intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học tập, vui chơi và trí thông minh

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

121
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chơi đùa, một phần bản năng tự nhiên sớm hình thành từ trẻ nhỏ, bắt đầu từ những việc như việc tham gia vào các trò chơi, sáng tạo, những môn thể thao, hay những trò tiêu khiển khác. Trẻ em học hỏi, tiếp thu hiểu biết và các kĩ năng căn bản qua các cuộc chơi và các kinh nghiệm đơn giản hằng ngày. Trí thông minh là khả năng nhận thức, học tập, vận dụng hiểu biết, và các kĩ năng căn bản. Thực tế cho thấy: - Trẻ em không phân biệt chuyện vui chơi, học tập...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học tập, vui chơi và trí thông minh

  1. Học tập, vui chơi và trí thông minh. Chơi đùa, một phần bản năng tự nhiên sớm hình thành từ trẻ nhỏ, bắt đầu từ những việc như việc tham gia vào các trò chơi, sáng tạo, những môn thể thao, hay những trò tiêu khiển khác. Trẻ em học hỏi, tiếp thu hiểu biết và các kĩ năng căn bản qua các cuộc chơi và các kinh nghiệm đơn giản hằng ngày. Trí thông minh là khả năng nhận thức, học tập, vận dụng hiểu biết, và các kĩ năng căn bản. Thực tế cho thấy: - Trẻ em không phân biệt chuyện vui chơi, học tập và công việc. Đối với các em, sống là để chơi đùa và chơi đùa là để sống. - Trong quá trình chơi, trẻ học về thế giới của chúng, thu nhận thông tin bằng tất cả các giác quan qua việc tác động mọi thứ và những người quanh. - Trẻ nhỏ không suy nghĩ như những người lớn. Chúng suy nghĩ cụ thể, và chỉ thấy những gì ở trước mắt; khả năng suy luận của chúng dần được phát triển trong suốt thời thơ ấu. - Trẻ còn học bằng cách "bắt chước". Đó là bởi vì trẻ em thích thú khi thực hiện cùng một hoạt động, hát cùng một bài hát, hay đọc một quyển sách liên tục.
  2. - Có nhiều phương pháp học khác nhau. Mỗi cá nhân có một sự pha trộn giữa các yếu tố sức khỏe, khả năng, và tình trạng suy nhược để hợp lại phương pháp học tập cho mình. - Có nhiều cách để trở nên thông minh, và rất nhiều trong số đó không được kiểm chứng bởi tiêu chuẩn IQ. Tiến sĩ Howard Gardner đã nhận ra 8 kiểu mẫu trí thông minh: về ngôn ngữ, logic toán học, không gian, âm nhạc, động lực bản thân, giao tiếp, nội tâm và tự nhiên. - Trong suốt những năm tháng ấu thơ , các quan điểm hướng về việc học tập được hình thành sẽ chỉ dẫn cho trẻ sự thư thái trong cuộc sống của chúng -- Những đứa trẻ thường bị nói, “Không!” hay “Hãy cẩn thận!” có thể sẽ trở nên sợ hãi thế giới và chuyện học hành; những đứa trẻ bị thúc giục và gây sức ép để học tập có thể cảm thấy căng thẳng và khó chịu chuyện học hành. -- Những đứa trẻ được khuyến khích khám phá và làm những vệc thú vị từ đó học được cách thích thú việc học hành. oOo Một vài lời khuyên:
  3. Hãy là một người thầy tốt bằng cách theo dõi hành động của trẻ, nên lạc quan và kiên nhẫn: + Nếu trẻ tỏ ra không thích thú với một hoạt động nào đó, hãy để trẻ ngừng lại và tham gia vào một hoạt động khác. Điều đó có nghĩa là trẻ không sẵn sàng cho hoạt động đó. Khi trẻ đã sẵn sàng, trẻ sẽ có khả năng học tập nhanh chóng và dễ dàng hơn. Việc thúc giục một đứa trẻ sẽ gây ra nhiều tác hại hơn là có lợi. + Trước khi bạn từ chối cho trẻ tham gia một hoạt động nào đó, hãy tự hỏi bản thân mình xem liệu nó có gây tổn thương nếu trẻ bị dính bẩn, gây ồn ào, bừa bộn, hay sử dụng cái gì đó không đúng cách. Nếu điều đó là an toàn, hãy để trẻ thử khám phá, đặt câu hỏi. Đó là cách mà trẻ sẽ học về thế giới của mình. + Hãy để trẻ được tiếp xúc trực tiếp với những hoạt động: sở thú, bảo tàng, công viên, các buổi trình diễn nghệ thuật, các buổi hòa nhạc sống, v…v…Việc chủ động khám phá cái gì đó sẽ đem lại nhiều bài học quý giá cho trẻ hơn là thụ động đọc sách hay xem nó trên tivi. + Hãy kiên nhẫn nếu trẻ muốn bạn chỉ bảo một chuyện gì đó lặp đi lặp lại liên tục. Việc học là cần có thời gian, và trẻ học được từ những điều được nhắc lại. + Làm việc với những trẻ nhỏ trong những khoảng thời gian ngắn (mười lăm phút hay ít hơn).
  4. + Hãy cho trẻ thời gian để giải quyết vấn đề của mình. Nếu trẻ sớm thất bại, hãy nhận ra sự bối rối của trẻ và thể hiện sự tin tưởng của bạn vào khả năng của chúng, tránh tình trạng: “Mẹ (Bố) thấy con đang gặp trục trặc khi mặc quần soóc của mình. Con có nghĩ cởi nó ra sẽ tốt hơn không?” Nếu trẻ vẫn mắc phải vấn đề sau khi cố gắng, tất nhiên, bạn hãy giúp trẻ. + Hãy để trẻ tự làm những việc cho bản thân nếu chúng có thể. Thậm chí nếu bạn có thể làm nhanh hơn, hãy cứ để trẻ thử, và chỉ tỏ ý giúp đỡ nếu trẻ cầu cứu bạn. + Hãy có một thái độ nhiệt tình tới việc khám phá và thực hành các kĩ năng và ý tưởng mới. Thái độ lạc quan của bạn về việc học sẽ tác động đến trẻ. + Đôi khi, hãy để cho trẻ sáng tạo những trò chơi và các hoạt động khác nhau của riêng chúng. Trẻ có thể thực hành sáng tạo hay thử thách tốt hơn phù hợp với các năng lực và sở thích của chúng. + Tạo sự cân bằng giữa việc sử dụng thời gian để chơi của trẻ và thời gian nói chuyện với trẻ. Hãy tạo ra những khoảng thời gian có giới hạn cho trẻ để chúng chơi với bạn hay chơi một mình. + Hãy để trẻ mắc lỗi, và nói cho chúng biết mắc lỗi là như thế nào, đó cũng là một phần của quá trình học tập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2