intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học cách tự chủ khi đi làm

Chia sẻ: Hoctot_1 Hoctot_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

456
lượt xem
219
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học cách tự chủ khi đi làm là cách để bạn cải thiện sự nghiệp của mình. Các chuyên gia nghề nghiệp chia sẻ những lời khuyên chân thành với các bạn trẻ ít kinh nghiệm, thường làm việc theo cảm tính mà không khống chế được bản thân dẫn đến nhiều hậu quả không nên có.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học cách tự chủ khi đi làm

  1. Học cách tự chủ khi đi làm Học cách tự chủ khi đi làm là cách để bạn cải thiện sự nghiệp của mình. Các chuyên gia nghề nghiệp chia sẻ những lời khuyên chân thành với các bạn trẻ ít kinh nghiệm, thường làm việc theo cảm tính mà không khống chế được bản thân dẫn đến nhiều hậu quả không nên có. “ Điều quan trọng nhất bạn thường xuyên cần làm là nhận biết hành động của mình chịu tác động của cảm xúc như thế nào” - Căng thẳng, áp lực, stress: Căng thẳng, áp lực, lo lắng… là điều không thể tránh khỏi khi làm việc. Căng thẳng có thể giúp chúng ta tập trung tinh lực, nhưng nếu để căng thẳng tác động quá mức lại thường dẫn đến tâm lý phó mặc hoặc khủng hoảng. Vì vậy, việc đầu tiên là nhận biết sự căng thẳng của mình và nguyên nhân của nó. Bạn có thể cải thiện lại công việc, hoàn
  2. thành những mục tiêu nhỏ, ngắn hạn trước và dù không thể giải quyết ngay các vấn đề lớn (khiến bạn mất tự chủ) thì chính sự “kiểm soát” căng thẳng này giúp bạn có hành động phù hợp với thực tế hơn, bạn sẽ không phản ứng theo cảm xúc một cách hoảng loạn, liều lĩnh hoặc dễ dàng bỏ cuộc. - Giận dữ, nghi ngờ, uất ức, đố kỵ: Giận dữ, nghi ngờ, uất ức, nóng vội và đố kỵ tác hại như thế nào ai cũng biết, ôn hòa nhã nhặn thì mọi việc đều thuận lợi. Nhưng muốn tự chủ thì nên làm thế nào? Cũng giống như sự căng thẳng và lo lắng, các cảm xúc tức giận, nghi ngờ, đố kỵ… cũng cần phải nhận biết để tự chủ, không phản ứng theo tác động tiêu cực của cảm xúc. Nhận biết này không phải là hứa hẹn “tôi sẽ không tức giận nữa, tôi sẽ không đố kỵ nữa” mà là nhận biết hành động của mình chịu tác động của cảm xúc như thế nào. Lấy câu chuyện của một giám đốc làm ví dụ thế này: “Khi còn trẻ, lúc còn là một nhân viên quèn ở công ty, giữa khát vọng thăng chức và hiện thực có sự khác biệt rất lớn, cho nên ông muốn viết đơn xin nghỉ việc. Khi viết đơn, ông bộc lộ sự bất bình của mình bằng các nhận xét không tốt đối với giám đốc và các quản lý cấp trên. Sau khi viết xong, ông đưa cho người bạn thân của mình đọc. Người bạn thân này rất sâu sắc, bảo bạn mình viết ra tài năng của một số người thuộc ban lãnh đạo công ty, đồng thời liệt kê kế hoạch cho ông trong 10 năm sẽ thăng chức như thế nào. Sau khi viết xong, nhận biết sự uất ức của mình, bực tức cũng tiêu tan rất nhiều, ông quyết định tiếp tục đi làm cho công ty. Vì trong việc đối xử với ông, các quản lý cấp trên có khuyết điểm nhưng cũng có ưu điểm, nếu để ý
  3. tới cả hai, ông cho rằng mình không có đủ lý do để rời khỏi những người này. Từ đó, ông học được một phương pháp rất hay là những khi không thể chịu đựng nổi, ông đều viết hết ra giấy và đọc lên, nhận biết nó rõ ràng, ông cảm thấy trong lòng ôn hòa, tự chủ hơn rất nhiều…” - Đừng mang tình cảm vào công việc: Ngoài ra, khi đi làm bạn cũng nên học cách lạnh lùng với tình cảm, đừng mang tình cảm vào công việc. Dù gặp phải việc không như ý nào đó trong cuộc sống cũng phải vất bỏ nó bên ngoài. Lấy việc chung làm nguyên tắc, làm tốt công việc theo đúng trách nhiệm của mình. Trong nhiều tình huống, hãy thử luôn tươi cười, vì nụ cười có thể thay đổi hoặc ít ra là che giấu tình cảm của bạn; hoặc tìm nơi yên tĩnh, đợi đến khi lấy lại tự chủ để có thể xem xét vấn đề từ góc độ suy nghĩ tích cực; hoặc đơn giản hơn, cố ép mình ngồi xuống, uống một ly nước, chú tâm vào hơi thở cũng có tác dụng rất tốt, giúp bạn có lại sự tự chủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0