intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa" sẽ tập trung làm rõ thực trạng và gợi ý một số giải pháp để doanh nghiệp Nhà nước cần quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện tái cơ cấu, khắc phục một số nhược điểm về chiến lược, tài chính, nhân lực, khoa học công nghệ nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa

  1. NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA ThS.Nguyễn Nhất Linh Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước(DNNN) là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế (TĐKT), tổng công ty Nhà nước (TCTNN) giai đoạn 2011-2015”. Tuy nhiên, so với tiềm lực đang nắm giữ, thì những kết quả của khối doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn hạn chế, đặc biệt trước yêu cầu đặt ra của nền kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Nhà nước cần quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện tái cơ cấu, khắc phục một số nhược điểm về chiến lược, tài chính, nhân lực, khoa học công nghệ nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Từ khóa: năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, toàn cầu hóa Abstracts Improving the competitiveness of state enterprises is an important task of leading the project "Restructuring of SOEs, the focus is the economic group , state-owned corporations in phase 2011 - 2015 ". However, compared to the potential of the enterprise, the results of the state business sector remains limited, especially before the requirements laid down by the economy. In the context of globalization, the state enterprises need more drastic in the implementation of the restructuring and overcome some weaknesses in strategy, finance, human resources, science and technology and trademark aims to improve competitiveness in the international arena. Key words: competitiveness, state enterprises, globalization 1. Đặt vấn đề Với những biện pháp mạnh mẽ, Việt Nam bước đầu đã đạt được những thành tựu trong quá trình cải cách nền kinh tế, đồng thời tận dụng được nhiều lợi thế từ hội nhập. Từ đó giúp gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế, thu hút FDI, tăng cường chuyển giao kỹ năng và công nghệ, khuyến khích trao đổi thương mại ở phạm vi toàn cầu. Các nhân tố này đã giúp Việt Nam tránh khỏi “bẫy thu nhập trung bình”. 746
  2. Các tổ chức quốc tế cũng cho rằng, các FTA mà Việt Nam đã đàm phán và ký kết như FTA Việt Nam - EU, TPP cũng như việc Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng lâu dài cho nền kinh tế Việt Nam. Một trong những minh chứng rõ rệt nhất là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Năm 2014, tổng kinh ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 36,3 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ trước đó. “Con số này có thể tăng lên 72 tỷ USD vào năm 2020, nếu xu thế này tiếp tục duy trì và có thể cao hơn với TPP”. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam giai đoạn 2008-2018 ước khoảng 5,6%, nhưng với TPP, GDP của Việt Nam năm 2015 có thể đạt cao hơn 10,5%. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã quyết liệt khắc phục những hạn chế, yếu kém do các nhân tố chủ quan để đảm bảo lạm phát không quá 5%, lãi suất, tỷ giá ổn định theo tín hiệu thị trường, dự trữ ngoại hối tối thiểu 12 tuần nhập khẩu, bội chi ngân sách năm 2015 ở mức 5% GDP và sẽ thấp dần trong 5 năm tới, nợ công trong giới hạn an toàn, xuất khẩu tăng trưởng bình quân năm khoảng 10-15%. Cơ hội mở ra luôn đi kèm với những thách thức lớn về sự cạnh tranh. Các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng chuẩn bị phải hội nhập sâu rộng và chia sẻ thị trường một cách bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp trênthế giới - những doanh nghiệp có mạng lưới chi nhánh khổng lồ, kinh nghiệm hoạt động hàng trăm năm với đội ngũ nhân viên lành nghề và nguồn vốn dồi dào. Trong khi đó, quá trình đổi mới nền kinh tế của chúng ta mới diễn ra chưa đầy 30 năm. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước là một trong những vấn đề trọng tâm, khó khăn nhất khi chúng ta tiến hành chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường và toàn cầu hóa. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và giải pháp được đưa nhằm hoàn thiện những điểm yếu và phát huy các mặt tích cực trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. Rõ rệt nhất là đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2012-2015. Theo đó, các nhiệm vụ cơ bản được xác định bao gồm: (i) Định vị lại vai trò và thu hẹp phạm vi kinh doanh của DNNN; (ii) Đẩy mạnh cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu các DNNN mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% sở hữu. Đối với từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, thực hiện cơ cấu lại danh mục đầu tư và ngành nghề kinh doanh, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính. Đẩy nhanh thực hiện theo nguyên tắc thị trường việc thoái vốn Nhà nước đã đầu tư vào các ngành không phải kinh doanh chính; (iii) Đổi mới, phát triển và tiến tới áp dụng đầy đủ khung quản trị hiện đại theo thông lệ của kinh tế thị trường đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; (iv) Thực hiện nghiêm pháp luật, kỷ cương hành chính Nhà nước và kỷ luật thị trường, đổi mới hệ thống đòn bẩy khuyến khích bảo đảm DNNN 747
  3. hoạt động theo cơ chế thị trường và cạnh tranh bình đẳng như các DN thuộc các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước. Bài viết sẽ tập trung làm rõ thực trạng và gợi ý một số giải pháp cho vấn đề này. 2. Toàn cầu hóa và sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp nhà nước trong thời đại toàn cầu hóa Ngày nay, toàn cầu hoá mà trước hết là toàn cầu hoá kinh tế đang trở thành một xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Đó là quá trình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới vượt qua khỏi biên giới quốc gia, hướng tới phạm vi toàn cầu trên cơ sở lực lượng sản xuất cũng như trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và sự phân công hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, tính chất xã hội hoá của sản xuất ngày càng tăng. Toàn cầu hoá kinh tế chính là giai đoạn mới của xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại. Tính toàn cầu này đã thể hiện từ khâu sản xuất (được phân công chuyên môn hoá ở nhiều nước) đến khâu phân phối (tiêu thụ trên phạm vi toàn cầu). Có thể nói chính công nghệ toàn cầu đang tạo ra những đột biến trong sự gia tăng quan hệ giữa các quốc gia, là cơ sở, nền móng quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Trong điều kiện này, để tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp Nhà nước cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các công ty tập đoàn xuyên quốc gia. Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường. Mặt khác, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Trong cuộc cạnh tranh này doanh nghiệp nào nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Tóm lại, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện hội nhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nhà nước. Mặc dù hiện nay thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được sử dụng rất rộng rãi nhưng vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng cũng như cách thức đo lường năng lực cạnh tranh ở cả cấp độ quốc gia, cấp ngành, cấp doanh nghiệp và cấp sản phẩm. Ở cấp độ doanh nghiệp, mặc dù có những quan niệm khác nhau nhưng các tác giả đều gắn năng lực cạnh tranh với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường hoặc gắn với thị phần mà doanh nghiệp chiếm giữ thông qua khả năng tổ chức, đổi mới công nghệ, giảm chi phí nhằm duy trì hay gia tăng lợi nhuận, bảo đảm sự tồn tại phát triển bền vững của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh trước hết phải được tạo ra từ thực lực 748
  4. của doanh nghiệp. Đó là các yếu tố nội tại được tính bằng các tiêu chí về tài chính, công nghệ, quản trị... Tuy nhiên, sẽ là vô nghĩa nếu không so sánh, đối chiếu các yếu tố này với doanh nghiệp cạnh tranh để phát hiện ra lợi thế của mình. Vậy nên chúng ta có thể hiểu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế của nó so với các đối thủ khác trong việc thoả mãn tốt nhất các đòihỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp mình trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế. Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin… Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: chiến lược kinh doanh; năng lưc tài chính; nguồn nhân lực; trình độ công nghệ của doanh nghiệp; uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp; các nhân tố quốc tế; các nhân tố trong nước như: kinh tế; chính trị - pháp luật; khoa học - công nghệ ; văn hoá - xã hội trong nước. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay 3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp nhà nước - Chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh được hiểu là một kế hoạch tổng hợp toàn diện và thống nhất của toàn doanh nghiệp. Nó định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, chỉ ra các mục tiêu đi tới của doanh nghiệp, lựa chọn các phương án hành động triển khai việc phân bổ nguồn lực sao cho thực hiện có kết quả mục tiêu xác định. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ hướng đi trong lương lai, nhận biết được cơ hội hay nguy cơ sẽ xảy ra trong kinh doanh đồng thời giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định để đối phó với từng trường hợp nhằm nâng cao hiệu quả. Bởi vậy, vạch ra một chiến lược thích hợp và thực hiện chiến lược một cách hiệu quả là điều cơ bản giúp doanh nghiệp giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh. 749
  5. - Năng lực tài chính: Nếu chiến lược tồi là nguyên nhân thứ nhất, thì thiếu vốn là nguyên nhân thứ hai dẫn các doanh nghiệp vào con đường phá sản. Đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập, yếu tố vốn càng trở nên quan trọng, nó là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, tận dụng lợi ích kinh tế từ quy mô, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, năng lực tài chính không chỉ thể hiện ở quy mô vốn, mà còn thể hiện ở cơ cấu vốn, ở việc khai thác và sử dụng nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp cũng như ở khả năng huy động những nguồn tài chính thích hợp phục vụ cho sản xuất kinh doanh những sản phẩm dịch vụ có sức cạnh tranh trên thị trường. Năng lực tài chính sẽ là điều kiện cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Nguồn nhân lực: Đây là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh,qua đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề mang tính dài hạn. Do đó, cán bộ quản lý, đội ngũ lãnh đạo phải có trình độ, kinh nghiệm, khả năng đánh giá, khả năng xử lý tốt các mối quan hệ với bên ngoài và đặc biệt phải có sự quyết tâm và cam kết dài hạn đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Người lao động là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ nên trình độ chuyên môn và ý thức của người lao động là tiền đề để doanh nghiệp đứng vững trong môi trường cạnh tranh. - Trình độ công nghệ của doanh nghiệp: Đây là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của của một doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến sản phẩm. Một doanh nghiệp có trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hiện đại thì sẽ sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, chi phí thấp, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên cần lưu lý là trình độ công nghệ hiện đại phải đi đôi với trình độ đội ngũ lao động có khả năng sử dụng hiệu quả công nghệ ấy. - Uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp: Đối với bất cứ doanh nghiệp nào việc có được chỗ đứng trên thị trường đã khó nhưng việc có được hình ảnh tốt đẹp trên thị trường và quảng bá hình ảnh đó lại càng khó hơn càng khó hơn. Việc duy trì và quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài tốn nhiều công sức. Khi doanh nghiệp đã có uy tín trên thị trường thì tự nó đã tạo cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh nhất định so với các đối thủ. 3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp - Các nhân tố kinh tế trong nước: Các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái hay lạm phát có ảnh hưởng nhất định tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Các nhân tố chính trị - pháp luật trong nước: Một nền chính trị ổn định sẽ là điều kiện để các doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh 750
  6. tranh. Một hệ thống luật pháp đồng bộ, nhất quán và ổn định sẽ tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. - Các nhân tố khoa học - công nghệ trong nước: Trình độ khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm là chất lượng và giá bán, qua đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp. - Các nhân tố về văn hoá - xã hội: bao gồm các yếu tố về nhân khẩu, vănhóa, tâm lý. Đây là các nhân tố quan trọng quyết định quy mô và phong cách tiêu dùng, quy mô và chất lượng thị trường lao động. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớntới các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. - Các nhân tố quốc tế: Khi nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng toàn cầu hoá thì các nhân tố quốc tế sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tiếp xúc với rất nhiều thuận lợi cũng như rào cản như: thuế quan, thủ tục xuất khẩu, hạn chế mậu dịch, các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh; các đối thủ cạnh tranh mạnh; sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ... Các nhân tố thuộc về chính trị như mối quan hệ giữa các Chính phủ, vai trò của các tổ chức quốc tế, sự ra đời của hệ thống luật pháp quốc tế, các hiệp định và thoả thuận cũng ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh. Các tổ chức quốc tế, các hiệp định và luật pháp quốc tế sẽ gián tiếp tác động tới doanh nghiệp thông qua việc thiết lập một môi trường kinh doanh quốc tế ổn định và thống nhất. 4.Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay Trước kia và cả hiện nay các doanh nghiệp nhà nước vẫn kinh doanh trong môi trường có sự bảo hộ khá lớn của Nhà nước. Nên giữa các doanh nghiệp chưa cạnh tranh và có một sự tự do bình đẳng,các doanh nghiệp chưa hoàn toàn chủ động trong việc tìm kiếm thị trường. Trước tình hình đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự chuyển mình để thích ứng với các chính sách bảo hộ ngày càng ít đi của Nhà nước để chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải tự mình vận động,phải phát huy nội lực của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng là quá trình sắp xếp và xây dựng chiến lược cho các DNNN, do đó cùng với những thành tựu chung của nền kinh tế, DNNN cũng có những thành công nhất định, nhất là sự giảm mạnh về số lượng các doanh nghiệp và sự tăng mạnh về quy mô của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước, điều đó có thể dễ dàng thấy được qua các báo cáo thống kê.Các DNNN đã giảm đáng kể về số lượng, nếu năm 1990 có hơn 751
  7. 12.000 DNNN, thì đến năm 2000 còn khoảng 6.000 DNNN và năm 2011 chỉ còn 1.309 DNNN. So với năm 2000, tổng số DNNN giảm tới 77%, trong đó tính riêng các DNNN hoạt động kinh doanh giảm tới 83%. Một số DNNN đã khẳng định được vị trí trên thị trường, thậm chí chiến thắng trong cạnh tranh, phát huy được vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế. Với những hành lang pháp lý được hoàn thiện theo yêu cầu thực tiễn cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành, tái cơ cấu DNNN bước đầu đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Trong các năm từ 2011-2013, cả nước đã sắp xếp được 180 DN, trong đó cổ phần hóa 99 DN với số cổ phần chào bán trị giá gần 19.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2014-2015, cả nước thực hiện tái cơ cấu 432 DN, tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2014, cả nước đã tái thực hiện cơ cấu được 119 DNNN, trong đó cổ phần hóa 100 DN; đã thoái vốn được trên 3,5 nghìn tỷ đồng, cao gấp hơn 3,6 lần so với năm 2013. Đến cuối năm 2014, có khoảng 200 DN thực hiện cổ phần hóa và đến cuối quý III/2015, toàn bộ DN được phê duyệt phương án cổ phần hóa để tiến hành bán cổ phần lần đầu và sẽ có 81 DN được sắp xếp theo các hình thức khác. Biểu đồ 1. Tiến độ cổ phần hóa DNNN Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới & phát triển doanh nghiệp Nhìn chung, vốn của DNNN cơ bản tiếp tục được bảo toàn, năng lực tài chính được bảo đảm: Vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước năm 2013 là 959.796 tỷ đồng, tăng 4,1% so với năm 2012; Giá trị tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2013 đạt 2.387.150 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2010; Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước năm 2013 đạt 218.915 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2012 (trong khi năm 2011 giảm 8% và năm 2012 giảm 6%); Tỷ trọng đóng góp vào GDP của khối DNNN đạt mức 34,72% (năm 2009) và đạt 32,4% (năm 2013); Hoạt động sản xuất - kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tương đối ổn định, doanh thu năm 2013 đạt 1.471.018 tỷ đồng; Tạo việc làm cho khoảng trên 1,2 triệu lao động. 752
  8. Bảng 1. Tình hình hoạt động của 26 tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc khối doanh nghiệp Trung ương năm 2014 Đơn vị: tỷ đồng Nội dung Số tiền Tổng vốn điều lệ 712.767 Tổng vốn chủ sở hữu 864.855 Tổng tài sản 2.286.508 Lợi nhuận trước thuế 103.763 Tổng doanh thu 1.788.552 Nộp ngân sách 278.221 Tuy nhiên, nếu so sánh nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam với các công ty, tập đoàn quốc tế như: Tập đoàn Tài chính HSBC; Công ty JPMorgan Chase; Tập đoàn General Electric; Berkshire Hathaway; Tập đoàn Dầu khí Exxon Mobil... thì thực sự chúng ta còn một khoảng cách rất lớn để có thể cạnh tranh được. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhìn nhận một sự thật về sự chưa tương xứng giữa vốn đầu tư và kết quả thu được. Thực trạng sử dụng “tiền chùa” cùng với sự yếu kém của các tập đoàn, tổng công ty lớn thuộc sở hữu Nhà nước đã và đang trở thành vấn đề thời sự, thu hút sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và toàn xã hội với các tấm gương như: Vinashin lỗ 5.000 tỷ đồng; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lỗ 4.562 tỷ đồng, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC lỗ 246 tỷ đồng, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội lỗ 205 tỷ đồng, Tổng công ty Cơ khí xây dựng lỗ 316 tỷ đồng… Xét về nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước nói chung thì vẫn còn nhiều hạn chế. Đội ngũ chủ doanh nghiệp (DN), giám đốc và cán bộ quản lý DN còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ DN và giám đốc chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Từ đó, khuynh hướng phổ biến là các DN hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, 753
  9. phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và công nghệ thông tin. Một số giám đốc doanh nghiệp giỏi về chuyên môn nghiệp vụ nhưng thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, quản lý vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại. Về phía người lao động thì năng suất lao động thấp, thời gian tập trung cho công ngắn dẫn đến chi phí nhân công tăng cao so với các quốc gia trong khu vực. Vì vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt. So sánh giữa sản phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines,... thì các sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam có giá thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù giá nhân công lao động thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực. Về nhận thức và sự chấp hành luật pháp thì còn nhiều hạn chế. Một số doanh nghiệp nhà nước lợi dụng mối quan hệ còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lượng hàng hoá và sở hữu công nghiệp. Tình trạng các doanh nghiệp nhà nước bị các cơ quan chức năng phàn nàn, xử phạt vi phạm các chế độ về thuế, tài chính còn phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng là do việc nhận thức, hiểu biết của doanh nghiệp về luật pháp còn nhiều hạn chế. Tâm lí làm ăn chui vẫn còn khá phổ biến. Về ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất kinh doanh thì việc ứng dụng mới dừng lại ở mức cơ bản, nhỏ lẻ, DN thiếu quan tâm đầu tư cho KHCN. Theo Viện Quản lý kinh tế Trung ương, việc nhập khẩu và ứng dụng khoa học công nghệ hàng năm của DN Việt Nam chỉ đạt dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu và chỉ bằng 1/4 của các nước phát triển. Nhưng đáng chú ý, có tới 76% máy móc dây chuyền công nghệ nhập khẩu lại thuộc thế hệ những năm 1950-1960. Tính chung, chỉ có 10% DN Việt Nam sử dụng công nghệ hiện đại nằm trong nhóm khai thác dầu khí, hóa chất, điện lực. Trong các ngành công nghiệp, mức độ lạc hậu của công nghệ ngày càng thể hiện rõ ràng hơn. Các DN áp dụng tự động hóa chỉ chiếm 1,9%, bán tự động là 19,6% và còn lại là cơ khí hóa và thủ công. Nếu so sánh với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì tỷ lệ nhóm ngành sử dụng công nghệ cao của Việt Nam chưa đạt tới 20%, trong đó tỷ lệ này của Thái Lan là 31%, Malaysia 51% và Singapore là 73%. Sự yếu kém về thương hiệu đã góp phần làm yếu khả năng cạnh tranh. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Theo số liệu khảo sát của VCCI, chỉ có gần 10% số doanh nghiệp là thường xuyên tìm hiểu thị trường nước ngoài và trong số này chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước lớn có hoạt động xuất nhập khẩu; Khoảng 42% doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước 754
  10. ngoài không thường xuyên và khoảng 20% doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp vẫn được bao cấp không tìm hiểu thị trường nước ngoài. Theo một số báo cáo so sánh cho thấy: - Để sản xuất 1 tấn thép doanh nghiệp Việt Nam cần 800-1.000 kWh điện, trong khi thế giới chỉ cần 300-500 kWh; - Phế phẩm ngành cơ khí nội địa ở Việt Nam là 20-30%, trên thế giới tỷ lệ đó là 5%; - Để sản xuất 1 kWh điện (chạy than) Việt Nam tiêu hao 2.700 kCal, với các nước khác con số đó là 1.900 kCal; - Trong công nghiệp nhẹ, tiêu hao vật chất của doanh nghiệp Việt Nam cao hơn của thế giới 20-30%. Nhiều sản phẩm như thép, phân bón, xi măng, kính xây dựng của Việt Nam có giá cao hơn sản phẩm cùng loại nhập khẩu 20-40%; - Chi phí đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam chiếm 0,2-0,3% doanh thu, trong khi chi phí đó của thế giới là 5-10% doanh thu. ( Nguồn: Sưu tầm báo cáo các ngành sản xuất Việt Nam ) Những năm qua, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều có tình trạng đầu tư ngoài ngành với số lượng lớn, thua lỗ nặng, làm cho hiệu quả đầu tư của toàn bộ nền kinh tế thấp và có xu hướng tiếp tục xấu đi. Ngay cả thời kỳ tăng trưởng nhanh, thì chỉ số ICOR của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với chỉ số ICOR của các nước trong khu vực. Nguyên nhân dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp nhà nước Cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong kinh doanh. Vì vậy năng lực cạnh tranh yếu là một vấn đề đáng xem xét. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết còn yếu kém. Nên vấn đề trở nên vô cùng cấp thiết là tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này để tìm cách khắc phục, các nguyên nhân đó là: Một là, Chiến lược phát triển chưa đúng đắn, thực hiện nhiều mục tiêu cùng lúc dẫn đến bị chồng chéo trong kế hoạch phát triển và vương mắc trong các cơ chế chung. Hiện nay các DNNN vẫn còntư duy kinh tế nhà nước giữ vị trí chủ đạo, trong đó DNNN là một bộ phận quan trọng của khu vực kinh tế này. Để đảm nhiệm được vai trò chủ đạo thì khu vực DNNN sẽ vẫn còn phải đủ lớn và các DNNN sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ chính trị và xã hội, ngoài các nhiệm vụ kinh doanh chính. Điều này mâu thuẫn với mục tiêu thu hẹp khu vực DNNN vào các lĩnh vực thuần túy công ích, phục vụ an sinh xã hội. Cơ chế chịu trách nhiệm tập thể đối với DNNN hiện nay vẫn tồn tại. Việc vận hành DNNN được thực hiện không chỉ qua hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc mà còn chịu sự chỉ đạo của Đảng ủy và các cơ quan chủ quản cấp trên. 755
