i<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
- Trong nền kinh tế thị trường hệ thống Ngân hàng được ví như hệ thần<br />
kinh của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong kinh<br />
doanh là không thể tránh khỏi, mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh<br />
ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có những biểu hiện<br />
phức tạp. Để các nhà quản trị ngân hàng tự chủ trong điều hành hoạt động kinh<br />
doanh và tự chủ về tài chính thì việc Phân tích tài chính là rất cần thiết.<br />
Sacombank đã nhận rõ được tầm quan trọng của hoạt động phân tích tài<br />
chính, đã không ngừng quan tâm đến hoạt động này và đã đạt được nhiều kết<br />
quả rất khả quan, tuy nhiên vẫn chưa được đầy đủ và toàn diện. Xuất phát từ<br />
thực tế đó và với mong muốn được đóng góp vào sự phát triển và lớn mạnh<br />
của Sacombank nói riêng và của hệ thống các NHTM nói chung, tôi đã lựa<br />
chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP<br />
Sài Gòn Thương Tín” làm đề tài cho luận văn của mình.<br />
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn<br />
được trình bày theo 3chương:<br />
Chương 1: Tổng quan về hoạt động phân tích tài chính của NHTM.<br />
Chương 2: Thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng<br />
TMCP Sài Gòn Thương Tín.<br />
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Ngân<br />
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH<br />
TÀI CHÍNH CỦA NHTM<br />
1.1. Tổng quan về hoạt động của NHTM.<br />
NHTM là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Hầu hết các<br />
hoạt động của NHTM là các hoạt động tài chính nên có tính nhạy cảm cao và<br />
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các hoạt động chủ yếu của NHTM bao gồm:<br />
- Nhận tiền gửi.<br />
-Cho vay.<br />
- Đầu tư chứng khoán.<br />
- Hoạt động liên kết.<br />
1.2.<br />
<br />
Phân tích tài chính của NHTM.<br />
<br />
1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính NHTM.<br />
- Phân tích tài chính: là việc sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương<br />
pháp và các công cụ cho phép để xử lý các thông tin kế toán và các thông tin<br />
khác nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro<br />
và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.<br />
1.2.2. Mục dích của hoạt động phân tích tài chính NHTM.<br />
- Mục đích của hoạt động phân tích tài chính NHTM là đánh giá tình<br />
hình tài chính, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong mối quan hệ so<br />
sánh với các ngân hàng khác và các chỉ tiêu bình quân của ngành, giúp các<br />
nhà quản lý, các nhà đầu tư và những đối tượng quan tâm nắm bắt được tình<br />
<br />
iii<br />
hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng với đầy đủ điểm mạnh, điểm yếu<br />
cũng như những thuận lợi, khó khăn trong từng giai đoạn để từ đó có cơ sở<br />
đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.<br />
1.2.3. Các phương pháp phân tích tài chính NHTM.<br />
Phân tích tài chính gồm các phương pháp cơ bản sau:<br />
1.2.3.1. Phương pháp so sánh<br />
- Phương pháp này gồm: So sánh tuyệt đối; So sánh tương đối và so sánh<br />
số bình quân.<br />
1.2.3.2. Phương pháp tỷ lệ<br />
1.2.3.3. Phương pháp Dupont<br />
1.2.3.4. Phương pháp phân tích định tính.<br />
1.2.4. Nội dung của hoạt động phân tích tài chính NHTM.<br />
1.2.4.1. Các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính.<br />
- Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động<br />
kinh doanh,....) là nguồn thông tin kế toán tài chính quan trọng nhất khi tiến<br />
hành hoạt động phân tích tài chính của NHTM.<br />
1.2.4.2. Nội dung phân tích tài chính của NHTM<br />
- Phân tích Bảng cân đối kế toán: Phân tích các hạng mục quan trọng<br />
trong mục tài sản và nguồn vốn như: Phân tích tình hình huy động vốn, vốn<br />
chủ sở hữu; tình hình cho vay; đầu tư;... và những hạng mục có những thay<br />
đổi bất thường, đột biến.<br />
- Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Phân tích thu nhập và<br />
chi phí.<br />
+ Phân tích cơ cấu thu nhập của ngân hàng bao gồm: Thu từ hoạt<br />
động kinh doanh và Thu khác. Phân tích quy mô và cơ cấu các khoản mục thu<br />
nhập qua các thời kỳ; Phân tích sự thay đổi của khoản mục thu nhập và các<br />
<br />
iv<br />
nhân tố ảnh hưởng; Phân tích các hạng mục thu nhập quan trọng như thu nhập<br />
từ lãi hoặc có tốc độ tăng trưởng nhanh.<br />
+ Phân tích chi phí của ngân hàng bao gồm: Chi hoạt động kinh doanh<br />
và chi phí hoạt động khác; Phân tích quy mô và cơ cấu các khoản mục chi<br />
phí; Phân tích sự biến động của các khoản phí: Biến động về quy mô, cơ cấu<br />
và các nhân tố ảnh hưởng; Phân tích các khoản phí hay biến động mạnh, đo<br />
mối liên hệ giữa loại phí này với một số chỉ tiêu như quy mô, tốc độ nguồn<br />
huy động, thu nhập, chênh lệch thu, chi từ lãi,…; So sánh với thu nhập để<br />
thấy mức tiết kiệm chi phí.<br />
- Phân tích các chỉ tiêu tài chính như: Nhóm chỉ tiêu sinh lời (ROA;<br />
ROE; EPS ..); Nhóm chỉ tiêu an toàn (an toàn thanh khoản; an toàn vốn tối<br />
thiểu,...)<br />
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động phân tích tài chính.<br />
- Nhân tố chủ quan: Tính chính xác của thông tin; Năng lực, trình độ và<br />
kinh nghiệm của người phân tích; Nhận thức của người quản lý về tầm quan<br />
trọng của hoạt động phân tích tài chính; Yếu tố công nghệ ngân hàng.<br />
- Nhân tố khách quan: hiện nay chưa có hệ thống các chỉ tiêu trung bình<br />
của ngành ngân hàng để làm cơ sở so sánh và đánh giá tình hình hoạt động<br />
kinh doanh của mình để đặt ra các chỉ tiêu khắc phục tình trạng tài chính của<br />
mình; Các ngân hàng chưa có sự công khai về tài chính để có thể có sự so<br />
sánh giữa các ngân hàng với nhau.<br />
<br />
v<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH<br />
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN<br />
2.1. Khái quát về hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng<br />
Tín (Sacombank).<br />
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank.<br />
- Tổng quan về Sacombank: đề cập đến quá trình hình thành và phát<br />
triển; Cơ cấu tổ chức; Vốn điều lệ; Cổ đông; Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu;<br />
Mạng lưới hoạt động; Các công ty con và góp vốn<br />
- Tình hình hoạt động của Sacombank: Tổng tài sản; Vốn chủ sở hữu;<br />
Tình hình huy động vốn; Cho vay; Hoạt động đầu tư; Hoạt động thanh toán<br />
và bảo lãnh; Kết quả hoạt động kinh doanh.<br />
2.2. Thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP<br />
Sài Gòn Thƣơng Tín.<br />
2.2.1. Tổ chức công tác phân tích tài chính tại Sacombank.<br />
- Trên Hội sở và khu vực Tp. Hồ Chí Minh kế toán trưởng thuộc phòng<br />
Tài chính- kế toán thuộc Hội sở sẽ là người tập hợp số liệu và phân tích, đánh<br />
giá tình hình tài chính của toàn ngân hàng và của các chi nhánh thuộc khu vực<br />
Tp. Hồ Chí Minh. Còn tại các khu vực khác thì trợ lý Phó tổng giám đốc sẽ<br />
tập hợp và đánh giá tình hình tài chính của khu vực mình phụ trách.<br />
2.2.2. Phƣơng Pháp phân tích tài chính tại Sacombank.<br />
Sacombank thực hiện việc phân tích tài chính chủ yếu dựa vào 2 cách<br />
thức phân tích: Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế<br />
toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) trong đó có sự so sánh số liệu<br />
qua các thời kỳ và so sánh so với kế hoạch đã đặt ra; Phân tích một số chỉ tiêu<br />
tài chính cơ bản như: ROA, ROE, CAR,…<br />
<br />