intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nghiên cứu tình huống Công ty TNHH Phần mềm FPT

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nghiên cứu tình huống Công ty TNHH Phần mềm FPT" phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam với tình huống của công ty TNHH Phần mềm FPT, từ đó khuyến nghị một số giải pháp cho các doanh nghiệp phần mềm nhưng tập trung vào các giải pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ để ngành phần mềm thực sự là mũi nhọn kinh tế của đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nghiên cứu tình huống Công ty TNHH Phần mềm FPT

  1. NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM FPT TS. Đặng Thị Lệ Xuân NCS.ThS. Nguyễn Thị Phương Thu Khoa Kế hoạch và phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Công nghệ thông tin mà cụ thể là mảng xuất khẩu phần mềm của Việt Nam đang có những bước phát triển ngoạn mục với mức tăng trưởng cao gấp nhiều lần tốc độ tăng của GDP, mang về một lượng lớn ngoại tệ, đóng góp cho cán cân thanh toán của quốc gia. Cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm vẫn đang rất rộng mở bởi nhu cầu lớn của thị trường thế giới. Tuy nhiên, cơ hội đó chưa được các doanh nghiệp phần mềm trong nước tận dụng tốt bởi nhiều khó khăn đến từ môi trường bên ngoài và những vấn đề nội tại của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ có hạn, bài viết phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam với tình huống của công ty TNHH Phầm mềm FPT, từ đó khuyến nghị một số giải pháp cho các doanh nghiệp phần mềm nhưng tập trung vào các giải pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ để ngành phần mềm thực sự là mũi nhọn kinh tế của đất nước. Từ khóa: công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm, FPT, gia công phần mềm, năng lực cạnh tranh, xuất khẩu phần mềm. Abstract Information Technology in general or software exports of Vietnam in particular is making spectacular progress with growth rates much higher than the growth rate of GDP, bringing in large amounts of foreign currency, contributing to national balance of payments. Growth opportunities for software export enterprises are still wide open by a great demand of the world market. However, the opportunity has not been make good use by domestic software enterprises. Many difficulties come from the external environment and the internal problems of the business. Within limit, the article analyzes the competitiveness of the Vietnamese software enterprises with situations of the Software Company Limited FPT. From this basis, the article give out some recommendations for enterprise software but focus solutions on support of the Government so that the software industry is a key economic factor of the country. Key words: competitiveness, FPT, information technology, software industry, software export 601
  2. 1. Bối cảnh nghiên cứu và giới thiệu về nghiên cứu Công nghệ thông tin và nông nghiệp công nghệ cao là hai ngành được cho là sẽ giữ những vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trình độ cao. Công nghệ thông tin nói chung hay công nghiệp phần mềm (CNPM) nói riêng của Việt Nam với đặc điểm là ngành kinh tế có hàm lượng tri thức cao, lợi nhuận lớn, có tiềm năng phát triển nên CNPM là cơ hội cho Việt Nam thực hiện và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hơn nữa, CNPM Việt Nam đang có bước phát triển vượt bậc hứa hẹn sẽ đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế. Bối cảnh quốc tế cũng đang đặt CNPM Việt Nam vào những cơ hội và thách thức lớn, đó là xu hướng tìm kiếm các doanh nghiệp gia công phần mềm của nhiều công ty công nghệ thông tin lớn trên thế giới, đó là sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia trong khu vực khi các vấn đề về nhân lực hay quy mô, trình độ quản lý vẫn còn đang là một trở ngại với các doanh nghiệp phần mềm (DNPM) Việt Nam. Bài viết hướng tới việc phân tích năng lực cạnh tranh các DNPM ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế theo những nhóm những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các DNPM trong cạnh tranh quốc tế là (1) kết quả kinh doanh và nguồn nhân lực; (2) chất lượng và độ trưởng thành của khách hàng (3) độ đa dạng của các dịch vụ và (4) khả năng cung ứng dịch vụ trên toàn cầu thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình là công ty TNHH phần mềm FPT (FSOFT). Từ đó, bài viết khái quát hóa, gợi ý một số giải pháp hữu ích (tập trung vào các giải pháp của Chính phủ) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các DNPM ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Bài viết chỉ đề cập đến hoạt động xuất khẩu phần mềm-một hoạt động chính mang về phần lớn doanh thu cho các DNPM Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn kết hợp với việc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với các chuyên gia đầu ngành về công nghệ thông tin, gia công phần mềm. Số liệu sử dụng trong bài được lấy từ các báo cáo của FSOFT, Bộ Thông tin và Truyền thông và các báo cáo của các trang báo mạng chính thống. 