  11. Do DNNN chịu nhiều đầu mối quản lý nên rất khó xác định được người phải trách nhiệm trong việc vận hành DNNN. Đây là lý do khiến cho các hoạt động tái cơ cấu như cổ phần hóa hoặc thoái vốn ngoài ngành tại các DNNN diễn ra chậm chạp. Hai là, Năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào Ngân sách. Suy nghĩ “tiền chùa” vẫn còn tồn tại trong bộ máy quản lý dẫn đến tham nhũng và hiệu quả sử dụng vốn rất thấp. Các quy định liên quan đến thoái vốn đầu tư ngoài ngành chưa linh hoạt. Các quy định về thực hiện bảo toàn và phát triển vốn tại DNNN chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Khi nền kinh tế suy thoái, rất khó có thể tìm được nhà đầu tư mua lại phần vốn nhà nước như giá trị sổ sách. Các quy định về định giá vốn tại DNNN cũng rườm rà không theo nguyên tắc thị trường, cản trở quá trình thoái vốn của các DNNN. Hiện nay, DNNN kinh doanh thua lỗ, không thanh toán được các khoán nợ đến hạn những vẫn không bị phá sản. Nhà nước về cơ bản vẫn đứng ra gánh chịu các khoản nọ cho DN dưới hình thức giãn nợ, giảm nợ, chuyển nợ cho đơn vị khác hoặc bảo lãnh nợ… Ba là, Chất lượng nguồn nhân lực có rất nhiều hạn chế gồm cả đội ngũ quản lý và lực lượng lao động. Mối quan hệ lao động chưa xác lập rõ ràng. Các tranh chấp lao động xảy ra thường xuyên có thể làm hỏng môi trường kinh doanh và cơ hội làm ăn của nhiều doanh nghiệp. Điều quan trọng ở đây là phải hình thành một văn hoá đối thoại giữa những người lao động với những người sử dụng lao động, hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp lao động trên cơ sở thương thuyết và mặc cả. Muốn vậy tổ chức công đoàn phải mạnh và phải gắn bó với những người công nhân cả về quyền lợi và trách nhiệm. Chính quyền khó có thể áp đặt cách giải quyết của mình cho mọi cuộc tranh chấp lao động, nhưng có thể báo đảm một môi trường lao động lành mạnh và các khuôn khố pháp lý để dẫn dắt hành vi cho cá hai bên tranh chấp nhằm tránh xung đột và đổ vỡ. Một nguyên nhân nữa khiến chất lượng nguồn lực chưa đảm bảo là hệ thống giáo đục và đào tạo còn nhiều bất câp. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, tình trạng có bằng cấp nhưng không có kiến thức và kỹ năng phản ánh những bất cập rất lớn về nguồn nhân lực mà chúng ta đang có. Trong lúc đó, cỗ máy đào tạo vẫn tiếp tục chạy theo quán tính và tiếp tục cho "ra lò" những sản phẩm mà thị trường ít có nhu cầu. Điều này bắt buộc nhiều doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại nhưng người đã qua đào tạo. Rõ ràng chúng ta đang chi phí hai lần cả về thời gian và cả về tài chính cho một việc. Mà như vậy thì năng lực cạnh tranh của cả quốc gia là không thể cao. Cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo theo đòi hỏi của thị trường lao động là rất cần thiết để loại bỏ những nguyên nhân loại này. 756
  12. Bốn là, Trình độ khoa học công nghệ hạn chế. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng KHCN vào hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh đem lại cho DN sự phát triển nhanh, bền vững, ổn định. Tuy nhiên do cách làm trì trệ, số lượng nhân công đông nhưng trình độ tri thức còn kém vì vậy lao động mang tính chân tay vẫn chiếm tỷ trọng cao trong các doanh nghiệp. Trình độ quản lý yếu kém cùng là một nhân tố ngăn cản việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Có một số trường hợp, các doanh nghiệp nhà nước sợ rằng sau khi áp dụng khoa học công nghệ sẽ minh bạch hóa chi phí và lợi nhuận, khiến cho các doanh nghiệp này không thể gian lận được. Năm là, Các DNNN chưa nhận thức được một cách đầy đủ về thương hiệu và tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Một số doanh nghiệp đã chú ý đến xây dựng thương hiệu cho mình nhưng hiệu quả chưa cao, vì thiếu năng lực tài chính, số khác chưa xác định đúng tầm quan trọng nên chỉ dành lượng kinh phí nhỏ cho hoạt động xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp cũng chưa có tầm nhìn dài hạn mà thường chỉ đầu tư tập trung vào một số thời điểm nhất định. Bên cạnh đó sức ỳ về tư duy bao cấp vẫn còn tồn tại trong bộ máy quản lý. Các doanh nghiệp mặc định được Nhà nước hỗ trợ đầu ra, bảo trợ về tên tuổi thương hiệu và đảm bảo chất lượng vì vậy không cần thiết phải quảng bá và bảo hộ sản phẩm. Sáu là, Do các yếu tố bên ngoài như môi trường kinh tế, pháp luật, văn hóa xã hội tác động thế hiện ở các mặt: - Nền kinh tế vẫn còn nhiều trì trệ dấn đến các doanh nghiệp nhà nước thường vừa bị thiếu động lực chủ sở hữu, vừa bị gò bó bới những quy định lỗi thời chậm được thay đổi, làm cho chúng thường rất kém hiệu năng. - Hệ thống hành chính, pháp luật giải quyết công việc chậm chạp, phiền hà làm tăng các chi phí không đáng có cả về mặt thời gian lẫn về mặt tài chính cho các doanh nghiệp. - Sự phát triển của văn hóa - xã hội còn nhiều hạn chế, phong cách tiêu dùng nhỏ lẻ, tư duy làm kinh tế bằng các kinh nghiệm “nông nghiệp” không còn phù hợp dấn đến không phát huy được tác dụng (hoặc ít phát huy tác dụng) trong việc hỗ trợ nền kinh tế. - Các yếu tố quốc tế phức tạp, tranh chấp về biển Đông và các vấn đề biên giới tác động xấu đến quan hệ thương mai chung. Ngoài ra các DNNN Việt Nam còn thường xuyên gặp phải các vấn đề kiện bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh do khác biệt về trình độ quản lý và nhân công. 5. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN 757
  13. Trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay, đổi mới DNNN cần được đặt trong mối quan hệ tổng thể với các điều kiện kinh tế - xã hội khác. Doanh nghiệp nhà nước chỉ có thể phát huy được vai trò của mình khi có hệ thống quản lý nhà nước phù hợp và có sức mạnh thật sự của chính bản thân kinh tế nhà nước. Xét đến cùng sự yếu kém của các tập đoàn và các tổng công ty nhà nước của chúng ta có nguyên nhân từ phía Nhà nước nhiều hơn từ phía các DNNN. Tìm rõ nguyên nhân của những yếu kém trong quá trình hoạt động, tìm tòi những giải pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy hơn nữa vai trò của DNNN đang là một trong những vấn đề lớn, vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Việt Nam đang tiếp tục tập trung mạnh vào thực hiện 3 đột phá chiến lược là cải cách thể chế, huy động các nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho các nhu cầu phát triển. Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn, đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu ngày càng gay gắt của cơ chế kinh tế thị trường và sức ép hội nhập quốc tế. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, các DN cần phải giải quyết một số vấn đề sau: Thứ nhất: Xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh dài hạn với kế hoạch cụ thể về mục tiêu từng giai đoạn. Các doanh nghiệp cần xác định các nhiệm vụ trọng tâm và các khó khăn thách thức để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp với năng lực hiện có. Cổ phần hóa đang là một chiến lược hợp lý trong thời điểm hiện này. Phải tích cực liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác, kể cả doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí sát nhập để trở thành các tập đoàn kinh tế lớn nhằm hội tụ được các lợi thế mà từng doanh nghiệp đã tích lũy được theo những con đường khác nhau. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý đến cơ chế kiểm soát hoạt động của các tập đoàn và các tổng công ty nhà nước, cũng như trách nhiệm của tổ chức và cá nhân về lĩnh vực này. Thứ hai: Nâng cao sự chủ động trong quản lý và điều hành năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhà nước. Xóa bỏ những định kiến về “tiền chùa”, “của công” trong công tác quản lý vốn. Xác định trách nhiệm rõ ràng của cá nhân và tập thể trong quá trình điều hành và sử dụng vốn. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược huy động vốn bảo đảm có đủ vốn kinh doanh. Bên cạnh nguồn vốn vay từ ngân hàng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể huy động vốn từ các nguồn khác để tăng nguồn vốn cho mình và cố 758
  14. gắng tạo thế ổn định về nguồn vốn. Mặt khác, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tăng cường nguồn lực cho các ngân hàng và cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp về lãi suất, bảo lãnh tín dụng và năng lực xây dựng phương án kinh doanh.... Thứ ba : Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tăng khả năng cạnh tranh của các DN bằng cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các DN là yếu tố thiết yếu. Hai yếu tố thiết yếu hình thành chất lượng nguồn nhận lực là tố chất nghiệp vụ và năng lực quản lý. Tuy nhiên, ở nước ta trong nhiều trường hợp, có được yếu tố thứ nhất lại thiếu yếu tố thứ hai; hoặc phát triển các yếu tố đó không đồng đều, không theo kịp sự phát triển nhanh chóng và sự đòi hỏi khắc nghiệt của hoạt động kinh doanh với mức độ cạnh tranh quốc tế hoá ngày càng cao. Để phát triển các năng lực nói trên, cần có sự nỗ lực của bản thân DN và sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức hữu quan; nhưng sự chủ động, tích cực phấn đấu của người lao động mới là nhân tố quyết định. Một số kiến thức và kỹ năng có thể đã có nhưng cần được hệ thống hoá và cập nhật, trong đó, cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích như: kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ công chúng; kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo của nghiệp chủ và giám đốc DN; kỹ năng quản lý sự thay đổi. Thứ tư: Chủ động học hỏi và nhanh chóng áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh. Thừa hưởng những thành tựu khoa học công nghệ sẽ giúp chúng ta đi tắt đón đầu trong kinh doanh. Hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp chúng ta giảm chi phí sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp cần có phương án xin hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung cấp thông tin công nghệ, thị trường cho các DNNN, tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, tạo điều kiện để các DN này tăng cường cạnh tranh trong sản xuất, chế biến sản phẩm. Xây dựng và khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế. Thứ năm: Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các DN Việt Nam và khuyến khích các DN áp dụng. Hệ thống kế toán quản trị có thể giúp cho DN đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình, giúp cho các chủ DN đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn một cách khoa học. Đồng thời có thể chỉ ra các nguyên nhân yếu kém trong khâu sản xuất, đánh 759
  15. giá được trách nhiệm quản lý của các bộ phận quản lý. Nó cho phép doanh nghiệp lập các dự toán sản xuất và kinh doanh, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị nhanh chóng. Khi DNNN phát triển mở rộng phạm vi hoạt động thì việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị giúp các DN này dể dàng thích nghi. Và việc quản lý theo kiểu gia đình sẽ không còn phù hợp nữa, việc phát triển này là một tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của các DN. Thứ sáu: Tăng cường vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của các DNNN. So với nhiều nước có nền kinh tế phát triển, vai trò của các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ... ở nước ta trong việc giao lưu, xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn còn hạn chế, mờ nhạt cả về số lượng, quy mô và nội dung hoạt động. Vì vậy cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh. Những hoạt động đó tuy đơn giản nhưng rất bổ ích, tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện năng lực của các giám đốc và cán bộ quản lý kinh doanh. Chính phủ cần thành lập một số tổ chức hỗ trợ tư vấn (bằng những hình thức đa dạng) trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, giúp các DNNN nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, có thêm một tiềm lực mới trong công cuộc hội nhập quốc tế. Thứ bảy: Bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Việt. Hiện nay, mặc dù đã có những bước tiến lớn nhưng nếu so với trình độ quốc tế thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam còn tụt hậu một khoảng cách đáng kể. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trên thương trường quốc tế thì chính bản thân các giám đốc và cán bộ quản lý DN trước hết cần tăng cường khả năng đó. Đối với giám đốc và nhà quản lý DN, để nâng cao khả năng làm việc và giao dịch quốc tế, tiếp cận các tiêu chuẩn, các thông lệ của thế giới thì cần chú trọng phát triển những kiến thức, kỹ năng chủ yếu như: - Năng lực về ngoại ngữ: mặc dù có thể sử dụng người phiên dịch nhưng cần có ngoại ngữ tối thiểu và nên hạn chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào phiên dịch. - Kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế. - Giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hoá trong kinh doanh. - Thông lệ quốc tế trong lĩnh vực/ngành kinh doanh. 760
  16. Thứ tám: Tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các DNNN. Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần góp phần mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng và hỗ trợ phát triển các DNNN. Các công cụ chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ trên các mặt khác nhau là rất cần thiết. Môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và các nhân tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nhân và nền kinh tế của đất nước. Do đó, thông qua chủ trương chính sách cụ thể, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả và phát triển bên vững. Tóm lại, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN nói riêng và của nền kinh tế nói chung đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi về quy mô, cấp độ phát triển trong nhiều năm qua và tiếp tục tạo ra nhiều kỳ vọng và cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, đứng trước triển vọng cũng như yêu cầu của sự phát triển, các doanh nghiệp nhà nước cần phải chủ động tìm kiếm những giải pháp phù hợp để tồn tại và phát triển. Tài liệu tham khảo 1. Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính (2010), Cải cách doanh nghiệp Nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty. 2. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (2012), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. 3. Trần Thọ Khải (2015), Nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia trong xu thế hội nhập, Tạp chí Tài chính. 4. Đinh Quang Ty ( 2015), Toàn cầu hoá và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, Minh Khue law firm. 5. Nguyễn Đức Diệp (2012), Những thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đối với doanh nghiệp và nhà nước Việt Nam, cách thức và biện pháp để vượt qua. 6. Nguyễn Thị Huyền Trâm (2013), Nâng cao năng lực canh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. 7. Bộ Tài Chính (2011), http://tapchitaichinh.vn/. 8. Vietnam Foundation ( 2002), http://voer.edu.vn/. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TIN TƯỞNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM TRONG MUA SẮM TRỰC TUYẾN 761
  17. ThS. Hà Ngọc Thắng Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Sự tin tưởng đã được chứng minh là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến ý định và hành vi mua trực tuyến của người tiêu dùng. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là thảo luận và kiểm định các nhân tố ảnh đến sự tin tưởng của người tiêu dùng trong mua sắm trực tuyến. Phiếu câu hỏi được gửi trực tiếp đến các đối tượng điều tra và thông qua mạng Internet. Sau 5 tháng thu thập, có 423 phiếu trả lời hợp lệ được đưa vào phân tích. Dữ liệu được phân tích theo quy trình từ phân tích nhân tố đến kiểm định độ tin cậy, phân tích tương quan và phân tích hồi quy. Kết quả cho thấy rằng danh tiếng, nhóm tham khảo và cảm nhận về tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến sự tin tưởng. Trong khi đó, rủi ro cảm nhận có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin tưởng của người tiêu dùng. Từ khóa: cảm nhận rủi ro, danh tiếng, dễ sử dụng, nhóm tham khảo, sự tin tưởng, mua sắm trực tuyến. Abstract Trust is believed to be a significantly influencing factor to consumer behavior in online shopping. Therefore, the aim of this research is to discuss and test the effect of factors on Vietnamese consumers’ trust in online shopping. The questionnaire was sent directly to the respondents and through the Internet. After 5 months collecting, there were 423 valid replies analysed. The data were analyzed according to the process from EFA to Cronbach's Alpha and multiple regression technique. The results showed that the reputation, reference group and perceived ease of use had a positive effect on consumers’ trust. Meanwhile, the perceived risk had a negative effect on consumers’ trust. Key words: perceived risk, reputation, ease of use, reference group, trust, online shopping. 1. Đặt vấn đề Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, thương mại điện tử đóng vai trò rất quan trọng (Kotabe và cộng sự, 2008). Vì vậy, thương mại điện tử nói chung, mua sắm trực tuyến nói riêng đã trở nên phổ biến và ngày càng phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, tỉ lệ người tiêu dùng Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến vẫn còn thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới (Bộ Công Thương, 2014). Sự tin tưởng là một trong những rào cản khiến tỉ lệ mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam thấp 762
  18. (Cimigo, 2012). Sự thiếu tin tưởng đã được ghi nhận là một trong những lý do chính ngăn cản người tiêu dùng mua sắm trực tuyến (Jarvenpaa và cộng sự, 2000; Lee và Turban, 2001). Nếu lòng tin không được xây dựng thì giao dịch trực tuyến sẽ không thể xảy ra (Bart và cộng sự, 2005; Winch và Joyce, 2006). Do đó, sự tin tưởng của khách hàng đối với những người bán hàng trực tuyến là cơ sở để hoạt động mua sắm trực tuyến diễn ra (Abbasi và cộng sự, 2011; Chen và Chou, 2012). Sự tin tưởng là yếu tố trung tâm trong các mối quan hệ trao đổi (McKnight và cộng sự, 2002), và là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hành vi người tiêu dùng trong cả mua sắm trực tuyến và mua sắm truyền thống (Winch và Joyce, 2006). Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến, sự tin tưởng đóng vai trò đặc biệt quan trọng do trong môi trường trực tuyến cảm nhận của người tiêu dùng về các rủi ro trong các giao dịch cao hơn vì người mua không tiếp xúc trực tiếp với người bán cũng như sản phẩm mà họ định mua (Jarvenpaa và cộng sự, 2000; Pavlou, 2003; Verhagen và cộng sự, 2006). Các rủi ro mà người tiêu dùng có thể gặp phải khi mua sắm trực tuyến bao gồm rủi ro về tài chính và rủi ro về sản phẩm (Bhatnagar và cộng sự, 2000). Ảnh hưởng của rủi ro cảm nhận đến sự tin tưởng đã được nhiều nghiên cứu thực hiện. Tuy nhiên, ảnh hưởng giữa các nhân tố này vẫn chưa rõ ràng trong các nghiên cứu trước đây. Corbitt và cộng sự (2003) không tìm thấy mối quan hệ giữa rủi ro cảm nhận và sự tin tưởng. Trong khi đó, một số nghiên cứu lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro cảm nhận và sự tin tưởng (De Ruyter và cộng sự, 2001; Hsin Chang và Wen Chen, 2008). Một trong những yếu tố làm giảm sự quan ngại của khách hàng về các rủi ro khi giao dịch trực tuyến đó là danh tiếng (Van den Poel và Leunis, 1999). Do đó, mức độ tin tưởng của người tiêu dùng vào những trang web bán hàng trực tuyến sẽ cao hơn nếu họ cảm nhận trang web đó có danh tiếng tốt (Jarvenpaa và cộng sự, 2000). Bởi vì, để có được danh tiếng tốt, các công ty phải đầu tư nhiều nguồn lực và xây dựng trong thời gian dài (Smith và Barclay, 1997). Do đó, các công ty này sẽ giữ gìn, phát triển và không làm tổn hại đến danh tiếng của họ (Chiles và McMackin, 1996). Mặt khác, để giảm thiểu rủi ro, người tiêu dùng thường tham khảo ý kiến người khác trước khi thực hiện hành vi (Blackwell và cộng sự, 2001). Do đó, Li và cộng sự, (2008) cho rằng sự tin tưởng của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng bởi ý kiến của nhóm tham khảo. Tuy nhiên, trong bối cảnh mua sắm trực tuyến, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp của nhóm tham khảo đến sự tin tưởng của người tiêu dùng. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu tác động của nhóm tham khảo đến thái độ (Barkhi và cộng sự, 2008) và ý định mua trực tuyến (Al-Jabari và cộng sự, 763
  19. 2012). Gefen và cộng sự (2003b), cho rằng cần phải nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm tham khảo đến sự tin tưởng của người tiêu dùng trong bối cảnh trực tuyến. Trong mua sắm trực tuyến, nơi người mua và người bán giao dịch thông qua một website thì một trang web dễ hiểu (tương đương với cảm nhận về tính dễ sử dụng) cũng ảnh hưởng đến sự tin tưởng của người mua (Gefen và cộng sự, 2003a). Một website dễ sử dụng sẽ làm người tiêu dùng tin tưởng hơn (Gefen và cộng sự, 2003a). Ngược lại, một trang web không quan tâm đến việc giúp khách hàng hiểu những gì đang diễn ra sẽ làm giảm sự tin tưởng của họ (Gefen và cộng sự, 2003a). Bởi vì, người tiêu dùng cho rằng, một website dễ sử dụng là trang web được các nhà bán lẻ trực tuyến đầu tư nhiều để duy trì mối quan hệ với khách hàng (Gefen và cộng sự, 2003a). Do đó, niềm tin vào các nhà bán lẻ trực tuyến sẽ tăng lên khi người tiêu dùng cảm nhận website đó dễ sử dụng (Gefen và cộng sự, 2003a). Xuất phát từ những vấn đề trên, bài viết này sẽ thảo luận và kiểm định ảnh hưởng của rủi ro cảm nhận, danh tiếng, nhóm tham khảo và cảm nhận về tính dễ sử dụng đến sự tin tưởng của người tiêu dùng trong bối cảnh mua sắm trực tuyến. 2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Sự tin tưởng được hình thành từ ba góc độ khác nhau: (1) năng lực; (2) trung thực; và (3) tốt bụng (Mayer và cộng sự, 1995). Năng lực là niềm tin người được ủy thác có khả năng thỏa mãn các nhu cầu của người ủy thác. Tính ngay thẳng là niềm tin rằng người được ủy thác sẽ trung thực và thực hiện các cam kết. Tốt bụng là niềm tin rằng người được ủy thác sẽ quan tâm và hành động vì lợi ích của người ủy thác. Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến, sự tin tưởng là sự sẵn sàng chấp nhận tình trạng có thể bị tổn thương để thực hiện giao dịch mua sắm với các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến với kỳ vọng rằng họ sẽ hành xử theo cách tốt nhất cho người tiêu dùng (Lee và Turban, 2001). Trong các nghiên cứu trước đây, sự tin tưởng đã được các tác giả nghiên cứu từ ba quan điểm chính đó là: đặc điểm của người bán hàng trực tuyến (danh tiếng, quy mô, …) (Jarvenpaa và cộng sự, 2000); đặc điểm của trang web (khả năng điều hướng, bảo mật, an ninh, …) (Bart và cộng sự, 2005); và đặc điểm của khách hàng (đặc điểm nhân khẩu học, tâm lý, …) (Salo và Karjaluoto, 2007). Trong đó, sự tin tưởng bị tác động bởi đặc điểm của người bán hàng trực tuyến (quy mô, danh tiếng) lớn hơn đặc điểm của khách hàng (Shao và cộng sự, 2005). Do đó, nghiên cứu này ủng hộ quan điểm nghiên cứu sự tin tưởng của khách hàng chịu sự tác động từ những đặc điểm của người bán hàng trực tuyến. Theo Jarvenpaa và cộng sự (2000), trong bối cảnh mua sắm trực tuyến, sự tin tưởng của khách hàng bị ảnh hưởng bởi cảm nhận của họ về danh tiếng của người bán. 764
  20. Danh tiếng là mức độ mà người mua tin rằng một người bán chuyên nghiệp có khả năng, trung thực và tốt bụng (Doney và Cannon, 1997). Danh tiếng là một tài sản có giá trị mà nó đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực, đầu tư các nguồn lực trong một thời gian dài (Smith và Barclay, 1997). Nên các công ty có danh tiếng tốt sẽ không có những hành động làm tổn hại đến danh tiếng của họ (Chiles và McMackin, 1996). Vì vậy, Jarvenpaa và cộng sự (2000) cho rằng mức độ tin tưởng của người tiêu dùng vào những trang web bán lẻ trực tuyến sẽ cao hơn nếu họ cảm nhận công ty đó có danh tiếng tốt. Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là: H1: Cảm nhận về danh tiếng của doanh nghiệp có tác động tích cực đến sự tin tưởng của người tiêu dùng. Rủi ro cảm nhận đề cập đến nhận thức của người tiêu dùng về yếu tố không chắc chắn và các hậu quả xấu của việc tham gia vào một hoạt động cụ thể nào đó (Dowling và Staelin, 1994). Sự không chắc chắn liên quan đến các giao dịch trực tuyến tạo ra rất nhiều các rủi ro khác nhau, Pavlou (2003) chia các rủi ro thành: rủi ro về tài chính, rủi ro về người bán, rủi ro về sự riêng tư (các thông tin cá nhân có thể bị tiết lộ bất hợp pháp) và nguy cơ bảo mật (bị lấy trộm các thông tin về thẻ tín dụng). Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa cảm nhận rủi ro và sự tin tưởng (De Ruyter và cộng sự, 2001; Hsin Chang và Wen Chen, 2008). Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là: H2: Cảm nhận rủi ro có tác động tiêu cực đến sự tin tưởng của người tiêu dùng. “Nhóm tham khảo là những nhóm người có ảnh hưởng tới việc hình thành nên thái độ, nhận thức và hành vi của khách hàng đối với một sản phẩm, thương hiệu hay một doanh nghiệp” (Vũ Huy Thông, 2010, tr.145). Nhóm tham khảo có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi của người tiêu dùng (Trần Minh Đạo, 2006). Nhóm tham khảo bao gồm: bạn bè, gia đình, đồng nghiệp,… (Lin, 2007). Gefen và cộng sự (2003b) cho rằng ý kiến của những người thân cận như gia đình, bạn bè và đồng nghiệp có thể ảnh hưởng đến sự tin tưởng của người tiêu dùng vào các nhà cung cấp trực tuyến. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là: H3: Nhóm tham khảo có tác động tích cực đến sự tin tưởng của người tiêu dùng. Cảm nhận về tính dễ sử dụng là “mức độ một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không cần nỗ lực” (Davis, 1989, tr.320). Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến, cảm nhận về tính dễ sử dụng có thể được định nghĩa là mức độ mà ở đó người tiêu dùng tin rằng họ không cần phải nỗ lực khi mua sắm qua mạng (Lin, 2007). Cảm nhận về tính dễ sử dụng đã được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến sự tin tưởng 765
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0