Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa lao động trẻ em từ thực tiễn các trường trung học cơ sở tỉnh Lai Châu
lượt xem 0
download
Bài viết tập trung làm sáng tỏ thực trạng hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE ở một số trường Trung học cơ sở của tỉnh Lai Châu, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa lao động trẻ em từ thực tiễn tỉnh Lai Châu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa lao động trẻ em từ thực tiễn các trường trung học cơ sở tỉnh Lai Châu
- HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences 2024, Volume 69, Issue 3, pp. 132-141 This paper is available online at https://hnuejs.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2024-0056 SOCIAL WORK ACTIVITIES IN HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI SUPPORTING THE EDUCATION OF TRONG HỖ TRỢ GIÁO DỤC KĨ NĂNG CHILD LABOR PREVENTION SKILLS: PHÒNG NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM A STUDY FROM SECONDARY TỪ THỰC TIỄN CÁC TRƯỜNG SCHOOLS IN LAI CHAU PROVINCE TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH LAI CHÂU Hoang Thi Hai Yen Hoàng Thị Hải Yến Faculty of Social Work, Hanoi National Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm University of Education, Hanoi city, Vietnam Hà Nội, thành phố Hà Nội, Việt Nam Corresponding author: Hoang Thi Hai Yen, Tác giả liên hệ: Hoàng Thị Hải Yến, e-mail: yenhth@hnue.edu.vn e-mail: yenhth@hnue.edu.vn Received July 11, 2024. Ngày nhận bài: 11/7/2024. Revised July 15, 2024. Ngày sửa bài: 15/7/2024. Accepted July 22, 2024. Ngày nhận đăng: 22/7/2024. Abstract. Child labor refers to children Tóm tắt. Lao động trẻ em (LĐTE) đề cập đến việc participating in labor contrary to the law and labor trẻ em tham gia lao động trái quy định của pháp activities that hinder or have a negative impact on luật và hoạt động lao động cản trở hoặc có ảnh the development of child development. Preventing hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Phòng and minimizing child labor requires active ngừa, giảm thiểu LĐTE đòi hỏi phải có sự tham gia participation and close coordination of all levels of tích cực và phối hợp chặt chẽ của mọi cấp ngành sectors in society, including schools and from the và các thành phần trong xã hội, trong đó có nhà implementation perspective of Social Work. trường và từ góc độ thực hiện của Công tác xã hội Through the main qualitative research method of (CTXH) trường học. Thông qua phương pháp questionnaire survey and in-depth interview, this nghiên cứu chính là điều tra bằng bảng hỏi và article focuses on clarifying the current status of phỏng vấn sâu, bài viết này tập trung làm sáng tỏ Social Work activities in supporting child labor thực trạng hoạt động CTXH trong hỗ trợ giáo dục prevention skills education in some secondary kĩ năng phòng ngừa LĐTE ở một số trường Trung schools in Lai Chau province, thereby proposing học cơ sở (THCS) của tỉnh Lai Châu, trên cơ sở đó solutions. Basic solutions to further improve the đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn effectiveness of social work activities in nữa hiệu quả của các hoạt động CTXH trong hỗ trợ supporting child labor prevention skills education giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE từ thực tiễn from practice in Lai Chau province. tỉnh Lai Châu. Keywords: child labor, social work, prevention, Từ khóa: lao động trẻ em, công tác xã hội, phòng skills education. ngừa, giáo dục kĩ năng. 1. Mở đầu Trong bối cảnh phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, thị trường lao động trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng ngày càng trở nên sôi động với nhu cầu lao động ngày càng gia tăng. Sự tham gia lao động của trẻ em là khó tránh khỏi nhất là tại các khu vực lao động phi chính thức và đã có những trường hợp trở thành LĐTE. Lao động trẻ em được hiểu là trẻ em 132
- Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa lao động trẻ em… và người chưa thành niên làm các công việc trái quy định pháp luật về lao động, mà hoạt động lao động đó cản trở hoặc tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, nhân cách và sự phát triển toàn diện của các em [1]. Tính đến tháng 6/2021, các ước tính toàn cầu mới nhất của ILO và UNICEF chỉ ra rằng có 160 triệu trẻ em tham gia lao động trẻ em vào đầu năm 2020, chiếm gần 1/10 tổng số trẻ em trên toàn thế giới [2]. Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu khác nhau đề cập đến thực trạng LĐTE, trong đó, báo cáo báo cáo của MICS đặc biệt nhấn mạnh có 6,3% trẻ em từ 5-11 tuổi và 3,2% trẻ em từ 12 – 14 tuổi vừa đi học vừa tham gia hoạt động kinh tế vượt ngưỡng thời gian; có 2,3% trẻ em vừa đi học vừa phải làm các công việc nguy hiểm [3], tức là các em vừa đi học vừa phải tham gia các công việc lao động trái quy định của pháp luật và trở thành LĐTE ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Trẻ em thuộc các vùng miền điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt là nhóm trẻ em dân tộc thiểu số có xu hướng tham gia lao động trẻ em nhiều hơn các nhóm khác [4], [5]; so với dân tộc đa số, trẻ em DTTS có ít khả năng được đi học hơn và phải chia sẻ trường học và đi làm thường xuyên hơn, cụ thể trẻ em của nhóm dân tộc đa số có khả năng chỉ đi học cao hơn 11%, khả năng đi học kết hợp với lao động thấp hơn khoảng 4% và khả năng chỉ tham gia lao động thấp hơn khoảng 6% [6]. Thực trạng LĐTE đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với chính bản thân trẻ như mất đi cơ hội được học tập và có việc làm tốt trong tương lai; bị thương tật; gặp những tổn thương về tâm lí và tinh thần; dễ bị lôi kéo, sa ngã vào các tệ nạn xã hội; có nguy cơ trở thành nạn nhân của mua bán người, xâm hại và bóc lột tình dục, lây nhiễm bệnh tật [7]... Trước thực trạng LĐTE và hậu quả của vấn đề LĐTE, yêu cầu cấp thiết cần có các chiến lược, chương trình phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE phù hợp. Hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE là một trong số những nội dung quan trọng qua đó giúp các em được trang bị, thực hành và củng cố các kĩ năng cơ bản trong phòng ngừa LĐTE, góp phần nâng cao kiến thức, năng lực phòng ngừa LĐTE cho học sinh và đã được đề cập trong một số văn bản pháp luật quan trọng nói chung và các văn bản có liên quan đến Chương trình Giáo dục phổ thông, chương trình phòng ngừa LĐTE và CTXH trong trường học nói riêng [8]. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông như Nghị quyết 29, Nghị quyết 88 và Quyết định 404 đều xác định mục tiêu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông là góp phần chuyển nền giáo dục nặng nề về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học [9], [10], [11]. Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông cũng đặc biệt nhấn mạnh việc đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, chú trọng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống [12]. Bên cạnh đó, những Quyết định và thông tư về phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE và CTXH trong trường học cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc hỗ trợ giáo dục kĩ năng cho trẻ em, học sinh. Quyết định số 782/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 có đề cập đến các mục tiêu và nhiệm vụ phòng ngừa LĐTE, trong đó cũng tập trung vào hoạt động tăng cường kĩ năng phòng ngừa LĐTE bên cạnh các hoạt động trọng tâm khác [13]. Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh THPT và thông tư 33/2018/TT-BGDĐT về hướng dẫn CTXH trong trường học cũng nhấn mạnh phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp những vấn đề khó khăn trong học tập và cuộc sống sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; các nhà trường cần tập trung hơn nữa vào các hoạt động tăng cường kiến thức và giáo dục kĩ năng phòng ngừa và ứng phó cho học sinh bên cạnh các hoạt động khác [14], [15]. Do có nhiều cách tiếp cận, nhiều quan niệm khác nhau về KNS nên trong cách phân loại KNS cũng tồn tại nhiều cách phân loại KNS khác nhau. Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên cách tiếp cận phân loại của UNICEF với ba nhóm kĩ năng: Nhóm Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình; Nhóm Kĩ năng nhận biết và sống với người khác; Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả [16]. Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm, hướng 133
- HTH Yến nghiệp cho học sinh giúp trang bị cho các em những kiến thức và kĩ năng xoay quanh mối quan hệ giữa học sinh với bản thân mình (hoạt động hướng vào bản thân), học sinh với môi trường tự nhiên và xã hội (hoạt động hướng vào tự nhiên và hướng đến xã hội) và học sinh với thế giới nghề nghiệp (hoạt động hướng nghiệp, trong đó có những nội dung liên quan đến việc lựa chọn và ra quyết định định hướng nghề nghiệp) [17]. Cách tiếp cận này cũng có sự tương đồng với cách tiếp cận của UNICEF trong việc phân loại kĩ năng. Chính vì vậy, trong giới hạn phạm vi của nghiên cứu này, nội dung của hoạt động giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE cho đối tượng học sinh được triển khai dựa trên khung phân loại kĩ năng sống của UNICEF và khung nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh tại trường học nói chung và có liên quan đến những kĩ năng cần thiết trong phòng ngừa LĐTE nói riêng. Theo đó, các kĩ năng cơ bản có liên quan trực tiếp đến phòng ngừa LĐTE được đề cập đến trong nghiên cứu này bao gồm: (1) Nhóm kĩ năng hướng vào bản thân: Kĩ năng nhận diện nguy cơ LĐTE và kĩ năng tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ LĐTE; (2) Nhóm kĩ năng hướng vào xã hội: Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ và kĩ năng tham gia tuyên truyền phòng ngừa LĐTE; (3) Nhóm kĩ năng hướng đến hoạt động hướng nghiệp: Kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp và kĩ năng xác định mục tiêu học tập phù hợp. Phòng ngừa LĐTE cho nhóm đối tượng đích học sinh cũng là một trong số những nội dung phòng ngừa trọng tâm của hoạt động CTXH trường học, đặc biệt là với nhóm học sinh miền núi có điều kiện đặc biệt khó khăn – nhóm có nguy cơ cao trở thành lao động trẻ em ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Hoạt động này được thực hiện bởi những “cán bộ được đào tạo cơ bản về CTXH, năng lực, đảm bảo các yêu cầu đặt ra về kiến thức, kĩ năng tác nghiệp trong môi trường trường học, trợ giúp cho các đối tượng trong trường học và liên quan đến trường học” [18]. Do vậy, trong phạm vi trường học, nhân viên CTXH là những cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp về CTXH, đảm bảo những yêu cầu về phẩm chất, thái độ, kĩ năng nghề nghiệp bên cạnh đó họ cũng chính là những giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học – như tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn... những người được đào tạo cơ bản về CTXH và có đủ phẩm chất, năng lực có làm các công việc trợ giúp cho các đối tượng trong trường học và liên quan đến trường học. Những cán bộ này sẽ trực tiếp hỗ trợ học sinh tăng cường các kĩ năng phòng ngừa LĐTE thông qua các phương thức như: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt đoàn đội, sinh hoạt lớp, tích hợp trong các môn học, sinh hoạt câu lạc bộ nhóm... Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện các hoạt động CTXH trong hỗ trợ giáo dục kĩ năng trong phòng ngừa LĐTE cho học sinh, đặc biệt là tại các trường miền núi cũng còn nhiều hạn chế và cần thiết phải có những đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của những hoạt động này trong hỗ trợ học sinh. Lai Châu là một trong những tỉnh miền núi có tỉ lệ LĐTE trong độ tuổi từ 5 – 17 tuổi khá cao [4]. Trong bối cảnh đó, các trường THCS trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện các chương trình, hoạt động nhằm phòng ngừa LĐTE, trong đó có hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE cho học sinh. Nội dung bài viết này tập trung làm sáng tỏ thực trạng hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE từ thực tiễn tỉnh Lai Châu từ góc độ của CTXH. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng trong phòng ngừa LĐTE tại địa bàn khảo sát. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách thể, địa bàn, phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện trên hai nhóm khách thể, bao gồm 384 học sinh khối THCS và 80 cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH tại ba trường THCS của tỉnh Lai Châu. Những giáo viên và học sinh này được sự đồng ý và giới thiệu của Ban giám hiệu nhà trường và tự nguyện đồng ý tham gia trong quá trình nghiên cứu. Thực hiện nghiên cứu về hoạt động CTXH trong hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE tại nhà trường, nghiên cứu tiến hành khảo sát tại ba điểm trường: THCS Quyết Thắng – Phường 134
- Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa lao động trẻ em… Quyết Thắng, Thành phố Lai Châu, THCS Tung Qua Lìn – Xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ và THCS Can Hồ - Xã Can Hồ, huyện Mường Tè thuộc tỉnh Lai Châu. Đây là những điểm trường thuộc ba khu vực đại diện cho ba vùng sinh thái đặc trưng, điển hình ở Lai Châu. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các phương pháp chính, bao gồm: phương pháp điều tra bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu nhóm khách thể là học sinh và giáo viên. Thông qua các phương pháp này, nghiên cứu giúp làm sáng rõ thực trạng về nội dung, phương pháp, hình thức và người tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ nâng cao nhận thức phòng ngừa LĐTE cho nhóm học sinh tại các nhà trường. Bên cạnh đó, phương pháp sử lí số liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 25.0 giúp nghiên cứu chỉ ra các kết quả trong phân tích thống kê mô tả và kiểm định Anova (với mức ý nghĩa 0,05) cho thấy rõ hơn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ thực hiện của hoạt động hỗ trợ nâng cao nhận thức trong phòng ngừa LĐTE và mức độ hài lòng của học sinh với các hoạt động hỗ trợ giữa các trường. 