2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm 2.1. Một số khái niệm cơ bản Năng lực cạnh tranh thường được hiểu là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế [6]. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp có thể hiểu là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng thu lợi của doanh nghiệp [10]. 602
  3. DNPM là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói, sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng, sản xuất phần mềm nhúng, hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm. Như vậy, năng lực cạnh tranh của DNPM là khả năng duy trì và mở rộng thị phần hàng hóa và dịch vụ phần mềm trên thị trường trong và ngoài nước, tăng khả năng thu lợi của doanh nghiệp. 2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phần mềm trong bối cảnh hội nhập Thông thường khi xét đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, người ta thường đề cập tới các khía cạnh sau: (1) Năng lực tài chính, (2) Năng lực quản lý điều hành, (3) Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, thương hiệu sản phẩm và uy tín, (4) Cơ sở hạ tầng, trình độ trang thiết bị và công nghệ, (5) Năng lực marketing, (6) Nguồn nhân lực, (7) Đầu tư nghiên cứu và phát triển, (8) Phát triển thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống các tiêu chí này dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp (trong mối tương quan so sánh với các doanh nghiệp khác). Trong bối cảnh toàn cầu hóa với một lĩnh vực tham gia giao dịch quốc tế khá cao như CNPM thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thường được phản ảnh ở các góc độ sau đây: (1) Kết quả kinh doanh và nguồn nhân lực, (2) Chất lượng và độ trưởng thành của khách hàng, (3) Độ đa dạng của các dịch vụ phần mềm, (4) Khả năng cung ứng dịch vụ trên toàn cầu. Đây cũng chính là hệ thống các tiêu chí mà công ty truyền thông Global Services (Ấn Độ) kết hợp với công ty tư vấn NeoGroup (Mỹ) thực hiện đánh giá các doanh nghiệp có năng lực xuất sắc trong cung cấp dịch vụ gia công phần mềm (ITO – Information Technology Outsourcing) và dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp (BPO – Business Process Outsourcing) trên thế giới và đưa ra Top 100 nhà cung cấp dịch vụ phần mềm toàn cầu. 2.2.1. Kết quả kinh doanh và nguồn nhân lực Lao động là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quyết định sự thành bại của một DNPM – ngành đòi hỏi lao động cao. Đối với DNPM, lao động là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Như vậy, nguồn nhân lực công nghệ thông tin hay chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin, trình động ngoại ngữ có vai trò quan trọng tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2.2.2. Chất lượng và độ trưởng thành của khách hàng Trong cơ chế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, khách hàng trong và ngoài nước là một yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của DNPM. Khách hàng có thể 603
  4. làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng các yêu cầu chất lượng sản phẩm dịch vụ phần mềm cao hơn hoặc giá rẻ hơn. Các DNPM luôn mong muốn thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước góp phần mở rộng thị phần của doanh nghiệp. Uy tín của khách hàng góp phần đem lại sự tin tưởng của khách hàng tiềm năng, từ đó góp phần giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, hội nhập sâu hơn trên thị trường quốc tế. 2.2.3. Sự đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ phần mềm Sự đang dạng của các sản phẩm, dịch vụ phần mềm thường gắn liền với hoạt động nghiên cứu và phát triển của DNPM. Chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ phần mềm thường rất cao và cần được bù đắp trong thời gian ngắn do những thay đổi nhanh chóng về công nghệ biến những kết quả nghiên cứu và phát triển của DNPM trở nên lạc hậu. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ khiến chu kỳ của sản phẩm, dịch vụ phần mềm ngày càng rút ngắn. Do vậy, để duy trì và mở rộng thị trường, DNPM buộc phải không ngừng tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. 2.2.4. Khả năng cung ứng dịch vụ trên toàn cầu. Khả năng cung ứng dịch vụ trên toàn cầu của các DNPM phản ánh qua bộ các chứng chỉ chất lượng quốc tế mà DNPM có được như ISO 9001 (Hệ thống quản lý chất lượng), ISO 27001(Hệ thống quản lý bảo mật thông tin), CMMI (Capability Maturity Model Integration - Mô hình trưởng thành năng lực tích hợp) là khuôn khổ cho cải tiến quy trình phần mềm. CMMI có 5 cấp độ dựa trên khái niệm và thực hành tốt nhất về kĩ nghệ phần mềm và giải thích kỉ luật mà các công ty phần mềm có thể dùng để cải tiến các quy trình, nhận biết lỗi trong sản phẩm dịch vụ phần mềm, giảm chi phí, nhân công và độ phức tạp của quy trình. 3. Khái quát về công nghiệp phần mềm của Việt Nam 3.1. Về quy mô: doanh thu, nhân lực CNPM là một trong số các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao. Năm 2014, Việt Nam đã được đưa vào top 30 địa điểm gia công phần mềm trong báo cáo của Gartner. Và trong năm 2015, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội xếp hạng là Top 20 thành phố trong Tholons Top 100 Gia công phần mềm. Ngành CNPM của Việt Nam tuy còn non trẻ song thời gian qua đã đạt được những tiến bộ vô cùng ấn tượng, đặc biệt về tốc độ phát triển: doanh thu tăng bình quân 33,3%/năm trong 5 năm qua và với tổng số doanh nghiệp đăng ký tăng hơn 4 lần trong năm 2013 so với năm 2009 (chi tiết xem Bảng 1). 604
  5. Bảng 1. Kết quả kinh doanh cơ bản của CNPM Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh thu (triệu USD) 680 850 1.064 1.172 1.208 1.361 Tổng số doanh nghiệp đăng ký - 1.756 2.958 7,044 7.246 6.832 Doanh thu bình quân (USD/người/năm) 12.000 13.750 14.816 14.855 14.957 15.334 Mức lương bình quân (USD/người/năm) 3.600 4.093 5.123 5.034 5.030 5.025 Nguồn: Sách trắng CNTT 2013-2014 Ngành phần mềm Việt Nam đã có bước phát triển bứt phá ngoạn mục về quy mô và thị trường. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của ngành thường xuyên cao gấp 3-4 lần tỷ lệ tăng trưởng GDP của cả nước, năng suất và giá trị sản lượng lao động trong ngành cũng cao hơn các ngành kinh tế khác từ 3-10 lần [11]. Mặc dù có mức tăng trưởng khá nhưng so với nhiều quốc gia trong khu vực, doanh thu sản xuất phần mềm của Việt Nam vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Chẳng hạn, doanh thu ngành phần mềm Việt Nam năm 2009 chỉ bằng 1,2% so với Ấn Độ, 3,4% so với Trung Quốc. Thậm chí khi so với Philipines, doanh thu ngành CNPM Việt Nam chỉ bằng 9,4%. Tính đến đầu năm 2012, doanh thu của ngành gia công phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin của Ấn Độ đã vượt 100 tỷ USD và đóng góp 5,8% vào GDP của đất nước cao hơn gần 100 lần so với doanh thu ngành CNPM tại Việt Nam [14]. Nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam đang phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực, chi tiết trong Hình 1. Hình 1. Lực lượng lao động trong ngành phần mềm của Việt Nam 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lực l ượng l a o động phầ n mềm: kỹ s ư phầ n mềm, phâ n tích dữ l i ệu… Nguồn: Tổng hợp từ sách trắng CNTT năm 2014 605
  6. Với hơn 100.000 nhà phát triển phần mềm và nội dung số 75.000 chuyên gia trong lực lượng lao động CNTT, Việt Nam cung cấp số lượng kỹ sư tài năng cho các công ty công nghệ cao quốc tế [4].Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT hiện đã lên mức báo động đỏ. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực làm CNTT, tức là mỗi năm Việt Nam thiếu 80.000 người. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến CNTT. Tuy nhiên, số có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp không nhiều, nhất là những người có khả năng làm việc tại nước ngoài [5] một phần do trình độ ngoại ngữ còn hạn chế của các cử nhân CNTT. 3.2. Về lợi thế cạnh tranh - năng lực cạnh tranh Theo tác giả Keun Lee và Tae Young Park [9]chuỗi giá trị ngành CNPM thế giới bao gồm 4 phân lớp và như trình bày trong Hình 2 – Chuỗi giá trị ngành CNTT. Theo đó giá trị tăng thêm của từng phân lớp sẽ giảm dần từ phân lớp 1 đến phân lớp 4 (theo chiều từ dưới lên trên), thấp nhất là lập trình phần mềm và cao nhất là tư vấn - lập kế hoạch. Đồng thời, theochiều từ dưới lên trên, yêu cầu về trình độ kỹ thuật, năng lực sáng tạo (NLST), năng lực tổ chức và khả năng về vốn cũng càng cao, chỉ những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực mới có thể thực hiện được. Hình 2. Chuỗi giá trị ngành CNTT Nguồn: Nghiên cứu “Catching-up or Leapfrogging in Indian IT service Sector: Windows of Opportunity, Path-creating and Moving up the Value-chain in TCS, Infosys, and Wipro” của tác giả Keun Lee và Tae Young Park (2010) Theo nghiên cứu của Tholons về 10 thành phố gia công phần mềm mới nổi hàng đầu thế giới, Việt Nam chỉ mới ở phân lớp 1 trên chuỗi giá trị phát triển CNTT thế giới [13].Đây chính là phân lớp mang lại lợi nhuận thấp nhất trong chuỗi giá trị phần mềm. Trong khi những nước trong khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc đã có mặt trong những phân lớp cao hơn như phân tích kinh doanh, nghiên cứu - phát triển (R&D) và thiết kế - phát triển - bảo trì phần mềm (ADM). 606
  7. Công nghiệp phần mềm Việt Nam Công nghiệp phần mềm ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản... Tiếp nhận Cải thiện Sáng tạo Mức độ sáng tạo của các DNPM được chia thành 3 mức cơ bản trong đó mức độ sáng tạo thấp nhất là tiếp nhận sử dụng nền tảng phát triển phần mềm có sẵn của nước ngoài, gia công theo đơn đặt hàng Nghiên cứu, sáng độ sáng tạo cao Sử dụng nền tảng phát Cải tiến những công từ nước ngoài. Mức triển phần hơn là các DNPM nghệ có thiện,của tiến công nghệ những củanước ngoài từ đó mềm có sẵn có thể cải sẵn cải tạo ra có sẵn tri của nước tạo sản phẩm phù nước với nhu từ đóMức độ sáng tạo cấp mới nhất là sáng tạo, ngoài, gia hợp ngoài, cầu. thức, sản phẩm cao công theo đơn đặt hàng tạo sản phẩm phù nghiên cứu ra tri thức, sản phẩm mới. Đối với các nước có nền kinh tế đang phát từ nước ngoài hợp với nhu cầu triển như Việt Nam, CNPM đang chỉ dừng ở mức tiếp nhận, sử dụng công nghệ nước ngoài, bên cạnh đó mức độ cải thiện, cải tiến công nghệnước ngoài cũng được quan tâm. Tuy nhiên, Việt Nam chưa đạt được mức độsáng tạo ra những sản phẩm, những tri thức mới. Hình 3. Mức độ sáng tạo của các DNPM Việt Nam so với thế giới Nguồn: Tài liệu giảng dạy “Định nghĩa NLCT và các nhân tố quyết định NLCT” môn Phát triển kinh tế vùng và địa phương của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2011 Forbes khẳng định, khi Ấn Độ trở nên phát triển và giàu có hơn, các công ty toàn cầu bắt đầu tìm kiếm những quốc gia có cơ hội làm gia công công nghệ với giá rẻ. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường năm 2011 của NeoIT - hãng chuyên nghiên cứu về outsource có trụ sở tại Mỹ, chi phí lao động CNTT tại Việt Nam rẻ hơn 40% so với tại Trung Quốc và Ấn Độ. Một trong số các yếu tố làm nên độ hấp dẫn nhất cho CNPM Việt Nam là chi phí nhân công rẻ. Nhưng đây cũng lại là thế mạnh của nhiều quốc gia chứ không phải chỉ riêng Việt Nam, có thể thấy rõ hơn trong Hình 4 dưới đây: 607
  8. Hình 4. So sánh những địa điểm gia công phần mềm khu vực Châu Á/ Thái Bình Dương Trung Quốc Bangladesh Philippines Sri Lanca Indonesia Việt Nam Malaysia Thái Lan Ấn Độ Tham số Ngôn ngữ Hỗ trợ của chính phủ Đội ngũ lao động Cơ sở hạ tầng Hệ thống giáo dục Chi phí Môi trường kinh tế và chính trị Tương thích văn hóa Độ chín của pháp luật và toàn cầu An ninh và bảo mật thông tin Nguồn: Nghiên cứu “Leading Locations for Offshore Services in Asia/Pacific and Japan, 2010-2011” của Jacqueline Heng và Jim Longwood, Hình 1, trang 4 Kết quả khảo sát tháng 10/2014 của VINASA với 10 quốc gia và nền kinh tế trong khu vực cho thấy chi phí nhân công của Việt Nam cao hơn Buhtan, Myanmar, Lào, Campuchia nhưng Việt Nam có sự vượt trội so với các nước này cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Chi phí nhân công của Việt Nam hiện thấp hơn 40% so với Ấn Độ và 30% so với Trung Quốc. 3.3. Về thị trường Thị trường của các DNPM Việt Nam tập trung ở các quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ, Châu âu. Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ, đứng thứ 2 tại thị trường Nhật Bản,chiếm khoảng 31,5% thị trường Nhật Bản. Năm 2013, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu phần lớn nhất của Việt Nam, mang lại 35% doanh thu xuất khẩu và 40% lợi nhuận đều đặn hàng năm cho Việt Nam. Theo khảo sát vào tháng 10/2014 của VINASA, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ thị trường Nhật Bản năm 2013 trung bình là 41%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành CNTT Việt Nam là 12%. Thị trường Mỹ và Châu Âu cũng là hai thị trường rất quan trọng của ngành phần mềm Việt Nam. Trong vài năm trở lại đây, doanh thu của các doanh nghiệp hội viên VINASA trên các thị trường này có tăng trưởng khá tốt, đặc biệt có doanh nghiệp tăng trưởng liên tục 200% trong suốt 4 năm qua. 4. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: Nghiên cứu trường hợp của FSOFT 4.1. Kết quả kinh doanh và nguồn nhân lực Về kết quả kinh doanh: Sau 25 năm hoạt động, FSOFT đã có bước phát triển ngoạn mục: lọt Top 100 Nhà cung cấp dịch vụ ủy thác (The GlobalOutsourcing 100) hàng đầu thế giới do Hiệp 608
  9. hội các chuyên gia ủy thác chuyên nghiệp quốc tế (IAOP) đánh giá trong 2 năm liên tiếp (2014-2015). FSOFT hiện nằm trong danh sách 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới về dịch vụ gia công phần mềm theo khảo sát của A.T.Kearney. FSOFT cũng là công ty CNTT duy nhất của Việt Nam có mặt trong danh sách 100 doanh nghiệp có tiềm năng phát triển và vốn hóa lớn trong khu vực ASEAN do Tập đoàn Nikkei lựa chọn, lọt top 10 trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất tại Việt Nam do Tạp chí Forbes đánh giá (Báo cáo thường niên 2013-2014 của FSOFT). Thành quả của FSOFT được cụ thể bằng kết quả kinh doanh như sau: Bảng 2. Doanh thu và lợi nhuận của FSOFT trong một số năm gần đây Đơn vị: Tỷ đồng Mức tăng (%) Năm 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Doanh thu 1737 2153 2927 24 36 Lợi nhuận trước thuế 377,5 453 518 20 14 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo thường niên của FSOFT Trong những năm 2011-2013, khi nền kinh tế thế giới vẫn còn đang trong suy thoái, hoạt động của mọi ngành nghề đều khó khăn thì FSOFT vẫn giữ tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 24%/năm. Đến năm 2014, bắt nhịp với sự khởi sắc của kinh tế thế giới, doanh thu FSOFT tăng tới 36%, gấp hơn 6 lần mức tăng của GDP của cả nền kinh tế. Mức tăng trưởng đó được duy trì tốt ở các thị trường chủ yếu như phản ánh trong bảng 3: Bảng 3. Doanh thu và mức tăng trưởng của các thị trường chủ yếu Năm 2013 2014 Doanh Tỷ trọng trong Mức tăng Doanh Tỷ trọng trong Mức tăng Chỉ tiêu thu tổng doanh thu (%) so với thu tổng doanh (%) so (tỷ đ) (%) 2012 (tỷ đ) thu (%) với 2013 Mỹ 585 27 62 815 28 39 Nhật 1121 52 32 1318 45 18 APAC* 253 12 46 373 13 47 Châu âu 194 9 -1,8 421 14 117** Tổng 2154 100 24 2928 100 36 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo thường niên của FSOFT Ghi chú: * Châu Á Thái Bình Dương **Thị trường Châu âu có sự gia tăng đột biến do kết quả hợp nhất với nhờ hợp nhất kết quả kinh doanh của đơn vị mới sáp nhập FPT Slovakia. Nếu loại kết quả của công ty mới sáp nhập, doanh thu từ thị trường châu Âu tăng trưởng 18% so với năm 2013. 609
  10. Xét về tốc độ tăng trưởng, FSOFT có tốc độ tăng rất tốt nhưng quy mô còn khá khiêm tốn trên thị trường quốc tế. Theo báo cáo Dự báo Dịch vụ CNTT Toàn cầu, 2012-2018 của Gartner, tổng mức chi cho CNTT thế giới được ước tính vào khoảng 980 tỷ USD vào năm 2015, trong đó riêng chi cho Ủy thác dịch vụ CNTT (IT Outsourcing – ITO) là 299 tỷ USD. Trong khi đó, doanh thu của FSOFT năm 2014 mới chỉ khoảng 145 triệu USD, một con số rất nhỏ bé trên thị trường phần mềm toàn cầu (Báo cáo thường niên FSOFT 2014). Về nguồn nhân lực, FSOFT là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực phần mềm Việt Nam và có uy tín trên thế giới. Bên cạnh đó, FSOFT luôn nằm trong Top 5 các bảng xếp hạng doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam do các đơn vị uy tín tổ chức, nên cơ hội làm việc ở FSOFT có sức hấp dẫn rất lớn đối nhân lực ngành phần mềm, góp phần giúp FSOFT tiếp cận tốt với nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực phần mềm tại Việt Nam. Những năm gần đây có sự gia tăng lớn về số lượng nhân sự của FSOFT. Hiện nay FSOFT có 8.528 kỹ sư, chuyên gia công nghệ (trong đó hơn 1000 người đang làm việc tại 19 quốc gia khác), tăng thêm hơn 4000 người từ năm 2012. Tuy nhiên, cũng giống các DNPM khác, FSOFT đang đối mặt với sự thiếu hụt nguồn nhân lực khi mỗi năm họ có nhu cầu tuyển từ 4500 đến 10.000 người [1]. Theo ông Trương Gia Bình, FSOFT có nhu cầu nhân lực 30.000 người vào năm 2020, và để đáp ứng nhu cầu đó, FSOFT đã phải sang Philippines, Myanmar… để tuyển nhân lực[5] Xét về chất lượng nguồn nhân lực, có thể lấy con số từ kết quả tuyển dụng của FSOFT làm điển hình: Trong những năm vừa qua, FSOFT liên tục tuyển nhân lực với kỳ thi đầu vào bao gồm 4 bài: kiểm tra chỉ số thông minh IQ (20 điểm), kiểm tra GMAT (20 điểm),kiểm tra Anh Văn (50 điểm) và kiểm tra kiến thức CNTT FE (20 điểm). Năm 2011, Theo yêu cầu của FSOFT, để có thể vượt qua bài thi tuyển đầu vào, ứng viên phải đạt điểm IQ từ 12 điểm trở lên, điểm GMAT từ 10 điểm trở lên, điểm Anh Văn từ 10 điểm trở lên và điểm kiến thức chuyên ngành CNTT FE từ 8 điểm trở lên. Sau khi phân tích kết quả thi đầu vào cho thấy: chỉ có 24,23% ứng viên trúng tuyển sau cuộc thi tuyển đầu vào của công ty FPT Software. Trong đó tiêu chí IQ có mức đáp ứng thấp nhất: 31,15% ứng viên đạt yêu cầu, tiêu chí kiến thức chuyên ngành CNTT, chỉ có 61,92% sinh viên đạt chuẩn. Vì sự thiếu hụt nguồn nhân lực nên năm 2014 FSOFT đã phải hạ chuẩn: IQ 8/20, GMAT 8/20 chuyên môn: 8/20. Theo kết quả thi tháng 8-2014 với ba môn: IQ, GMAT và tiếng Anh thì nếu theo chuẩn cũ thì chỉ riêng tiêu chí IQ đã có 75% số thí 610
  11. sinh trượt (75/100 ứng viên). Điều đó cho thấy chất lượng nhân lực đầu vào cho FSOFT nói riêng hay CNPM Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu cả về chất lượng và số lượng. 4.2. Chất lượng và độ trưởng thành của khách hàng Hiện FSOFT đã hiện diện tại 19 quốc gia và vùng lãnh thổ (Châu Á bao gồm: Việt Nam, Lào, Nhật Bản, Malaysia,Thái Lan, Campuchia, Singapore, Philippines, Myanmar, Indonesia, Kuwait, Bangladesh; châu Âu gồm: Anh, Pháp, Đức, Slovakia, Hà Lan; Châu Mỹ: Mỹ, Châu Úc: Úc) với 24 trung tâm cung cấp dịch vụ; 219 khách hàng (riêng năm 2013 có 73 khách hàng mới). Thương hiệu FSOFT đã được khẳng định tại một số thị trường Mỹ, Nhật, Singapore...và doanh thu của FSOFT cũng tập trung ở các khách hàng lớn. Bảng 4. Doanh thu của FSOFT từ các khách hàng lớn Đơn vị: tỷ VNĐ Tăng Tổng doanh 2013 2014 trưởng (%) thu 2014(%) Top 5 khách hàng 562 757 35 26 Top 10 khách hàng 882 1133 28 39 Top 20 khách hàng 1307 1633 25 56 Top 30 khách hàng 1530 1933 26 67 Nguồn: Báo cáo thường niên FSOFT 2014 FSOFT cũng thường xuyên trúng thầu các dự án lớn. Riêng năm 2014, FSOFT trúng thầu 2 dự án:“Cung cấp và triển khai hệ thống Quản lý thuế thu nhập tích hợp cho cơ quan Thuế Bangladesh” có tổng trị giá 6,6 triệu USD và Hợp đồng “Cung cấp, cài đặt, kiểm thử và chuyển giao hệ thống Quản lý khiếu nại, tố cáo” trị giá 1,4 triệu USD cho chính phủ Philippines. (Báo cáo thường niênFPT năm 2014) 4.3. Độ đa dạng của các dịch vụ và khả năng cung ứng dịch vụ trên toàn cầu FSOFT hiện nay đang cung cấp khoảng 100 giải pháp phần mềm được cấp bản quyền trong các lĩnh vực sau: - Giải pháp phần mềm trong các lĩnh vực chuyên biệt như chính phủ, tài chính công, ngân hàng - tài chính, giáo dục, y tế, giao thông. 611
  12. - Giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) chuyên sâu trên nền tảng: SAP, Oracle, People Soft …. - Giải pháp bảo mật. - Điện toán đám mây (Cloud computing). - Công nghệ di động (Mobility). - Dịch vụ ủy thác quy trình doanh nghiệp (BPO). - Thiết kế phần mềm nhúng cho các thiết bị di động. - Phát triển ứng dụng và bảo trì. - Chuyển đổi công nghệ phần mềm. - Kiểm thử chất lượng phần mềm. Với các sản phẩm truyền thống như: phát triển ứng dụng, phần mềm nhúng, tích hợp hệ thống, kiểm thử phần mềm… FSOFT đã và đang được khách hàng đánh giá cao[7]. Từ năm 2013, FSOFT đã có thể sẵn sàng cung cấp, tư vấn các công nghệ mới như Big Data, Cloud, Mobility[7]. FSOFT cũng đang rất thành công trong cung cấp dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp (BPO). Bên cạnh đó, FSOFT không chỉ tập trung vào dịch vụ gia công phần mềm mà đã có những khách hàng nâng tầm quan hệ và trở thành đối tác của FSOFT để mở rộng sang các mảng hợp tác khác. FSOFT đang phấn đấu trở thành công ty hàng đầu về dịch vụ thông minh mà SMAC là công nghệ nền tảng và đã đầu tư vào mảng này từ hai năm nay. Điển hình là FSOFT đã phát triển một ứng dụng cho một công ty truyền hình vệ tinh hàng đầu của Mỹ. Năm 2013, FSOFT cũng đã hoàn tất thành công dự án rất lớn cho một công ty sản xuất ti vi của Nhật [7]. Cho dù các dịch vụ FSOFT cung cấp đều được khách hàng đánh giá cao và càng ngày doanh nghiệp càng hướng tới cung cấp các dịch vụ hiện đại, chất lượng cao nhưng dù sao, so với các quốc gia khác, FSOFT hay các DNPM của Việt Nam nói chung chủ yếu thực hiện gia công phân đoạn lập trình và kiểm tra phần mềm ở mức đơn vị (mức thấp nhất) hoặc ở mức độ cao hơn như thiết kế cơ bản, thiết kế chi tiết và kiểm tra ghép nối. Các hoạt động gia công phần mềm cũng tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của khách hàng từ thiết kế cơ sở dữ liệu, đặt tên biến, ngôn ngữ lập trình… 5. Một số khuyến nghị cho việc phát triển ngành phần mềm Việt Nam Ngành phần mềm Việt Nam đang đứng trước các cơ hội lớn nhưng vẫn còn khá non trẻ để có thể vững vàng vươn ra thế giới. Trong trường hợp này Chính phủ cần đóng vai trò “bà đỡ” quan trọng để giúp ngành tận dụng cơ hội, phát huy điểm mạnh khắc phục được các khó khăn trở ngại bằng một số giải pháp cụ thể sau: 612
  13. - Phát triển nguồn nhân lực phần mềm: Bài toán nhân lực hiện nay được coi là vấn đề mấu chốt trong sự phát triển của CNPM. Trước mắt CNPM đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực nên việc bổ sung nguồn nhân lực CNPM là yêu cầu bức thiết. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề số lượng cần đặt ra cả bài toán về chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững. Hiện nay, sự phát triển của ngành phần mềm Việt Nam đang chủ yếu dựa vào lợi thế nhân công rẻ. Tuy nhiên, lợi thế này sẽ dần mất đi, vì vậy, đội ngũ nhân lực sẽ phải đủ trình độ tạo ra những giá trị mới về trình độ công nghệ, sáng tạo, giải pháp trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như: Chính phủ, Ngân hàng, Viễn thông, Y tế… Phần mềm là ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều nhất là chất xám, tức là lao động trí tuệ cao, sử dụng trí óc con người là chính chứ không cần nhiều đến máy móc. Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng sống còn trong sự đi phát triển của ngành. Nguồn nhân lực cần đảm bảo cả trình độ chuyên môn và tiếng anh bởi xu hướng của ngành gia công toàn cầu là dịch vụ bảo hành bảo dưỡng chiếm 70%, việc phát triển phần mềm chỉ 30% nên Việt Nam phải có nguồn nhân sự giỏi tiếng Anh, tiếng Nhật… có khả năng tư vấn cho khách hàng. Thứ nhất, công tác đào tạo: Bộ giáo dục nên xem lại chương trình đào tạo khung vốn khá cứng nhắc và kém hiệu quả, có thể thay thế bằng các chương trình riêng cho CNTT của Việt Nam hoặc tham khảo các chuẩn sẵn có của nước ngoài như chuẩn ABET của Mỹ, chuẩn ITSS của Nhậtnhằm góp phần nâng cao chất lượng nhân lực phần mềm sau khi được đào tạo.Ngoài ra, Bộ giáo dục có thể cân nhắc phương án rút ngắn thời gian đào tạo cử nhân CNTT từ 4 năm xuống 3 năm bằng cách bỏ bớt các môn học đại cương hoặc giảm tải các môn học đó bằng các chuyển sang thành các chuyên đề... nhằm tạo thêm nguồn cung nhân lực CNTT đang thiếu hụt trầm trọng và các DNPM như FSOFT thậm chí còn phải tuyển lao động nước ngoài để bù đắp phần nào các thiếu hụt đó.Bộ cũng xem xét tăng chỉ tiêu đào tạo bậc đại học cho ngành CNTT kể cả trong nước và các đề án đào tạo ở nước ngoài. Doanh nghiệp và xã hội tích cực tổ chức đào tạo ngắn hạn để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp CNTT, tăng cường hình thức vừa học vừa làm cho sinh viên/cho nguồn nhân lực CNTT tại nước ngoài và cả ở trong nước, chú trọng đào tạo tiếng Anh cho nhân lực CNTTđáp ứng chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp theo thông tư 11/2015/TT/BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thứ hai, Chính phủ có các chính sách khuyến khích hoạt động đào tạo hay tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực CNTT của xã hội (có thể thông qua chính sách thuếhoặc thông qua các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội phần mềm như Vinasa hoặc phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI) 613
  14. - Nhóm các giải pháp thu hút đầu tư vào công nghiệp phần mềm: Như đã phân tích, ngành CNPM Việt Nam đang đà tăng trưởng tốt, tuy nhiên quy mô quá nhỏ bé trên thị trường thế giới nên gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các quốc gia khác và khi gặp các cơ hội là các dự án lớn.Bởi vậy, Chính phủ vừa phải có chính sách để phát triển ngành CNPM trong nước, vừa phải có chính sách lôi kéo, thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam và xây dựng được liên kết chùm doanh nghiệp hợp lý. Nhà nước và doanh nghiệp có thể tập trung vào các hoạt động như:ưu tiên cho các hoạt động xúc tiến đầu tư vào công nghiệp phần mềm như tăng kinh phí xúc tiến đầu tư quốc gia cho công nghiệp phần mềm; sửa đổi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng tăng cường ưu đãi cho công nghiệp phần mềm, ban hành chính sách cho các DNPM Việt Nam được ưu tiên tiếp cận các nguồn tài chính, ưu đãi cho các khu công nghiệp phần mềm về thuế, giá thuê đất, mặt bằng…và các hạ tầng dùng chung; ban hành chính sách ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu phát triển về phần mềm; đầu tư một số phòng thí nghiệm, kiểm thử về phần mềm, đa phương tiện và nội dung số đạt tiêu chuẩn quốc tế; Nhà nước ưu tiên dành kinh phí cho các chương trình, đề tài nghiên cứu phát triển phần mềm[3]. - Về phát triển, mở rộng thị trường: Quy mô nhỏ bé khiến CNPM Việt Nam hạn chế trong việc tiếp cận thị trường thế giới. Bản thân doanh nghiệp cũng cần năng động tiếp cận thị trường và cần sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia cho công nghiệp phần mềm, hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư cho công nghiệp CNTT của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt tại các thị trường quốc tế còn chưa khai thác như các nước Đông Nam Á, các nước Đông Âu, Nam Mỹ, Châu Đại Dương; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về công nghiệp phần mềm Việt Nam trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế; hỗ trợ DNPM Việt Nam nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, tiếp thị và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ CNTT của Việt Nam tại các thị trường trong và ngoài nước. - Phát triển các hoạt động R&D Để nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi giá trị cao hơn của chuỗi giá trị ngành phần mềm thế giới thì hoạt động R&D là điều kiện tiên quyết. Phát triển các công viên-trung tâm phần mềm quốc gia là bước đi đầu tiên để các doanh nghiệp CNPM nhỏ có thể học hỏi, chuyển giao công nghệ từ các đơn vị lớn hơn. Tuy nhiên, các bước sau cần thực hiện sẽ là thu hút sự có mặt của các công ty, tập đoàn CNTT lớn 614
