Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Giáo dục tiểu học - mầm non trường Đại học Tân Trào
lượt xem 4
download
Bài viết Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Giáo dục tiểu học - mầm non trường Đại học Tân Trào nghiên cứu việc nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên Trường Đại học Tân Trào, bài viết tìm hiểu về vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học nói chung và Trường Đại học Tân Trào nói riêng, tìm hiểu thực trạng trong công tác triển khai hoạt động này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Giáo dục tiểu học - mầm non trường Đại học Tân Trào
- 270| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC - MẦM NON TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO ThS. Đinh Thị Lƣơng Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tân Trào Abstract: The article is based on the guiding viewpoints of the Party, the Government and the Education - Training Sector in the development of scientific research activities in universities; Based on the position and role of scientific research activities of students in universities and the current status of scientific research activities of students of the Faculty of Preschool and Primary Education, to propose 3 measures to improve the quality of scientific research activities such as: Building a research environment, encouraging and motivating students to participate in scientific research; Strengthening and perfecting conditions for students' research activities; Enhance publication and application of students' research results and products. The implementation of these solutions will help improve the scientific research activities of students of the Faculty of Preschool and Primary Education, help improve the training quality of the University and match the requirements of the locality. Keywords: Scientific research, objectives, training quality, Faculty of preschool and primary education 1. Đặt vấn đề Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta coi trọng – coi đó là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh và bền vững. Điều này đã đƣợc nêu ra trong nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng. Cƣơng lĩnh 2011nhận định: “Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lƣợng sản xuất hiện đại… Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu thúc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phát triển kinh tế tri thức, vƣơn lên trình độ tiên tiến của thế giới” [4]. Đặc biệt, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đánh giá toàn diện các đóng góp của phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo trong việc tăng trƣởng kinh tế, giải quyết các thách thức trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội [2]. Một trong những thành tựu quan trọng của khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo là góp phần phát triển hệ thống các tổ chức, đội ngũ nhân lực khoa học – công nghệ phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đặc biệt, đối với các trƣờng đại học, khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo đã tạo ra bƣớc tiến lớn nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ nhu cầu của xã hội. Trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học không chỉ là phƣơng pháp học tập mà còn là một trong những yếu tố quan trọng, hiệu quả trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phƣơng.
- Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |271 Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên tại các trƣờng đại học sẽ giúp cho sinh viên tiếp thu kiến thức, vận dụng vào trong tình huống thực tiễn, từ đó hình thành và củng cố những phẩm chất cần thiết nhƣ: sự kiên trì, nhẫn nại, say mê tìm tòi sáng tạo, khắc phục khó khăn,…; đồng thời, các em có thêm sự hiểu biết sâu sắc về ngành nghề mình đang theo học và bồi dƣỡng tình yêu nghề. Nhận thức đƣợc vai trò của việc phát triển nghiên cứu khoa học trong sinh viên, trong những năm qua Trƣờng Đại học Tân Trào ngoài việc trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn, rèn kĩ năng nghề nghiệp đã động viên, hỗ trợ, khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, viết báo cáo khoa học, tham gia hội thảo,… còn góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, giúp sinh viên tiếp cận và làm quen giúp và đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phƣơng. Nghiên cứu việc nâng cao chất lƣợng hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên Trƣờng Đại học Tân Trào, bài viết tìm hiểu về vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trƣờng đại học nói chung và Trƣờng Đại học Tân Trào nói riêng, tìm hiểu thực trạng trong công tác triển khai hoạt động này; từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non, Trƣờng Đại học Tân trào nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo và đáp ứng nhu cầu của địa phƣơng. 2. NỘI DUNG 2.1. Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong trường đại học Giáo dục đại học (GDĐH) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn tri thức mới cho sự phát triển của xã hội, là nền tảng bền vững cho sự phát triển của mọi quốc gia. Trong quá trình đào tạo tại đại học, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình đổi mới nội dung và phƣơng pháp học tập nhằm giúp sinh viên đƣa lí luận gắn với thực tiễn, giải quyết đƣợc các vấn đề trong thực tiễn và củng cố lại lí thuyết đƣợc học từ đó nâng cao chất lƣợng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho xã hội. Với mục tiêu là trang bị cho sinh viên các kiến thức, kĩ năng nghiên cứu khoa học độc lập, tự chủ để hỗ trợ, hoàn thành chƣơng trình học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên có vai trò: Thứ nhất, bổ sung, mở rộng các kiến thức chƣa đƣợc học trong chƣơng trình chính khóa và đƣa lí luận đƣợc học gắn với thực tiễn dƣới tác động của các điều kiện xã hội về kinh tế, văn hóa,… để sinh viên mở rộng vốn hiểu biết, làm giàu vốn sống cho mình. Đặc biệt, những nghiên cứu, khảo sát trong thực tiễn sẽ giúp cho sinh viên hoàn thiện bản thân và thích ứng dần với thực tiễn xã hội – điều mà lí luận trong sách vở chƣa nêu đƣợc. Thứ hai, đi sâu vào các kiến thức đƣợc học. Việc đi sâu vào một mảng nội dung, kiến thức sẽ giúp sinh viên phát huy có đƣợc khả năng phân tích, đánh giá, liên tƣởng, nhận định đa chiều để giải quyết các vấn đề quan tâm. Với việc tìm hiểu chuyên sâu, sinh viên tự tin hơn khi nói về lĩnh vực này, đồng thời, là cơ sở để mở rộng các nội dung khác, lĩnh vực khác. Thứ ba, rèn luyện và nâng cao các kĩ năng mềm thông qua việc tìm tòi tài liệu, tƣơng tác nhóm nghiên cứu, trao đổi và tìm kiếm các thông tin trong quá trình thực hiện nghiên cứu; đồng thời, các kĩ năng thuyết trình, báo cáo đƣợc nâng lên thông qua các
- 272| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Thứ tƣ, thực hiện hoạt động nghiên cứu trong trƣờng đại học giúp cho sinh viên có kinh nghiệm viết báo cáo, chuyên đề tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, thực hiện nhiệm vụ đổi mới sáng tạo thông qua sáng kiến kinh nghiệm khi ra nghề và tiếp tục học ở bậc học cao hơn. Nhƣ vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học giúp có vai trò quan trọng giúp cho SV có thể vận dụng và thực hành lý thuyết đƣợc học để giải quyết các vấn đề trong thực tế dƣới sự hƣớng dẫn của các giảng viên. Có thể khẳng định, việc thực hiện các NCKH giúp cho các bạn sinh viên thu đƣợc thêm rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong thời gian là sinh viên. 2.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học-Mầm non, Trƣờn Đại học Tân Trào Để tìm hiểu thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non, tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: điều tra, khảo sát, phân tích, tổng kết kinh nghiệm. Từ kết quả thống kê, sử dụng phƣơng pháp khảo sát bằng phiếu điều tra với 63 sinh viên tại khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non. Kết quả khảo sát nhƣ sau: 2.2.1. Về nhận th c của sinh viên về ho t đ ng nghiên c u khoa h c Hằng năm, thông qua các kế hoạch do Phòng Quản lí Khoa học và Hợp tác quốc tế triển khai. Khoa đã xây dựng kế hoạch và phổ biến tới sinh viên trong Khoa đăng kí thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Bảng 1. Nhận thức của sinh viên về hoạt ộng nghiên cứu khoa học Nhận thức về hoạt động NCKH Số lƣợng Tỉ lệ (%) Ghi chú của SV Rất quan trọng 29 46.03 Quan trọng 34 53.97 Ít quan trọng 0 0 Không quan trọng 0 0 Tổng cộng 63 100% Kết quả khảo sát tại Bảng 1 cho thấy, hấu hết sinh viên đều đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động quan trọng và rất quan trọng. Không có sinh viên lựa chọn Ít quan trọng và không quan trọng. Điều này cho thấy sinh viên đã nhận thấy NCKH là hoạt động giúp cho các em có thêm cơ hội tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng và đây là cơ sở để cho việc nâng cao chất lƣợng đào tạo. 2.2.2. Đ ng cơ, mục đ c tham gia nghiên c u Kết quả khảo sát 63 sinh viên về động cơ, mục đích tham gia nghiên cứu nhƣ sau: Bảng 2. Động cơ, mục ích của sinh viên khi tham gia hoạt ộng nghiên cứu khoa học Động cơ tham gia NCKH của SV Số lƣợng Tỉ lệ (%) Ghi chú Phục vụ cho việc học tập 22 34.9
- Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |273 Thể hiện năng lực nghiên cứu 15 23.8 Nhiệm vụ bắt buộc 12 19.0 Lòng say mê 9 14.3 Phục vụ cho xét đánh giá thi đua của sinh viên 5 7.9 Kết quả nghiên cứu tại Bảng 2 cho thấy: số lƣợng SV tham gia hoạt động NCKH với động cơ phục vụ cho việc học tập chiếm số lƣợng lớn nhất 22/63 SV, chiếm 34.9%; Có 15/63 SV, chiếm 23.8% với động cơ thể hiện năng lực nghiên cứu. Các động cơ nhƣ nhiệm vụ bắt buộc, lòng say mê có số lƣợng trung bình. Động cơ Phục vụ cho xét đánh giá thi đua của sinh viên chiếm số lƣợng thấp nhất 5/63 SV, chiếm 7.9%. Nhƣ vậy, nhận thức của sinh viên trong việc xác định động cơ, mục đích của nghiên cứu khoa học là rõ ràng và cụ thể. Sinh viên không chỉ coi NCKH là hoạt động thuần túy khoa học, là tri thức,…phục vụ cho việc học tập và rèn luyện ở trƣờng đại học. 2.2.3. Các yếu tố nh ởng đến ho t đ ng nghiên c u khoa h c Trong hoạt động NCKH, có rất nhiều các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan với mức độ ảnh hƣởng khác nhau. Để đảm bảo các tiêu chí đánh giá, trong bài viết tôi lƣợng hóa thành các điểm với các mức độ (Không ảnh hƣởng: 1 điểm; Ít ảnh hƣởng: 2 điểm; Bình thƣờng: 3 điểm; Ảnh hƣởng: 4 điểm; Rất ảnh hƣởng: 5 điểm) và lấy giá trị trung bình của các mức độ Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng ến hoạt ộng nghiên cứu khoa học Yếu tố Gia trị trung bình Ghi chú Chính sách với hoạt động NCKH của SV 4.42 Các nguồn lực phục vụ (kinh phí, CSVC, tài liệu…) 4.37 Sự quản lý, điều hành hoạt động NCKH 3.81 Sự hƣớng dẫn, động viên của GV hƣớng dẫn 4.72 Động lực tham gia NCKH 4.16 Trình độ, kĩ năng NCKH 4.28 Các nguyên nhân khác 3.54 Kết quả nghiên cứu từ Bảng 3 cho thấy: yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất đến ý thức, thái độ tham gia hoạt động NCKH của SV là: Sự hƣớng dẫn, động viên của giảng viên hƣớng dẫn (4.72 điểm); Các chính sách đối với hoạt động NCKH của SV là yếu tố thứ 2 có tác động mạnh (4.42 điểm). Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động NCKH lần lƣợt nhƣ: các nguồn lực phục vụ (kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu,…) – 4.37 điểm; Trình độ, kĩ năng NCKH của SV – 4.28 điểm; Động lực tham gia NCKH – 4.16 điểm. Đây là các yếu tố có ảnh hƣởng rất rõ đến nhận thức, ý thức của SV khi tham gia NCKH. Các yếu tố nhƣ: Sự quản lý, điều hành hoạt động CNKH – 3.81 điểm và Các nguyên nhân khác – 3.54 điểm cho thấy sự tác động tƣơng đối những không quyết định đến việc tham gia hoạt động NCKH của SV Khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non. Nhƣ vậy, các từ kết quả khảo sát có thể đƣa ra một số nhận định nhƣ sau: 1/ Hoạt động NCKH của SV Khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non đã và đang có những chuyển biến sâu sắc
- 274| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nhận thức và tƣ duy. 100% SV đƣợc hỏi đều trả lời đây là hoạt động quan trọng và rất quan trọng; 2/ SV đã coi việc thực hiện nhiệm vụ NCKH không chỉ phục vụ cho học tập, là nhiệm vụ học tập mà còn là nơi thể hiện năng lực NCKH và lòng say mê của cá nhân; 3/ Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học theo hƣớng thúc đẩy hoạt động NCKH, trong các yếu tố này, yếu tố Sự hƣớng dẫn, động viên của giảng viên đối với sinh viên có số điểm cao nhất. Điều này thể hiện mối quan hệ tƣơng hỗ 2 chiều giữa GV-SV trong quá trình đào tạo là vô cùng quan trọng và từ đây giúp cho SV có khả năng tự học, tự nghiên cứu và quyết định đến năng lực học tập suốt đời của ngƣời học. 2.3. Một số giải pháp nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non, Trƣờn Đại học Tân Trào Để nâng cao số lƣợng SV tham gia NCKH cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng của hoạt động NCKH của SV Khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non, tôi đề xuất một số giải pháp nhƣ sau: 2.3.1. Xây dựng môi ng nghiên c u, khuyến khích, t o đ ng lực cho sinh viên tham gia nghiên c u khoa h c Mục đích của biện pháp hƣớng đến việc xây dựng một môi trƣờng nghiên cứu khoa học đa dạng với nhiều hình thức và sự tham gia của nhiều bộ môn. Để làm đƣợc điều này, một trong những yêu cầu cơ bản là có cơ chế chính sách, chế độ phù hợp từ các cấp nhƣ: cấp Khoa, cấp Trƣờng; đa dạng hóa các hình thức và đơn vị tham gia vào việc hƣớng dẫn, khuyến khích, động viên và khơi dậy trong SV niềm đam mê nghiên cứu. Một môi trƣờng nghiên cứu tốt sẽ tạo ra các lớp SV nghiên cứu tốt và hiệu quả theo đúng chƣơng trình đào tạo và đảm bảo phục vụ cho nhu cầu của địa phƣơng. Các nội dung cần tiến hành nhƣ: - Nâng cao nhận thức của SV về hoạt động nghiên cứu khoa học thông qua các kênh truyền thông. Để các kế hoạch nghiên cứu đến đƣợc với SV, Phòng Quản lí khoa học và Hợp tác quốc tế ngoài việc ban hành các kế hoạch NCKH cần đa dạng hơn trong việc tạo các “vệ tinh” triển khai thực hiện nhƣ các Khoa, Phòng, Ban, Đoàn trƣờng,… và đa dạng các hình thức nghiên cứu khoa học của sinh viên nhƣ: đăng kí đề tài NCKH, đăng kí khóa luận tốt nghiệp, viết báo,... Đặc biệt, đội ngũ cố vấn học tập là những ngƣời theo sát và có ảnh hƣởng trực tiếp đến nhận thức của SV trong NCKH. Trong những năm qua, đội ngũ cố vấn học tập của Khoa đã làm tốt công tác cố vấn, định hƣớng cho SV trong việc nắm đƣợc chính sách, kế hoạch, hƣớng nghiên cứu,… Kết quả là số lƣợng SV tham gia NCKH ngày càng cao và đa dạng các hình thức nghiên cứu – không bó hẹp ở việc thực hiện đề tài NCKH, khóa luận tốt nghiệp. Nhƣ vậy, để thúc đẩy hoạt động NCKH của SV, việc làm đầu tiên đó