intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội chứng hạch to (Kỳ 2)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

92
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thao tác khám hạch vùng đầu, cổ: Bệnh nhân ngồi đối diện với thầy thuốc, đầu quay sang một bên. Một tay thầy thuốc đặt lên đỉnh đầu người bệnh để giữ cho đầu đúng tư thế, tay khác lần lượt sờ nắn: vùng chẩm, quanh xương chũm, trước tai, sau tai, dọc theo bờ trước, bờ sau cơ ức- đòn- chũm, hố thượng đòn, vùng dưới cằm, dưới hàm. Chú ý khi khám hạch vùng dưới cằm, dưới hàm thì đầu bệnh nhân phải hơi cúi xuống để chùng cơ cổ, ngón tay cái của thầy thuốc tựa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội chứng hạch to (Kỳ 2)

  1. Hội chứng hạch to (Kỳ 2) 2.4. Thao tác khám hạch vùng đầu, cổ: Bệnh nhân ngồi đối diện với thầy thuốc, đầu quay sang một bên. Một tay thầy thuốc đặt lên đỉnh đầu người bệnh để giữ cho đầu đúng tư thế, tay khác lần lượt sờ nắn: vùng chẩm, quanh xương chũm, trước tai, sau tai, dọc theo bờ trước, bờ sau cơ ức- đòn- chũm, hố thượng đòn, vùng dưới cằm, dưới hàm. Chú ý khi khám hạch vùng dưới cằm, dưới hàm thì đầu bệnh nhân phải hơi cúi xuống để chùng cơ cổ, ngón tay cái của thầy thuốc tựa lên phía má, bốn ngón còn lại móc sâu vào vùng dưới hàm, dưới cằm tìm hạch. Người thầy thuốc phải vừa sờ nắn tìm hạch và xác định các tính chất của hạch, vừa nhìn xem da phía ngoài hạch có biến đổi gì không, vừa hỏi xem sự phát triển của hạch như thế nào... 2.5. Khám hạch hố nách: Bệnh nhân ngồi hoặc đứng đối diện với thầy thuốc và xoay nghiêng 450. Thầy thuốc dùng một tay cầm lấy cổ tay người bệnh và dạng ra tạo một góc nách
  2. khoảng 600 - 900; sau đó để bàn tay còn lại áp sát vào hố nách, dùng các ngón tay day tìm hạch và phát hiện các tính chất của hạch. Bệnh nhân cũng có thể để hai tay lên đầu, thầy thuốc ngồi hoặc đứng đối diện và dùng hai tay sờ nắn hai hố nách tìm hạch. 2.6. Khám hạch khuỷu tay, bờ trong cơ nhị đầu: Bệnh nhân đứng hoặc ngồi đối diện với thầy thuốc, tay duỗi và ngửa. Thầy thuốc một tay cầm cổ tay bệnh nhân, tay kia lần lượt sờ nắn vùng mỏm trên ròng rọc, mỏn trên lồi cầu và dọc theo bờ trong cơ nhị đầu cánh tay. Chú ý ở đây cần phân biệt với u dây thần kinh trụ gặp trong bệnh phong, trường hợp này dây thần kinh trụ sờ như một dây thừng, các u như các nút thắt trên dây đó và bàn tay co quắp hình vuốt trụ. 2.7. Thao tác khám hạch tư thế bệnh nhân nằm: + Khám hạch vùng bẹn: - Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. - Thầy thuốc đứng bên phải hoặc bên trái, tay trái bộc lộ vùng khám tay, phải lần lượt nắn vùng nếp bẹn và vùng tam giác Scarpar tìm hạch.Khám từng bên một. + Khám hạch vùng khoeo chân:
  3. - Bệnh nhân nằm ngửa, khám bên nào thì chân bên đó co lại tạo một góc 1200 ở khoeo. -Thầy thuốc một tay giữ cẳng chân bệnh nhân, tay kia sờ nắn khoeo chân tìm hạch (phải sờ toàn bộ vùng trám khoeo). 3. Các biện pháp cận lâm sàng. Các biện pháp cận lâm sàng thường chỉ áp dụng để phát hiện các hạch nằm ở vùng sâu trong cơ thể như: hạch trung thất, ổ bụng... 3.1. Chụp X quang (XQ): thường chụp phổi và trung thất. Cần chụp cả tư thế thẳng và nghiêng. Có thể chụp XQ xương ở những vùng có đau xương nhiều để tìm các hình ảnh: u xương, khuyết xương, loãng xương có thể gặp trong một số bệnh lý hạch. 3.2. Chụp cắt lớp điện toán (CT): Thường sử dụng khi trên phim X quang thường nghi ngờ có hạch trung thất, hoặc để phát hiện các hạch trong ổ bụng, hoặc di căn não... 3.3. Chụp bạch mạch (lymphography): Chụp bạch mạch có thể phát hiện phần lớn các hạch sâu ở tứ chi, ở dọc theo động-tĩnh mạch chủ. Đây là một thủ thuật cần phải làm để xác định giai đoạn lâm sàng đối với bệnh Hodgkin và bệnh u lymphô ác tính non- Hodgkin.
  4. 3.4. Siêu âm: Thường dùng siêu âm để phát hiện và chẩn đoán phân biệt hạch trong ổ bụng với u các tạng khác. 3.5. Chọc hạch làm hạch đồ: Là một biện pháp dễ làm và rất có giá trị để xác định bệnh lý hạch to. + Hạch đồ bình thường: 90 - 98% lymphocyte < 3% lymphoblaste và prolymphocyte < 1% tế bào lưới võng < 4% monocyte và tổ chức bào < 2% plasmoblaste và plasmocyte Ngoài ra còn có thể có một số rất ít bạch cầu trung tính, toan tính do máu ngoại vi lẫn vào khi chọc hạch. + Hạch đồ bệnh lý : - Nhiều bạch cầu trung tính, bạch cầu trung tính thoái hoá, đại thực bào: gặp trong hạch viêm cấp.
  5. - Có tế bào Langhangs, tế bào dạng biểu mô (bán liên), chất bã đậu gặp trong hạch lao. - Có tế bào Sternberg, cùng với các tế bào N, E, tương bào, các tế bào lymphô: thường gặp trong bệnh Hodgkin. - Nhiều plasmoblaste, plasmocyte bất thường: gặp trong bệnh Kahler - Nhiều tế bào lymphoblaste quái dị: bệnh u lymphô ác tính non- Hodgkin - Nhiều leucoblaste gặp trong bệnh bạch cầu cấp - Có từng cụm tế bào hình thái bất thường (không phải là tế bào của hạch) gặp trong bệnh di căn K... 3.6. Sinh thiết hạch: Sinh thiết hạch là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán quyết định bệnh lý hạch, nhất thiết phải làm khi hạch đồ không cho hình ảnh điển hình. 3.7. Xét nghiệm huyết thanh học: Cần làm xét nghiệm huyết thanh học khi nghi ngờ hạch của bệnh truyền nhiễm, hoa liễu như: HIV (AIDS), BW (giang mai), PPD (tăng bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm)...
  6. Tóm lại: thăm khám hệ thống hạch bạch huyết là một việc làm bắt buộc của người thầy thuốc khi khám bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân nghi ngờ bị bệnh máu, bệnh truyền nhiễm, ung thư hoặc các bệnh nhi ... Cần phải khám một cách hệ thống và kỹ lưỡng mới phát hiện được hạch và các tính chất của nó nhất là khi bệnh mới ở giai đoạn khu trú và hạch còn nhỏ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2