  15. trên thế giới cùng các trung tâm nghiên cứu của họ vào các khu công viên phần mềm bởi sự hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp thu được kiến thức mới, kỹ năng nghiên cứu, có nền tảng bền vững để tự nghiên cứu, sáng tạo. Bước tiếp theo là phát triển các hoạt động/trung tâm hỗ trợ chuyển giao công nghệ, trung tâm hỗ trợ phát triển kinh doanh, vườn ươm doanh nghiệp... - Nhóm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNPM Việt Nam: Hiện nay doanh thu xuất khẩu phần mềm gần như 100% tập trung trong tay khoảng 5% doanh nghiệp CNPM. Nhiều doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ và chỉ 5 doanh nghiệp đạt chứng chỉ CMMI mức 5 (Capability Maturity Model Integration - Mô hình trưởng thành năng lực tích hợp - một mô hình quản trị sản xuất phần mềm hiện đại), 26 doanh nghiệp đạt CMMI mức 3 trong tổng số hơn 1000 DNPM(Sách trắng 2014) trong khi chứng chỉ CMMI như là một giấy thông hành chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng tạo sản phẩm chất lượng, đủ năng lực tham gia vào thị trường phần mềm thế giới. Để có thể cung cấp dịch vụ mang tính toàn cầu, cần hình thành các doanh nghiệp lớn, có thể qua mua bán, sáp nhập. Bên cạnh đó là tăng cường hợp tác với các công ty, tập đoàn CNTT lớn trên thế giới có thế mạnh về phần mềm (như Ascenture, Motorola, IBM, Microsoft, ...) để tổ chức các khoá đào tạo về các công nghệ mới, về quy trình sản xuất phần mềm và quy trình quản lý chất lượng phần mềm cho các DNPM. Nhà nước nên tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các quy trình quản lý chất lượng, bảo mật thông tin hoặc các quy trình khác theo các chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế (tương tự như hỗ trợ CMMI theo QĐ 50/2009/QĐ-TTg); xây dựng các vườn ươm DNPM tại một số tỉnh/thành phố trọng điểm, đặc biệt là tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu tham khảo 1. Vân Anh (2015), Cuối năm 2015 FPT Software sẽ có 10.000 nhân viên, truy cập ngày 17/9/2015 tại http://ictnews.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep/cuoi-nam-2015-fpt- software-se-co-10-000-nhan-vien-128385.ict. 2. Báo cáo thường niên FSOFT các năm 2012-2013-2014. 3. Bộ thông tin truyền thông (2011). Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam giai đoạn đến 2015. Đề tài cấp Bộ, Mã số: 114-11-KHKT-QL. 4. Bộ Thông tin và truyền thông, Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông 2014, 2013, 2012. 615
  16. 5. Châu An-Lâm Thao (2015), Thiếu hụt nhân lực công nghệ thông tin ở mức báo động đỏ, truy cập ngày 03/9/2015 tại http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/thieu-hut-nhan- luc-cong-nghe-thong-tin-o-muc-bao-dong-do-3241056.html. 6. GillesWalter (2005),Competitiveness:A general approach, Xuất bản bởi Russian- European Centre for Economic Policy (RECEP), tại Moscow năm 2005. 7. Hồng Nga- Hải Âu (2014). Xuất khẩu phần mềm: Dịch chuyển cùng SMAC, truy cập ngày 14/3/2015 tại http://www.doanhnhansaigon.vn/online/kinh-doanh/chuyen-lam- an/2014/03/1079859/xuat-khau-phan-mem-dich-chuyen-cung-smac/. 8. Jacqueline Heng và Jim Longwood (2010) “Leading Locations for Offshore Services in Asia/Pacific and Japan, 2010-2011” truy cập ngày 10-10-2014 tại https://www.gartner.com/doc/1484717/leading-locations-offshore-services- asiapacific. 9. Keun Lee và Tae Young Park (2010), “Catching-up or Leapfrogging in Indian IT service sector: Windows of Opportunity, Path-creating and Moving up the Value- chain in TCS, Infosys, and Wipro” Tạp chí Development Policy Review, Volume 32, Issue 4, trang 495–518, July 2014. 10. Mehra S (1998), Perpetual Analysis and Continuous Improvement: A must for Organizational Competitiveness, The University of Memphis, vol 24, No 1. 11. Lương Đàm (2014), Hà Nội lọt top 10 thành phố mới nổi về gia công phần mềm, Truy cập ngày 22/9/2015 tại trang http://vnmedia.vn/the-gioi-phang/thi-truong/201304/ha-noi-lot-top-10-thanh-pho-moi- noi-ve-gia-cong-phan-mem-418307/. 12. Tài liệu giảng dạy “Định nghĩa NLCT và các nhân tố quyết định NLCT” môn Phát triển kinh tế vùng và địa phương của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2011. 13. Tholons ( 2013), Top 100 Outsourcing Destinations Rankings and Report Overview, January 2013. 14. Trần Thị Hưng Bình (2014), Kinh nghiệm phát triển Công nghệ thông tin từ Ấn Độ, truy cập ngày 5-5-2015 tại trang http://aita.gov.vn/tin-tuc/1620/kinh-nghiem-phat- trien-cong-nghe-thong-tin-tu-an-do-phan-1. 15. VCCI (2012). Khuyến nghị chọn 5 ngành có lợi thế cạnh tranh để phát triển, truy cập ngày 13/5/2014 tại http://gafin.vn/20140408102538563p0c33/vcci-khuyen-nghi- chon-5-nganh-co-loi-the-canh-tranh-de-phat-trien.htm. 616
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2