intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh năm học 2014–2015 và phương hướng hoạt động trong năm học 2015–2016

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

34
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Kinh tế & QTKD năm học 2014 – 2015, đồng thời đưa ra phương hướng hoạt động và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ NCKH của sinh viên trong năm học 2015 – 2016.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh năm học 2014–2015 và phương hướng hoạt động trong năm học 2015–2016

  1. 12 HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NĂM HỌC 2014– 2015 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM HỌC 2015 – 2016 ThS. Lê Thị Loan Tóm tắt. Nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ở trường đại học, qua đó hình thành tư duy và phương pháp NCKH, thực hiện phương châm “giảng dạy kết hợp với thực nghiệm và NCKH”. Trong những năm gần đây hoạt động NCKH trong sinh viên được nhà trường nói chung và Khoa Kinh tế & QTKD nói riêng rất chú trọng. Tuy nhiên số lượng đề tài nghiên cứu và nhất là chất lượng của các công trình khoa học của sinh viên trong Khoa còn nhiều hạn chế. Bài báo này nhằm đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Kinh tế & QTKD năm học 2014 – 2015, đồng thời đưa ra phương hướng hoạt động và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ NCKH của sinh viên trong năm học 2015 – 2016. . 1. Mở đầu Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ở các trường đại học. Hoạt động này góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong trường đại học từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Hoạt động NCKH không chỉ là hoạt động của CBGV mà còn là nhiệm vụ học tập của sinh viên. Đó là quá trình sinh viên vận dụng tổng hợp những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề khoa học được đặt ra trong quá trình học tập và thực tiễn cuộc sống. Qua hoạt động NCKH sinh viên được rèn luyện và phát huy khả năng tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu, phát triển năng lực tư duy, sáng tạo đồng thời hình thành khả năng làm việc độc lập, chủ động - là những hành trang cần thiết cho quá trình lập nghiệp trong tương lai của bất kì sinh viên nào sau khi tốt nghiệp ra trường. 2. Nội dung chính 2.1. Thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên Khoa Kinh tế & QTKD 2.1.1. Kết quả đã đạt được Nhằm khuyến khích khả năng tự học, tự nghiên cứu khoa học trong sinh viên, Nhà trường và Khoa Kinh tế & QTKD đã đưa hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên vào kế hoạch giảng dạy và học tập hàng năm. Các tổ bộ môn, đoàn, hội sinh viên đã có nhiều hoạt động nhằm thu hút sinh viên đến với nghiên cứu khoa học, khơi dậy trong lực lượng trí thức trẻ tuổi hùng hậu này sự đam mê tìm tòi, khám phá, sáng tạo ra những công trình khoa học mới có giá trị. Đáp lại sự quan tâm của Nhà trường và Khoa ngày càng có nhiều sinh viên tham gia NCKH, số lượng và chất lượng các công trình cũng được cải thiện. Tuy nhiên so với số lượng sinh viên của khoa là 658 thì số lượng sinh viên quan tâm đến NCKH còn quá ít; các đề tài nghiên cứu thường có chất lượng không cao, không áp dụng được trong thực tiễn.
  2. 13 7 6 5 4 3 Số đề tài NCKH 2 1 0 2012-2013 2013 - 2014 2014 -2015 2015 - 2016 Biểu đồ 1: Số lượng đề tài NCKH của sinh viên Khoa Kinh tế & QTKD qua các năm học Hoạt động NCKH của sinh viên Khoa KT&QTKD trong năm học 2012-2013 mới chỉ dừng lại ở các hình thức chủ yếu như: viết tiểu luận, chuyên đề, bài tập nhóm và một số bài tham luận trong hội nghị. Tuy nhiên với sự nỗ lực cố gắng của tập thể CBGV và sinh viên thì số lượng đề tài NCKH của sinh viên đã tăng dần qua các năm học (biểu đồ 1). Đặc biệt trong năm học 2014 – 2015 hoạt động NCKH của sinh viên đã đạt được một số kết quả sau: * Có 6 đề tài cấp cơ sở của sinh viên đã nghiệm thu đúng thời hạn, hiện tại có 6 đề tài đang trong quá trình thực hiện đúng tiến độ. * Có 6 tham luận của sinh viên được đăng trong Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH năm 2014. * Có 1 bài báo được đăng trong tạp chí Khoa học Trường Đại học Đồng Tháp * Có 24 sinh viên được vào vòng 2 Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can (GTTNLVC) 2015 do Báo Doanh Nhân Sài Gòn phối hợp với CLB Doanh nhân Sài Gòn tổ chức và Trường Đại học Đồng Tháp nằm trong top 6 trường có thí sinh lọt vào vòng 2 đông nhất. Đặc biệt có 01 đề án được giải thưởng trong vòng trung khảo và là một trong năm đề án lọt vào vòng thi đặc biệt. * Lần đầu tiên Khoa Kinh tế & QTKD tổ chức cuộc thi: “Khởi sự kinh doanh”. Đây là một sân chơi học thuật bổ ích thu hút đông đảo sinh viên tham gia. 2.1.2. Những hạn chế, yếu kém - Khoa chưa tổ chức được Hội nghị tổng kết NCKH SV cấp khoa. - So với nhiều năm trước đây, số lượng đề tài NCKH của sinh viên nhìn chung có tăng; tuy nhiên, khả năng ứng dụng của nhiều đề tài còn hạn chế, thiếu tính mới, tính sáng tạo. - Các hoạt động phong trào về NCKH; sinh hoạt các CLB chuyên ngành, diễn đàn, giao lưu, còn nhiều hạn chế, chưa được tổ chức thường xuyên
  3. 14 - Nhiều sinh viên xem NCKH không phải là nhiệm vụ của mình nên thờ ơ, đứng ngoài cuộc. Việc NCKH trong sinh viên đang được xem như là một hoạt động phong trào. Chưa có nhiều sinh viên thực sự say mê với hoạt động NCKH – vốn được coi là một trong những hoạt động chủ chốt của đào tạo đại học. Chính nhận thức không đúng đắn đã dẫn đến tình trạng sinh viên không tham gia vào hoạt động NCKH Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém - Hầu hết các CBGV trong Khoa còn rất trẻ, ưu điểm của các giảng viên trẻ là năng động, sáng tạo trong tư duy nên hướng dẫn nhiệt tình với sinh viên. Tuy nhiên các giảng viên trẻ còn hạn chế về kiến thức, về phương pháp nghiên cứu nên chất lượng công tác hướng dẫn chưa cao. - Công tác tuyên truyền, động viên, khích lệ SV nhận thức rõ ý nghĩa và lợi ích của việc tham gia NCKH chưa được coi trọng đúng mức, chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả. - Một bộ phận sinh viên chưa nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động NCKH; ngại khó, thực dụng, thiếu niềm say mê tìm tòi trong hoạt động khoa học; trình độ vi tính và ngoại ngữ thấp, hạn chế khả năng tra cứu tài liệu trong nước, ngoài nước dẫn đến việc lựa chọn đề tài nghiên cứu thiếu tính mới, tính ứng dụng thấp. - Việc triển khai, kiểm tra, đôn đốc chưa chặt chẽ và thường xuyên nên số lượng đề tài NCKH sinh viên không đảm bảo, chất lượng chưa cao. - Chưa có sự liên kết giữa môi trường nghiên cứu với các doanh nghiệp. Chưa có sự liên hệ chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu sinh viên với các doanh nghiệp cần ứng dụng khoa học. Điều này không những làm cho công trình khoa học của sinh viên không đến được với ứng dụng mà còn mất đi một nguồn đầu tư lớn cho NCKH. - Khả năng sử dụng các phần mềm thống kê (SPSS, Eviews, Stata,....) của sinh viên còn hạn chế, việc thu thập số liệu để nghiên cứa còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến chất lượng bài NCKH chưa cao. 2.2. Phương hướng công tác NCKH của sinh viên Khoa Kinh tế & QTKD năm học 2015-2016 2.2.1. Phương hướng Phát huy những kết quả đã đạt được, những kinh nghiệm đã được tích luỹ trong năm qua; khẩn trương khắc phục những hạn chế, yếu kém; vận dụng và khai thác tốt tiềm năng NCKH của sinh viên nhằm tiếp tục nâng cao số lượng và chất lượng các công trình NCKH của sinh viên, đẩy mạnh phong trào NCKH rộng khắp trong toàn khoa, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của khoa và nhà trường. 2.2.2. Một số giải thực hiện - Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục để sinh viên nhận thức rõ hơn về vị trí và vai trò của NCKH trong quá trình học tập của sinh viên ở trường đại học. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần phối hợp chặt chẽ để tổ chức được nhiều hoạt động chuyên môn học thuật, sinh hoạt câu lạc bộ, hội thi, cuộc thi của sinh viên một cách thường xuyên tạo nhiều sân chơi trí tuệ bổ ích cho sinh viên.
  4. 15 - Khoa, bộ môn thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý; thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ các quy trình tổ chức thực hiện công tác NCKH của sinh viên từ việc xét chọn, thẩm định đến việc triển khai, đôn đốc thực hiện và nghiệm thu đánh giá đề tài NCKH của sinh đúng tiến độ; có biện pháp xử lí và đề nghị Nhà trường xử lí đối với những sinh viên không hoàn thành nhiệm vụ NCKH được giao; tổ chức Hội nghị nghiệm thu và Hội nghị tổng kết đúng kế hoạch và thời gian quy định. - Tăng cường liên kết giữa nhà trường, khoa và doanh nghiệp nhằm hỗ trợ thêm nguồn kinh phí phục vụ nghiên cứu; đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công tác NCKH của sinh viên, tăng cường và đa dạng hóa nguồn tài liệu, thông tin phục vụ sinh viên NCKH - Nâng cao chất lượng của công tác hướng dẫn của giảng viên thông qua tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề khoa học để CB-GV trong khoa có cơ hội học tập và trao đổi kinh nghiệm, cập nhập thông tin nhằm nâng cao trình độ và năng lực trong hoạt động NCKH 3. Kết luận Có thể nói rằng vai trò NCKH của sinh viên là hoạt động không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Việc kết hợp giữa học tập và NCKH đã trở thành một công tác không thể thiếu của trường đại học. Để thúc đẩy hoạt động NCKH của sinh viên cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Một mặt vừa khuyến khích tinh thần say mê nghiên cứu khoa học từ phía sinh viên, một mặt phải có các giải pháp về cơ chế chính sách, đồng thời nâng cao chất lượng công tác hướng dẫn của giảng viên và việc trang bị kiến thức khoa học là hoàn toàn cần thiết trong chương trình đào tạo. Tài liệu tham khảo Báo cáo hoạt động NCKH của sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh các năm học 2012 - 2013; 2013 - 2014; 2014 - 2015.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2