thể quản lý được mức độ biến động của tỷ giá. Thứ hai là chính sách Tỷ giá hối đoái phải đóng vai trò tích cực trong việc bảo hộ một cách hợp lý cho các doanh nghiệp trong nước. Thứ ba là Việt Nam cần kết hợp hài hòa lợi ích giữa hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh, nhưng mặt khác cũng cần gia tăng nhập khẩu các sản phẩm không có lợi thế so sánh để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về sản xuất và tiêu dùng nội địa. III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM 1. Giải pháp từ cơ quan quản lý và Ngân hàng Nhà nước Các cơ quan quản lý nói chung và Ngân hàng Nhà Nước (“NHNN”) nói riêng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam. Giải pháp từ các cơ quan này sẽ có ảnh hưởng rất lớn. Do đó, việc đưa ra những điều chỉnh thị trường đòi hỏi sự thận trọng từ các cơ quan quản lý. 1.1 Giải pháp từ cơ quan quản lý a. Ổn định kinh tế vĩ mô Với mục tiên ổn định kinh tế vĩ mô, các cơ quan quản lý cần thường xuyên phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra được chính sách TGHĐ phù hợp cho từng giai đoạn. Quản lý tốt dự trữ ngoại hối và tăng tích lũy ngoại tệ là một trong những nhiệm vụ hàng đẩu của chính phủ. Việt Nam cần tiết kiệm chi ngoại tệ, chỉ nhập những hàng hóa cần thiết cho nhu cầu sản xuất và những mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được. Ngoại tệ dự trữ khi đưa vào can thiệp trên thị trường phải có hiệu qủa. Trong thời gian trước mắt chúng ta vẫn xem đồng USD có vị trí quan trọng trong dự trữ ngoại tệ của mình nhưng cũng cần đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ để phòng tránh rủi ro khi USD bị mất giá. Việc quản lý trong quản lý ngoại hối cần phải được nới lỏng tiến tới tự do hóa. Hoạt động này bao gồm việc giảm dần , tiến đến loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của Ngân 4
- hàng Nhà nước trong việc xác định tỷ giá, xóa bỏ các qui định mang tính hành chính trong kiểm soát ngoại hối, thiết lập tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ quản lý tỷ giá, nâng cao tính chủ động trong kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại. Thị trường ngoại hối Việt Nam cần được hoàn thiện để tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách ngoại hối có hiệu qủa bằng cách mở rộng thị trường ngoại hối để các doanh nghiệp, các định chế tài chính phi ngân hàng tham gia thị trường ngày một nhiều, tạo thị trường hoàn hảo hơn, nhất là thị trường kỳ hạn và thị trường hoán chuyển để các đối tượng kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ tự bảo vệ mình. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng cần được phát triển vì nó là điều kiện cần thiết để qua đó nhà nước có thể nắm được mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, đồng thời qua đó thực hiện biện pháp can thiệp của nhà nước khi cần thiết. Trước mắt cần có những biện pháp thúc đẩy các ngân hàng có kinh doanh ngoại tệ tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng , song song đó phải củng cố và phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động của nó, tạo điều kiện cho NHNN phối hợp, điều hòa giữa hai khu vực thị trường ngoại tệ và thị trường nội tệ một cách thông thoáng. Bên cạnh đó, cơ chế điều chỉnh TGHĐ Việt Nam cần được hoàn thiện hơn nữa để đảm bảo cho tỷ giá phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường nên từng bước loại bỏ dần việc qui định khung tỷ giá với biên độ quá chặt của Ngân hàng nhà nước đối với các giao dịch của các NHTM và các giao dịch quốc tế (Hiện nay biên độ này là +/- 0.25%). Ngân hàng Nhà nước chỉ điều chỉnh tỷ giá trên các phiên giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng và theo hướng có tăng có giảm để kích thích thị trường luôn sôi động và tránh hiện tượng găm giữ đô la. Hiện nay trên thị trường ngoại tệ, mặc dù USD có vị thế mạnh hơn hẳn các ngoại tệ khác, song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong nước sẽ làm cho tỷ giá ràng buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có sự biến động về giá cả USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD đến VND mà thông thường là những ảnh hưởng rất bất lợi. Chúng ta nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để thanh toán và dự trữ, bao gồm một số đồng tiền của những nước mà chúng ta có quan hệ thanh toán, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của VND ví dụ như đồng EURO, yên Nhật vì hiện nay EU, Nhật là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chế độ tỷ giá gắn với một rổ ngoại tệ như vậy sẽ làm tăng tính ổn định của TGHĐ danh nghĩa. Để sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá, chính phủ phải tiến hành từng bước tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường chứ không phải bởi những quyết định can thiệp hành chính của Chính phủ. Điều chỉnh như thế nào để tỷ giá theo sát được những cân đối lớn của Chính phủ và phản ánh xác thực hơn cung cầu thị trường hiện vẫn là một mục tiêu nan giải. Theo quan điểm cá nhân, vấn đề này có thể xem xét dưới các góc độ sau: 5
- Thứ nhất, Chính sách tỷ giá phải được phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Cụ thể là hoàn chỉnh cơ chế quản lý giao dịch ngoại hối và cơ sở pháp lý cho việc điều hành thị trường ngoại tệ song song với việc phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các chính sách và giải pháp bộ phận trong lĩnh vực tiền tệ (như lãi suất, cung ứng vốn) nhằm tác động có hiệu quả vào nội tệ từ nhiều góc độ. Các công cụ quản lý tiền tệ trên thế giới cần được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn. Bên cạnh đó, việc hiện đại hóa hệ thống các tổ chức tài chính cần xúc tiến với mục tiêu phát triển thị trường tài chính nói chung để nâng cao năng lực, mở rộng phạm vi điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước. Các chính sách vĩ mô khác như ngoại thương, cán cân ngân sách, thuế, tín dụng, thu nhập người lao động cần được phối hợp sử dụng hiệu quả. Thứ hai, chính phủ nên điều hành tỷ giá xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế; có nghĩa tại một thời điểm phải xác định rõ yếu tố nào cần ưu tiên và yếu tố nào có thể hy sinh để đạt lợi ích tổng thể tối đa. Ví dụ, quyết định tăng giá nội tệ để giảm nhẹ sức ép trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (Chính phủ) và chấp nhận sự suy giảm tạm thời đối với xuất khẩu nếu điều này ít tạo khó khăn hơn cho nền kinh tế. Thứ ba, các cơ quan quản lý phải tích cực đấu tranh có hiệu quả với hiện tượng đầu cơ, tích trữ và kiềm chế tác động xấu của thị trường ngoại tệ chợ đen. b. Nâng cao tính chuyển đổi của Đồng Việt Nam Để phát triển bền vững thì đồng tiền Việt Nam cần được nâng cao sức mạnh cho bằng các giải pháp kích thích nền kinh tế như: hiện đại hoá nền sản xuất trong nước, đẩy mạnh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng chính sách thích hợp để phát triển nông nghiệp, khuyến khích xuất khẩu, bài trừ tham nhũng … Chúng ta cần tạo khả năng chuyển đổi từng phần cho đồng tiền Việt Nam: đồng tiền chuyển đổi được sẽ tác động tích cực đến hoạt động thu hút vốn đầu tư , hạn chế tình trạng lưu thông nhiều đồng tiền trong một quốc gia. Hiện tượng đô la hóa nền kinh tế do đó sẽ được được hạn chế. Việc huy động các nguồn lực trong nền kinh tế trở nên thuận lợi hơn, hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó năng động hơn. Đồng tiền tự do chuyển đổi làm giảm sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào chính sách quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá, giúp cho tốc độ chu chuyển vốn được đẩy mạnh, góp phần đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, muốn tạo khả năng chuyển đổi cho VND phải có đủ lượng ngoại tệ dự trữ và nền kinh tế vững mạnh. Khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam phải được nhanh chóng cải thiện. c. Phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin Trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thị trường ngoại hối Việt Nam cần tận dụng triệt để những thành tựu này để phát triển nhanh hơn và tiến mục tiêu sánh ngang với thị trường ngoại hối quốc tế. Do đó, việc đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia là rất cần thiết để có thể kết nối tốt hệ thống thông tin của khu vực và của thể giới tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối phát triển và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, các cơ quan 6
- nhà nước cần có chính sách khuyến khích, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngoại hôi nói riêng cũng như khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi công nghệ để tiếp cận các dịch vụ ngoại hối. 1.2 Giải pháp từ Ngân hàng Nhà nước NHNN là cơ quan quản lý trực tiếp các vấn đề liên quan đến thị trường ngoại hối. Để phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam, NHNN cần có điều chỉnh chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối. Về Chính sách tỷ giá, cơ chế tỷ giá phải được đổi mới theo hướng linh hoạt hơn, phản ánh đúng đắn mối quan hệ cung - cầu về ngoại tệ và cơ chế tỷ giá phải có tác động điều chỉnh cung - cầu về ngoại tệ trên trên thị trường, bám sát những diễn biến trên thị trường ngoại hối. Bên cạnh đó, NHNN có thể cân nhắc việc áp dụng cơ chế tỷ giá thỏa thuận. Mở rộng qui mô doanh số giao dịch, thu hút các chủ thể tham gia giao dịch nhằm tăng tính thực tế và phản ánh cung cầu của tỷ giá hình thành trên thị trường NTLNH. Về Chính sách quản lý ngoại hối, việc quản lý cần được đổi mới theo hướng tự do hoá, tạo quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM. Việc này sẽ tạo sự thông suốt các luồng ngoại tệ luân chuyển giữa các khu vực trong nền kinh tế, tránh tình trạng “tắc nghẽn, găm giữ ngoại tệ” và những bất hợp lý về luồng ngoại tệ giữa các khu vực của nền kinh tế. NHNN nên thực hiện quản lý vĩ mô một cách linh hoạt và mềm dẻo, có tính đến quyền lợi chính đáng của các đối tượng quản lý. Khi thực thi các chính sách quản lý ngoại hối, NHNN nên căn cứ vào tình hình thực tế và đặc thù của nền kinh tế trong nước. Việc mở rộng, thu hút các tổ chức tham gia giao dịch ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, đặc biệt là các tổ chức tài chính phi ngân hàng sẽ có tác dụng tích cực đến thị trường. Thị trường đang cần các văn bản quy định cụ thể qui chế thực hiện các loại hình giao dịch ngoại hối hiện đại. Bên cạnh đó, vai trò mua bán cuối cùng và giám sát thị trường của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng cần được nâng cao. Ngân hàng Nhà nước thực hiện phương thức xử lý mua ngoại tệ dư thừa của các ngân hàng thương mại kèm theo cam kết bán lại một phần hoặc toàn bộ khi các ngân hàng thương mại có nhu cầu thanh khoản ngoại tệ của khách hàng. Khi đó, sự căng thẳng về cung cầu ngoại tệ cũng sẽ được hạn chế do tập trung được các nguồn ngoại tệ qua hệ thống ngân hàng. 2. Giải pháp từ các ngân hàng thương mại 7
- Trên thị trường ngoại hối, các NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho thị trường có thể hoạt động. Do đó, giải phát phát triển thị trường ngạo hối liên quan đến các NHTM là không thể thiếu. Với vai trò quan trọng trên thị trường ngoại hối, các NHTM cần đa dạng hóa các ngiệp vụ kinh doanh ngoại hối hiện đại: giao dịch kỳ hạn, giao dịch chọn mua, chọn bán ngoại tệ, giao dịch hoán đổi tiền tệ. … Bên cạnh đó, các NHTM cần tích cực phổ biến sâu rộng, hướng dẫn và tư vấn cho các tổ chức doanh nghiệp kiến thức, kinh nghiệm về các hoạt động ngoại hối và cách thức quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối nhắm hướng các doanh nghiệp làm quen với những dịch vụ, sản phẩm mới của ngân hàng. Nhằm phát triển và nâng cao các hoạt động kinh doanh ngoại hối, các NHTM nên có phòng kinh doanh ngoại tệ với quy mô thích hợp và có đủ thẩm quyền thực hiện các giao dịch ngoại hối tức thời. Song song đó, việc tăng cường trang bị công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc thu thập, cập nhật thông tin về ngoại hối là việc quan trọng để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh ngoại hối được thông suốt và hiệu quả. Các NHTM phải thường xuyên đào tạo, đào tạo lại nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối cho các cán bộ làm công tác kinh doanh ngoại hối có trình độ chuyên môn cao, nhạy bén, có khả năng phán đoán thị trường và đủ khả năng tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc dử dụng các công cụ phái sinh. 3. Giải pháp từ các doanh nghiệp Ngoài các cơ quan quản lý, NHNN và NHTM, các doanh nghiệp cũng cần tích cực tham gia trong quá trình phát triển thị trường ngoại hối. Các doanh nghiệp nên chủ động nắm bắt thông tin, tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng công cụ giao dịch ngoại hối hiện đại để sử dụng linh hoạt trong công việc kinh doanh, hạn chế rủi ro tỷ giá. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên đào tạo cán bộ nhân viên có năng lực thực hiện tốt các giao dịch ngoại hối để phát triển việc kinh doanh nói chung và góp phần phát triển thị trường ngoại hối nói chung. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vai trò của ngân hàng trung ương trong giai đoạn mới
4 p | 538 | 179
-
Bài giảng Tìm hiểu về thuế thu nhập doanh nghiệp
36 p | 324 | 65
-
Bài 3 - Thuế xuất nhập khẩu - Ths Nguyễn Tiến Trung
16 p | 290 | 54
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
10 p | 71 | 9
-
Nhập khẩu linh kiện xe máy: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp - 3
7 p | 67 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á phòng giao dịch Văn Thánh
80 p | 28 | 4
-
“Hạn chế hình sự hóa” trong lĩnh vực ngân hàng?
2 p | 70 | 3
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM chi nhánh Phú Nhuận giai đoạn 2011 - 2013
78 p | 28 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn