intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 6+7)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

100
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có cách ăn uống như thế nào để có thể giúp ngừa được bệnh tiểu đường hay không? (Phan, Vy, Van Anh) -Vì sợ bị tiểu đường nên tôi ăn ít đi, nhưng có người lại bảo cần phải ăn nhiều lần, mỗi lần một ít. Sự thật, như thế nào mới là đúng? (Linh) -Bị tiểu đường có được ăn đường không? Và nên ăn mấy lần một ngày? Có nên nhịn chỉ ăn một hai lần mỗi ngày hay không? -Tôi có đọc bài báo “Sống Vui Với Bệnh Tiểu Ðường” của bác sĩ trên website của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 6+7)

  1. Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 6+7) Hỏi: -Có cách ăn uống như thế nào để có thể giúp ngừa được bệnh tiểu đường hay không? (Phan, Vy, Van Anh) -Vì sợ bị tiểu đường nên tôi ăn ít đi, nhưng có người lại bảo cần phải ăn nhiều lần, mỗi lần một ít. Sự thật, như thế nào mới là đúng? (Linh) -Bị tiểu đường có được ăn đường không? Và nên ăn mấy lần một ngày? Có nên nhịn chỉ ăn một hai lần mỗi ngày hay không? -Tôi có đọc bài báo “Sống Vui Với Bệnh Tiểu Ðường” của bác sĩ trên website của báo Người Việt, bài rất bổ ích và lý thú. Tuy nhiên, tôi nghĩ đa số các bệnh nhân tiểu đường cần biết chi tiết hơn về các ăn uống, thể dục thể thao, và cách uống thuốc, chắc bác sĩ thế nào cũng viết về các vấn đề này? (Tân, Texas) -Tôi vừa mới bị tiểu đường. Nghe nói nếu ăn uống đúng cách và tập thể dục siêng năng thì có thể khỏi uống thuốc. Có đúng như vậy không? Cần
  2. ăn uống như thế nào và tập thể dục như thế nào? Mỗi ngày tập bao nhiêu lâu? (Hùng, Nam, bà Phấn) -Tôi bị tiểu đường, nghe nói cần tập thể dục, nhưng đôi khi trong lúc đang tập thể dục, tôi bị choáng váng muốn té. Như vậy có nguy hiểm không? Và tôi có nên tập thể dục nữa hay không? Làm sau để tránh việc bị choáng váng lúc tập thể dục? (Anh) -Tôi nghe nói mập thì dễ bị tiểu đường, nếu giảm cân, có giúp giảm bệnh tiểu đường hay không? Ngoài ra có cách nào khác giúp phòng bệnh này hay không? Có cách nào để biết trước mình sẽ bị tiểu đường để tìm cách đề phòng hay không? (Hung, Brian) -Trong bài viết vừa rồi, bác sĩ có nói bệnh nhân dùng củ mài (củ hoài sơn), có thể giúp kiểm soát đường trong máu rất tốt. Xin cho biết mua củ đó ở đâu? (Amy Luong) Đáp: Bệnh nhân tiểu đường nên ăn uống thế nào?
  3. Ăn uống đúng cách có thể giúp giảm cân, duy trì mức đường trong máu vừa phải, hạ cholesterol trong máu và cải thiện huyết áp. Cách ăn uống có thể hơi khác giữa tiểu đường loại 1 và loại 2. Các nguyên tắc chính mà bệnh nhân tiểu đường cần chú ý là: -Duy trì cân nặng vừa phải. -Giảm sự gia tăng mức đường máu sau khi ăn. -Thực hiện các nguyên tắc dinh dưỡng lành mạnh. -Ăn uống điều độ, vào những giờ cố định. -Biến các nguyên tắc ăn uống thích hợp thành thói quen, luôn duy trì và cải thiện các thói quen tốt Thực hiện các nguyên tắc dinh dưỡng lành mạnh Các nguyên tắc dinh dưỡng chung là cân bằng, đa dạng và vừa phải. Hoa Kỳ đã cập nhật hướng dẫn về dinh dưỡng cho người Mỹ lần chót là năm 2005, sau lần cập nhật trước đó13 năm. (Xin chú ý: Hướng dẫn này là cho tất cả mọi người chứ không chỉ cho các bệnh nhân tiểu đường.) Trong lần cập nhật cuối cùng (cho đến nay) này, một số khái niệm mới đã được
  4. thêm vào hoặc nhấn mạnh. Ðó là các khái niệm: hoạt động, cá nhân hóa, và cải thiện một cách từ từ. 1. Dinh dưỡng như thế nào là cân bằng? Thành phần nào cũng cần và cần cân bằng: Rau quả, các loại hạt (cốc), chất bột đường (carbohydrates), chất đạm và chất béo. Trong mỗi thành phần, cũng cần có sự cân bằng. Thí dụ: trong các loại hạt, cần cân bằng giữa nhóm đã xay sạch cám (fine grains) với hạt thô (whole grains-còn cám, như gạo lức, bánh mì đen). Nói chung, chất bột đường (carbohydrates) nên chiếm tỉ lệ khoảng 55- 60%, trong đó, các loại hạt chưa xay (whole grains) nên chiếm ít nhất là phân nửa, chất béo nên chiếm dưới 30%, trong đó hầu hết nên là chất béo bão hòa (monounsaturated or polyunsaturated). Một cách đơn giản, dầu olive, dầu canola là vài trong số các loại chất béo không bão hòa, và do đó tương đối tốt cho sức khỏe chất đạm nên chiếm chỉ khoảng 12 đến 20%. Tùy theo loại tiểu đường và từng trường hợp cụ thể, các chuyên viên dinh dưỡng sẽ hướng dẫn các công thức ăn uống chi tiết hơn
  5. Thức nào tốt nhiều thì dùng nhiều hơn, tốt ít thì dùng ít (chứ không phải cứ nghe nói “tốt” thì chỉ dùng một thứ đó, còn nghe nói “xấu” - hay đúng hơn, là “không tốt lắm” - thì tuyệt đối không bao giờ dùng đến). Thường thì thức nào cũng cần không nhiều thì ít. 2. Dinh dưỡng như thế nào là đa dạng? Cần đủ các nhóm thức ăn (bột đường, đạm, béo, rau quả). Trong mỗi nhóm cũng cần đa dạng. Ví dụ: rau cũng cần có rau màu đậm, màu lợt; chất đạm cũng cần có đủ các thứ, thịt, cá, đậu... Mùa nào thức nấy là tốt nhất vì vừa tươi, vừa rẻ. 3. Dinh dưỡng như thế nào là vừa phải? Ăn chất béo vừa phải, chọn lọc các loại chất béo tốt cho sức khỏe. Chất đạm cũng cần tiêu thụ vừa phải, tập trung nhiều hơn vào các loại chất đạm tốt (ví dụ như cá, các loại đậu). Muối cũng cần vừa phải thôi vì nếu ăn mặn, sẽ dễ bị cao huyết áp hơn. Mỗi ngày, kể cả nêm nếm, ta chỉ cần tổng cộng khoảng một muỗng cà phê muối (5 gram).
