Học làm doanh nhân quốc tế
lượt xem 8
download
Một thế hệ doanh nhân mới, làm ăn bài bản đang dần hình thành. Họ chuyển động trên cơ sở nền tảng tạo dựng từ thế hệ đi trước, môi trường kinh doanh bắt đầu có sự trọng thị doanh giới và nhiều cơ hội mới đến với họ khi thời cuộc xoay vần. "Cơn sốt MBA", "chạy đua nhượng quyền thương mại" hay chuyện bùng nổ phong trào du học, nở rộ dịch vụ săn đầu người (head hunter)... sẽ không xảy ra khi doanh nhân còn chưa thực sự được coi là một "nghề" và doanh nghiệp còn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Học làm doanh nhân quốc tế
- Học làm doanh nhân quốc tế Một thế hệ doanh nhân mới, làm ăn bài bản đang dần hình thành. Họ chuyển động trên cơ sở nền tảng tạo dựng từ thế hệ đi trước, môi trường kinh doanh bắt đầu có sự trọng thị doanh giới và nhiều cơ hội mới đến với họ khi thời cuộc xoay vần. "Cơn sốt MBA", "chạy đua nhượng quyền thương mại" hay chuyện bùng nổ phong trào du học, nở rộ dịch vụ săn đầu người (head hunter)... sẽ không xảy ra khi doanh nhân còn chưa thực sự được coi là một "nghề" và doanh nghiệp còn làm ăn theo kiểu "amateur". Tập ... nhượng quyền thương mại Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại (franchising) là một điển hình về yêu Kao Huy Phương, con gái, trợ lý của ông Kao Siêu cầu của sự Lực, được đào tạo ở Singapore để trở thành chuyên viên nghiên cứu thực phẩm, nối doanh nghiệp bánh kẹo Á Châu - bài bản, hệ thống trong ABC. kinh doanh. Điều ấy đã được bộc lộ qua cách làm và hướng đi của doanh nhân trẻ Việt Nam. Đặt các thương hiệu nhượng quyền là Wal-mart của thế giới bên cạnh thương hiệu Phở 24, G7 mart hay 24Seven từ Việt Nam - tất nhiên ở đây, quy mô, hướng đi của các thương hiệu này không đồng nhất, nhưng đó đều là hình thức bán lẻ và kinh doanh kiểu nhượng quyền - sẽ thấy rõ có sự chênh lệch quá lớn. Riêng tại Mỹ, Wal-mart có trên 4.000 siêu thị và cửa hàng ở tất cả các bang. Dự kiến năm nay sẽ có tới 7,2 tỉ người ghé vào Wal-mart trên toàn thế giới. Trong khi Wal-mart chưa lấn tới dải đất hình chữ S thì tại Việt Nam, G7
- mart hay 24Seven - những hình thức siêu thị, cửa hàng tiện lợi - lần đầu tiên xuất hiện. Nhiệm vụ đầu tiên của những thương hiệu này là chinh phục thị trường trong nước. Sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt hiển hiện trước mắt, nhưng điều đó không ngăn được bước chân của Lý Quý Trung (chủ nhân của Phở 24), Đặng Lê Nguyên Vũ (G7mart) hay Hoàng Anh Tuân (sinh năm 1982, chủ của 24Seven) tự học, đi ra bên ngoài, bồi đắp kiến thức nền tảng cũng như "update" kiến thức mới nhất từ Mỹ, Australia... Những thành công nhất định ban đầu đến nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đương đầu. Măng mọc nhanh, cha làm cố vấn Ở Việt Nam hiện nay đã có những doanh nghiệp khẳng định được vị trí tại thị trường trong nước. Ước mơ của của những người chủ doanh nghiệp này là không ngừng lớn mạnh và vươn ra bên ngoài. Nhưng quy luật "tre già măng mọc", họ cần đến thế hệ tiếp nối "con hơn cha" sung sức hơn, có nền tảng vững vàng hơn để thực hiện nguyện ước đó. Họ lui vào làm cố vấn, người trợ lực. Và đó là tiền đề quan trọng cho một thế hệ doanh nhân mới . Vưu Lệ Quyên là con gái lớn của ông Vưu Khải Siêu - "đại gia" Biti"s. Cô gái trẻ tâm sự, để đạt được mục tiêu đưa sản phẩm thâm nhập các thị trường lớn như Trung Đông, Nga, Hoa Kỳ, ( sau khi sản phẩm của Biti"s đã có mặt ở Trung Quốc, Campuchia, Lào...) gia đình cho cô đi đào tạo ở nước ngoài. Hiện cô bắt đầu bằng cách "học nghề" với vai trò là trợ lý ban tổng giám đốc và cô tâm