Nhóm: 2<br />
<br />
Mã HP: NN130<br />
<br />
PHÚC TRÌNH THỰC TẬP<br />
Học phần: Thực tập Sinh lý thực vật ; Mã HP: NN130<br />
Bài 2: Trao Đổi Nước Của Thực Vật<br />
Nhóm 2: buổi sáng thứ năm.<br />
- Thành viên nhóm tham gia làm phúc trình:<br />
1/ Phan Tuấn Kiệt<br />
<br />
MSSV B1603896<br />
<br />
2/ Đoàn Thị Thì<br />
<br />
MSSV B1603843<br />
<br />
3/ Dương Thị Cầm Thanh<br />
<br />
MSSV B1601169<br />
<br />
4/ Nguyễn Thị Như Ý<br />
<br />
MSSV B1601183<br />
<br />
5/ Đỗ Huỳnh Đức<br />
<br />
MSSV B1604402<br />
<br />
6/ Phạm Nguyễn Quốc Triệu<br />
<br />
MSSV B1610419<br />
<br />
7/ Trần Nhựt Khoa<br />
<br />
MSSV B1601069<br />
<br />
* Nội dung phúc trình: Thực hành 2 thí nghiệm:<br />
1/ Thí nghiệm 1: Đo thế năng nước của mô thực vật bằng phương pháp cân<br />
2/ Thí nghiệm 2: Đo vận tốc tương đối của sự thoát hơi nước qua lá<br />
-<br />
<br />
Kết quả:<br />
<br />
Câu 1:<br />
-<br />
<br />
Nguyên tắc đo áp suất thẩm thấu ψ của mô củ sắn trong thí nghiệm 1:<br />
<br />
+ Sự trao đổi nước ở mô thực vật được điều khiển bởi một lực gọi là thế năng năng nước<br />
hay tiềm năng nước, kí hiệu ψ, đơn vị: Mpa (1 Mpa = 9.87 atm = 10 bar).<br />
Công thức tính ψ:<br />
<br />
ψ(nước)= ψp + ψs + ψ+ ψg<br />
<br />
Trong đó:<br />
ψp là thế năng tĩnh tác động lên tế bào hay dung dịch<br />
ψs là thế năng thẩm thấu của tế bào hay dung dịch, được tính theo định luật Van’t<br />
Hoff: ψs = - RTCs<br />
Trong đó:<br />
1<br />
<br />
Nhóm: 2<br />
<br />
Mã HP: NN130<br />
<br />
R=<br />
<br />
22.4<br />
273<br />
<br />
(Hằng số khí)<br />
<br />
T: nhiệt độ tuyệt đối (K); T=273+t , t (oC): nhiệt độ phòng thí nghiệm, lấy<br />
t=30oC => T=273+30=303K<br />
Cs: hàm lượng chất tan trong dung dịch, mol/lít (M)<br />
ψg: lực của trọng lực tác động lên phân tử nước trong tế bào hay trong dung dịch.<br />
=> Ở đây 2 yếu tố ψp và ψg có thể bỏ qua, ta chỉ xét đến yếu tố ψs . Tức là: ψ ≈ ψs<br />
+ Dựa vào nguyên tắc ψs của tế bào bằng với ψs của dung dịch. Thế năng nước của mô<br />
thực vật sẽ bằng áp suất thẩm thấu của dung dịch nào không gây sự sai biệt trọng lượng<br />
trước và sau khi cân. Cụ thể, nếu môi trường dung dịch bên ngoài tế nào là ưu trương so<br />
với môi trường bên trong tế bào thì nước sẽ đi từ tế bào ra ngoài, làm trọng lượng mô củ<br />
sắn giảm. Tương tự nếu môi trường là nhược trương thì nước sẽ đi từ ngoài vào trong tế<br />
bào, làm trọng lượng mô củ sắn tăng. Nếu môi trường là đẳng trương thì nước sẽ không di<br />
chuyển ra hay vào tế bào, làm trọng lượng mô củ sắn không thay đổi sau hai lần cân. Từ<br />
bài thực tập 1: áp suất thẩm thấu của tế bào bằng với áp suất thẩm thấu của dung dịch nào<br />
đẳng trương với môi trường nội bào, tức ta chọn mẫu có trọng lượng trước và sau khi cân<br />
bằng nhau. Mẫu đó sẽ ứng với nồng độ Cs xác định. Thay vào công thức: ψs = -RTCs, ta<br />
tìm được ψs.<br />
+ Trước hết ta pha các dung dịch 10ml có nồng độ từ 0M – 0,40M từ dung dịch mẹ 1M<br />
Phương pháp: Công thức pha loãng dung dịch: CV=C’V’ (dấu ‘ chỉ cho trạng thái lúc<br />
sau). Ta có: C=1M, V(dd đường ban đầu), C’ là các giá trị nồng độ cần pha (0M-0.40M), V’(dd<br />
đường cần pha) =<br />
<br />
10ml, v là thể tích nước thêm vào để pha loãng.<br />
<br />
Biến đổi: Ta có: V’ = V + v => v = V’ – V<br />