  6. Thứ tốt thì dùng nhiều nhưng cũng cần vừa phải, thứ không tốt lắm thì dùng ít hơn, nhưng không có nghĩa là bỏ hẳn. Ví dụ thịt đỏ (như thịt bò, cừu) có nhiều cholsterol, nhưng không có nghĩa là nên bỏ hẳn không ăn thịt đỏ. Hoạt động liên hệ như thế nào với dinh dưỡng? Hoạt động thể lực kích thích khẩu vị, giúp chuyển hóa thêm hiệu quả. Cần hoạt động thể lực đều đặn. Người lớn ít nhất 30 phút mỗi ngày, trẻ em cần ít nhất một tiếng mỗi ngày, người cần giảm cân cần thể dục ít nhất một đến hai tiếng mỗi ngày. Nên tập vừa sức mình, vì sức mỗi người mỗi khác. Nếu chưa quen tập, có thể bắt đầu nhẹ nhàng hơn, thời gian ngắn hơn, rồi tăng lên từ từ. Quan trọng là tập thành thói quen đều đặn. Ý nghĩa của cá nhân hóa trong việc dinh dưỡng. Liệu cơm gắp mắm. Giàu nghèo, hoàn cảnh thế nào, trừ trường hợp quá ngặt nghèo, đều có thể tìm cách ăn uống thích hợp mà vẫn lành mạnh. (Những người sống lâu, mạnh khỏe, lại thường là những người sống và ăn uống đơn giản.) Khi hoạt động nhiều thì cần ăn nhiều hơn và ngược lại. Tuổi tác khác nhau cũng có nhu cầu ăn uống khác nhau.
  7. Cân nặng là một trong những yếu tố quyết định trong nhu cầu ăn uống. Mập, cần giảm cân thì cần ăn ít năng lượng hơn; người ốm, muốn tăng cân thì cần ăn nhiều năng lượng hơn. Nhắc lại, cân nặng lý tưởng tính bằng kí lô gram chia cho mét vuông: Ký lô gam cân nặng, chia cho bình phương của chiều cao tính bằng mét. Một cách lý tưởng, chỉ số cân nặng (tính bằng cách trên) nên ở khoảng từ 18 đến 25 (đã làm tròn cho dễ nhớ). Tình trạng bệnh tật hay sức khỏe cũng rất quan trọng trong việc điều chỉnh cách ăn uống. Cải thiện từ từ là như thế nào? Khi cần cải thiện, điều quan trọng là đi những bước đều đặn và vững chắc. Thà chậm mà chắc hơn là hấp tấp, bị vấp ngã rồi sợ không dám tiếp tục. Cải thiện, thay đổi từ từ lại giúp cho cơ thể thích nghi kịp thời với những thay đổi đó. Tóm lại, các nguyên tắc chánh của cách dinh dưỡng lành mạnh (cũng như nhiều điều lành mạnh khác trong cuộc sống) là cân bằng, đa dạng và
  8. vừa phải. Thay đổi từ từ để cơ thể kịp thích ứng, chọn cách thích hợp với điều kiện riêng của mỗi người, luôn kết hợp dinh dưỡng với vận động thể lực thích hợp, cũng là những nguyên tắc rất quan trọng của một chế độ dinh dưỡng tốt. Mua củ mài (củ hoài sơn) ở đâu? Theo bệnh nhân của tôi, người đã giới thiệu về công dụng của củ này, ông thường mua ở chợ Nhật hay chợ Ðại Hàn. Tên của củ này trong chợ Nhật hay Ðại Hàn, được ghi là “Nagaimo”. Cần nhắc lại, đây chỉ là kinh nghiệm của một bệnh nhân của tôi, được vài bệnh nhân khác áp dụng, cũng đồng ý là tốt. Củ mài này, chỉ dùng như một thức ăn ít làm lên đường, chứ không thể thay thế được thuốc. Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2