intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên là một trong những hoạt động truyền thống có ý nghĩa nhân văn của ngân hàng chính sách. Do vậy trong bối cảnh chuyển đổi số ngày một mạnh mẽ trong nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, cải tiến đổi mới quy trình cho vay nhằm gia tăng khả năng tiếp cận của học sinh, sinh viên, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách là hết sức cần thiết. Bài viết sẽ phân tích cụ thể sự cần thiết của hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số

  1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Bùi Thị Điền1 Tóm tắt: Hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên là một trong những hoạt động truyền thống có ý nghĩa nhân văn của ngân hàng chính sách. Do vậy trong bối cảnh chuyển đổi số ngày một mạnh mẽ trong nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, cải tiến đổi mới quy trình cho vay nhằm gia tăng khả năng tiếp cận của học sinh, sinh viên, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách là hết sức cần thiết. Bài viết sẽ phân tích cụ thể sự cần thiết của hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách. Từ khóa: hoạt động cho vay, học sinh sinh viên, ngân hàng số, chuyển đổi số 1. GIỚI THIỆU Cho vay học sinh sinh viên (HSSV) ở Việt Nam đã được triển khai thực hiện từ năm 1994. Qua các thời kỳ, chính sách cho vay HSSV nước ta đã có những thay đổi phù hợp với tình hình thực tế để hỗ trợ tốt nhất cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục học tập. Đặc biệt là sự ra đời của Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ (TTCP) về cho vay đối với HSSV do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đảm nhiệm. Tính đến hết ngày 31/12/2022, chương trình được triển khai hơn 15 năm, tổng doanh số cho vay đạt 3.715 tỷ đồng, tổng doanh số thu nợ đạt 2.236 tỷ đồng, với trên 6.9 triệu HSSV được vay vốn. Tỷ lệ HSSV có nhu cầu vay vốn từ 10% – 15% số lượng nhập trường hàng năm. Tổng số HSSV có việc làm sau khi ra trường, chiếm tỷ lệ 68%, mức thu nhập trung bình là 6 triệu đồng/người/ tháng (Lan Phương, 2021). Chương trình thật sự có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội; đảm bảo sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực cho đất nước. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NHCSXH là một TCTD, là một loại hình ngân hàng chính sách có nhiệm vụ chủ yếu là thực thi tín dụng chính sách của Chính phủ đối với nhóm đối tượng chính sách xã hội. Ngân hàng chính sách được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa trên đối tượng phục vụ, cụ thể: Ngân hàng chính sách phục vụ các chính sách phát triển như phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp,... được gọi là Ngân hàng phát triển. Ngân hàng chính sách phục vụ các chính sách an sinh xã hội như chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nghèo... được gọi là NHCSXH (Nguyễn Vân Hà, Trần Hữu Ý, 2019). 1 Đại học Tài chính –Kế toán Quảng Ngãi
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 321 Tại Việt Nam, theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của TTCP về việc thành lập NHCSXH, có đề cập đến: “Ngân hàng Chính sách xã hội được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn của Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước”. Theo Jackson (2002), cho vay đối với HSSV là các khoản vay dành cho HSSV chi trả các khoản chi phí trong quá trình học ở trường như là học phí, các chi phí nghiên cứu và sinh hoạt phí. Yue Ping Chung (2003) cho rằng chương trình vay vốn đối với HSSV là chương trình hỗ trợ tài chính được phân bổ dựa trên nhu cầu và sự hỗ trợ tài chính này là giúp HSSV có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay. Ở Việt Nam, theo Quyết định số 157/2007/QĐ – TTg ngày 27/09/2007 của TTCP và Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV thì: “Chính sách tín dụng đối với HSSV được áp dụng để hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của HSSV trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.” Do nguồn lực của Việt Nam còn hạn chế, nên cho vay HSSV ở Việt Nam được giới hạn tới những HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội • Số lượng HSSV vay vốn Chỉ tiêu này phản ánh tổng số HHSV vay vốn tại một thời kỳ nhất định của NHCSXH. Mục tiêu của cho vay đối với HSSV của NHCSXH là để hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của HSSV trong thời gian theo học tại trường (tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại). Do đó, ở nếu càng nhiều số lượng HSSV vay vốn, cho thấy công tác cho vay HSSV của NHCSXH, ngày càng nhiều HSSV tiếp cận được nguồn vốn chính sách với lãi suất thấp, đáp ứng được mục tiêu của chương trình cho vay đối với HSSV của NHCSXH. Chỉ tiêu này được tính theo công thức như sau: Số lượng HSSV vay vốn (năm t) – Số lượng Tăng trưởng số HSSV vay vốn (năm t – 1) lượng HSSV vay = Số lượng HSSV vay vốn (năm t – 1) X 100 vốn Tỷ lệ HSSV được vay vốn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng về nguồn vốn của chương trình so với nhu cầu vay vốn của HSSV, phản ánh hiệu quả công tác truyền thông về chương trình cho vay đối với HSSV đối với các đối tượng thuộc diện được vay vốn cao hay thấp, cũng như phản ánh mức độ quan tâm của HSSV tới chương trình. Trong quá trình đánh giá hoạt động cho vay đối với
  3. 322 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HSSV, chỉ tiêu này ngày càng tiệm cận 100% thì càng tốt vì một trong những mục tiêu của chương trình là đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi tới HSSV đủ điều kiện nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp cho họ. Số lượng HSSV vay vốn Tỷ lệ HSSV được = X 100 vay vốn Tổng số lượng HSSV thuộc diện được vay vốn từ NHCSXH Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với HSSV Đây là chỉ tiêu phản ánh qui mô cho vay đối với HSSV của NHCSXH so sánh với việc cho vay các đối tượng chính sách khác. Nó phản ánh việc NHCSXH có tập trung vào việc cho vay đối với HSSV hay không. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với HSSV càng cao, chứng tỏ chương trình cho vay đối với HSSV được NHCSXH ưu tiên, ngày càng có nhiều HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn tiếp tục học tập. Chỉ tiêu được tính bằng công thức: Tỷ trọng dư nợ cho Dư nợ cho vay đối với HSSV = X 100 vay đối với HSSV Tổng dư nợ cho vay của NHCSXH Tăng trưởng dư nợ cho vay đối với HSSV Là số tiền mà HSSV vay vốn đang còn nợ chưa trả tại một thời điểm, hay nói cách khác dư nợ cho vay đối với HSSV là số tiền mà NHCSXH đã cấp cho HSSV vay nhưng chưa thu hồi. Đây cũng chính là số tiền mà NHCSXH cần phải thu hồi từ HSSV vay vốn. Tăng trưởng dư nợ cho vay đối với HSSV phản ánh kết quả về việc mở rộng hoạt động cho vay đối với HSSV của NHCSXH. Nếu như các nhân tố khác cố định thì dư nợ cho vay đối với HSSV càng cao phản ánh hoạt động cho vay HSSV của ngân hàng càng tốt về mặt quy mô và ngược lại. Chỉ tiêu này được tính theo công thức như sau: Tăng trưởng dư Dư nợ cho vay đối với HSSV (năm t) – Dư nợ cho vay đối với = nợ cho vay đối với HSSV (năm t – 1) X 100 HSSV Dư nợ cho vay đối với HSSV (năm t – 1) Trong những năm gần đây, ngành Ngân hàng đã có nhiều thay đổi đáng kể với ứng dụng chuyển đổi số, bên cạnh đó, các công ty công nghệ tài chính (Fintech) đã làm thay đổi thị trường với sự xuất hiện của công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và tiền điện tử. Các ngân hàng đã ứng phó với những thay đổi của thị trường và đã hợp tác với Fintech để đưa ra các dịch vụ kĩ thuật số mới nhằm chủ động thích ứng với bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững. Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ đơn giản là ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ Blockchain... mà còn là sự chuyển đổi về toàn bộ mô hình, chiến lược và văn hóa kinh doanh, cách thức hoạt động của ngân hàng trên nền tảng đổi mới công nghệ. Có thể nói, ngân hàng là ngành tiên phong trong chuyển đổi số, trên cơ sở đó, liên tục đem đến những cải tiến và đột phá trong cung cấp các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của người dân và toàn xã hội.
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 323 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số liệu được thu thập qua tài liệu, văn bản liên quan đến chính sách chung, quy trình, quy định về hoạt động cho vay đối với HSSV của NHCSXH. + Số liệu thống kê về tình hình hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi được cung cấp bởi các cơ quan quản lý Nhà nước. + Những thông tin cập nhật về hoạt động cho vay đối với HSSV của NHCSXH trên internet, các phương tiện thông tin truyền thông. + Các giáo trình, sách chuyên khảo, sách giáo khoa về dịch vụ NHTM nói chung và hoạt động cho vay nói chung như Quản trị NHTM, Quản trị NHTM hiện đại, Nghiệp vụ NHTM, Nguyên lý và nghiệp vụ NHTM,... + Các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu, bài báo, luận văn, luận án liên quan đến cho vay đối với HSSV tại NHCSXH. Số liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý thông qua phần mềm Excel. Các phương pháp phân tích được tác giả sử dụng như sau: - Phương pháp tổng hợp: dựa trên sự nghiên cứu các tài liệu, các báo cáo có liên quan, tổng hợp từ các giáo trình, các công trình nghiên cứu trước đó đã công bố, sách báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông internet có liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay đối với HSSV tại NHCSXH. - Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để phân tích mô tả thực trạng các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay đối với HSSV tại NHCSXH 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian gần đây, nhiều trường đại học trong và ngoài công lập đang từng bước thực hiện tự chủ về tài chính. Mức học phí của các trường có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong khi đó, đến năm 2022, TTCP mới ban hành quyết định số 05/2022/QĐ-TTg ngày 23/03/2022: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết dịnh số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 trong đó có điều chỉnh mức cho vay tối đa lên 4 triệu đồng/tháng/HSSV. Theo Bộ Tài chính, với mức vay 4 triệu đồng tháng ở thời điểm năm 2022, đáp ứng 61% mức chi phí học tập tối thiểu và 42% mức chi phí học tập tối đa của HSSV. - Tỷ lệ HSSV được vay vốn trong tổng số HSSV thuộc diện vay vốn có nhu cầu vay ngày càng cao. Giai đoạn 2020-2022, tỷ lệ này luôn tăng và ở mức cao99,58% năm 2020, 99,63% năm 2021 và đạt 99,99% vào năm 2022. Điều này cho thấy NHCSXH luôn tạo điều kiện một cách tối đa để đáp ứng được nhu cầu vốn của HSSV có hoàn cảnh khó khăn đủ điều kiện để được tiếp cận nguồn vốn chính sách. - Nguồn vốn cho vay đã góp phần hỗ trợ về mặt tài chính cho các đối tượng HSSV thuộc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt là các HSSV thuộc hộ nghèo, hộ khó khăn đột xuất về tài chính và Hộ có mức thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo. Năm 2022,
  5. 324 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM dư nợ cho vay của các nhóm hộ này đều chiếm tỷ trọng rất cao, với hộ nghèo là 23,53%, hộ khó khăn độ xuất về tài chính là 18,60% và hộ có mức thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo lên đến 56,25%. Đối với ngân hàng số, mọi hoạt động được số hóa và được thực hiện thông qua Internet Banking và Mobile Banking, khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch trên website và ứng dụng di động của ngân hàng. Sử dụng ngân hàng số mang đến tiện ích tối đa, thiết bị sử dụng đa dạng: Máy tính, laptop, điện thoại thông minh... có kết nối Internet. Tất cả các hoạt động được thực hiện ở quầy giao dịch truyền thống đều được số hóa và tích hợp vào một ứng dụng ngân hàng số, do vậy, khách hàng không phải đến giao dịch tại các quầy giao dịch truyền thống. Bên cạnh đó, các hoạt động như quản lí rủi ro, nguồn vốn, phát triển sản phẩm... cũng được số hóa. Theo Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet, Internet Banking là các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ trung gian thanh toán được các đơn vị cung cấp thông qua mạng Internet. Theo đó, Internet Banking là dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho phép khách hàng quản lí tài khoản và thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn, các dịch vụ tài chính, nộp tiền, nộp thuế... thông qua thiết bị kết nối Internet. Khách hàng giao dịch trực tiếp trên website ngân hàng. Mobile Banking là dịch vụ cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính trên ứng dụng của điện thoại thông minh. Khách hàng chỉ cần tải App của ngân hàng về thiết bị di động và đảm bảo điện thoại kết nối Internet là có thể sử dụng 5. KẾT LUẬN Việc sử dụng dữ liệu thay thế thay vì dữ liệu dựa trên tài sản truyền thống để xác định uy tín tín dụng của một cá nhân là lợi thế nền tảng của Fintech so với cho vay truyền thống. Sự chuyển đổi từ dữ liệu dựa trên tài sản thành dữ liệu dựa trên dòng tiền và dữ liệu thay thế khác từ các nguồn như viễn thông, phương tiện truyền thông và mạng xã hội, kết hợp với phân tích tâm lý để đánh giá khả năng và sự sẵn sàng trả tiền đã mở rộng phạm vi khách hàng cho các ngân hàng chính sách và tăng tính hiệu quả cho hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách.  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Mai Hương (2021), Nghiên cứu về hiệu lực của chính sách tín dụng đối với sinh viên Việt Nam, Tạp chí Tài chính, kỳ 2/2021 2. Nguyễn Sỹ Tuân (2016), Giải pháp thu hồi nợ chương tình tín dụng Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Nguyên lý và Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê. 4. Nguyễn Vân Hà, Trần Hữu Ý (2019), Vai trò của Ngân hàng Chính sách Xã hội trong việc đẩy lùi nạn tín dụng đen ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 206, trang 1-9. 5. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 325 6. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải Hà Nội. 7. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội, Hà Nội. 8. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 157/2007/QĐ – TTg về tín dụng đối với học sinh sinh viên, Hà Nội. 9. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định 1656/QĐ-TTg về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên, Hà Nội. 10. Trầm Thị Xuân Hương (2013), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Kinh tế TP. HCM. 11. Trần Thị Minh Trâm (2016), Tín dụng cho học sinh sinh viên của Thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia HCM.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2