-i-<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Cho vay là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu nhập lớn nhất<br />
cho các NHTM nói chung, Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt<br />
Nam nói riêng. Trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhu cầu vốn ngắn<br />
hạn ngày càng tăng, mở rộng cho vay ngắn hạn không chỉ đem lại lợi ích cho<br />
Sở giao dịch mà cả các doanh nghiệp. Mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao<br />
dịch còn xuất phát từ nhu cầu gia tăng khả năng linh hoạt trong điều chỉnh cơ<br />
cấu dư nợ phù hợp với điều kiện một thị trường đang thay đổi nhanh chóng.<br />
Tuy Sở giao dịch đã nhận thức được vấn đề này nhưng quy mô cho vay ngắn<br />
hạn vẫn chưa được mở rộng tương xứng với tiềm năng, vị thế và mong muốn<br />
của Ngân hàng; việc tăng tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đồng thời với quá<br />
trình mở rộng quy mô cho vay chưa đạt được kết quả như mong đợi.<br />
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, với mong muốn mở rộng cho vay ngắn<br />
hạn tại Sở giao dịch, góp phần tích cực mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả<br />
hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch cũng như tác động tích cực tới sự phát<br />
triển của kinh tế Thủ đô và đất nước, Đề tài “Mở rộng cho vay ngắn hạn tại<br />
Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được lựa chọn<br />
nghiên cứu.<br />
Mục đích của Đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về cho vay<br />
ngắn hạn của NHTM; Đánh giá thực trạng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch,<br />
từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao<br />
dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.<br />
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là hoạt động cho vay ngắn hạn của<br />
NHTM, với phạm vi là Sở giao dịch trong thời gian từ năm 2005 đến nay.<br />
Các phương pháp được sử dụng gồm phân tích, tổng hợp; thống kê. Ngoài<br />
phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương:<br />
<br />
- ii -<br />
<br />
Chương 1 – Những vấn đề cơ bản về cho vay ngắn hạn của Ngân hàng<br />
thương mại;<br />
Chương 2 – Thực trạng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng<br />
Đầu tư và Phát triển Việt Nam;<br />
Chương 3 – Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân<br />
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.<br />
Chương 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY NGẮN HẠN<br />
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1. Hoạt động cho vay của NHTM<br />
1.1.1. Hoạt động cơ bản của NHTM<br />
Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sử<br />
phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Ngân hàng được hình thành từ nhu cầu<br />
của quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội; đến lượt mình, sự phát triển<br />
của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. NHTM<br />
được hiểu là tổ chức tài chính kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, trong<br />
đó hoạt động chủ yếu và thường xuyên là huy động vốn, sử dụng vốn huy<br />
động để cho vay và cung cấp dịch vụ thanh toán.<br />
Hoạt động cơ bản của NHTM bao gồm:<br />
- Huy động vốn: Đây là hoạt động truyền thống của NHTM, trong đó<br />
hình thức chủ yếu là tiền gửi. Đặc điểm chung của tiền gửi là khách hàng có<br />
thể rút vốn bất cứ khi nào có nhu cầu. Các ngân hàng còn huy động vốn bằng<br />
các loại trái phiếu với đặc điểm là trái chủ chỉ được hoàn trả gốc khi đáo hạn.<br />
- Cho vay: Đây cũng là hoạt động cơ bản, truyền thống của NHTM,<br />
dưới nhiều hình thức và kỳ hạn khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng khách<br />
hàng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.<br />
<br />
- iii -<br />
<br />
- Cung cấp dịch vụ thanh toán và các hoạt động khác là nội dung hoạt<br />
động có nhiều phát triển nhất nhờ sự ứng dụng các thành tựu phát triển kinh tế<br />
- kỹ thuật.<br />
1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM<br />
Cho vay của NHTM là một quan hệ kinh tế, trong đó ngân hàng chuyển<br />
giao quyền sử dụng một số tiền nhất định cho khách hàng với những điều kiện<br />
nhất định mà ngân hàng và người vay thỏa thuận như số tiền vay, thời hạn<br />
vay, lãi suất cho vay, mục đích sử dụng tiền vay,…. Cho vay được phân loại<br />
căn cứ theo các tiêu chí khác nhau.<br />
Căn cứ vào thời hạn cho vay, cho vay được chia thành cho vay ngắn<br />
hạn (trong đó thời hạn khoản vay tới một năm) và cho vay trung, dài hạn (thời<br />
hạn khoản vay thường trên một năm hoặc một chu kỳ sản xuất).<br />
Căn cứ theo mục đích sử dụng tiền vay, cho vay được chia thành: Cho<br />
vay công nghiệp; Cho vay thương mại; Cho vay nông nghiệp; Cho vay kinh<br />
doanh bất động sản; Cho vay các tổ chức tài chính; Cho vay tiêu dùng cá<br />
nhân. Theo đối tượng khách hàng vay vốn, cho vay được chia thành: Cho vay<br />
doanh nghiệp; Cho vay cá nhân/hộ gia đình.<br />
1.2. Hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM<br />
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết cho vay ngắn hạn<br />
Trong Luận văn này, cho vay ngắn hạn được hiểu là hoạt động cho vay<br />
với thời hạn vay đến 01 năm (hay 12 tháng). Cho vay ngắn hạn thực sự cần<br />
thiết đối với khách hàng, ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế.<br />
Từ phía khách hàng, các khoản vay ngắn hạn là một trong những nguồn<br />
vốn quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp. Đối với khách hàng cá nhân/hộ<br />
gia đình, sự sẵn có của các khoản vay tiêu dùng ngắn hạn hỗ trợ khách hàng<br />
cá nhân trang trải thiếu hụt tài chính tạm thời, qua đó tăng khả năng chi tiêu<br />
<br />
- iv -<br />
<br />
và tính linh hoạt về tài chính cá nhân, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.<br />
Với các nhóm khách hàng khác (chính quyền địa phương, các tổ chức xã<br />
hội,….), các khoản vay ngắn hạn giúp các cơ quan, tổ chức này đáp ứng các<br />
thiếu hụt tài chính tạm thời, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.<br />
Từ phía Ngân hàng, cho vay ngắn hạn gắn liền với chức năng của<br />
NHTM, tạo điều kiện để ngân hàng cung cấp các dịch vụ khác tới khách hàng,<br />
qua đó nâng cao thu nhập của ngân hàng. Cho vay ngắn hạn còn cần thiết xuất<br />
phát từ nhu cầu quản trị tài sản của ngân hàng.<br />
Từ phía nền kinh tế, hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng thúc<br />
đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc tạo<br />
điều kiện phát triển các doanh nghiệp, tăng cung hàng hóa dịch vụ, thúc đẩy<br />
cầu tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh<br />
nghiệp để tìm kiếm nguồn vốn ngắn hạn với chi phí thấp nhất.<br />
1.2.2. Hình thức cho vay ngắn hạn<br />
Cho vay ngắn hạn theo món (hay từng lần) là hình thức cho vay phổ<br />
biến đối với khách hàng có nhu cầu vốn vay không thường xuyên hoặc các<br />
khách hàng vay vốn trên cơ sở cầm cố các tài sản đặc biệt dễ thanh khoản hay<br />
vay tiêu dùng ngắn hạn của khách hàng cá nhân/hộ gia đình.<br />
Cho vay theo hạn mức tín dụng là hình thức cho vay ngắn hạn, trong đó<br />
ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng, đó là dư nợ cao nhất<br />
trong suốt kỳ hạn của hạn mức.<br />
Cho vay thấu chi là hình thức cho vay ngắn hạn trong đó ngân hàng cho<br />
phép khách hàng được sử dụng vượt quá số tiền có trên tài khoản thanh toán<br />
của mình đến một mức nhất định trong một khoảng thời gian xác định.<br />
1.2.3. Mở rộng cho vay ngắn hạn và các tiêu chí phản ánh mở rộng<br />
cho vay ngắn hạn của NHTM<br />
<br />
-v-<br />
<br />
Mở rộng cho vay ngắn hạn của NHTM được hiểu là tăng quy mô cho<br />
vay ngắn hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Các chỉ tiêu phản ánh mở<br />
rộng cho vay ngắn hạn bao gồm: Dư nợ cho vay ngắn hạn và tốc độ tăng<br />
trưởng dư nợ ngắn hạn; Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn/Tổng dư nợ; Doanh<br />
số và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay ngắn hạn; Tỷ trọng doanh thu từ lãi<br />
cho vay ngắn hạn trên tổng doanh thu từ lãi vay.<br />
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay ngắn hạn của<br />
NHTM<br />
1.3.1. Nhóm các nhân tố chủ quan<br />
- Chính sách tín dụng chỉ ra định hướng trong hoạt động cho vay, bao<br />
gồm cả các ưu tiên đối với các loại hình cho vay, từ đó có tác động lớn tới<br />
việc mở rộng cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Quy trình cho vay và việc thực<br />
thi quy trình cho vay sẽ quyết định tới thời gian và thủ tục cho vay ngắn hạn<br />
của NHTM. Đối với khách hàng, đây là hai nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng<br />
tới quyết định vay vốn của khách hàng, đặc biệt là cho vay ngắn hạn. Thời<br />
gian giải quyết khoản vay dài, hoặc thủ tục vay quá phức tạp sẽ làm nản lòng<br />
những khách hàng tốt, đẩy họ đến với ngân hàng khác hoặc hình thức huy<br />
động vốn khác.<br />
Chính sách lãi suất và phí cho vay tác động mạnh tới mở rộng cho vay,<br />
bởi xét cho cùng lãi suất và các chi phí vay vốn khác là chi phí đối với doanh<br />
nghiệp đi vay và được doanh nghiệp cân nhắc, so sánh trước khi quyết định.<br />
- Nguồn vốn, bao gồm nguồn vốn huy động và vốn chủ sở hữu, là tiền<br />
đề đầu tiên ngân hàng mở rộng cho vay nói chung, trong đó nguồn vốn huy<br />
động là yếu tố quyết định. Cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu lãi suất huy động và lãi suất<br />
huy động bình quân, cơ cấu đồng tiền huy động… đều có tác động tới việc<br />
mở rộng cho vay ngắn hạn.<br />
<br />