2.2. Thực trạng hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa lao động trẻ em tại các trường Trung học cơ sở tỉnh Lai Châu Để phòng ngừa LĐTE cho nhóm đối tượng đích học sinh, một trong những hoạt động trọng tâm của nhân viên CTXH và cán bộ kiêm nhiệm CTXH trường học là hỗ trợ tăng cường kĩ năng phòng ngừa LĐTE cho các em bên cạnh các hoạt động khác như hỗ trợ nâng cao nhận thức, hỗ trợ định hướng nghề nghiệp, kết nối nguồn lực trong phòng ngừa LĐTE... Để làm rõ bức tranh thực trạng hoạt động CTXH trong hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE tại địa bàn các trường THCS tỉnh Lai Châu, nghiên cứu tiến hành khảo sát về mức độ thực hiện các chủ đề nội dung, đánh giá về mức độ của các phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện của các hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE từ thực tiễn tỉnh Lai Châu. Khảo sát về các nội dung giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE tại các trường, học sinh đánh giá việc triển khai các các hoạt động tăng cường kĩ năng ở mức độ trung bình với ĐTB là 3,35. Trong đó, có những nội dung giáo dục kĩ năng được nhà trường tập trung củng cố và tăng cường cho học sinh như kĩ năng xác định mục tiêu học tập (ĐTB=3,59), kĩ năng tự bảo vệ bản thân (ĐTB=3,51), kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp (ĐTB=3,48). Ngược lại, có một số kĩ năng theo đánh giá của học sinh có mức độ thực hiện còn hạn chế hơn như kĩ năng tuyên truyền phòng ngừa LĐTE (ĐTB=3,25), kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ (ĐTB=3,22), kĩ năng nhận diện LĐTE (ĐTB=3,02) (Bảng 1). Bảng 1. Các hoạt động hỗ trợ kĩ năng phòng ngừa lao động trẻ em TT Nội dung hoạt động Mức độ thực hiện (%) Tổng ĐTB ĐLC 1 2 3 4 5 1 Kĩ năng bảo vệ bản thân 1,3 8,6 41,9 34,6 13,5 384 3,51 0,879 2 Kĩ năng nhận diện lao động trẻ em 5,2 19,5 45,6 27,1 2,6 384 3,02 0,883 3 Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 3,9 15,4 40,1 36,2 4,4 384 3,22 0,896 4 Kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp 2,1 10,7 36,5 38,3 12,5 384 3,48 0,917 5 Kĩ năng xác định mục tiêu học tập 0,8 14,1 28,1 39,1 18,0 384 3,59 0,965 6 Kĩ năng tuyên truyền phòng ngừa 3,4 14,3 43,0 32,3 7,0 384 3,25 0,906 LĐTE 7 Điểm TBC 3,35 (Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài năm 2023) Kết quả thảo luận nhóm giáo viên về các nội dung hỗ trợ kĩ năng phòng ngừa LĐTE giúp minh họa rõ hơn việc triển khai các các hoạt động tăng cường kĩ năng tại các trường. Kết quả thảo luận nhóm giáo viên chỉ ra: “Xét về các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhà trường cũng đã triển khai nhiều hoạt động nhưng chủ yếu là giáo dục các kĩ năng trong sinh hoạt, trong 135
- HTH Yến giao tiếp và một số kĩ năng như bảo vệ bản thân để phòng ngừa đuối nước, mua bán trẻ em... Liên quan đến chủ đề phòng ngừa LĐTE, nhà trường mới chỉ tập trung một số kĩ năng có liên quan đến hoạt động hướng nghiệp cho các con như kĩ năng xác định mục tiêu trong học tập, kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp còn một số các kĩ năng khác có liên quan đến chủ đề này nhà trường sẽ lên kế hoạch tăng cường cho các con trong thời gian tới” (TLN.GV, B.T.T, nữ, 35 tuổi, Trường THCS Can Hồ). Xét về phương pháp tổ chức các hoạt động, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE của nhà trường ở mức trung bình (Điểm TBC=3,20), (Bảng 2): Bảng 2. Phương pháp tổ chức các hoạt động hỗ trợ kĩ năng phòng ngừa lao động trẻ em TT Phương pháp tổ chức hoạt động Mức độ thực hiện (%) Tổng ĐTB ĐLC 1 2 3 4 5 1 Giải quyết, đóng vai tình huống 3,6 11,5 51,6 26,0 7,3 384 3,22 0,876 2 Nêu gương, khích lệ động viên, luyện 2,1 22,7 36,2 32,8 6,3 384 3,18 0,925 tập, tạo sản phẩm 3 Tranh luận, thảo luận, làm việc nhóm 4,9 17,7 44,3 28,6 4,4 384 3,10 0,912 4 Diễn đàn, đóng kịch, hội thi, trò chơi 2,6 17,2 38,8 29,9 11,5 384 3,30 0,971 5 Điểm TBC 3,20 (Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài năm 2023) Theo đó, phương pháp diễn đàn, đóng kịch, hội thi, trò chơi và phương pháp giải quyết, đóng vai tình huống được nhà trường tổ chức thường xuyên hơn với ĐTB lần lượt là 3,30 và 3,22 qua đó giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng. Tuy nhiên, nhà trường vẫn còn hạn chế trong việc thực hiện các phương pháp nêu gương, khích lệ động viên, luyện tập, tạo sản phẩm và phương pháp tranh luận, thảo luận, làm việc nhóm trong quá trình giáo dục kĩ năng có liên quan đến phòng ngừa LĐTE cho các em với ĐTB lần lượt là 3,18 và 3,10. Trích dẫn thảo luận nhóm học sinh cho thấy:“Chúng em được thầy cô giới thiệu, hướng dẫn các kĩ năng như tự bảo vệ bản thân, xác định mục đích mục tiêu học tập... thông qua các buổi nói chuyện, chia sẻ hay thông qua việc giải quyết tình huống, đóng vai. Ngoài ra các phương pháp khác chúng em ít được tiếp cận và các hoạt động giáo dục kĩ năng chúng em này cũng ít được thực hành, rèn luyện” (TLN. HS, G.C.P, nam, lớp 8, dân tộc Hà Nhì, Trường THCS Tung Qua Lìn). Xét về hình thức tổ chức tổ chức các Hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE, theo đánh giá của học sinh, hoạt động giáo dục kĩ năng thông qua hình thức sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt Đoàn đội được các nhà trường thực hiện thường xuyên với ĐTB lần lượt là 3,61; 3,56 và 3,43. Bên cạnh đó, hình thức giáo dục kĩ năng phòng ngừa thông qua việc lồng ghép trong các môn học và sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ còn hạn chế với mức độ thực hiện trung bình và ĐTB lần lượt là 3,21 và 2,91 (Bảng 3): Bảng 3. Hình thức tổ chức các hoạt động hỗ trợ kĩ năng phòng ngừa lao động trẻ em TT Hình thức tổ chức hoạt Mức độ thực hiện (%) Tổng ĐTB ĐLC động 1 2 3 4 5 1 Sinh hoạt dưới cờ 0,8 15,4 30,2 34,1 19,5 384 3,56 0,997 2 Sinh hoạt Đoàn, Đội 1,6 15,9 32,0 39,1 11,5 384 3,43 0,942 3 Sinh hoạt lớp 0,8 13,0 26,3 44,0 15,9 384 3,61 0,930 4 Lồng ghép trong môn học 3,9 18,8 34,4 38,0 4,9 384 3,21 0,937 5 Sinh hoạt nhóm, CLB 9,4 22,1 38,8 27,9 1,8 384 2,91 0,970 6 Điểm TBC 3,34 (Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài năm 2023) 136
- Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa lao động trẻ em… Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ triển khai các nội dung giáo dục kĩ năng và các hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục kĩ năng trong phòng ngừa LĐTE giữa các trường (Hình 1). 3.60 3.49 3.50 3.43 3.38 3.38 3.40 3.32 Điểm trung bình 3.30 3.23 3.18 3.17 3.20 3.11 3.10 3.00 2.90 Trường THCS Tung Qua Lìn Trường THCS Quyết Thắng Trường THCS Can Hồ Nội dung, phương pháp,hình thức tổ chức các hoạt động hỗ trợ kĩ năng phòng ngừa lao động trẻ em giữa các trường Nội dung Phương pháp Hình thức Hình 1. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa lao động trẻ em giữa các trường (Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài năm 2023) Hình 1 cho thấy, các chủ đề giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE với các phương pháp và hình thức tổ chức khác nhau được thực hiện thường xuyên hơn tại trường THCS Quyết Thắng với ĐTB lần lượt là 3,43; 3,32 và 3,49. Tiếp đến là trường THCS Tung Qua Lìn với ĐTB lần lượt về mức độ thực hiện các nội dung chủ đề, phương pháp và hình thức hỗ trợ kĩ năng phòng ngừa LĐTE là 3,38; 3,18 và 3,38. Trường THCS Can Hồ có mức độ thực hiện các chủ đề giáo dục kĩ năng phòng ngừa với phương pháp và hình thức tổ chức thấp nhất với ĐTB lần lượt là 3,23; 3,11, 3,27. Thực hiện kiểm định One – Way Anova, nghiên cứu cũng chỉ ra có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ triển khai các nội dung (sig=0,006
- HTH Yến Bảng 4 cho thấy, xét về nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động kĩ năng phòng ngừa LĐTE, học sinh trường THCS Quyết Thắng đánh giá mức độ tổ thức thực hiện cao hơn học sinh trường THCS Can Hồ với giá trị khác biệt lần lượt là 0,202; 0,211 và hệ số sig lần lượt là 0,005; 0,012. Xét về hình thức tổ chức các hoạt động kĩ năng phòng ngừa LĐTE, học sinh trường Tung Qua Lìn và học sinh trường THCS Quyết Thắng đánh giá mức độ tổ chức hoạt động cao hơn học sinh trường THCS Can Hồ với giá trị khác biệt lần lượt là 0,203; 0,316 và hệ số sig lần lượt là 0,005; 0,000. 3.30 3.24 3.25 3.25 3.23 3.21 3.19 Điểm trung bình 3.20 3.17 3.16 3.15 3.10 3.10 3.05 3.00 Nội dung hoạt động Phương pháp hoạt động Hình thức hoạt động Kiến thức, kĩ năng, thái độ của cán bộ hỗ trợ Đánh giá của học sinh và giáo viên về mức độ hài lòng của học sinh và mức độ đáp ứng nhu cầu của các hoạt động hỗ trợ kĩ năng phòng ngừa LĐTE Học sinh Giáo viên Hình 2. Đánh giá của học sinh và giáo viên về mức độ hài lòng và mức độ đáp ứng các hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa lao động trẻ em (Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài năm 2023) Bên cạnh việc khảo sát về mức độ triển khai các chủ đề giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE và đánh giá về các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, nghiên cứu cũng chỉ ra những kết quả của hoạt động dựa trên những đánh giá của học sinh về mức độ hài lòng của các em với các hoạt động hỗ trợ tăng cường kĩ năng của nhà trường và những đánh giá của giáo viên về mức độ đáp ứng nhu cầu tăng cường kĩ năng phòng ngừa LĐTE của học sinh từ các hoạt động. Hiệu quả của hoạt động hỗ trợ tăng cường các kĩ năng phòng ngừa LĐTE được trình bày trong Hình 2. Hình 2 cho thấy, học sinh hài lòng hơn về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cán bộ trong quá trình hỗ trợ kĩ năng (ĐTB=3,25). Về hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức và nội dung chủ đề các em đánh giá mức độ hài lòng ở ngưỡng trung bình với ĐTB lần lượt là 3,24; 3,23; 3,17, trong đó các chủ đề nội dung giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE đạt mức độ hài lòng thấp nhất (ĐTB=3,17). Đánh giá của giáo viên cũng cho thấy yếu tố thuộc về cán bộ hỗ trợ như kiến thức, kĩ năng, thái độ đã đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu hỗ trợ của học sinh (ĐTB=3,21). Xét về hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức và nội dung chủ đề, giáo viên đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu cần được hỗ trợ của học sinh ở mức độ trung bình với ĐTB lần lượt là 3,19; 3,16 và 3,10. Khảo sát về mức độ hài lòng của học sinh với các hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE, nghiên cứu chỉ ra học sinh trường THCS Quyết Thắng có mức độ hài lòng với các hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE cao nhất (ĐTB=3,34), tiếp đến là mức độ hài lòng của học sinh trường THCS Tung Qua Lìn (ĐTB=3,20), cuối cùng là trường THCS Can Hồ với mức độ hài lòng của học sinh đạt ĐTB là 3,14. Kiểm định Anova cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng của học sinh với các hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE giữa các trường THCS Quyết Thắng và THCS Can Hồ ( với giá trị khác biệt là 0,203 và hệ số sig là 0,021
- Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa lao động trẻ em… Bảng 5. Kiểm định mức độ hài lòng của học sinh với các hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa lao động trẻ em giữa các trường Post Hoc Test Test Anova Sự khác biệt Nhóm Sig. Nhóm so Khác (2- F Sig sánh biệt tailed) THCS Quyết Thắng THCS Mức độ hài lòng 0,203 0,019 3,915 0,021 THCS Can Hồ Can Hồ (Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài năm 2023) 2.3. Bàn luận Nghiên cứu này đã góp thêm dữ liệu làm phong phú hơn bức tranh thực trạng hoạt động CTXH trong hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE cho nhóm học sinh tại tại một số trường THCS tỉnh Lai Châu. Với những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong việc triển khai hoạt động CTXH trong hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE từ thực tiễn tỉnh Lai Châu, bài viết gợi mở một số giải pháp cần thiết giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động, qua đó giúp tăng cường năng lực phòng ngừa cho đối tượng đích học sinh. Thứ nhất: Nhà trường cần thực hiện thường xuyên hơn các hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE cho học sinh với các chủ đề như kĩ năng nhận diện LĐTE, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp những vấn đề khó khăn trong lao động, kĩ năng tuyên truyền phòng ngừa LĐTE, đặc biệt là những trường ở các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hơn, học sinh có nguy cơ cao hơn trở thành LĐTE ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Thứ hai: Nhà trường cần tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE một cách đa dạng, linh hoạt, hiệu quả với nhiều phương thức khác nhau. Nhà trường cần tăng cường hơn nữa các phương thức hỗ trợ giáo dục kĩ năng thông qua thảo luận, làm việc nhóm, luyện tập, tạo sản phẩm, sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm. Chính vì vậy, việc thành lập câu lạc bộ sinh hoạt nhóm nhằm tăng cường kiến thức và kĩ năng cho nhóm đối tượng đích là học sinh theo phương pháp CTXH nhóm là việc làm cần thiết và có ý nghĩa trong bối cảnh của việc triển khai các hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE của các nhà trường. Mô hình câu lạc bộ nhóm sẽ được thành lập dựa trên những nhu cầu chính của học sinh với các đặc điểm về số lượng thành viên nhóm, thời gian, địa điểm sinh hoạt nhóm, mục đích hỗ trợ, nội dung thực hiện cụ thể và được thực hiện theo tiến trình cụ thể của phương pháp CTXH nhóm sẽ giúp các em nâng cao năng lực phòng ngừa LĐTE một cách chủ động ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thứ ba: Trong phạm vi trường học, các hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE không nên chỉ dừng lại ở nhóm đối tượng là học sinh mà cũng cần hướng đến nhóm đối tượng là đội ngũ cán bộ nhà trường, nhân viên CTXH trường học, giáo viên kiêm nhiệm CTXH, gia đình của học sinh với các kĩ năng hướng trọng tâm vào các hoạt động giáo dục, hỗ trợ và chăm sóc học sinh một cách toàn diện nhất, từ đó giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả phòng ngừa LĐTE. Thứ tư: Để hoạt động phòng ngừa LĐTE trong nhà trường đạt hiệu quả, bên cạnh các hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE, nhà trường cần thúc đẩy hơn nữa các hoạt động khác như: hoạt động hỗ trợ nâng cao nhận thức phòng ngừa LĐTE, hoạt động hỗ trợ định hướng nghề nghiệp cho học sinh, hoạt động kết nối nguồn lực trong phòng ngừa LĐTE. Bên cạnh đó, các nhà trường cũng cần nâng cao vai trò, trách nhiệm, đổi mới chiến lược của nhà trường trong công tác phòng ngừa LĐTE; Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, GV triển khai hoạt động CTXH trong phòng ngừa LĐTE; Đổi mới nội dung, phương thức thực hiện các hoạt động CTXH trong phòng ngừa LĐTE tại trường học...Việc triển khai đồng bộ các hoạt động và các giải pháp này sẽ giúp nâng cao năng lực phòng ngừa LĐTE cho học sinh một cách toàn diện hơn. 139
- HTH Yến Thứ năm: Công tác phòng ngừa, giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ tình trạng LĐTE đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực và sự phối hợp chặt chẽ của mọi cấp, mọi ngành, mọi thành phần xã hội. Chính vì vậy, cần kết hợp song song việc hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE trong nhà trường, trong gia đình và ngoài cộng đồng; Tăng cường nguồn lực gia đình, chính quyền, cộng đồng trong công tác phòng ngừa LĐTE nói chung và trong giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE nói riêng để hoạt động này được đồng bộ và bền vững hơn. Đây cũng chính là những hướng nghiên cứu mang tính gợi mở cần tập trung nghiên cứu và đào sâu hơn nữa trong thời gian tới để qua đó cho thấy tính hiệu quả hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE từ góc độ tiếp cận của CTXH. 3. Kết luận Bài viết trên đã tập trung nghiên cứu và chỉ ra những kết quả đáng quan tâm về thực trạng hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE tại một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Về nội dung hoạt động giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE tại các trường, vẫn còn một số các kĩ năng phòng ngừa cần được tăng cường hơn nữa cho học sinh. Về phương pháp tổ chức hoạt động, nhà trường đã tổ chức các phương pháp như diễn đàn, đóng kịch, hội thi, trò chơi, giải quyết, đóng vai tình huống nhưng còn hạn chế phương pháp thảo luận, làm việc nhóm, luyện tập, tạo sản phẩm... Các hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE cũng được tiến hành dưới nhiều hình thức như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt Đoàn, Đội, sinh hoạt lớp, lồng ghép trong các môn học, tuy nhiên hình thức sinh hoạt CLB, nhóm ít được chú trọng hơn. Một trong những phương pháp giáo dục nâng cao nhận thức và trang bị kĩ năng hiệu quả cho HS là phương pháp sinh hoạt CLB, nhóm. Ở đó các em được tương tác trong một môi trường sinh hoạt nhóm cởi mở, thân thiện, tích cực; được học hỏi, chia sẻ, củng cố và rèn luyện kiến thức kĩ năng; được đánh giá sự thay đổi tích cực về mặt nhận thức và hành vi một cách tích cực sau quá trình tham gia hoạt động; được lan tỏa kiến thức và kĩ năng mình đã tích lũy được đến với các nhóm đối tượng khác như nhóm học sinh trong lớp học, trong trường học, ngoài cộng đồng...Tuy nhiên trên thực tế, tại các trường khảo sát thì phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện này còn rất hạn chế, các em ít được tham gia vào các CLB nhóm với các chủ đề nội dung sinh hoạt cụ thể, trong đó có vấn đề phòng ngừa LĐTE. Kết quả này đã cho thấy đã có những nỗ lực đáng kể của ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên, giáo viên kiêm nhiệm hoạt động CTXH trong công tác phòng ngừa LĐTE với việc triển khai các hoạt động hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa LĐTE cho học sinh nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Bên cạnh những kết quả này, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định như đã trình bày trong nội dung bàn luận ở trên. Và những hạn chế đó sẽ là những gợi ý có giá trị cho các nghiên cứu trong tương lai để đi sâu phân tích về vai trò và hoạt động CTXH trong phòng ngừa LĐTE trong trường học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tổ chức Lao động Quốc tế, (2020). Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên khóa tập huấn doanh nghiệp về phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em. [2] ILO, UNICEF, (2021). International Labour Office and United Nations Children’s Fund, Child Labour: Global estimates 2020, trends and the road forward: New York. [3] Tổng cục Thống kê Việt Nam, UNICEF, (2021). Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020 - 2021. Báo cáo kết quả điều tra. Hà Nội, Việt Nam: Tổng cục thống kê. [4] ILO, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2020). Khảo sát lao động trẻ em quốc gia Việt Nam 2018: Những phát hiện chính. Geneva: Tổ chức lao động quốc tế. 140
- Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục kĩ năng phòng ngừa lao động trẻ em… [5] Hương LT & Ross H, (2015). The impact of child labor on children's educational performance: Evidence from rural Vietnam. Journal of Asian Economics, 36, 1-13. [6] Hulliger B & Thu NTH, (2019). Modelling the choice of Vietnamese adolescents between school and work. Journal of Education Work, 32(6-7), 598-613. [7] Cuong NV, Marrit VDB & Robert L, (2011). The impact of work and non‐work migration on household welfare, poverty and inequality: New evidence from Vietnam. Economics of Transition, 19(4), 771–799. [8] Quốc hội, (2016). Luật trẻ em số 102/2016/QH13, ban hành ngày 05 tháng 04 năm 2016, Hà Nội. [9] Ban Chấp hành Trung ương, (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ban hành ngày 4 tháng 11 năm 2013, Hà Nội. [10] Quốc hội, (2014). Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2014, Hà Nội. [11] Thủ tướng Chính phủ, (2015). Quyết định số 404/QĐ-TTg phế duyệt đề án đối mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ban hành ngày 27 tháng 3 năm 2015, Hà Nội. [12] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2020). Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trường Trung học phổ thông và Trường trung học phổ thông có nhiều cấp học, ban hành ngày 15 tháng 09 năm 2020, Hà Nội. [13] Thủ tướng Chính phủ, (2021). Quyết định số 782/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em làm trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2023, ban hành ngày 27 tháng 05 năm 2021, Hà Nội. [14] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017). Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông, ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2017, Hà Nội. [15] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018). Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn Công tác xã hội trong trường học: ban hành ngày 26/12/2018, Hà Nội. [16] NTT Hằng, (2013). Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (Qua các môn tự nhiên và xã hội, khoa học). Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam [17] ĐTK Thoa, BN Diệp, LT Hưng, VP Liên, DTT Nga & LT Tình, (2020). Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [18] NH Thương, NT Bình, PV Tư, ĐNT Phương & NV Hiếu, (2020). Đại cương Công tác xã hội trường học. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 141
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong một số lĩnh vực tại Việt Nam hiện nay - Nguyễn Thị Thu Hà
0 p | 107 | 8
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động công tác xã hội tại trung tâm y tế huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum năm 2019
7 p | 35 | 5
-
Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016–2019
10 p | 36 | 4
-
Hoạt động Công tác xã hội tại một số bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội
13 p | 57 | 4
-
Thực hiện quyền an sinh xã hội về khám chữa bệnh cho người dân thông qua hoạt động công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay
8 p | 29 | 4
-
Nhận diện lao động trẻ em và các hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa lao động trẻ em thông qua trường học
12 p | 12 | 4
-
Các hoạt động công tác xã hội của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
15 p | 5 | 3
-
Thúc đẩy hoạt động công tác xã hội trường học trong phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh (nghiên cứu ở các trường trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội)
8 p | 9 | 3
-
Hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
11 p | 6 | 2
-
Hoạt động công tác xã hội trong thực hiện quyền an sinh xã hội về hỗ trợ học nghề cho người dân
9 p | 2 | 2
-
Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cho người tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội
9 p | 11 | 2
-
Hoạt động công tác xã hội hỗ trợ phụ nữ đơn thân tìm kiếm việc làm
10 p | 12 | 1
-
Hoạt động công tác xã hội tại trung tâm nuôi dưỡng thương, bệnh binh nặng và điều dưỡng người có công tỉnh Hà Nam
9 p | 6 | 1
-
Hoạt động công tác xã hội với người khuyết tật vận động tại thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
12 p | 13 | 1
-
Hoạt động công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
15 p | 10 | 1
-
Kinh nghiệm thực hiện quyền an sinh xã hội của người dân thông qua hoạt động công tác xã hội tại Philippines
7 p | 4 | 1
-
Một số hoạt động công tác xã hội trong trợ giúp người cao tuổi neo đơn tại thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
9 p | 8 | 1
-
Hoạt động công tác xã hội với trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Tim Hà Nội
12 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn