intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàng Đức Lương - Quan niệm thi học và thơ

Chia sẻ: Lulu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

71
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự hấp dẫn của cảnh núi non và cảnh Phật đã khiến tác giả ngậm ngùi cho thân phận làm quan của mình. Thế kỷ XV, nho đã lấn Phật, nho đã nguyên tôn. Phật đã lui về với chốn nguyên thủy sơn khê, thôn dã, lui về đúng chỗ; nhưng rõ là Phật vẫn có vị trí nhất định trong tâm tưởng nho sĩ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàng Đức Lương - Quan niệm thi học và thơ

  1. Hoàng Đức Lương - Quan niệm thi học và thơ
  2. Sự hấp dẫn của cảnh núi non và cảnh Phật đã khiến tác giả ngậm ngùi cho thân phận làm quan của mình. Thế kỷ XV, nho đã lấn Phật, nho đã nguyên tôn. Phật đã lui về với chốn nguyên thủy sơn khê, thôn dã, lui về đúng chỗ; nhưng rõ là Phật vẫn có vị trí nhất định trong tâm tưởng nho sĩ. Cửa Phật cho cảm giác bình ổn, thanh thản còn chốn quan trường thì bấp bênh, vô định. Biết thế nhưng khó lòng từ bỏ thân phận mình và càng dấn vào hoạn lộ thì càng muốn rũ áo quay về. Thế nên khi Đề Hoài Âm miếu (Đề miếu Hoài Âm), tác giả viết: Hạng Vương bất dụng ninh phi mệnh, Hán Tổ thi ân khởi thị tâm. Tảo thức công danh, phi thiện địa, Chỉ ưng thùy điếu lão Hoài Âm. (Hạng Vương không dùng, đâu vì không mệnh, Hán Cao Tổ thi ân, há phải là tâm. Nếu sớm biết công danh chẳng phải là nơi đất lành, Thì chỉ được mong rủ cần câu đến già ở đất Hoài Âm) Lời bình luận coi công danh là “phi thiện địa” đã bộc lộ tất cả nỗi lòng và bầu tâm sự. Cho nên, cũng giống như Đàm Văn Lễ, thơ Hoàng Đức Lương lúc nào cũng mang đậm dấu ấn tâm trạng rất riêng. Có lúc nhà thơ Tự trào (Tự cười mình): Tính tích thù kham tiếu, Ngâm đa diệc bất công. Dạ thâm tài đắc cú, Mãnh khởi cấp hô đồng.
  3. (Buồn cười cho tính ngông của mình, Cứ ngâm nga nhiều cũng chẳng nên công phu. Có lúc tận đêm khuya mới nghĩ được một câu, Đã vùng dậy gọi ầm trẻ nhỏ lấy bút nghiên)(6) Nhưng sự hồn nhiên, phác thực đó chỉ là thoáng qua, còn cái lắng đọng, cái chất chứa luôn luôn là nỗi sầu buồn dai dẳng. Tác giả nói nỗi ly biệt: Phàm viễn thượng hồi đầu, Đạm quang yên chử lãnh. Giang thượng đối bi quy, Vãn đạp cô hồng ảnh. Khứ ý tùy nhạn đoạn, Ly tình trục thủy lưu... (Thu giang tống biệt) (Cánh buồm đã xa vẫn còn cố nhón chân ngoái đầu, Chỉ thấy một màu nước bạc, sóng khói, bãi bờ heo lạnh. Trên sông ôm nỗi sầu bi quay về, Bóng chim hồng lẻ loi vẫy đạp trong bóng chiều tà. Ý người đi theo cánh nhạn dứt dần, Tình ly biệt trôi theo dòng nước chảy...) (Tiễn biệt trên sông mùa thu) Rồi khi gặp cảnh mưa gió:
  4. Phong vũ tam canh dạ, Cung tương tứ bích thu. Thê lương ngâm huống vị, Độc yểm tiểu song u. (Phong vũ tự) (Đêm mưa gió đến suốt canh ba, Đàn dế bốn vách rỉ rả kêu tiếng thu. Thơ ngâm ngẫm cảnh huống thê lương, Một mình khép song cửa nhỏ âm u) (Chùa mưa gió) là nỗi sầu cô độc trong một khung cảnh lạnh lẽo, âm u, khép kín; và bao phủ lên khung cảnh đó là một trời gió mưa; lại thêm những tiếng côn trùng báo rét kêu thê thiết. Hóa nên nhà thơ buồn bã đến mức không ngủ: Đồng hạ trường minh tố, Linh nhân chẩm vị an. Tam canh thu ý khổ, Lộ thấp thảo song hàn. (Tất suất) (Ở dưới giường cứ kêu mãi như tố khổ, Khiến người trằn trọc ôm gối không yên. Nửa đêm hơi thu sầu não, Sương móc ướt lạnh cỏ cây bên song) (Tiếng dế)
  5. Và buồn bã đến mức rơi lệ: Thể sấu sương ưng giác, Khâm hàn thu diệc bi. Bất từ song chúc tẫn, Lệ tận hữu thùy tri. (Trường Tín cung - II) (Thân gầy yếu tiết sương xuống là biết ngay, Chẳng lạnh chớm thu cũng đã sầu. Chẳng đừng hai ngọn nến cùng cháy tàn, Những giọt lệ rơi xuống có ai biết chăng?) (Cung Trường Tín - Bài II) Trong đêm chớm lạnh, thân gày, chăn mỏng, mấy ngọn nến cứ leo lét cháy tàn, cháy tàn... và hình ảnh những giọt nến nhỏ xuống cứ như khích thêm vào. Rồi chúng được nhân cách hóa như là những giọt lệ của người gặp cảnh vô cùng trống vắng, đơn lẻ, thiếu tri âm. Nhưng duyên cớ nỗi buồn không chỉ có vậy. Tất cả những bài thơ đã dẫn đều có một chữ thu: Thu giang tống biệt, Cung tương tứ bích thu, rồi Tam canh thu ý khổ, và Khâm hàn thu diệc bi. Cảnh thu hay cảnh sắc mưa gió lạnh lẽo như mùa thu thường gợi tứ buồn, mối tương liên tâm - cảnh này, xưa nay đều thế. Huống nữa, dường như những bài thơ ấy tác giả đều viết trên đường đi sứ, xa nhà, xa nước: Khứ gia tài nhị nguyệt, Tiện hữu cố hương tình... (Pha Điệp dịch trở lưu mạn thành)
  6. (Xa nhà mới hai tháng, Thấy nặng tình cố hương...) Cho nên căn nguyên của nỗi buồn còn là nỗi nhớ nhà, nhớ quê và thân phận phải làm khách tha hương: Khách lý đăng lâu nhật kỷ hồi, Tiêu điều ý ngoại hữu thi lai. Bất như huống thị phùng giai tiết, Cưỡng bả tân niên tửu sổ bôi. (Khách trung) (Trong cảnh làm khách mỗi ngày mấy lượt lên lầu ngóng về, Trọn nỗi tiêu điều, tứ thơ thường lại. Cảnh huống chẳng như ý đó, lại thêm tết đến, Đành ngậm ngùi gắng nâng mấy chén đón tân niên) (Cảnh làm khách) Cảnh quả thật như trêu người. Lúc lẽ ra được quây quần, đoàn tụ bên tổ ấm, người thân, lại là lúc tác giả phải lênh đênh nơi đất khách quê người. Cần nhớ rằng, bấy giờ là thế kỷ XV, người đi xa nhớ nhà không có cách gì khác là chỉ ngày ngày lên lầu ngóng trông về nơi mình ra đi, ngóng về cái phương trời không bao giờ nhìn thấy được. Do đó, cái cách ấy cũng chỉ là để cho vợi bớt, cho nguôi ngoai, còn thực tế là bất lực. Nghịch cảnh ấy càng khiến tâm trạng thêm trĩu nặng. Vậy nên thời gian càng dài, không gian càng xa thì nỗi sầu buồn cũng theo đó mà nhân gấp lên. Có thể thấy thơ Hoàng Đức Lương thể hiện mấy mạch cảm hứng khá rõ: 1- Về thiên nhiên cảnh vật tĩnh lặng, đẹp sáng, trong lành; 2- Về tâm sự thích nhàn ẩn, chán quan trường; và 3- Là một tâm trạng gặp cảnh sinh tình, khắc sâu nỗi buồn nhớ nhà nhớ nước.
  7. Hoàng Đức Lương cũng là tác giả nằm ngoài hội Tao đàn. Ông góp thêm một tiếng nói nữa vào dòng thơ phi quan phương thời bấy giờ. Vừa là nhà sưu tập, phê bình, Hoàng Đức Lương cũng là một nhà thơ với những thi phẩm đẹp, sở trường về tứ tuyệt, nhất là tứ tuyệt ngũ ngôn./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2