i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu<br />
gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các<br />
doanh nghiệp, những khách thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với<br />
nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.<br />
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, hầu như không có<br />
nghiệp vụ nào, không có loại dịch vụ nào của ngân hàng là không có rủi ro. Bởi lẽ<br />
hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là<br />
hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế xã hội đều nhanh chóng<br />
tác động đến hoạt động ngân hàng, có thể gây nên những xáo trộn bất ngờ và dẫn<br />
đến hiệu quả của các ngân hàng bị giảm sút một cách nhanh chóng.<br />
Bởi vậy, làm thế nào để vừa mở rộng hoạt động tín dụng vừa đảm bảo<br />
cho hoạt động đó được an toàn, có hiệu quả, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát<br />
triển kinh tế xã hội, góp phần đưa ngân hàng phát triển lên một tầm cao mới<br />
trong xu thế hội nhập ngày nay đang là vấn đề được các NHTM rất quan tâm<br />
Bằng những kiến thức được trang bị từ nhà trường và từ kinh nghiệm<br />
trong công tác của mình, với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, bạn bè công tác<br />
trong lĩnh vực, tôi luôn nung nấu làm gì đó để quản lý, kiểm soát phần nào rủi<br />
ro trong lĩnh vực tín dụng tại ngân hàng Bắc Á. Đây đang là vấn đề bức xúc,<br />
thu hút không chỉ đối với các cấp lãnh đạo, các giới chuyên môn, các nhà<br />
quản lý, điểu hành ngân hàng nói chung mà còn là vấn đề được hội đồng quản<br />
trị ngân hàng TMCP hết sức quan tâm, nó có ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực<br />
tiễn trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.<br />
Với đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á”<br />
tác giả mong muốn đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn<br />
góp phần giải đáp các vấn đề nêu trên.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA<br />
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG<br />
Rủi ro là hai từ không được mong đợi trong tất cả các lĩnh vực trong<br />
đời sống xã hội và không lệ thuộc vào việc con người có mong muốn nó hay<br />
không. Đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về rủi ro, đưa ra những khái niệm<br />
về nó và đưa ra một cách hiểu chung là “Rủi ro là sự cố không mong đợi gây<br />
ra mất mát, thiệt hại và có thể đo lường được”.<br />
Nguyên nhân từ phía ngân hàng thương mại<br />
Nguyên nhân từ phía khách hàng<br />
Nguyên nhân do khách quan bất khả kháng<br />
1.2. QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG<br />
Rủi ro tín dụng là tất yếu trong kinh doanh tín dụng của các NHTM.<br />
Rủi ro tín dụng có thể đo lường tính toán được. Vì vậy có thể quản lý được rủi<br />
ro tín dụng.<br />
Người quản lý rủi ro tín dụng phải phân tích và xác định được các loại rủi<br />
ro tín dụng, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng phù hợp.<br />
Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng<br />
1.3. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN<br />
HÀNG THƢƠNG MẠI MỐT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI<br />
HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM<br />
Trên thế giới, quản lý rủi ro nói chung ngày càng trở thành một phần<br />
quan trọng trong hoạt động quản lý doanh nghiệp mà các cổ đông mong đợi<br />
ở Hội đồng quản trị.<br />
Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở Nhật Bản.<br />
<br />
iii<br />
<br />
Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển, công nghệ quản lý rủi ro<br />
nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng của họ đã được quan tâm phát<br />
triển từ khoảng 15 năm về trước. Họ cho rằng “Quản lý rủi ro là vấn đề thiết<br />
yếu trong kinh doanh ngân hàng”; “kinh doanh ngân hàng chính là chấp nhận rủi<br />
ro đổi lại có lợi nhuận”; “<br />
Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở Mỹ<br />
Cuối những năm 90 các ngân hàng Mỹ cảm nhận được áp lực từ sự gia<br />
tăng rủi ro tín dụng. Với sự cạnh tranh khốc liệt để có được các khoản cho vay<br />
trong suốt thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngân hàng đã phải chấp nhận các<br />
khoản tín dụng có chất lượng thấp hơn để có thêm thu nhập.<br />
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam<br />
- Tăng cường hoạt động có hiệu quả các công ty mua bán nợ và xử lý<br />
tài sản để khai thác và xử lý các khoản nợ tồn đọng ở các NHTM một cách<br />
tốt nhất.<br />
- Hoàn thiện quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi<br />
ro tín dụng theo thông lệ quốc tế.<br />
- Áp dụng các biện pháp giải quyết linh hoạt đối với các khoản nợ có<br />
dấu hiệu quá hạn hoặc đã quá hạn.<br />
- Cơ cấu lại đi đôi với tăng cường sự liên kết trong hệ thống để nâng<br />
cao khả năng tự đề kháng của các NHTM.<br />
- Cần trao đổi thường xuyên giữa khách hàng với ngân hàng về hình<br />
tình kinh doanh, các cơ hội cũng như khó khăn sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ<br />
doanh nghiệp hơn.<br />
- Xây dựng các mô hình xếp loại khách hàng một cách cụ thể.<br />
- Trong phân tích tín dụng cần chú trọng phân tích ngành kinh doanh.<br />
- Để đưa ra những quyết định cho vay kịp thời và hiệu quả, các ngân<br />
hàng rất cần các thông tin tài chính chính xác.<br />
<br />
iv<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG<br />
TMCP BẮC Á<br />
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ<br />
PHẦN BẮC Á<br />
Ngân hàng TMCP Bắc Á, tên giao dịch tiếng Anh “Asia Commercial<br />
Joint-Stock Bank, viết tắt là NASB” được thành lập theo quyết định số<br />
183/QĐ-NH5 ngày 01/09/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt<br />
Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các<br />
ngân hàng thương mại cổ phần lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh. Trụ<br />
sở chính của ngân hàng được đặt ở 117 Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh<br />
Nghệ An và là ngân hàng thương mại cổ phần có doanh số hoạt động kinh<br />
doanh lớn nhất khu vực miền Trung Việt Nam.<br />
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Bắc Á<br />
Ngoài ra còn có các công ty, khách sạn…và trên 190 phòng giao dịch<br />
trực thuộc các chi nhánh trên toàn quốc.<br />
Trong hoạt đông kinh doanh bất kỳ ngân hàng nào, nguồn vốn và cơ<br />
cấu nguồn vốn luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định quy mô,<br />
phạm vi hoạt động và là tiền đề cho các ngân hàng thương mại cạnh tranh trên<br />
thị trường.<br />
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG<br />
TMCP BẮC Á<br />
Hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Bắc Á luôn có bước phát triển<br />
và là địa chỉ đáng tin cậy cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng.<br />
Bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng TMCP Bắc Á, nhiều doanh nghiệp đã<br />
đổi mới công nghệ, tăng năng lực và hiện đại hóa quá trình sản xuất tạo điều<br />
<br />
v<br />
<br />
kiện cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có chất lượng ngày càng<br />
cao, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường như: Nâng cao năng lực khai<br />
thác, năng lực sản xuất của Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghiệp Thiên<br />
Phú, Công ty Cổ phần thuỷ điện Thái An, Tổng công ty TRACIMEXCO,<br />
nâng tính cạnh tranh cho chuỗi siêu thị Thái Hà, MAXIMART, tăng năng lực<br />
thi công cho một số đơn vị chủ lực của Tông công ty Bạch Đằng, Công ty CP<br />
Sông Đà 6, Công ty Xây dựng Thành Nam, Công ty CP khai thác mỏ Việt<br />
Nam…<br />
2.2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Bắc Á<br />
Nợ quá hạn theo thời gian<br />
Mặt khác, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ thường uy tín chưa cao<br />
và khó có khả năng đáp ứng đủ các yêu cầu tín dụng của các ngân hàng trong<br />
hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước và các ngân hàng nước ngoài. Do<br />
vậy, họ thường tìm đến các ngân hàng TMCP và vì thế trở thành mảng khách<br />
hàng chủ yếu của những ngân hàng này, trong đó có ngân hàng TMCP Bắc Á.<br />
Thời gian vừa qua với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính<br />
thức của tổ chức WTO tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt<br />
khiến cho một số doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong sản xuất kinh doanh<br />
do đó giảm khả năng thanh toán các khoản vay tại ngân hàng làm cho các<br />
khoản nợ quá hạn tại ngân hàng tăng lên.<br />
Trong khi đó tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm<br />
khoảng 19,89% năm 2005 và có xu hướng giảm dần, đến năm 2007 chỉ còn<br />
16,22% tương ứng với 1.564 tỷ đồng. Có điều là lượng khách hàng là các<br />
doanh nghiệp nhà nước không phải là khối khách hàng chính của ngân hàng.<br />
Hơn thế nữa những khách hàng này thường là những doanh nghiệp có uy tín<br />
và kinh doanh tốt, do vậy hầu hết thực hiện nghĩa vụ tín dụng rất đầy đủ.<br />
<br />