chính là việc tạo ra SV hiểu, nắm đƣợc đầy đủ các thông tin, chủ trƣơng về hoạt động NCKH. SV coi NCKH là hoạt động mang tính chất nhiệm vụ bắt buộc, phục vụ trực tiếp cho hoạt động học tập của bản thân để có định hƣớng và kế hoạch phù hợp. Đây đồng thời cũng là bƣớc đầu tiên mang đến cho SV sự hiểu biết, sự tự tin để tham gia. - Tạo môi trƣờng hoạt động khoa học sôi nổi trong sinh viên Không chỉ dừng lại ở việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học do Phòng Quản lí khoa học và Hợp tác quốc tế đặt ra, hiện nay, SV trong Khoa tham gia vào rất nhiều các hoạt động khác tại
- Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |275 các đơn vị trong nhà trƣờng nhƣ: Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Câu lạc bộ Nghiên cứu trẻ, nhóm lớp nghiên cứu,… Việc triển khai nhiệm vụ nghiên cứu thông qua các bài báo hội thảo, các cuộc trao đổi học thuật,… đƣợc tổ chức trong đoàn thể đã giúp các em có môi trƣờng phát triển năng lực nghiên cứu phù hợp với các thang bậc trong hoạt động NCKH. Các cơ chế khen thƣởng rõ ràng đã từng bƣớc động viên, khích lệ SV tham gia ngày càng sôi nổi; đồng thời tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong tập thể SV. - Tạo ra các nhóm nghiên cứu của các lớp, của Khoa Trong thực hiện NCKH, đối với các đề tài khoa học do một nhóm từ hai sinh viên trở lên cùng thực hiện thì kỹ năng làm việc nhóm của các em rất quan trọng. Đây là cơ hội để các em phát triển và rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm nhƣ: phân chia nhiệm vụ, trách nhiệm, chia sẻ tri thức, tranh luận để tìm ra chân lí,… việc cùng thực hiện một đề tài nghiên cứu cũng giúp sinh viên phát triển các kỹ năng làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, thêm vào đó là biết phân công công việc phù hợp với khả năng và sở trƣờng của từng thành viên. 2.3.2. Tă c ng và hoàn thi n các đ ều ki n phục vụ ho t đ ng nghiên c u của sinh viên Mục đích của biện pháp nhằm hƣớng đến việc bổ sung, tăng cƣờng để hoàn thiện các điều kiện, các nền tảng cơ sở vật chất để phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu khoa học. Việc tăng cƣờng và hoàn thiện phụ thuộc vào nhiều nguồn kinh phí và phụ thuộc vào chính sách của Nhà trƣờng để tăng cƣờng nguồn kinh phí thực hiện đề tài, tăng cƣờng tài liệu tham khảo, đa dạng hóa các hình thức tìm kiếm tài liệu,… Các nội dung cần tiến hành nhƣ: - Có chính sách và nguồn kinh phí đầu tƣ cho hoạt động CNKH của SV cụ thể và phù hợp với thực tiễn nghiên cứu. - Tăng cƣờng khâu thanh quyết toán để giải quyết các hạng mục nhƣ: tăng cƣờng nguồn tài liệu tham khảo, nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất,… - Tăng cƣờng các chính sách, chế độ đối với các hoạt động NCKH của SV nhằm đảm bảo việc thực hiện NCKH hiệu quả. - Do đặc trƣng của Khoa nên việc thu hút các nguồn lực đầu tƣ cho NCKH của SV còn hạn chế. Tuy nhiên, cần có lộ trình và có sự bàn bạc chặt chẽ để tạo ra mối tƣơng quan và liên kết với địa phƣơng trong việc đặt hàng nghiên cứu. 2.3.3. Tă c ng công bố, ng dụng kết qu , s n ph m nghiên c u của sinh viên Biện pháp này nhằm tạo ra cách làm mới và gắn với ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu. Đây cũng là bƣớc giúp cho SV đến gần hơn với môi trƣờng thực tiễn ở các nhà trƣờng. Các nội dung cần tiến hành nhƣ: - Thúc đẩy SV thực hiện đề tài NCKH và công bố các kết quả nghiên cứu thông qua các bài báo. - Đề tài cần gắn với thực tiễn và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đặt ra. - Nâng cao ý thức và liêm chính trong học thuật và hƣớng SV tới việc công bố các sản phẩm mang tính trí tuệ. Đây là một trong những nội dung gắn với hoạt động Khởi nghiệp của nhà trƣờng.
