intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội chứng mất nhận thức khuôn mặt

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mất nhận thức khuôn mặt (prosopagnosia) là chứng bệnh mà bệnh nhân không thể nhận ra gương mặt của bất cứ ai, kể cả người thân trong gia đình và ngay bản thân mình! Theo kết quả những nghiên cứu mới nhất, căn bệnh này đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Chỉ riêng ở Anh đã có khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh với các mức độ khác nhau. Nhiều người mắc mà không biết Khuôn mặt là tấm gương phản chiếu tâm hồn - ông tổ y học Hy Lạp cổ đại Hipocrate đã...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội chứng mất nhận thức khuôn mặt

  1. Hội chứng mất nhận thức khuôn mặt Mất nhận thức khuôn mặt (prosopagnosia) là chứng bệnh mà bệnh nhân không thể nhận ra gương mặt của bất cứ ai, kể cả người thân trong gia đình và ngay bản thân mình! Theo kết quả những nghiên cứu mới nhất, căn bệnh này đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Chỉ riêng ở Anh đã có khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh với các mức độ khác nhau. Nhiều người mắc mà không biết Khuôn mặt là tấm gương phản chiếu tâm hồn - ông tổ y học Hy Lạp cổ đại Hipocrate đã tuyên bố như thế. Nhưng thực tế không ít người trong chúng ta không hề có khả năng nhận biết khuôn mặt của những người xung quanh, bởi với họ tất cả chỉ là một mảng nhọ có màu sắc. Barky Wanwright, 54 tuổi, kể: “Ngay từ khi còn nhỏ tôi đã không có bạn bè. Giao tiếp với những đứa trẻ khác là điều không thể vì vừa biết người đó thì chỉ lát sau tôi đã không nhận ra họ. Nhiều người bảo là quen tôi và biết rất rõ về tôi nhưng tôi lại không nhớ được họ là ai. Thậm chí có lần mẹ tôi gặp tôi ngoài phố và nói chuyện với tôi suốt 5 phút nhưng tôi không nhận ra bà là mẹ mình!”. Các chuyên gia tâm thần và tâm lý học chẩn đoán Barky bị suy yếu tinh thần hay mắc chứng tự kỷ nhẹ. Nhưng Barky lại có chỉ số IQ khá cao. Anh là một kỹ sư hóa có tiếng, đã lấy vợ và có 2 con. Cách đây 3 năm, tình cờ Barky mới có cơ hội
  2. khám phá căn nguyên vấn đề của mình khi đọc bài báo trên một tạp chí y khoa nói về hội chứng MNTKM. Theo nội dung bài báo, một bác sĩ tâm lý trị liệu người Mỹ tên là Oliver Sacks đã cho xuất bản cuốn sách gây chấn động dư luận mang tên Người đàn ông nhầm mũ với vợ (The man who mistook his wife for a hat). Trong đó, tác giả đã mô tả khá nhiều trường hợp bệnh nhân mắc phải những triệu chứng kỳ lạ: tuy không hề có khuyết tật thị giác cũng như khả năng ghi nhớ nhưng có những người không thể phân biệt được các khuôn mặt người. Thậm chí một số trường hợp bệnh nặng đến nỗi không phân biệt được đồ vật với khuôn mặt người thân. Cuốn sách đã giúp cả thế giới biết nhiều hơn đến chứng bệnh MNTKM. Cũng từ đó, hàng loạt nghiên cứu khoa học bắt đầu diễn ra, tập trung chủ yếu vào việc lý giải chứng bệnh lạ lùng này. Hóa ra, những người mắc bệnh như Barky không hiếm. Kết quả nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia thần kinh học Đức cho thấy: hội chứng MNTKM xảy ra với tỷ lệ khá cao, chiếm khoảng 2,5% dân số thế giới. Chỉ riêng ở Anh cũng đã thống kê được có khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh với các mức độ khác nhau và các kiểu dạng khác nhau. Thông thường, những người khổ sở vì hội chứng này vẫn nỗ lực che giấu bệnh, thậm chí với cả bản thân. Chính GS. Grunter cũng thuộc số này - ông đóng kịch hoàn hảo tới
  3. mức mãi sau 20 năm hôn nhân vợ ông mới phát hiện ra sự thật: chồng mình không hề có khả năng nhận biết gương mặt vợ. Nguyên nhân do đâu? Chỉ vài năm gần đây, khoa học mới xem chứng MNTKM là một vấn đề lớn trong y học bởi các báo cáo cho thấy ngày càng phát hiện nhiều người mắc. Tận lúc này các nghiên cứu về căn bệnh vẫn rất hiếm hoi. “Trước đó, nhiều bác sĩ không hề biết đến nó - GS. Grunter nói - Từ prosopagnosia không được dạy cho các sinh viên trường y. Ai cũng nghĩ chấn thương sọ não là thủ phạm duy nhất gây ra căn bệnh còn người mắc thì được gán cho các cụm từ đãng trí, bất cẩn, vô tâm…”. Mới đây nhất, trong công trình nghiên cứu đầu tiên về chứng bệnh này đăng trên tập san The American Journal of Medical Genetics số tháng 7, các nhà khoa học đã có thêm những khám phá quan trọng về căn bệnh. Họ phát hiện ra
  4. rằng đây là một căn bệnh do bẩm sinh, một dạng rối loạn phát triển và có tính chất di truyền. Giáo sư Khoa Thần kinh Đại học London Brad Duchaine - trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: 50% trong các trường hợp mắc chứng MNTKM là do yếu tố gen. Chứng cứ là những nạn nhân của hội chứng này thường có tối thiểu một người thân cũng mắc bệnh và các nghiên cứu đã nhận thấy có sự biến đổi trong một gen đơn lẻ giữa các thế hệ. Phiên bản biến thể gen mạnh tới mức, nếu chỉ bố hoặc mẹ là nạn nhân của hội chứng MNTKM thì xác suất con mắc bệnh cũng lên tới 50%. Theo GS. Duchaine, năng lực nhận biết khuôn mặt xuất hiện ngay khi đứa trẻ mới chào đời. Đó là năng lực đã được hình thành trong quá trình tiến hóa - yếu tố cho phép tổ tiên của loài người phân biệt bạn bè với kẻ thù. Thế nhưng chức năng này có thể bị rối loạn nếu như gen khuyết tật lộ diện ngay từ tuổi phôi thai và dẫn đến thiểu năng phát triển địa bàn não bộ liên quan đến khả năng phân biệt gương mặt. “Thông thường, khi nhìn gương mặt ai đó, các xung động thần kinh tiếp cận trung tâm đảm trách thị lực trong não bộ. Tại đó diễn ra quá trình “tự vẽ lại” những gì bản thân đã chứng kiến đồng thời so sánh khuôn mặt vừa nhìn thấy với những gì đã mã hóa trước đó trong trí nhớ và quyết định liệu chúng ta đã nhìn thấy gương mặt đó hay chưa. Nhưng đối với những cá nhân mà quá trình đó diễn ra không bình thường, trung tâm thu nhận và phân tích - tổng hợp tín hiệu trong não bộ bị rối loạn thì tất cả các
  5. gương mặt đều như nhau, giống như những hạt cát vậy” - GS. Duchaine giải thích. Hiện nay y khoa vẫn chưa có cách nào để trị bệnh hay làm giảm thiểu triệu chứng cho những bệnh nhân bị mắc hội chứng này
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2