intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với sự thay đổi cơ cấu của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này được thực hiện nhằm phân tích vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần với sự thay đổi cơ cấu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tổng kết hàng năm của các ngân hàng thương mại cổ phần, từ các công bố thống kê, và số liệu từ khảo sát các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với sự thay đổi cơ cấu của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An

  1. VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỐI VỚI SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NCS. Võ Đức Việt Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt: Bài viết này được thực hiện nhằm phân tích vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần với sự thay đổi cơ cấu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tổng kết hàng năm của các ngân hàng thương mại cổ phần, từ các công bố thống kê, và số liệu từ khảo sát các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ thuận chiều giữa vốn vay của các ngân hàng thương mại cổ phần với sự thay đổi cơ cấu của các doanh nghiệp. Từ khóa: Vốn vay, ngân hàng thương mại cổ phần, doanh nghiệp nhỏ và vừa 1. Đặt vấn đề Thực tế cho thấy vị trí và vai trò của dòng vốn vay với sự phát triển chung của các doanh nghiệp cũng như có ý nghĩa quan trọng với sự thay đổi của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Vốn vay giúp các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi cơ cấu của doanh nghiệp, tăng quy mô và chất lượng các hoạt động của doanh nghiệp… Đồng thời, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nói riêng, vai trò của vốn vay với các doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Những nghiên cứu này đề cập đến các khía cạnh khác nhau trong phát triển DNN&V như nghiên cứu của Thorsten Beck (2003)- Nghiên cứu này đề cập đến vai trò của DNN&V, tăng trưởng và đói nghèo- kinh nghiệm các quốc gia. Hay như nghiên cứu của các tổ chức quốc tế như World Bank, APEC đã thực hiện để xem xét các chương trình hỗ trợ mà chính phủ các nước đã và đang thực hiện để hỗ trợ cho phát triển các DNN&V. Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã ra đời ngày 12 tháng 6 năm 2017 đã khẳng định vị trí và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa với sự phát triển chung của nền kinh tế. Tác giả Nguyễn Đình Hương (2002) đã đề cập đến kinh nghiệm của các nước trong phát triển DNN&V từ các nước, từ đó đề ra một số hướng phát triển cho DNN&V ở Việt Nam. Hay như trong nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Phú Sơn và cộng sự (2013) đã đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNN&V tỉnh Sóc Trăng. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã đề cập đến thực trạng DNN&V trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, sử dụng các tiếp cận lý thuyết năm nguồn lực cạnh tranh của M.Porter để phân tích lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của các DNN&V trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó những nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện và đề cập đến sự phát triển kinh tế các DNN&V, hiệu quả kinh doanh của các DNN&V như nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012), Võ Thành Danh và cộng sự (2013). Trước thực trạng đó, nghiên cứu vai trò hoạt đông cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc thay đổi cơ cấu của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An là việc làm cần thiết. 404
  2. 2. Phương pháp nghiên cứu Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm của các ngân hàng thương mại cổ phần, từ các báo cáo tổng kết của cục thống kê tỉnh Nghệ An và các số liệu công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành... Bên cạnh đó, tác giả có sử dụng số liệu khảo sát từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An để có góc nhìn từ doanh nghiệp về vai trò của hoạt động cho vay với sự thay đổi cơ cấu của các doanh nghiệp. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thực hiện các phân tích số liệu trong nghiên cứu 3. Kết quả nghiên cứu Trong giai đoạn 2011-2016, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt được những bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, cụ thể: Bảng 3.1: Tình hình doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựngtỉnh Nghệ An Đơn vị tính: Doanh nghiệp; % Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1.Số lượng Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 5911 6251 6890 7250 7695 8406 2.Số lượng DNN&V trên địa bàn tỉnh 5855 6198 6839 7199 7641 8345 3.Số lượng DNN&V trong CN&XD 2123 2253 2292 2611 2813 3195 3.1.Công nghiệp chế biến chế tạo 826 915 676 1013 1188 1325 3.2.Xây dựng 1297 1338 1616 1598 1625 1870 4.Tỷ trọng % 4.1. Tỷ trọng 2/1 99,05 99,15 99,26 99,3 99,30 99,27 4.2. Tỷ trọng 3/1 35,91 36,04 33,26 36,01 36,56 38,01 4.3. Tỷ trọng 3/2 36,25 36,35 33,51 36,27 36,81 38,29 4.4. Tỷ trọng 3.1/3 38,72 40,61 29,49 38,8 42,23 41,47 4.5. Tỷ trọng 3.2/3 61,28 59,39 70,51 61,2 57,77 58,53 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An Bảng số liệu 3.1 cho thấy: Số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ Ancó xu hướng tăng dần qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu, việc tăng lên về cả số lượng cũng như chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp đã phản ánh chính xác thông qua những đóng góp của các doanh nghiệp này cho sự phát triển kinh tế chung của cả địa phương. Số lượng DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chiếm khoảng 36,25% đến 36,35% tổng số các DNN&V trên địa bàn tỉnh. Trong số các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng thù DNN&V trong công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 29,49% đến 40,61%; DNN&V trong xây dựng chiếm từ 59,39% đến 70,51%. Về vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần với sự thay đổi cơ cấu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, sử dụng dữ liệu khảo sát cũng như số liệu từ cục thống kê tỉnh Nghệ An thấy rằng: Về cơ cấu trình độ kỹ thuật của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu là trình độ kỹ thuật ở mức trung bình. Tuy nhiên có sự biến đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng doanh nghiệp có trình độ hiện đại và tương đối hiện đại, giảm tỷ trọng doanh nghiệp có trình độ trung bình và lạc hâu. Cụ thể năm 2012 tỷ trọng doanh nghiệp có trình độ hiện đại là 2,2% thì đến năm 2015 tỷ trọng doanh nghiệp hiện đại là 5,2% trong tổng số các DNN&V trong lĩnh vực này. Doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật trung bình có xu hướng giảm, từ 61,5% năm 2012 giảm xuống còn hơn 52,7% năm 2015. Cũng theo xu hướng đó, doanh nghiệp có trình độ kỹ 405
  3. thuật sản xuất lạc hâu cũng giảm từ 4,3% năm 2012 xuống còn 2,1% số lượng doanh nghiệp năm 2015. Hoạt động cho vay không chỉ có tác động tới việc thay đổi quy mô, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNN&V, mà nó còn có tác động không nhỏ đến việc thay đổi cơ cấu quy mô sản xuất, cơ cấu kỹ thuật sản xuất và sự thay đổi cơ cấu ngành nghề sản xuất. Bảng 3.2: Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay của NHTMCP và thay đổi cơ cấu của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD giai đoạn 2012-2015 Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 1 Cơ cấu DNN&V trong CN&XD Tổng số DNN&V trong ngành CN&XD theo 1.1. 2253 2292 2611 2813 quy mô sản xuất DN 1.1.1. Doanh nghiệp nhỏ 2065 2087 2331 2498 1.1.2. Doanh nghiệp vừa 188 225 280 315 Tổng số DNN&V trong ngành CN&XD theo 1.2 2253 2292 2611 2813 ngành sản xuất DN 1.2.1. Ngành công nghiệp 915 881 1095 1188 1.2.2. Ngành xây dựng 1338 1431 1516 1625 Tổng số DNN&V trong ngành CN&XD theo 1.3. 2253 2292 2611 2813 trình độ kỹ thuật sản xuất DN 1.3.1. Hiện đại 50 76 107 146 1.3.2 Tương đối hiện đại 721 802 966 1125 1.3.3. Trung bình 1386 1341 1475 1482 1.3.4. Lạc hậu 97 73 63 59 2 Tăng trưởng dư nợ và thay đổi cơ cấu DNN&V trong CN&XD % Cơ cấu DNN&V trong ngành CN&XD 2.1. theo quy mô sản xuất 100,00 100,00 100,00 100,00 Doanh nghiệp nhỏ 91,66 90,27 89,28 88,80 Doanh nghiệp vừa 8,34 9,73 10,72 11,20 Tổng số DNN&V trong ngành CN&XD 2.2 theo ngành sản xuất 100,00 100,00 100,00 100,00 Ngành công nghiệp 40,61 29,49 38,8 40,88 Ngành xây dựng 59,39 70,51 61,2 59,12 Tổng số DNN&V trong ngành CN&XD 2.3 100,0 100,0 100,0 100,0 theo trình độ kỹ thuật sản xuất Hiện đại 2,2 3,3 4,1 5,2 Tương đối hiện đại 32,0 35,0 37,0 40,0 Trung bình 61,5 58,5 56,5 52,7 Lạc hậu 4,3 3,2 2,4 2,1 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả 406
  4. Bảng 3.3: Đánh giá tầm quan trọng và thực tế đạt được về tác động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần(NHTMCP) đối với việc thay đổi cơ cấu DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng(CN&XD) trên địa bàn tỉnh Nghệ An Điểm đánh giá bình quân chung về tầm Điểm bình quân đánh giá về quan trọng của ba thực tế đạt được hiện nay nhóm đối tương Điểm bình Trong đó Tổng số ý quân kiến M1 M2 M3 chung Tác động cho vay của NHTMCP đối với thay đổi cơ cấu quy mô 297 3,187 3,06 3,82 2,68 sản xuất của DNN&V Tác động cho vay của NHTMCP đối với thay đổi cơ cấu kỹ thuật 297 2,62 3,00 2,29 2,58 sản xuất của DNN&V Tác động cho vay của NHTMCP đối với thay đổi cơ cấu ngành 297 2,58 2,84 2,35 2,56 nghề sản xuất của DNN&V Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả Với 297 ý kiến đánh giá từ các doanh nghiệp, nhà quản lý và từ các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Nghệ An, kết quả tính toán cho thấy rằng, vai trò của hoạt động cho vay với sự thay đổi cơ cấu quy mô sản xuất, thay đổi cơ cấu kỹ thuật và ngành nghề sản xuất là tương đối cao (mức khá theo thang đo Likert 5). Theo nhận định của ba nhóm này điểm đánh giá tầm quan trọng của hoạt động cho vay với các nội dung đó được đánh giá với điểm trung bình (ĐTB) lần lượt là 3,78; 3,62 và 3,51 trên thang điểm 5 cho từng nội dung tác động. Tuy nhiên, thực tế đạt được về tác động của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần với các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, trong từng hạng mục nội dung chưa đạt được như mức độ quan trọng thực tế của nó. Điểm đánh giá chung về thực tế đạt được từ doanh nghiệp, nhà quản lý và của các ngân hàng thương mại cổ phần cho những thay đổi trong cơ cấu quy mô sản xuất, trong thay đổi cơ cấu kỹ thuật sản xuất đạt ở mức trung bình với điểm trung bình là 3,187 ĐTB/5 và 2,62 ĐTB/5. Còn tác động cho vay của NHTMCP đối với thay đổi cơ cấu ngành nghề sản xuất của DNN&V đạt ở mức thấpvới ĐTB là 2,58 ĐTB /5. Đáng chú ý là các nhà quản lý ngân hàng và quản lý nhà nước đánh giá tác động cho vay của NHTMCP đến chuyển đổi cơ cấu kỹ thuật và cơ cấu ngành nghề của các DN&V trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện tại rất thấp. Chẳng hạn về tác động cho vay đến chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật được các nhà quản lý ngân hàng đánh giá đạt ở mức điểm 2,29ĐTB/5, còn các nhà quản lý nhà nước đánh giá đạt ở mức điểm 2,58ĐTB/5; đối với tác động của hoạt động cho vay đến chuyển dịch cơ cấu ngành được đánh giá tương ứng là 2,35 ĐTB/5 và 2,56 ĐTB/5. Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn đồng vốn của mình sinh lời, những đơn vị có vốn tạm thời nhàn rỗi sẵn sàng cho vay số tiền đó để kiếm lãi, còn những doanh nghiệp cũng vì mục đích sinh lợi của vốn mà cần vay thêm tiền để mở rộng sản xuất. Với tư cách là trung gian dẫn vốn, các ngân hàng thương mại đã giải quyết những mâu thuẫn đó . Với hoạt động đi vay để cho vay, các ngân hàng đã tạo cơ hội cho các chủ doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh hay thực hiện những dự án kinh doanh có thể vay vốn để thực hiện. Khoản tín dụng ngân hàng này sẽ có tác động điều tiết sự di chuyển vốn đầu tư làm bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận thúc đẩy sự phát triển của 407
  5. các doanh nghiệp, các khoản vay của ngân hàng luôn chuyển hướng đầu tư vào những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao, hạn chế hoặc không đầu tư vào những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp. Qua đó, các khoản vay của các doanh nghiệp từ phía tổ chức tín dụng cụ thể là các ngân hàng thương mại cổ phần làm thay đổi quan hệ cung - cầu hàng hoá và sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng . Các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có vốn lưu động thấp so với nhu cầu vốn cần thiết của doanh nghiệp trong lĩnh vực này, nguồn vốn để mua vật tư hàng hoá dự trữ cho sản xuất kinh doanh (kể cả trong nước và ngoài nước) chủ yếu được bù đắp bằng vốn tín dụng ngân hàng . Mặt khác các khoản tín dụng ngân hàng này cũng tác động mạnh mẽ vào việc tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp thông qua việc mở rộng tín dụng tiêu dùng; cho vay hoặc bảo lãnh để các tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực lưu thông mua bán hàng hoá. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ tập trung cho vay những đối tượng hàng hoá có chất lượng cao, có sức cạnh tranh tốt, qua đó thúc đẩy việc xác lập cơ cấu doanh nghiệp theo hướng hiện đại. Trong khi đó, các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chưa đáp ứng và chưa thực sự quan tâm tới vấn đề thay đổi ngành nghề kinh doanh, đổi mới kỹ thuật, góp phần thay đổi năng suất nếu có thể tiếp cận nguồn vốn này, kết quả khảo sát của tác giả cho thấy, khi có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại cổ phần, các doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo chiều rộng, tức là cố gắng mở rộng quy mô và tốc độ phát triển của mình, chưa chú trọng đến các yếu tố về bề sâu như chất lượng cũng như thay đổi mẫu mã sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập. Tóm lại, hoạt động cho vay của NHTMCP đã có tác động đến việc thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa: doanh nghiệp nhỏ có xu hướng giảm xuống, doanh nghiệp vừa có xu hướng tăng lên; đồng thời cũng có tác động đến thay đổi cơ cấu kỹ thuật của doanh nghiệp: trình độ kỹ ttthuật hiện đại và tương đối hiện đại tăng lên, trình độ kỹ thuật trung bình và lạc hậu giảm xuống. Tuy nhiên, tác động cho vay đến việc chuyển dịch cơ cấu DNN&V trong CN&XD còn ở mức trung bình và thấp, nhất là chuyển dịch cơ cấu trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp. Hiện tại, cơ cấu trình độ kỹ thuật hiện đại của doanh nghiệp vẫn còn thấp, trình độ kỹ thuật trung bình vẫn cao. 4. Một số kiến nghị Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng thường rất lớn, tuy nhiên, khả năng tiếp cận nguồn vốn còn tương đối hạn chế, vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cũng như các ngân hàng cần có những giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận tốt hơn các nguồn vốn, góp phần giải quyết những khó khăn về vốn cho các đơn vị này: Về quy mô vốn cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Số tiền vay được của các doanh nghiệp này từ các ngân hàng còn tương đối thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu về vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới, ngân hàng thương mại cổ phần nên mở rộng hạn mức cho vay của ngân hàng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động kinh doanh của các đơn vị này. Về điều kiện vay vốn: các ngân hàng thương mại cổ phần nên có quy trình xét duyệt cho vay rõ ràng, tạo điêu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận và vay vốn dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như ngân hàng đặc biệt các gói hỗ trợ vay vốn có ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nhằm giảm áp lực về tiền lãi vay của các doanh nghiệp này. Ngân hàng thương mại cổ phần cần có những chế tài mở hơn với hạng mục tài sản thế chấp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, từ đó góp phần 408
  6. tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay dễ dàng và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng cần có những giải pháp nhằm tăng cường khả năng cho vay, cụ thể: các ngân hàng thương mại cổ phần cần nghiên cứu xây dựng các kế hoạch cụ thể và các biện pháp chi tiết để có thể gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu tuy không phải là nguồn vốn chủ lực để cho vay, tuy nhiên việc gia tăng nguồn vốn này một mặt nó trực tiếp làm gia tăng nguồn vốn kinh doanh, mặt khác nó lại gắn bó trực tiếp tới khả năng tăng nguồn vốn cho vay của các ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê Nghệ An, Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An năm 2013, 2014 và 2015 2. Cục Thống kê Nghệ An (2014), Niên giám Nghệ An 2014, Nhà xuất bản Nghệ An. 3. HĐND tỉnh Nghệ An (2014) Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 4. Kế hoạch Phát triển KT-XH 5 năm (2011-2015) tỉnh Nghệ An. 5. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê việt nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê 6. Tổng cục Thống kê (2013), Sự phát triển của doanh nghiệp ngoài nhà nước giai đoạn 2006-2011, Nhà xuất bản Thống kê 7. Tổng cục Thống kê (2014), Doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006- 2011, Nhà xuất bản Thống kê 8. Tổng cục Thống kê (2011), Tình hình Kinh tế- xã hội Việt Nam mười năm 2001-2010, Nhà xuất bản Thống kê 9. Nguyễn Đình Hương, (2002), Giải pháp phát triển DNNVV ở Việt Nam đến năm 2005, NXB Chính trị quốc gia 10. Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam, (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành Phố Cần Thơ, Tạp chí khoa học số 19. 11. Nguyễn Phú Sơn, Nguyễn Thị Thu An, Võ Hồng Phượng, (2013), Các yếu tố tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, tạp chí khoa học số 27 12. Võ Thành Danh, Nguyễn Thị Phương Lam, (2013), Phân tích cầu đầu tư và xu thế phát triển kinh tế doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hậu Trang, tạp chí khoa học số 28. 409
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2