intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội chứng hạch to (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

103
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đại cương. Trong cơ thể có khoảng 500 - 600 hạch. Hệ thống hạch bạch huyết nằm rải rác khắp cơ thể từ những vùng sâu trong trung thất, ổ bụng, dọc theo các động mạch, tĩnh mạch lớn đến vùng ngoại vi như cổ, nách, bẹn. + Cấu trúc hạch lymphô gồm 2 vùng: - Vùng vỏ: chứa các nang lymphô tròn, phía ngoài là lymphocyte dày đặc sẫm màu. Phía giữa là vùng trung tâm mầm chứa các lymphoblaste xếp thưa hơn, sáng hơn. Các xoang vỏ ngoại vi dưới bao tiếp nhận bạch huyết đi tới, qua xoang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội chứng hạch to (Kỳ 1)

  1. Hội chứng hạch to (Kỳ 1) 1. Đại cương. Trong cơ thể có khoảng 500 - 600 hạch. Hệ thống hạch bạch huyết nằm rải rác khắp cơ thể từ những vùng sâu trong trung thất, ổ bụng, dọc theo các động mạch, tĩnh mạch lớn đến vùng ngoại vi như cổ, nách, bẹn. + Cấu trúc hạch lymphô gồm 2 vùng: - Vùng vỏ: chứa các nang lymphô tròn, phía ngoài là lymphocyte dày đặc sẫm màu. Phía giữa là vùng trung tâm mầm chứa các lymphoblaste xếp thưa hơn, sáng hơn. Các xoang vỏ ngoại vi dưới bao tiếp nhận bạch huyết đi tới, qua xoang trung gian tới xoang tủy. - Vùng tủy: cấu tạo bởi các dây tủy chứa các lymphocyte, ở giữa chúng thành xoang được cấu tạo bởi một lớp tế bào liên võng và tế bào thực bào cố định.
  2. + Hạch bạch huyết có chức năng chính là sản xuất các tế bào lymphô đảm nhận chức năng miễn dịch và thanh lọc các vật lạ như vi khuẩn ... xâm nhập vào cơ thể qua đường bạch huyết, bảo vệ cơ thể. Bình thường hạch bạch huyết ngoại vi rất nhỏ và mềm, bằng các phương pháp lâm sàng không phát hiện được; chỉ khi có bệnh, các hạch bạch huyết mới s- ưng to lên và có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được. 2. Khám lâm sàng. 2.1. Nguyên tắc: Khi thăm khám lâm sàng hệ thống hạch bạch huyết ngoại vi cần tuân thủ các nguyên tắc chính sau : + Thăm khám có hệ thống từ vùng đầu cổ tới vùng bẹn, khoeo chân. + Kết hợp vừa nhìn ,vừa sờ nắn và hỏi. + Các cân, cơ của người bệnh ở vùng định khám phải ở tư thế chùng. + Không được dùng một ngón tay để sờ nắn mà phải dùng nhiều ngón mới phát hiện được chính xác tính chất của các hạch. 2.2. Các vị trí hạch ngoại vi cần thăm khám: Khi có bệnh thì hạch bạch huyết ngoại vi thường sưng to ở các vị trí sau:
  3. + Vùng chẩm, trước và sau tai, cạnh xương chũm. + Vùng dọc theo bờ trước và sau cơ ức- đòn- chũm. + Vùng dưới hàm, dưới cằm. + Vùng hố trên đòn và dưới đòn. + Vùng hố nách. + Vùng khuỷu tay dọc theo bờ trong cơ nhị đầu. + Vùng bẹn. - Vùng khoeo chân. Hạch sâu: hạch trung thất, trong ổ bụng, dọc theo động mạch chủ bụng... chỉ phát hiện được bằng các biện pháp cận lâm sàng (X quang, lymphography, CT, siêu âm, cộng hưởng từ...) hoặc mổ thăm dò. 2.3. Các tính chất của hạch cần phát hiện qua thăm khám lâm sàng: * Vị trí hạch: + Hạch vùng sau cơ ức- đòn- chũm: thường là hạch lao... + Hạch sau tai, xương chũm: di căn K vòm...
  4. + Hạch hố thượng đòn: Hodgkin, lao, di căn K phế quản, K dạ dày (thượng đòn trái)... + Hạch bẹn: bệnh hoa liễu... * Số lượng hạch: + Lúc đầu ít hạch, sau nhiều và lan rộng: hạch Hodgkin, u lymphô ác tính non - Hodgkin... + Hạch nhiều ngay từ đầu: bệnh bạch cầu lymphô cấp , mạn... * Kích thước hạch: - Hạch nhỏ như hạt đỗ xanh: hạch thể tạng... - Hạch to bằng quả nhót, quả quýt hay to hơn thường là hạch ác tính. * Mật độ hạch: + Hạch mềm: viêm cấp, lao... + Hạch nhũn: đang hoá mủ, bã đậu. + Hạch chắc: bệnh bạch cầu, Hodgkin, non-Hodgkin (NHL) + Hạch rắn: di căn K.
  5. + Hạch lao: mật độ các hạch không đồng đều, cái thì rắn chắc (vôi hoá, xơ hoá), cái thì mền (viêm lao), cái thì nhũn (bã đậu). * Mức độ di động: + Hạch di động dễ dàng: hạch viêm mãn, hạch thể tạng, hạch bệnh bạch cầu, Hodgkin, u lymphô ác tính non- Hodgkin... + Hạch kém di động: do dính vào da (bệnh u lymphô ác tính non - Hodgkin), do dính vào tổ chức dưới da (hạch K di căn, bệnh Hodgkin, u lymphô ác tính non Hodgkin...), do dính vào nhau thành một khối (hạch Hodgkin, u lymphô ác tính non- Hodgkin, hạch lao...). * Đau: + Đau tăng khi sờ nắn (hạch viêm cấp), đau tự nhiên và đau tăng về đêm (hạch ác tính, di căn). + Không đau: hạch thể tạng, viêm mãn, bệnh bạch cầu, hạch ác tính thời kỳ đầu... * Sự biến đổi da phủ ngoài hạch: Chú ý các tính chất: nóng, hồng đỏ (hạch viêm cấp), tím đỏ (bệnh u lymphô ác tính non - Hodgkin), loét, lỗ dò, sẹo (lao, giang mai, hạ cam...).
  6. * Sự phát triển của hạch: + Nhanh hay chậm: hạch ác tính thường phát triển nhanh, hạch lành tính thường phát triển chậm. + Thành từng đợt hay liên tục: hạch của bệnh Hodgkin thường phát triển thành từng đợt kèm theo các triệu chứng toàn thân. + Mối liên quan với các triêu chứng toàn thân khác như: sốt, gầy sút cân, mồ hôi trộm, ngứa, chảy máu, thiếu máu, gan lách to...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2