Hội Chứng đau lưng
lượt xem 3
download
Lưng là bộ phận rất quan trọng của cơ thể. Vì vậy mà người ta thường dùng chữ “xương sống” theo nghĩa bóng như là một thành phần chính nâng đỡ cấu trúc của một tổ chức nào đó. Lưng đóng vai trò nâng đỡ cho hầu hết các hoạt động hàng ngày của ta, như đứng, ngồi, đi, khiêng vác,... Ðau lưng là một trong số những các bệnh chứng thường gặp nhất ở Mỹ và các nước công nghiệp hóa khác. Một số thống kê cho thấy khoảng 80% trong dân số bị đau lưng ít nhất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hội Chứng đau lưng
- Chứng đau lưng Lưng là bộ phận rất quan trọng của cơ thể. Vì vậy mà người ta thường dùng chữ “xương sống” theo nghĩa bóng như là một thành phần chính nâng đỡ cấu trúc của một tổ chức nào đó. Lưng đóng vai trò nâng đỡ cho hầu hết các hoạt động hàng ngày của ta, như đứng, ngồi, đi, khiêng vác,... Ðau lưng là một trong số những các bệnh chứng thường gặp nhất ở Mỹ và các nước công nghiệp hóa khác. Một số thống kê cho thấy khoảng 80% trong dân số bị đau lưng ít nhất là một lần trong đời, và và mỗi năm khoảng 14% bị đau lưng ít nhất là hai tuần. Ðây là nguyên nhân đứng hàng thứ năm trong số các nguyên nhân khiến bệnh nhân đi khám bệnh, và là nguyên nhân hàng đầu gây ra mất khả năng làm việc. Mỗi năm có một phần tư những người làm việc ở Hoa Kỳ bị đau lưng, và có tới 8% của những người này bị mất khả năng làm việc. Ðau lưng, thường gặp nhất là đau ở vùng thắt lưng (lower back pain) thường xảy ra nhất ở tuổi 20 đến 40, nhưng thường trầm trọng hơn ở người lớn tuổi. Những công việc thường gây ra đau lưng là những việc cần phải
- khiêng, cúi, với (reaching) và xoay người (twisting) thường xuyên. Nhiều nghiên cứu cho thấy đau lưng không liên quan đến giới tính, chiều cao, cân nặng. Dù rằng cơn đau lưng có thể làm cho ta rất khó chịu, 90% những người bị đau lưng sẽ hết đau một cách tự nhiên trong vòng bốn tuần, và chỉ có 5% bị đau kéo dài hơn ba tháng. Dù đau lưng (thường là lưng dưới) rất thường gặp, nhưng mỗi người đau mỗi kiểu khác nhau, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến cách điều trị có thể khác nhau và khả năng hết đau cũng như thời gian lành bệnh có thể khác nhau. Tại sao đau lưng? Ðau lưng dưới thường gặp vì đây là một bộ phận có nhiều chức năng và liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể. Các chức năng chính của lưng dưới là: -Bảo vệ tủy sống. -Nơi bám của nhiều bắp thịt để nâng đỡ xương sống. Giúp cơ thể đi, đứng, ngồi, nghiêng xoay người.
- Cột sống cấu tạo bởi sự chồng lên nhau của các đốt xương rỗng bên trong gọi là đốt xương sống. Ðệm giữa các đốt xương sống này là các đĩa sụn để giảm chấn động vào các đốt xương sống. Tủy sống chạy trong lõi của các đốt xương sống mang những tín hiệu từ não đến phần còn lại của cơ thể. Các dây thần kinh của phần dưới cơ thể nối với tủy sống qua các đường ống đi ra từ giữa các đốt xương sống. Ðể giữ cho xương sống đứng vững là các bắp thịt và dây chằng chằng nối cột sống với các phần khác của cơ thể như là các kèo nối vào cột chính của một căn nhà. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng. Tuy nhiên, nói chung ta có thể chia ra làm ba nhóm chính là: -Các bệnh của xương khớp và bắp thịt liên quan đến xương sống. -Các bệnh của cột sống. -Ngoài ra tổn thương các bộ phận ở gần vùng lưng cũng góp phần làm lưng đau. Ðau lưng có thể xuất hiện sau khi nâng một vật nặng hay một cử động bất ngờ nào đó ảnh hưởng đến vùng lưng. Tuy nhiên, hầu hết các cơn đau xảy ra mà không có nguyên nhân nào rõ rệt. Chỉ cần một cử động đơn giản nào đó tạo ra áp lực lên vùng lưng cũng có thể khởi động một cơn đau lưng.
- (Phần 2) Dù rằng cơn đau lưng có thể làm cho ta rất khó chịu, 90 phần trăm những người bị đau lưng sẽ hết đau một cách tự nhiên trong vòng bốn tuần, và chỉ có 5 phần trăm bị đau kéo dài hơn ba tháng. Dù đau lưng (thường là lưng dưới) rất thường gặp, nhưng mỗi người đau mỗi kiểu khác nhau, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến cách điều trị có thể khác nhau và khả năng hết đau cũng như thời gian lành bệnh có thể khác nhau. Các nguyên nhân chính của chứng đau lưng là: Các bệnh xương khớp và bắp thịt Hầu hết các cơn đau lưng gây ra bởi các tổn thương nhẹ đến một số các bắp thịt cũng như phần bao bọc của bắp thịt, dây chằng, và các khớp ở vùng lưng. Các yếu tố khác có thể góp phần làm lưng đau bao gồm tư thế không đúng (ví dụ ngồi ẹo qua ẹo lại), chân cao chân thấp, bắp thịt vùng lưng bị suy yếu, thiếu dưỡng khí đến vùng thắt lưng do hút thuốc, các yếu tố tâm thần và xã hội như bị căng thẳng...
- Ðau lưng do tổn thương của phần bao quanh bắp thịt (myofascia) thường bắt đầu từ từ, vùng đau không rõ rệt, bị nặng lên khi nghỉ ngơi hay ngồi. Loại đau này thường đi kèm với sự cứng đơ ở vùng lưng làm cử động khó khăn. Các bắp thịt và khớp vùng lưng dưới có thể rất nhạy cảm với đau, nhất là phần cuối của xương sống. Một tình trạng khác liên quan đến sự đau ở các khớp gọi là fibromyalgia cũng có thể gây ra triệu chứng đau tương tự. Ðau lưng đi kèm với đau và tê ở chân, thường được gọi là “đau thần kinh tọa” (sciatica) có thể do co thắt bắp thịt, tổn thương các dây chằng, viêm sưng bao khớp (bursitis). Do đó chỉ có triệu chứng “đau thần kinh tọa” không thể giúp phân biệt chính xác đau là do bắp thịt hay do thần kinh bị thật sự bị tổn thương do các đốt xương sống bị tuột ra khỏi vị trí của nó và cấn vào thần kinh (herniated disc). Các bệnh của cột sống Cột sống là phần xương ở lưng giúp nâng đỡ cả cơ thể chúng ta. Những xương này rỗng ở giữa tạo thành một cái ống để cho nhiều thần kinh quan trọng từ cuống não xuống chạy luồn trong đó. Một số bất thường của cột sống có thể gây ra đau lưng là trượt đốt sống (spondylolisthesis), thoát vị đĩa sống (herniated disc), và hẹp ống
- xương sống ở phần thắt lưng (lumbar spinal stenosis). Các bất thường này thường ít xảy ra hơn đau lưng do cơ xương. Hiếm hoi, đau lưng có thể gây ra bởi các tình trạng nguy hiểm như nhiễm trùng, gãy xương sống, u bướu, hoặc tổn thương của phần cuối cột sống (cauda equina syndrome - rối loạn thần kinh gây ra liệt, tiêu tiểu không kiểm soát được và đau lưng). -Trượt đốt sống (spondylolisthesis) là khi một đốt xương sống bị trượt ra phía trước so với các đốt xương sống khác. Tình trạng này xảy ra bởi áp lực trên phần dưới của xương sống. Nó có thể gây ra đau lưng và đau thần kinh tọa (sciatica), tuy nhiên, đôi khi nó không gây ra triệu chứng gì cả và chỉ được chẩn đoán khi tình cờ bệnh nhân được chụp X quang. -Thoát vị đĩa sống (herniated disc). Ðĩa sống là bộ phận chêm giữa các đốt xương sống bao gồm phần chắc ở bên ngoài và phần cùi mềm như gel ở bên trong. Chúng là phần đệm giữa các đốt xương sống. Khi bị mòn rách, các đĩa này có thể bị thoát (ra khỏi) vị (trí bình thường của chúng), cấn vào các thần kinh chạy trong phần rỗng ở giữa của chúng (các đĩa sống và đốt xương sống rỗng ở giữa và chồng lên nhau tạo thành một ống để cho thần kinh chạy bên trong) gây viêm, đau, cảm giác tê buốt của thần kinh, mà ta thường gọi là đau thần kinh tọa.
- -Ðau thần kinh tọa (sciatic pain) thường đi kèm bởi cảm giác khó chịu như kiến hay sâu bò, kim châm, bỏng rát. Ðau thần kinh tọa thường bị nặng lên khi ho, gắng sức, đứng hay ngồi ở một tư thế kéo dài. Ðau thường giảm khi nằm xuống. Ðau lan xuống cẳng chân thường liên quan đến thần kinh bị cấn hơn là đau chỉ lan tới mông và đùi. -Hẹp ống xương sống ở phần thắt lưng (lumbar spinal stenosis) thường do viêm xưng của các đĩa sống đã bị tổn thương, và thường xảy ra ở người lớn tuổi. Ðau do hẹp ống sống thắt lưng thường chạy từ lưng xuống mông, đùi và cẳng chân (thường là) cả hai bên. Nó có thể làm cho bệnh nhân phải đi cà nhắc và bị yếu cả hai chân. Ðau thường nặng lên khi phần dưới xương sống bị duỗi ra (như khi đứng hay đi bộ) và giảm đi khi lưng cong lại (như khi ngồi, cúi, nghiêng người về phía trước). Các tổn thương của các cơ quan gần vùng thắt lưng Ngoài các thành phần của chính cột xương sống, cạnh đó cũng có các cơ quan lân cận cũng có thể đóng một vai trò vào sự đau lưng. Ví dụ như: -Hai trái thận nằm ngay dưới xương sườn hai bên xương sống. -Hai niệu quản dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang (bọng đái) chạy song song hai bên cột sống.
- -Tử cung, hai buồng trứng, một phần của ruột non và ruột già cũng nằm gần vùng lưng dưới. -Ngay cả động mạch chính của cơ thể (gọi là động mạch chủ-aorta) cũng chạy xuống vùng lưng dưới. Tổn thương của bất kỳ cơ quan nào trong số này cũng có thể góp phần vào việc lưng bị đau. Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hội chứng đau thắt lưng hông - TS. Nguyễn Trọng Hùng
21 p | 358 | 48
-
Những cách thông dụng chữa đau lưng
5 p | 127 | 22
-
Hội chứng đau thắt lưng (Kỳ 1)
5 p | 174 | 22
-
Hội chứng đau thắt lưng (Kỳ 2)
5 p | 147 | 20
-
CHỨNG ĐAU LƯNG NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ CHỮA TRỊ
2 p | 168 | 20
-
Hội chứng đau thắt lưng (Kỳ 3)
7 p | 140 | 17
-
Nguyên tố vi lượng có gây hội chứng đau lưng?
5 p | 138 | 15
-
Phòng và trị chứng đau lưng
5 p | 116 | 14
-
Nguyên nhân và cách phòng và trị chứng đau lưng
7 p | 136 | 14
-
Hiệu quả cải thiện tầm vận động và chức năng sinh hoạt hàng ngày của “Độc hoạt thang” trong điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoái hóa cột sống thắt lưng
9 p | 28 | 6
-
Giảm đau lưng bằng cách cực đơn giản
5 p | 73 | 6
-
Tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày của điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt, bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị hội chứng thắt lưng hông
5 p | 7 | 5
-
Hiệu quả giảm đau và cải thiện vận động cột sống thắt lưng của uyển hoài châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông
4 p | 37 | 3
-
Hội chứng thắt lưng chậu
5 p | 97 | 3
-
Sóng cao tần xung (PRF) tác động hạch rễ lưng điều trị hội chứng đau kiểu rễ thắt lưng cùng
8 p | 10 | 3
-
Hiệu quả điều trị đau của điện nhĩ châm trên người bệnh có hội chứng thắt lưng hông do thoái hóa cột sống
4 p | 12 | 3
-
Hiệu quả giảm đau và cải thiện tầm vận động cột sống thắt lưng của bài thuốc Bổ Cân thang kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân có hội chứng thắt lưng hông
6 p | 11 | 3
-
Đánh giá tác dụng điều trị của cao lỏng Hoạt lạc chỉ thống điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoái hóa cột sống
6 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn