intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỌC CÁCH VIẾT SƠ YẾU LÝ LỊCH

Chia sẻ: Time Dma100d1s | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

1.374
lượt xem
151
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những học giả không theo kịp với thực tế và nhu cầu thay đổi không ngừng mà sinh viên ngày nay phải đối diện có thể hỏi “Tại sao thảo luận việc viết sơ yếulý lịch trong một cuốn dạy kỹ năng học tập? Chẳng thích hợp tí nào cả?” Giáo dục không xuất hiện từ chân không. Các sinh viên không chỉ mang mỗi vai trò một chiều là quan tâm tới những chi tiết cần thiết xoay quanh việc làm thế nào để tốt nghiệp. Ngược lại họ là những con người đa chiều với những quan tâm và thách thức đời sống nằm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỌC CÁCH VIẾT SƠ YẾU LÝ LỊCH

  1. TỪ GIẢNG ĐƯỜNG ĐẾN CÔNG TRƯỜNG (HỌC GÌ – LÀM GÌ) HỌC CÁCH VIẾT SƠ YẾU LÝ LỊCH MỤC LỤC Đề Nội dung Trang mục Tại sao chủ đề này nên có trong các kỹ năng học tập. 1 Sơ yếu lý lịch là gì? Tạo sao nó lại quan trọng? 2 Làm sao để chuẩn bị thành công một sơ yếu lý lịch. 3 Những điều nên và không nên đối với một thư xin việc. 4 4.1 Cá nhân hoá. Ngắn gọn. 4.2 Nói điều gì về công ty tuyển mộ. 4.3 Đối chiếu các kỹ năng của bạn với nhu cầu của công ty. 4.4 Cơ hội của bạn trong thư xin việc là trình bày một hoặc hai điểm mạnh mà có thể có hoặc không đề cập tới trong Sơ yếu lý 4.5 lịch. Dùng ngôn ngữ tích cực có định hướng. 4.6 4.6.1 Trước hết, bạn nên tỏ ra nhiệt tình, hăng hái. Thứ hai, khi nói về các kỹ năng và thành tựu cảu bản thân, sử 4.6.2 dụng các động từ và thuật ngữ hướng hành động để thu hút sự chú ý của người đọc. Dùng kết thúc mở (open ending). 4.7 Những điều nên tránh. 4.8 Gói gọn trong một trang. 4.9 4.10 Sắp xếp theo thứ tự thời gian và thành tựu. 4.11 Dùng định dạng phù hợp theo tững bước. Nội dung chủ yếu của một Sơ yếu lý lịch hiệu quả. 5 Tên, địa chỉ, số điện thoại, email. 5.1 Mục đích. 5.2 Trình độ. 5.3 Kinh nghiệm. 5.4 Khen thưởng và hoạt động. 5.5 Những thứ không nên nêu. 5.6 Những thứ có thể xem sét. 5.7 BẠN ĐÃ LÀM VIỆC GÌ VÀ BẠN CÓ THỂ LÀM VIỆC GÌ? 1
  2. TỪ GIẢNG ĐƯỜNG ĐẾN CÔNG TRƯỜNG (HỌC GÌ – LÀM GÌ) Không để có lỗi chính tả và ngữ pháp. 5.8 Làm theo các chỉ dẫn dưới đây để thành công tối đa. 6 Sơ yếu lý lịch phải được đánh máy rõ ràng và dễ đọc 6.1 Các đề mục cần được in đậm. 6.2 Giữa các đoạn nên để cách dòng để người đọc có thể đọc lướt, 6.3 Bản sơ yếu nên hoàn hảo tuyệt đối 6.4 Nên sử dụng giấy có chất lượng tốt nhất. 6.5 BẠN ĐÃ LÀM VIỆC GÌ VÀ BẠN CÓ THỂ LÀM VIỆC GÌ? 2
  3. TỪ GIẢNG ĐƯỜNG ĐẾN CÔNG TRƯỜNG (HỌC GÌ – LÀM GÌ) HỌC CÁCH VIẾT SƠ YẾU LÝ LỊCH Những học giả không theo kịp với thực tế và nhu cầu thay đổi không ngừng mà sinh viên ngày nay phải đối diện có thể hỏi “Tại sao thảo luận việc viết sơ yếulý lịch trong một cuốn dạy kỹ năng học tập? Chẳng thích hợp tí nào cả?” 1. Tại sao chủ đề này nên có trong các kỹ năng học tập. Giáo dục không xuất hiện từ chân không. Các sinh viên không chỉ mang mỗi vai trò một chiều là quan tâm tới những chi tiết cần thiết xoay quanh việc làm thế nào để tốt nghiệp. Ngược lại họ là những con người đa chiều với những quan tâm và thách thức đời sống nằm ngoài cả giảng đường đại học. Phần lớn sinh viên đang quan tâm tới những gì xảy ra sau khi họ tốt nghiệp. Trong số những câu hỏi liên quan đến cuộc sống bên ngoài trường học, họ tìm kiếm đáp án cho 2 câu hỏi nền tảng: “Tôi phải sử dụng kiến thức đã học ra sao để kiếm được việc làm? Tôi cần phải làm gì để tới được vòng phỏng vấn xin việc làm?” Một trong những lý do để tới trường là nhằm chuẩn bị cho một nghề nghiệp hoặc thăng tiến trong nghề nghiệp. Tuy nhiên nếu không biết cách thể hiện bản thân hiệu quả đối với nhà tuyển dụng thì tất cả những ngày tháng mài đũng quần ở trường có thể bị uổng phí. Hãy nhìn quanh để thấy những người đã kiếm được việc làm. Chẳng nghi ngờ bạn sẽ chú ý vài người đang học, thậm chí đã tốt nghiệp, dương như không tiến triển chút nào. Họ có vẻ đang mắc kẹt trong một công việc bế tắc. Trong một vài trường hợp, một phần lý do có thể là những người kia đã không biết cách “đóng gói” và tiếp thị bản thân họ cho các nhà tuyển mộ. Số sinh viên đang tham gia các trường kinh doanh và kỹ thuật hiện nay gồm nhiều thành phần khác nhau. Ngày càng nhiều sinh viên là các bà nội trợ, người đã về hưu, công nhân mất việc, người nước ngoài, người dân tộc thiểu số, ... Gần một nửa số sinh viên năm đầu hiện nay học tại các trường đại học địa phương và nhiều người trong số này có việc làm. Ngoài ra nhiều sinh viên ngày nay có công việc bán thời gian hoặc toàn thời gian khi vẫn tới giảng đường. Thế nhưng nhiều người lại không được như vậy. Nếu biết cách trình bày sơ yếu BẠN ĐÃ LÀM VIỆC GÌ VÀ BẠN CÓ THỂ LÀM VIỆC GÌ? 3
  4. TỪ GIẢNG ĐƯỜNG ĐẾN CÔNG TRƯỜNG (HỌC GÌ – LÀM GÌ) lý lịch, họ có thế kiếm được việc làm tốt trong khi vẫn là sinh viên, làm một vài giờ mỗi tuần trong khi vẫn đủ thời gian dành cho học tập. Tuy nhiên chỉ có vài trường trung học và đại học giới thiệu các khoá học dạy viết sơ yếu lý lịch để kiếm chỗ làm tốt nhất. Thậm chí rất ít khoá học định hướng cho sinh viên năm đầu chỉ ra vấn đề này. Có lẽ vì viết sơ yếu lý lịch không phải là một kỹ năng học tập liên quan trực tiếp tới thành công ở giảng đường và có thể đánh giá bằng điểm số. Tuy nhiên, một thức đo trực tiếp thành công của sinh viên là kiếm được việc làm trong khi vẫn đang học hoặc sau khi hoàn thành chương trình chính khoá. 2. Sơ yếu lý lịch là gì? Tạo sao nó lại quan trọng? * Sơ yếu lý lịch là bản báo cáo ngắn gọn về lịch sử cuộc sống hoặc công việc của một ai đó. Mục đích chính của nó là công cụ marketing nhằm giúp bạn tới được cuộc phỏng vấn. Thực ra, phần lớn các nhà tuyển dụng thậm chí chẳng thèm xem xét tới người xin việc nếu người đó không nộp bản khai lý lịch. Trong thế giới cạnh tranh này, họ cũng sẽ dẹp sang một bên những bản lý lịch bôi bác, cẩu thả. Do đó, nội dung của sơ yếu lý lịch, cách nội dung được sắp xếp và hình thức trình bày được coi là rất, rất quan trọng. Bản lý lịch được coi là vị đại sứ thiện chí của bạn. Nó sẽ là đại diện phát ngôn của bạn. Các nghiên cứu cho thấy các nhà tuyển dụng thông thường với cả chồng đơn xin việc trước mặt chỉ dành vài giây cho mỗi bản lý lịch. Những sơ yếu lý lịch tốt nhất được để sang một bên để xem sét kỹ hơn. Chỗ còn lại sẽ bị gạt sang một bên và chẳng ai buồn động tới nữa. Do đó, chú ý để viết sơ yếu lý lịch của bạn gây ấn tượng tốt. Về nguyên tắc, bạn nên nộp một bản sơ yếu lý lịch mỗi lần xin việc. Cho dù nếu là học sinh cấp 3 hoặc sinh viên đang tìm kiếm một công việc bán thời gian với mức lương khiêm tốn thì bạn cũng nên nộp lý lịch. Tai sao? Vì hơn cả việc tạo ấn tượng tốt để nhận được việc thì quan trọng hơn là bạn có cơ hội thực hành để dùng về sau này. Một sơ yếu lý lịch tốt thực sự là một tác phẩm, một dạng nghệ thuật. Tôi chỉ có thể chỉ cho bạn nền tảng của việc này. Cần phải thực hành vài lần trước khi có thể viết ra hồn. Nhưng đây thực sự là một kỹ năng đáng giá để học. 3. Làm sao để chuẩn bị thành công một sơ yếu lý lịch. BẠN ĐÃ LÀM VIỆC GÌ VÀ BẠN CÓ THỂ LÀM VIỆC GÌ? 4
  5. TỪ GIẢNG ĐƯỜNG ĐẾN CÔNG TRƯỜNG (HỌC GÌ – LÀM GÌ) Luôn nộp một sơ yếu lý lịch cập nhật thông tin. Một người bình thường sẽ trải qua ít nhất 8 tới 10 vị trí công tác khác nhau trong cuộc đời. Thậm trí cho dù có việc làm và khá hạnh phúc ở vị trí này thì không ai có thể biết chắc thời điểm xuất hiện cơ hội đổi đời của mình. Những người đang có việc làm thường có sức nặng mặc cả nhiều nhất khi những cơ hội việc làm như vậy xuất hiện. Do có việc làm và kinh nghiệm, họ là những người mà các ông chủ muốn thê nhất. Nến chuẩn bị một hỗ sơ cập nhật thông tin đề phòng khi cơ hội ập tới. Nguyên tắc chung là cập nhật thông tin trong bộ hồ sơ lý lịch mỗi năm một lần. Kèm theo một thư xin việc. Hãy nhớ tới cảm giác phát sinh khi nhận một bức thư chỉ đề: Gửi người sử dụng hoặc người Chủ sở hữu? Một sơ yếu lý lịch không có thư xin việc cũng mang lại cảm giác tương tự: lạnh lũng và bâng quơ. Hãy luôn kèm theo một thư xin việc gắn gọn. Nó sẽ mang lại cho bạn một cơ hội “bán hàng” khác và sẽ cá nhân hoá đơn xin việc của bạn. Do có rất nhiều người xin việc, nhất là những người trẻ tuổi, không biết cách làm việc này nên đã tạo cho bạn cơ hội qua mặt vài đối thủ để giành được việc làm. 4. Những điều nên và không nên đối với một thư xin việc. 4.1. Cá nhân hoá. Một thư xin việc luôn gửi tới một người cụ thể trong tổ chức tuyển mộ, thường là tới người sẽ quyết định trực tiếp. Mà rất có khả năng đây sẽ là người phỏng vấn các ứng viên. Nếu không tìn ra, bạn có thể gọi điện trực tiếp tới phòng nhân sự để xác định danh tính người này. 4.2. Ngắn gọn. Phần lớn các chuyên gia khuyên chỉ nên viết một trang và tối đa là 200 từ. 4.3. Nói điều gì về công ty tuyển mộ. Những người phỏng vấn sẽ ấn tượng với những điều này. Nó cho thấy người xin việc quan tâm và tự hào về công việc của công ty. Nó điều gì đó ngay khi mở đầu đoạn văn để cho người tuyển mộ thấy bạn đã nắm được thông tin về tổ chức của ông/ cô ta (Lịch sử, các dự án hiện tại và mục tiêu tương lai của công ty) Ví dụ. (bạn đọc tự lấy nhé: ố ồ) 4.4. Đối chiếu các kỹ năng của bạn với nhu cầu của công ty. Kết thúc đoạn văn đầu tiên bằng cách bày tỏ những quan tâm, năng lực và tài năng của bạn phù hợp với những yêu cầu của công ty. Sau đó, mở rộng điều BẠN ĐÃ LÀM VIỆC GÌ VÀ BẠN CÓ THỂ LÀM VIỆC GÌ? 5
  6. TỪ GIẢNG ĐƯỜNG ĐẾN CÔNG TRƯỜNG (HỌC GÌ – LÀM GÌ) này trong đoạn văn tiếp theo bằng cách đề cập đến những quan điểm then chốt trong lý lịch nhẵm củng cố lý lẽ của mình. 4.5. Cơ hội của bạn trong thư xin việc là trình bày một hoặc hai điểm mạnh mà có thể có hoặc không đề cập tới trong Sơ yếu lý lịch. Bằng lá thư này, bạn có thể chỉnh sửa hồ sơ xin việc của mình cho phù hợp với nhu cầu đặc biệt của tổ chức vì đôi khi mẫu sơ yếu lý lịch chung không thể nêu ra hết được. Trên hết, câu hỏi trung tâm luôn nằm trong tâm trí của các nhà tuyển dụng là “Nhân viên sẽ làm được gì cho mình đây” 4.6. Dùng ngôn ngữ tích cực có định hướng. Ngôn ngữ của bạn nên nghiêm túc và chuyên nghiệp nhưng cũng nên tích cực và có định hướng việc làm. 4.6.1. Trước hết, bạn nên tỏ ra nhiệt tình, hăng hái. Đừng nói rằng “Tôi đã đọc và biết rằng công ty của ngài ...” mà nên nói rằng “Tôi thực sự thích thú khi đọc và biết rằng công ty của ngài ...” Trong tâm trí phần lớn các nhà tuyển dụng “nhiệt tình đồng nghĩa với tích cực, năng động hiệu quả trong công việc” Ngôn ngữ nghèo nàn, cứng nhắc chắc chắn sẽ tạo ấn tượng mạnh cho bạn, nhưng theo hướng ngượi lại. 4.6.2. Thứ hai, khi nói về các kỹ năng và thành tựu cảu bản thân, sử dụng các động từ và thuật ngữ hướng hành động để thu hút sự chú ý của người đọc. Đừng nói “tôi là nhân viên bán hàng trong 3 năm vừa rồi tại công ty A” Hãy nói “Trong 3 năm qua, tại công ty A, tôi đã tăng sản lượng bán hàng trong lĩnh vực của mình quản lý được 40%”. Tăng và 40% là những gì mà người tuyển dụng muốn thấy. 4.7. Dùng kết thúc mở (open ending). Một lá thư xin việc thành công nên kết thúc mở bằng một gợi ý tích cực mà có thể mở ra cánh cửa liên lạc với nhau sau này. Trong đoạn cuối nên điền số điện thoại của bạn. Ngoài ra, dùng những ngôn ngữ như “tôi rất chào đón cơ hội được thảo luận riêng với ngài về vị trí tuyển dụng này” câu đề nghị gián tiếp cơ hội phỏng vấn này nói với người tuyển dụng rằng bạn có thái độ nghiêm túc đối với vị trí công tác và sẽ không dễ dàng bỏ cuộc. 4.8. Những điều nên tránh. Thư xin việc không nên chứa những lỗi sau: Lỗi ngữ pháp và dùng từ; đề cập tới mức lương trong quá khứ, hiện tại và mức trông đợi trong tương lai, nhận xét tiêu cực hay xin lỗi về điều gì đó. BẠN ĐÃ LÀM VIỆC GÌ VÀ BẠN CÓ THỂ LÀM VIỆC GÌ? 6