sự: "Thách thức lớn nhất đối với mình chính là làm sao mang sản phẩm Việt Nam ra thế giới và được người tiêu dùng thế giới chấp nhận". Muốn vươn ra bên ngoài thì trước hết phải "tiệm cận" với tư duy, với trình độ của thế giới; điều này cũng như muốn tạo ra sản phẩm được đánh giá tốt thì phải có trình độ thưởng thức và thẩm định tốt. Khi mang khát vọng mở rộng thị trường, đang có nhiều chủ doanh nghiệp đã bám rễ sâu ở thị trường trong nước tính tới việc đào tạo thế hệ doanh nhân sau họ, và trường hợp kể trên của gia đình ông Vưu Khải Siêu không phải là một ngoại lệ. Với Trần Minh Hoàng, Giám đốc Công ty ty Gia Tuệ, giải pháp để rút ngắn khoảng cách và vượt lên sự non trẻ là trọng dụng đội ngũ cố vấn giàu kinh nghiệm. "Công ty tập trung trên 10 người nhưng đó là những bộ não lớn, có trên dưới 30 năm kinh nghiệm, tức là đều trên 50 tuổi trở lên. Và đây là khối tài sản lớn nhất của Gia Tuệ. Chúng tôi không thể một mình làm hết các việc
- nên đều có những công ty chuyên lo thiết kế hay sổ sách kế toán". Vị giám đốc trẻ này mới ngoài 20 tuổi, nhưng quanh anh là đội ngũ cố vấn đều có số tuổi gấp đôi. ... Và học thầy ngoại Một thế hệ kinh doanh bài bản chính là một thế hệ doanh thể hiện tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao độ. Thời đại mới và sức ép cạnh tranh mới không có chỗ cho cách làm cũ, tư duy cũ. Hiểu rõ được điều đó nên thế hệ doanh nhân mới bắt đầu lộ diện, nếu không được trực tiếp đào tạo ở nước ngoài thì họ cũng không ngần ngại tích lũy tri thức, kinh nghiệm ngay từ trong nước. Chưa bao giờ các lớp học về quản trị, marketing, thậm chí học làm giám đốc... bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay. Một trường đào tạo doanh nhân hoạt động theo mô hình của nước ngoài - như PACE - đã ra đời. Các diễn đàn kinh tế trên mạng, chương trình trên truyền hình - phát thanh (ví dụ chương trình "Làm giàu không khó?") có mục tiêu kết nối những người ham mê kinh doanh trẻ tuổi không ngừng nở rộ. Doanh nhân Việt Nam thế hệ tiếp nối sẽ là lớp doanh nhân "vươn ra thế giới"? Mới đây, khi GS John Quelch - Phó hiệu trưởng trường Kinh doanh Harvard, Kotler - bậc thầy của marketing hiện đại hay Tony buzan - cha đẻ của "sơ đồ tư duy"... tới Việt Nam thì đây thực sự trở thành những sự kiện nóng sốt. Giới trẻ thế hệ 8x, 7x nói chung (chứ không chỉ có giới doanh nhân) luôn tỏ ra quan tâm đến những chủ đề, thông điệp mà những bậc thầy này truyền tải. Họ muốn nghe, muốn học, muốn thấy để nắm bắt xu hướng và những điều mới mẻ của thế giới. Đã xuất hiện những nhóm bạn trẻ học hành bài bản từ nước ngoài tập hợp lại với nhau với mong muốn làm nên một " cái gì đó", và cách trình làng của họ cũng rất ấn tượng và bài bản. Đó là Nhóm Hanoi - Boston với những phân tích về thị trường chứng khoán ấn tượng . Và "sản phẩm lớn" đầu tay của họ là kết hợp với một tờ báo tổ chức chương trình "Việt Nam tốt nhất " và bảng xếp hạng VNR 500 - trong đó xây dựng danh sách doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc, phản ánh sức mạnh
- cộng đồng của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế. Khoan hãy bàn đến tham vọng và kết quả của chương trình mà có thể thấy rõ quyết tâm, sự tự tin của một nhóm trẻ vào việc học hành bài bản khi họ tham gia vào "thị trường bình chọn" có vẻ đã bắt đầu bão hoà ở Việt Nam. Kế tiếp là nhóm Tư duy mới (New Thinking Group) gồm những sinh viên xuất sắc của một số trường ĐH tại Hà Nội đã bắt tay vào nghiên cứu "sơ đồ tư duy" (mind map) theo phương pháp của Tony Buzan để tìm ra phương pháp học tập và làm việc công việc tối ưu. Chính tại Việt Nam, khi Tony Buzan đến Việt Nam, chủ trì những hội thảo có lệ phí tham gia hàng trăm đôla mỗi giờ, thì những người trẻ của Tư duy mới đã trình làng được những sản phẩm đào tạo của ông trên kệ sách xuất bản. Hơn bao giờ hết, với nhiều người trẻ có định hướng theo con đường doanh nghiệp hôm nay, nếu học ở trường không đủ thì họ quyết học thêm bên ngoài... Huy Thanh (một giám đốc trẻ, trưởng thành từ nhóm Tư duy mới) khẳng định: "Chúng tôi không sợ khó, không sợ khổ, chỉ sợ không chuẩn bị kỹ để có thể nắm được những cơ hội trong tay". Phía trước là bầu trời Có hay chưa một thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam có thể "vươn ra thế giới"? Câu hỏi này được chính một doanh nhân "thế hệ kinh doanh bài bản" trả lời "khiêm tốn" là: "chúng tôi chưa phải đã hiện diện rõ nét tại thị trường thế giới, nhưng với nhiều con đường, chúng tôi đang tìm cách "vươn ra thế giới". Hãy nhìn xem, ở Google, Yahoo hay Microsoft đã có sự đóng góp tài, trí của những người trẻ Việt Nam". Doanh nhân trẻ này, hiện đang là chủ một công ty truyền thông và CNTT, bày tỏ sự quan tâm đến sự chuyên môn hóa và bài bản. Anh nói: Trong thời đại thông tin bùng nổ, đa ngành nghề, đa lĩnh vực như hiện nay, chỉ cần trở thành người dẫn đầu ở một lĩnh vực, loại hình nhất định, dù rất hẹp - cũng sẽ trở thành khổng lồ. Ví dụ, Google được biết đến và lan tỏa từ công cụ tìm kiếm, Yahoo với mô hình cổng thông tin (portal)...
- Mỗi bước đi từ nhỏ, nhưng vững vàng và kiên trì, những điều ngỡ khó có được với tính cách của người trẻ tuổi sẽ là tiền đề cho những bước đi dài, nhất là khi đã nắm được chìa khóa thành công trong tay. Nhưng, cũng giống như hàng xuất khẩu ra thế giới, nếu không đạt "chuẩn" người ta sẽ "trả về" hoặc loại bỏ... Trước mắt doanh nhân trẻ là những con đường thênh thang nhưng họ sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Nếu trên con đường vươn ra thế giới đó, họ vội vàng, muốn đi gấp và vấp phải lỗi .. phổ biến là chụp giựt , ẩu tả thì vô hình chung đã không còn "chung thân" với sự bài bản.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình: Quản trị marketing dịch vụ
202 p | 1520 | 606
-
Tìm hiểu môi trường kinh doanh quốc tế
42 p | 396 | 123
-
Giáo dục Nhật Bản – những chuẩn mực của thành công
4 p | 322 | 107
-
Bài làm nhóm " Phân tích sự phát triển của sản phẩm Passiona "
33 p | 270 | 74
-
Chương 11 - Quản trị nguồn nhân lực quốc tế
0 p | 343 | 58
-
Đề tài:Tìm hiểu hoạt động Outsourcing và xu hướng phát triển của nó trên thế giới. Nghiên cứu một ví dụ cụ thể và đánh giá kết quả của hoạt động Outsourcing đối với DN đó
18 p | 248 | 52
-
Bàn về doanh nhân Việt Nam
9 p | 192 | 51
-
Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu
0 p | 177 | 40
-
Jorma Ollila và Nokia Đưa thế giới đến gần nhau - phần 3
20 p | 114 | 25
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Vai trò văn hóa kinh doanh trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
244 p | 63 | 21
-
Đề thi quản trị kinh doanh quốc tế
4 p | 151 | 16
-
Nhờ công nghệ trực tuyến để chiếm lĩnh thị trường thời trang
4 p | 66 | 11
-
Phát triển nguồn nhân lực số để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số ở Việt Nam hiện nay
5 p | 40 | 7
-
Làm thế nào để mua và nhượng quyền kinh doanh?
3 p | 84 | 7
-
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa
31 p | 8 | 3
-
Giải thưởng chất lượng Quốc gia, bước khẳng định cho thương hiệu
13 p | 74 | 3
-
Chưa biết cách làm thương hiệu
7 p | 78 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn