TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài:<br />
Tín dụng là hoạt động truyền thống của các NHTM, đây cũng là nguồn thu chủ<br />
yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng, tuy nhiên đây cũng là<br />
hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Trong khi đó, việc quản trị rủi ro trong điều kiện<br />
hiện nay lại rất phức tạp và khó khăn.<br />
Từ nhận thức hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, để quản<br />
lý an toàn hoạt động ngân hàng thì công tác quản trị rủi ro tín dụng phải luôn được tăng<br />
cường và đặt lên hàng đầu.<br />
Xuất phát từ thực tế đó, qua thời gian tìm hiểu về hoạt động kinh doanh ngân hàng,<br />
kết hợp với những kiến thức tích lũy được, nhận thức được tầm quan trọng của công tác<br />
quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng, tác giả đã chọn đề tài “Tăng cường quản trị rủi<br />
ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội” .<br />
2. Mục đích nghiên cứu:<br />
-<br />
<br />
Đưa ra cơ sở lý luận trong quản trị RRTD tại NHTM.<br />
<br />
-<br />
<br />
Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Quân Đội.<br />
<br />
-<br />
<br />
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro<br />
<br />
tín dụng tại NHTMCP Quân Đội.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:<br />
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu toàn bộ các vấn đề liên quan<br />
đến quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung về công tác quản trị RRTD tại MB, trong đó giới<br />
hạn về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay, trên cơ sở số liệu của Ngân hàng<br />
Quân Đội trong 3 năm gần nhất 2013, 2014 và 2015.<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp sử dụng chủ yếu đó là thống kê thu thập số liệu, sử dụng chính nguồn dữ liệu<br />
thứ cấp bao gồm báo cáo tài chính các năm của MB, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình<br />
<br />
kinh tế xã hội như chỉ số lạm phát, tăng trưởng, thất nghiệp…, các tài liệu giáo trình liên quan đến<br />
vấn đề nghiên cứu, các bài viết đăng báo, tạp chí khoa học chuyên ngành, các báo cáo/chuyên<br />
đề/luận văn của các sinh viên, học viên.<br />
Trên cơ sở số liệu thu thập được tiến hành xử lý số liệu, xây dựng bảng biểu, đưa ra so sánh,<br />
phân tích, kết luận kết hợp với phương pháp định tính, định lượng, cùng những kiến thức tích lũy<br />
được, giải quyết vấn đề và làm sáng rõ mục đích đưa ra ban đầu.<br />
5. Kết cấu của luận văn:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.<br />
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Quân Đội.<br />
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại<br />
NHTMCP Quân Đội.<br />
CHƢƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO<br />
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1. Những vấn đề về rủi ro tín dụng tại NHTM<br />
Khái niệm về rủi ro tín dụng<br />
Nhìn nhận trên nhiều góc độ khác nhau thì RRTD có thể được diễn đạt dưới các<br />
hình thức khác nhau, song các khái niệm, các quan điểm đều tựu chung về bản chất RRTD<br />
đó là: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất, thiệt hại về kinh tế mà tổ chức tín dụng<br />
phải chịu do khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi hoặc<br />
hoàn trả không đúng hạn theo như cam kết”.<br />
Nguyên nhân rủi ro tín dụng<br />
Nguyên nhân khách quan: Thay đổi chính sách Nhà Nước, những biến động khó<br />
dự báo của nền kinh tế, từ môi trường tự nhiên.<br />
Nguyên nhân từ phía ngân hàng thương mại: Chính sách tín dụng thiếu nhất<br />
quán, quan điểm chiến lược phát triển tín dụng còn chưa rõ ràng. Tác động của công nghệ<br />
mới, hoạt động nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ. Sự yếu kém về năng lực,<br />
<br />
sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ.<br />
Nguyên nhân từ phía khách hàng: Khách hàng thuộc nhóm có ý chí trả nợ song<br />
không có khả năng trả. Khách hàng thuộc nhóm có khả năng trả nợ song lại không có<br />
thiện chí trả.<br />
Các chỉ tiêu đánh giá RRTD<br />
Rủi ro tín dụng của ngân hàng thường được phản ánh từ những chỉ tiêu trực tiếp<br />
như nợ quá hạn, nợ xấu, trích lập DPRRTD và các chỉ tiêu gián tiếp như quy mô tăng<br />
trưởng tín dụng, cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn, theo nhóm ngành…<br />
Hậu quả của RRTD<br />
Đối với ngân hàng thương mại: Khi RRTD xảy ra, làm lợi nhuận ngân hàng suy<br />
giảm, giảm khả năng thanh toán, không những thế làm sụt giảm uy tín, thương hiệu trên thị<br />
trường mà nguy hại hơn là sự phá sản ngân hàng.<br />
Đối với nền kinh tế: Ở mức độ thấp , rủi ro tín dụng làm giảm đi cơ hội tiếp cận<br />
vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Ở mức độ cao hơn, hiệu ứng dây chuyền rất dễ xảy<br />
ra trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.<br />
Đối với khách hàng: Cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng bị hạn chế hơn.<br />
nguy cơ không thu hồi được khoản tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi nếu như ngân hàng đi<br />
vào phá sản.<br />
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM<br />
Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng<br />
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình hoạch định, tổ chức, thực hiện và giám sát toàn<br />
bộ hoạt động tín dụng, nhằm tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng với mức rủi ro có thể<br />
chấp nhận.<br />
Quy trình và nội dung của quản trị rủi ro tín dụng<br />
-<br />
<br />
Nhận biết rủi ro tín dụng<br />
<br />
Dấu hiệu tài chính: Xem xét các nhóm chỉ tiêu tài chính bao gồm: Nhóm chỉ tiêu<br />
thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu đòn bẩy, nhóm chỉ tiêu lợi nhuận,<br />
tỷ lệ tăng trưởng…nhận biết ra dấu hiệu suy yếu của doanh nghiệp.<br />
Dấu hiệu phi tài chính: Dấu hiệu từ mối quan hệ khách hàng – ngân hàng, dấu<br />
hiệu từ cách thức quản lý kinh doanh của khách hàng, các vấn đề kỹ thuật – thương mại,<br />
<br />
công nghệ và dấu hiệu từ việc xử lý các báo cáo tài chính.<br />
-<br />
<br />
Đo lường rủi ro tín dụng<br />
<br />
Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ xin phép đề cập tới mô xếp hạng tín dụng nội<br />
bộ theo phương pháp cho điểm tín dụng. Xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số là<br />
phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu để nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình<br />
thuật toán để phân tích, tính điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa<br />
biến. Các chỉ tiêu sử dụng trong xếp hạng tín dụng được xác lập theo nhóm bao gồm phân<br />
tích ngành, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính. Sau đó đưa vào<br />
mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận được sang biểu xếp hạng tương<br />
ứng”.<br />
Quy trình xếp hạng chấm điểm tín dụng và ứng dụng ra quyết định<br />
Đối với Khách hàng Doanh nghiệp: Gồm 7 bước như sau: Thu thập thông tin;<br />
Xác định ngành/nghề lĩnh vực SXKD của DN; Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp;<br />
Chấm điểm các chỉ số tài chính; Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính; Tổng hợp điểm và<br />
xếp hạng doanh nghiệp; Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách<br />
hàng.<br />
Đối với khách hàng cá nhân: Gồm 5 bước như sau: Thu thập thông tin; Chấm<br />
điểm các thông tin cá nhân cơ bản; Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng; Tổng hợp<br />
điểm và xếp hạng khách hàng; Trình phê duyệt kết quả.<br />
-<br />
<br />
Kiểm soát rủi ro tín dụng<br />
<br />
Kiểm soát RRTD chính là việc thực hiện giải pháp nhằm duy trì RRTD ở mức kỳ<br />
vọng, giảm tổn thất RRTD. Đây cũng là cơ sở giúp ngân hàng thành lập công tác kiểm<br />
soát nội bộ trong ngân hàng, nâng cao công tác quản trị RRTD của ngân hàng. Kiểm soát<br />
RRTD bao gồm kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.<br />
-<br />
<br />
Xử lý rủi ro tín dụng<br />
<br />
Xử lý rủi ro tín dụng bằng các phương pháp bao gồm: Sử dụng các công cụ phái<br />
sinh tín dụng; Mua bảo hiểm RRTD; Bán nợ.<br />
Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản trị RRTD của NHTM<br />
Nhân tố chủ quan: Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán<br />
<br />
bộ ngân hàng các cấp. Bộ máy quản trị RRTD tại NHTM. Chính sách và quy trình tín<br />
dụng. Công nghệ ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng. Hệ thống thông tin phục vụ<br />
phân tích.<br />
Nhân tố khách quan: Các thay đổi về chính sách, hệ thống luật và các văn bản<br />
pháp luật. Các biến động bất thường ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng như tỷ giá hối<br />
đoái, lãi suất..<br />
1.3. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trên TG<br />
Việc nghiên cứu tìm hiểu mô hình quản RRTD là rất cần thiết đối với các NHTM<br />
tại Việt Nam trong quá trình hoàn thiện công tác quản trị nhằm mục tiêu hoạt động ổn định<br />
và bền vững. Trong bài viết này, tác giả trích ra mô hình quản trị rủi ro tín dụng của hai<br />
ngân hàng trên thế giới là Citibank, KDB và thực tế áp dụng tại hai NHTM Việt Nam là<br />
Techcombank và Vietinbank”.<br />
CHƢƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG<br />
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI<br />
2.1. Tổng quan về Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ phần Quân Đội<br />
Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội<br />
Ngày 04/11/1994, MB chính thức đi vào hoạt động. Trải qua chặng đường hơn 20<br />
năm xây dựng và trưởng thành, MB ngày càng ổn định tăng trưởng toàn diện, hướng tới là<br />
một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam, đạt Top 5 NHTM tại VN về lợi nhuận và<br />
hiệu quả. Khi thành lập ban đầu vói mức vốn điều lệ 20 tỷ mà phần lớn từ vốn góp của các<br />
cổ đông sáng lập cúng với 25 nhân sự, đến năm 2015 số vốn điều lệ đã tăng 800 lần đạt<br />
16.000 tỷ VND với hàng vạn cổ đông cùng 7.810 cán bộ nhân viên ngân hàng và công ty con<br />
(tính đến thời điểm 31/12/2015). Tăng đạt 253 điểm giao dịch trên khắp cả nước, trong đó<br />
mở rộng thêm phạm vi quốc tế với hai chi nhánh tại Lào và Campuchia. Đinh hướng mô<br />
hình tập đoàn tài chính đa năng, MB đã có 05 công ty con trực thuộc và tham gia góp vốn<br />
thành lập thêm 03 công ty liên kết, hoạt động tại nhiều mảng khác nhau như bất động sản,<br />
chứng khoán, bảo hiểm… Cùng những nỗ lực phát triển không ngừng, MB luôn được<br />
<br />