  7. TỪ GIẢNG ĐƯỜNG ĐẾN CÔNG TRƯỜNG (HỌC GÌ – LÀM GÌ) 4.9. Gói gọn trong một trang. Để mang lại hiệu quả sơ yếu lý lịch phải ngắn gọn, rõ ràng và tập trung. Do các uý viên ban quản trị bận rộn chỉ dành cho mỗi lý lịch vài giây nên hãy giúp đỡ họ bằng cách loại bỏ những chi tiết ít quan trọng. Đây là trường hợp mà ít hơn thì tốt hơn. Thực ra, một vài nhà tuyển dụng sẽ gạt đi bất cứ hồ sơ nào dài hơn 2 hoặc 3 trang. Hiểu được điều này bạn sẽ thành công hơn nếu chỉ viết có một trang. Ngoại lệ duy nhất với quy luật này chỉ áp dụng cho những người có lẽ đã ở tuổi trung niên và sở hữu một danh sách dài những thành quả công tác đáng nể trong các lĩnh vực chuyên sâu. Đặc biệt trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật thì đòi hỏi danh sách liệt kê đầy đủ và tỉ mỉ. Tuy nhiên, kể cả trong những trường hợp trên (như đối với uỷ viên hội đồng quản trị công ty kinh doanh, luật sư, giáo sư ...) thì các chuyên gia cũng chỉ khuyên chỉ nên giới hạn ở mức 2 trang. 4.10. Sắp xếp theo thứ tự thời gian và thành tựu. Đã có nhiếu cuốn sách hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch. Một số chỉ ra những kiểu khác nhau để áp dụng cho những trường hợp khác nhau. Cáckiểu sơ yếu lý lịch gồm: + Phương pháp sắp xếp theo thời gian (ngày tuyển dụng, quá khứ và hiện tại) + Cách tiếp cận theo kiểu chức năng (nhiệm vụ và thành tích) + Phương pháp kết hợp (lựa chọn điều tốt nhất từ 2 kiểu trên). Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp kết hợp mang lại hiệu quả nhất. Do đó, bạn nên liệt kê theo thứ tự thời gian ngược từ hiện tại xuống quá khứ về trình độ đào tạo và công việc kèm theo giải thích ngắn gọn về vị trí công tác và thành quả đạt được ở mỗi công việc. 4.11. Dùng định dạng phù hợp theo tững bước. Khi định dạng sơ yếu lý lịch, đừng lãng phí những khoảng chống quý giá khi sử dụng những đầu đề như “SƠ YẾU LÝ LỊCH”, bên cạnh đó tận dụng các dòng không dư cần thiết. Mục đích của tài liệu này sẽ trở nên rõ ràng đối với người đọc. 5. Nội dung chủ yếu của một Sơ yếu lý lịch hiệu quả. Trang sơ yếu lý lịch của bạn nên bao gồm những mục thông tin được sắp xếp theo thứ tự sau: 5.1. Tên, địa chỉ, số điện thoại, email. BẠN ĐÃ LÀM VIỆC GÌ VÀ BẠN CÓ THỂ LÀM VIỆC GÌ? 7
  8. TỪ GIẢNG ĐƯỜNG ĐẾN CÔNG TRƯỜNG (HỌC GÌ – LÀM GÌ) Nó được đặt ở giữa phần trên cùng và có lễ tên nên được in đậm. 5.2. Mục đích. Nếu đã nhận biết rõ ràng về mục tiêu nghề nghiệp, một tuyên bố ngắn gọn về công việc mà bạn muốn có được có thể làm cho Sơ yếu của bạn thêm trung tâm và có định hướng. Nếu bạn không rõ mình muốn theo đuổi công việc nào thì nên bỏ phần này. 5.3. Trình độ. Do các nhà tuyển dụng luôn chú ý tới trình độ, học vấn của ứng cử viên nên phần này nên theo sau 2 phần trên. Nếu kinh nghiệm làm việc của bạn nhiều thì nên viết phần học vấn của mình ngắn gọn để tiết kiệm diện tích. 5.4. Kinh nghiệm. Tất cả các kinh nghiệm công việc trong quá khứ và hiện tại nên được tóm lược ở đây. Kinh nghiệm cho mỗi vị trí công tác từng nắm giữ nên ghi kèm ngày được thuê, chức danh, trách nhiệm. Khi có thể, nên miêu tả công việc bằng những động từ và cụm động từ chỉ hành động. Nếu trong quá trình làm việc, bạn đã đạt được nhiều thành tích đáng nể thì nên đưa quá trình này thêm một bước nữa bằng cách sử dụng các cụm từ chỉ hành động để chỉ thành công của mình. Cách tiếp cận này sẽ tạo ra tác động mạnh mẽ hơn tới nhà tuyển dụng. Các chức danh tuyển dụng chủ yếu quan tâm tới những gì bạn đã làm chứ không phải những cái bạn nói có thể làm. Đây là 2 ví dụ. VD1: Đã phát triển 03 chương trình đào tạo bán hàng đã được công ty áp dụng đại trà trên phạm vi toàn quốc. VD2: Tái xây dựng lại phòng từ 14 nhân viên xuống còn 11 người trong khi năng xuất tăng 22% mà uy tín không hề giảm. 5.5. Khen thưởng và hoạt động. Viết tất cả những gì mà bạn cảm thấy có thể khiến mình trở nên một ứng cử viên nặng ký cho công việc. Mục đích ở đây để thể hiện rằng bạn có khả năng lãnh đạo và luôn gặt hái thành công. Tất nhiên, nếu không có giải thưởng nào đáng kể, phần này có thể chỉ nên gọi một cách đơn giản là các hoạt động. Những phần thưởng liệu kê ở đây là các học bổng đánh giá, bằng khen, giả thưởng phục vụ xã hội hoặc nằm trong danh sách của ai. Cũng tốt nếu hăng hái tham gia hoạt động trong các tổ chức sinh viên khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Còn tốt hơn nếu trong lúc đó bạn nắm giữ các vị BẠN ĐÃ LÀM VIỆC GÌ VÀ BẠN CÓ THỂ LÀM VIỆC GÌ? 8
  9. TỪ GIẢNG ĐƯỜNG ĐẾN CÔNG TRƯỜNG (HỌC GÌ – LÀM GÌ) trí như chủ tịch, phó chủ tịch, hội trưởng, thủ quỹ, ... Các cơ hội bổ xung này để phát triển vài kiến thức quý báu về hoạt động của các tổ chức và có thể được dùng vào bản sơ yếu lý lịch. Đặc biệt đối với các sinh viên tốt nghiệp mà không hề có kinh nghiệm công việc thì kinh nghiệm trong các tổ chức sinh viên sẽ cho thấy đầu óc có sáng kiến, trách nhiệm, các kỹ năng giao tiếp tốt và tiềm năng lãnh đạo. 5.6. Những thứ không nên nêu. Đối với phần lớn các công việc, các thông tin cá nhân là không thích hợp. Nó không chỉ lấy đi khoảng chống giá trị trong sơ yếu lý lịch mà còn có thể tạo ra thành kiến cho người tuyển dụng. Do đó loại khỏi bản lý lịch những thứ như (ngày sinh, nơi sinh, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, chủng tộc, sức khoẻ, ...) Cũng nên loại bỏ thông tin về lý do tại sao bạn rời bỏ công việc trước đây, mức lương (trước đây và đề nghị), sở thích, vị trí trong các tổ chức xã hội kín. Ví dụ: Tôi biết có người có đầy đủ mọi tiêu chuẩn xin vào một vị trí marketing tại một công ty danh tiếng. Trong sơ yếu lý lịch, anh ta liệt kê các sở thích như đi săn và trượt tuyết. Anh ta không biết điều gì đã khiến mình không được gọi phỏng vấn. Về sau này, anh ta mới phát hiện ra rằng người phụ trách nhân sự ghét săn bắn và súng đạn vì con trai ông ta đã bị chết trong một tai nạn đi săn. Ví dụ khác: Bạn nghĩ sao về cơ hội sẽ được phỏng vấn nếu trong lý lịch đề cập tới rắc rối về sức khoẻ của bạn? Do đó đừng đặt mình vào tình huống đó. Đừng cung cấp bất cứ thông tin nào không liên quan đến công việc nếu không đượng hỏi thêm. Nó có thể làm hỏng cơ hội của bạn trước khi được mời tới phỏng vấn. 5.7. Những thứ có thể xem sét. Có một số lựa chọn mà đôi lúc nâng cao hiệu quả của sơ yếu lý lịch. Trước hết nếu đã hiểu rõ về mục tiêu công việc (kế hoạch dài hạn), thì sẽ có ích nếu kèm theo những điều này. Nếu dùng nó nến xuất hiện ngay trong danh mục đầu tiên, phía dưới tên, địa chỉ và số điện thoại của bạn. Thứ hai, các ông chủ thường bị ấn tượng bởi những người đã qua huấn luyện quân sự, đặc biệt với những ai đã qua đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực cần tuyển. Thứ ba, một danh sách liệt kê những chức vụ, danh hiệu chuyên môn hoặc học thuật có thể có ích, nhất là khi bạn đang cầngì đó để lấp chỗ trống trong lý lịch. Nó thể BẠN ĐÃ LÀM VIỆC GÌ VÀ BẠN CÓ THỂ LÀM VIỆC GÌ? 9
  10. TỪ GIẢNG ĐƯỜNG ĐẾN CÔNG TRƯỜNG (HỌC GÌ – LÀM GÌ) hiện bạn năng động và tận tâm với công việc. Đây cũng là điều để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. 5.8. Không để có lỗi chính tả và ngữ pháp. Theo quan điểm của phần lớn các ông chủ thì không thể chấp nhận được những lỗi chính tả và sự nghèo nàn trong ngữ pháp. Thông điệp từ những lỗi này là người xin việc cẩu thả, tuỳ tiện và chẳng coi trọng công việc nhiều lắm. Nếu người xin việc này rất ít quan tâm tới quá trình tuyển dụng thì khi nhận được việc, họ sẽ làm ăn ra sao? Đáp án thường là kết luận tất yếu rằng con người này đáng bị loại bỏ, khỏi cần xem xét gì thêm. Sử dụng cách trình bày nói lên “chất lượng”. Cứ nghĩ rằng sơ yếu lý lịch chính là màn quảng cáo để đưa bạn (sản phẩn) tới tay nhà tuyển dụng (khách hàng tiềm năng). Để có hiệu quả, màn quảng cáo này cần phải đạt chất lượng cả nội dung và hình thức. 6. Làm theo các chỉ dẫn dưới đây để thành công tối đa. 6.1. Sơ yếu lý lịch phải được đánh máy rõ ràng và dễ đọc với font chữ Times New Roman, ... 6.2. Các đề mục cần được in đậm. 6.3. Giữa các đoạn nên để cách dòng để người đọc có thể đọc lướt, phân loại và tìm ra những phần cụ thể được dễ dàng. 6.4. Bản sơ yếu nên hoàn hảo tuyệt đối – không có lỗi chính tả, ngữ pháp hay cú pháp. Giấy nên vuông vắn, sắc cạnh, không có vết ố, vết nhơ. 6.5. Nên sử dụng giấy có chất lượng tốt nhất, thường là giấy màu trắng hoặc màu ngà. Ngược lại với chuyện hoang đường hay được chuyền tụng, thực gia, giấy có màu sắc chói mắt không để lại ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Thực ra nó chỉ khiến họ mất tập trung và thể hiện người xin việc không chuyên nghiệp. BẠN ĐÃ LÀM VIỆC GÌ VÀ BẠN CÓ THỂ LÀM VIỆC GÌ? 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2