- 276| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Nhƣ vậy, với việc đƣa ra 3 biện pháp nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non, tôi hi vọng sẽ giúp cho hoạt động này có sự chuyển biến mạnh, giúp nâng cao chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng. Có thể khẳng định: phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trƣờng không chỉ giúp cho sinh viên nắm chắc kiến thức mà còn tiếp cận nhiều hơn kiến thức mới; giúp các em phát triển và rèn luyện các kỹ năng tƣ duy sáng tạo, làm việc độc lập và theo nhóm; phát triển và rèn luyện các kĩ năng mềm; cải thiện vốn tiếng Anh; thiết lập các mối quan hệ mới. Đặc biệt, thông qua hoạt động NCKH các em xây dựng đƣợc cho mình hành trang tốt nhất – đó là những thành tích đạt đƣợc và cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp. 3. Kết luận Hiện nay, sinh viên tham gia hoạt động NCKH là một trong những phƣơng thức học tập hiệu quả nhất, bởi qua nghiên cứu, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau: qua bài giảng trên lớp, nghiên cứu tài liệu, sách, báo trên Internet,… Từ hoạt động này, SV có cách học tập khoa học và khơi gợi khả năng sáng tạo cho bản thân. Trong những năm qua, hoạt động NCKH của SV Khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non đã có những bƣớc tiến rõ rệt. Cụ thể, trong năm học 2020-2021, Khoa có 7/9 đề tài khoa học đạt giải cấp trƣờng, 2 đề tài tham gia xét giải thƣởng cấp Bộ. Để nâng cao hơn nữa hoạt động NCKH của SV trong khoa, tôi đã đề xuất 3 giải pháp: Xây dựng môi trƣờng nghiên cứu, khuyến khích, tạo động lực cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học; Tăng cƣờng và hoàn thiện các điều kiện phục vụ hoạt động nghiên cứu của sinh viên; Tăng cƣờng công bố, ứng dụng kết quả, sản phẩm nghiên cứu của sinh viên. Việc thực hiện các giải pháp sẽ giúp cho nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non, giúp nâng cao chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng và phù hợp với yêu cầu của địa phƣơng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Thông tƣ Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học, Số 26/2021/TT-BGDĐT. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [3]. Luật Giáo dục Đại học 2012. Truy cập ngày 24/2/2022, http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail& document_id=163054 [4]. Tạp chí Cộng sản - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội XI của Đảng Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội. [5]. Trƣờng Đại học Tân Trào (2021), Quyết định về việc ban hành Quy định Quản lý hoạt động Khoa học và Công nghệ của Trƣờng Đại học Tân Trào, số 912/QĐ-ĐHTTr.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số giải pháp nâng cao khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên
8 p | 154 | 10
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ Học viện Tài chính giai đoạn hiện nay
7 p | 26 | 8
-
Một số giải pháp nâng cao năng lực của giảng viên khối ngành khoa học tự nhiên ở Trường Đại học Vinh về dạy học tích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên hiện nay
7 p | 105 | 7
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tự học môn Tiếng Anh cho sinh viên khối không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5 p | 109 | 7
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh không chuyên tại trường Đại học Kiên Giang
5 p | 112 | 6
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học
7 p | 12 | 5
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà nội
7 p | 32 | 5
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn “Tiếng Trung Quốc cổ đại” tại Học viện Khoa học Quân sự
9 p | 132 | 5
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí và khai thác Thông tin – Tư liệu tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP. HCM
12 p | 130 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục trong giai đoạn hiện nay
3 p | 17 | 4
-
Chất lượng giáo dục thể chất và một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong giáo dục đại học
9 p | 12 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học lý thuyết cho sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
5 p | 60 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao năng lực khai thác nguồn học liệu số của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học địa phương
7 p | 24 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
3 p | 4 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học các môn khoa học Mac - Lê nin ở trường Đại học
4 p | 90 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Hải Dương giai đoạn hiện nay
4 p | 8 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường Đại học Văn Hiến
11 p | 116 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Đại học Huế
11 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn