i<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Sự cần thiết của đề tài.<br />
Ngân hàng phát triển Việt Nam là 1 tổ chức tài chính, hoạt động không<br />
vì mục đích thương mại. Đối tượng cho vay vốn tín dụng đầu tư chủ yếu là<br />
các dự án thuộc ngành, vùng kinh tế khó khăn, các chương trình kinh tế có tác<br />
động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế<br />
bền vững. Với mục đích khuyến khích đầu tư, nâng cao hiệu quả xã hội nên<br />
các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi<br />
như: Thời gian vay vốn dài, tài sản thế chấp cầm cố về cơ bản chỉ là tài sản<br />
hình thành từ vốn vay,... Do đó, hoạt động cho vay đầu tư chứa đựng nhiều<br />
yếu tố rủi ro.<br />
Sở Giao dịch I – NHPT Việt Nam là một trong những đơn vị dẫn đầu<br />
trong toàn hệ thống NHPT Việt Nam về hoạt động tín dụng đầu tư. Tuy vậy,<br />
tình hình nợ quá hạn tương đối cao, một số dự án có nợ quá hạn lâu ngày.<br />
Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu là:<br />
Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại Sở giao dịch I – Ngân<br />
hàng phát triển Việt Nam.<br />
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.<br />
Làm rõ các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng, các biện pháp dự báo,<br />
phòng ngừa và hạn chế rủi ro.<br />
Trên cơ sở thực tế hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư<br />
tại Sở giao dịch I – Ngân hàng phát triển Việt Nam, đề tài đề xuất các giải<br />
pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư.<br />
<br />
ii<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín<br />
dụng.<br />
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu những rủi ro tín dụng,<br />
thực trạng và các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch I – Ngân<br />
hàng phát triển Việt Nam trên cơ sở dữ liệu từ năm 2005 đến năm 2007.<br />
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br />
- Về mặt lý luận: Tổng kết lại toàn bộ kết quả nghiên cứu lý luận về<br />
rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng trong thời gian qua. Từ đó<br />
rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động nghiên cứu lý luận và đưa ra<br />
những vấn đề cần tiếp tục phải nghiên cứu.<br />
- Về mặt thực tiễn: Tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc<br />
quản lý rủi ro tín dụng của Sở Giao dịch I - Ngân hàng phát triển Việt Nam.<br />
5. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn<br />
gồm những nội dung chính sau:<br />
Chương 1: Lý luận chung về quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay đầu<br />
tư của Nhà nước.<br />
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch I –<br />
Ngân hàng Phát triển Việt Nam.<br />
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý rủi ro tín<br />
dụng trong cho vay đầu tư của Nhà nước.<br />
<br />
iii<br />
<br />
Chương 1<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG<br />
TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC<br />
<br />
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC.<br />
<br />
1.1.1. Khái niệm tín dụng đầu tư của Nhà nước:<br />
Khi mục đích của đầu tư Nhà nước chuyển từ chi tiêu đầu tư sang đầu<br />
tư dưới dạng cho vay có hoàn trả, tín dụng đầu tư của Nhà nước ra đời giúp<br />
Nhà nước tập trung được nguồn vốn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng,<br />
bảo toàn và phát triển nguồn vốn đó.<br />
Tín dụng đầu tư của Nhà nước được thực hiện thông qua các hình thức:<br />
cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư.<br />
So với các hình thức tín dụng khác như: tín dụng thương mại, tín dụng<br />
ngân hàng, tín dụng quốc tế, cho vay đầu tư của nhà nước cũng hoạt động với<br />
nguyên tắc có vay có trả. Tuy nhiên, tín dụng đầu tư của Nhà nước với bản<br />
chất riêng luôn có những khác biệt so với các loại hình tín dụng khác: Nguồn<br />
vốn để cho vay đầu tư là vốn của ngân sách, hoặc nguồn vốn huy động theo<br />
kế hoạch của Nhà nước; Tổ chức làm nhiệm vụ quản lý và điều hành là hệ<br />
thống những đơn vị, cơ quan chuyên môn của Nhà nước; Tín dụng đầu tư của<br />
Nhà nước gắn trực tiếp với việc điều tiết kinh tế vĩ mô theo chủ trương của<br />
Nhà nước; Tín dụng đầu tư được thực hiện với nhiều ưu đãi hơn so với các<br />
hình thức tín dụng khác.<br />
1.1.2. Cho vay đầu tư của Nhà nước:<br />
1.1.2.1. Khái niệm<br />
Cho vay đầu tư của Nhà nước là việc Nhà nước sử dụng vốn ngân sách<br />
hoặc vốn từ các nguồn do Nhà nước huy động để cho vay các dự án theo kế<br />
<br />
iv<br />
<br />
hoạch của Nhà nước như các chương trình mục tiêu phục vụ lợi ích quốc gia,<br />
các dự án đầu tư quan trọng trong từng thời kỳ kế hoạch.<br />
1.1.2.2. Vai trò của cho vay đầu tư của Nhà nước.<br />
- Cho vay đầu tư của Nhà nước là một công cụ sắc bén trong việc lành<br />
mạnh hóa nền tài chính, tiền tệ quốc gia.<br />
- Cho vay đầu tư của Nhà nước góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế<br />
- Cho vay đầu tư của Nhà nước nâng cao hiệu quả đầu tư, xóa bao cấp<br />
về đầu tư.<br />
- Cho vay đầu tư của Nhà nước giúp các doanh nghiệp mở rộng đầu tư<br />
đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh.<br />
- Cho vay đầu tư của Nhà nước góp phần tạo việc làm cho người lao<br />
động , giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự xã hội.<br />
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC.<br />
<br />
1.2.1. Khái niệm, phân loại rủi ro tín dụng.<br />
Rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư có thể hiểu là khả năng (hay xác<br />
suất) mà khách hàng vay không có khả năng thanh toán tiền lãi hoặc tiền gốc<br />
theo các điều kiện và cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng, các khoản thanh<br />
toán trả nợ đó có thể bị trì hoãn hoặc thậm chí không được thanh toán.<br />
1.2.2. Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng.<br />
Nguyên nhân gây RRTD gồm có: Nguyên nhân khách quan hay nguyên<br />
nhân do môi trường vay; Nguyên nhân từ phía khách hàng vay; Nguyên nhân<br />
từ phía ngân hàng.<br />
1.3. QUẢN LÝ RRTD TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC.<br />
<br />
1.3.1. Khái niệm quản lý RRTD.<br />
Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược,<br />
các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an<br />
<br />
v<br />
<br />
toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; tăng cường các biện pháp phòng ngừa,<br />
hạn chế, giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động tín dụng; nâng cao<br />
hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.<br />
1.3.2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng.<br />
Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý.<br />
Thiết lập chính sách quản lý tín dụng.<br />
Quy trình quản lý tín dụng.<br />
Đánh giá, phân loại các khoản vay.<br />
Quản lý nợ có vấn đề.<br />
Các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng.<br />
Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng được chia thành 03 nhóm chính:<br />
* Nhóm 1: Các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng<br />
* Nhóm 2: Nhóm biện pháp phân loại tín dụng<br />
* Nhóm 3: Nhóm biện pháp phòng ngừa tổn thất hoặc trích lập quỹ<br />
dự phòng rủi ro.<br />
1.3.3. Các nhân tố tác động tới quản lý rủi ro tín dụng.<br />
<br />
<br />
Cơ quan quản lý và điều hành nguồn vốn cho vay đầu tư của NN.<br />
<br />
<br />
<br />
Cơ chế, chính sách của Nhà nước về cho vay đầu tư của Nhà nước.<br />
<br />
<br />
<br />
Năng lực thẩm định và giám sát tín dụng.<br />
<br />
<br />
<br />
Năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng.<br />
<br />
<br />
<br />
Năng lực giám sát tín dụng.<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức bộ máy và quy trình nghiệp vụ.<br />
<br />
<br />
<br />
Công nghệ ngân hàng<br />
<br />