Hỏi đáp về hàm lượng vitamin
lượt xem 50
download
Để tránh bị hao hụt lượng vitamin C trong thực phẩm, nên ăn rau và trái cây tươi ngay khi mới hái vì lúc này rau, trái có hàm lượng vitamin cao nhất; đối với rau xanh, không nên trữ lâu vì rau càng héo, lượng vitamin C mất đi càng nhiều. Nếu phải dùng trong thời gian dài thì nên bảo quản rau trái trong tủ lạnh. Khi chế biến, cần lưu ý không nên đun nấu quá lâu hay với nhiệt độ quá cao vì sẽ làm hao hụt các vitamin tan trong nước, trong đó có vitamin C....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hỏi đáp về hàm lượng vitamin
- HỖ TRỢ KHÁC Cách chế biến để có thể giữ được hàm lượng vitamin C cao nhất? 0919 690 234 Thạc sĩ - bác sĩ Trần Thị Hồng Loan, trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng (Trung tâm Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh): 0903 715 381 08. 38324587 Để tránh bị hao hụt lượng vitamin C trong thực phẩm, nên ăn rau và trái cây tươi ngay khi mới hái vì lúc này rau, trái có hàm lượng suckhoevadoisong vitamin cao nhất; đối với rau xanh, không nên trữ lâu vì rau càng héo, lượng vitamin C mất đi càng nhiều. @vnn.vn Kinh doan Nếu phải dùng trong thời gian dài thì nên bảo quản rau trái trong tủ lạnh. Khi chế biến, cần lưu ý không nên đun nấu quá lâu hay với nhiệt độ quá cao vì sẽ làm hao hụt các vitamin tan trong nước, trong đó có vitamin C. Có cần phải dùng chế phẩm bổ sung vitamin C không và cách dùng như thế nào? Kinh doan - Cơ thể chúng ta lấy vitamin C chủ yếu từ đồ ăn thức uống hằng ngày. Tuy nhiên, khi chế độ dinh dưỡng không đầy đủ dưỡng chất như: Ăn uống thiên lệch (không ăn hay ít ăn rau trái tươi, thường ăn thức ăn chế biến sẵn như mì gói, đồ hộp, khoai tây chiên, bánh NHÃN HI kẹo...) Người bệnh không ăn uống được, trẻ biếng ăn, hay khi có nhu cầu tăng cao như người làm việc quá căng thẳng (stress). Hoạt động thể lực quá nhiều (lao động nặng, vận động viên...), bị cảm cúm, sau phẫu thuật... thì cần dùng thêm vitamin C để bổ sung cho cơ thể. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm của những hãng dược phẩm nổi tiếng như Laroscobin, Enervon-C, Calcium Corbiere, MyVita, v.v. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, cần chú ý đến hàm lượng thuốc ghi trên nhãn, đặc biệt là các thuốc bổ sung dung chất có chứa vitamin C để tránh dùng quá liều. Những trường hợp nào có nguy cơ thiếu vitamin C? Khi thiếu vitamin C sẽ có những biểu hiện gì? Ngoài những trường hợp kể trên, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cũng có thể bị thiếu vitamin C nếu không được ăn uống đầy đủ vì nhu cầu vitamin C của họ tăng cao trong giai đoạn này. Người nghiện thuốc lá cũng dễ bị thiếu vitamin C do chất nicotine có trong thuốc lá phá hủy lượng vitamin C có trong cơ thể. Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa, có tác dụng làm tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ hấp thu sắt canxi. Khi thiếu vitamin C, da sẽ bị khô, dễ bị xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ), chảy máu cam, chảy máu lợi, vết thương chậm lành. Trẻ em trong giai đoạn phát triển nhanh từ 6 - 24 tháng tuổi cũng dễ bị thiếu vitamin C với các biểu hiện thường thấy như trên kèm theo mệt mỏi, biếng ăn, giảm sức đề kháng, thiếu máu tiến triển... Nhu cầu vitamin C của mỗi người nhất thế nào? Nếu thiếu hoặc thừa thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai? Nhu cầu vitamin C hằng ngày ở trẻ sơ sinh đến 3 tuổi ở vào khoảng 25-30mg mỗi ngày. Từ 4 - 18 tuổi, cơ thể có nhu cầu khoảng
- Vitamin A Vitamin A là gì ? Không tan trong nước, vitamin A tan trong mỡ, ether, chloroform và aceton. Nó ổn định với nhiệt, nhưng bị giáng hóa rất nhanh bởi acid và rất nhạy cảm với ôxy hóa, không khí, ánh sáng. Vai trò của Vitamin A ? Vitamin A giữ những vai trò cơ bản trong thị giác, khả năng biệt hóa của biểu mô, cùng quá trình phát triển và sinh sản. Vitamin A và thị giác : Vitamin A đóng vai trò chủ đạo trong mức độ và tầm nhìn của đôi mắt. Thích nghi với bóng tối là một hiện tượng sinh lý – hóa học giúp giữ lại, một dẫn xuất của retinol huyết tương; thodopsin trong các tế bào que của võng mạc. Ánh sáng yếu sẽ làm mất thành phần của thodopsin, điều này khởi động cho một luồng thần kinh. Những tế bào trên bề mặt của mắt cũng lệ thuộc vào vitamin A, vitamin A cũng tham dự vào quá trình tổng hợp nhuộm võng mạc (một sắc tố của mắt). Cũng giống như vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, carotenoid có khả năng (với vitamin C) làm chậm xuất hiện đục thủy tinh thể, một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù ở người già. Vitamin A và biểu mô Vitamin A tham dự vào sự cân bằng và đổi mới biểu mô. Vai trò này được xác định bởi tác dụng của retinoid (đồng chất hóa học của vitamin A) giúp liền sẹo và chữa lành các bệnh da liễu. Đặc biệt trong rối loạn trầm trọng quá trình ngừng hóa hay chuyển dạng bệnh lý của lớp thượng bì (vảy…nến….) Cuối cùng, vitamin A thực hiện hoạt động điều hòa trên tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi. Vitamin A và ung thư Nhiều nghiên cứu đã đạt đến sự thoái lui của bệnh bạch sản, tiền ung thư của miệng bởi bêta caroten hay acid retinoic (sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa vitamin A). Một đội ngũ ở bệnh viện Saint-Louis đã sử dụng thành công vitamin A để chống lại một vài bệnh ung thư máu. Nhưng không may các tế bào ung thư dường như biết được cách để thoát khỏi hoạt động của nó sau vài tháng. Sở dĩ bêta-caroten xuất hiện như một tác nhân ngăn ngừa và chống lại ung thư là nhờ vào những đặc tính chống ôxy hóa cùng các dẫn xuất của vitamin A, nó xuất hiện như các tác nhân làm biệt hóa trở lại đồng thời tạo khả năng chuyển các tế bào tiền ung thư thành tế bào bình thường. Điều này nhờ tác dụng trực tiếp của chúng trên gen. Carotenoid và tính miễn dịch Vitamin A và bêta-caroten cũng có những đặc tính kích thích miễn dịch độc lập (vitamin A, trên mức độ đáp ứng
- bởi kháng thể, bêta-caroten trên đáp ứng bởi tế bào lymphoT4). Vitamin A được sử dụng trong điều trị, bêta-caroten trong sida. Những năm vừa qua, người ta xác định được những đặc tính kích thích miễn dịch của các carotenoic khác trong cà chua : Licopen. Carotenoid và sự lão hóa : Bêta-caroten cùng với vitamin E và một số Carotenoid khác như licopen, là các chất có khả năng bảo vệ lipid. Nói một cách khác nó bảo vệ chúng ta thoát khỏi lão hóa và một số bệnh gọi là bệnh “thoái hóa” chẳng hạn : ung thư, bệnh tim mạch, thoái hóa não… Cuối cùng, bêta-caroten làm chậm lại tốc độ tăng nhanh của quá trình thoái hóa trong một vài tình huống đặc biệt như : tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, đái tháo đường, nghiện thuốc lá. Carotenoid đóng vai trò quan trọng, nó cùng các chất chống ôxy hóa khác bảo vệ, chống lại hư hỏng phân tử và tế bào do các gốc tự do được tích lũy theo tuổi tác. Vitamin A và quá trình tăng trưởng: Vitamin A giữ vai trò tăng trưởng và nhân lên của tế bào nên nó cũng rất cần thiết cho quá trình phát triển, đặc biệt là cần cho sự phát triển của phôi thai, trẻ em và thanh niên. Thức ăn nào cung cấp Vitamin A ? Vitamin A có trong tự nhiên, trong các thực phẩm bắt nguồn từ động vật : gan, dầu cá, cá, bơ fromage. Vitamin PP và vitamin C Đã từ lâu người ta cho rằng vitamin C và vitamin PP là yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm lợi, viêm quanh răng. Nếu cơ thể thiếu vitamin C và vitamin PP sẽ dẫn đến viêm lợi, viêm quanh răng. Lợi răng sẽ bị viêm loét, dễ chảy máu chân răng, dẫn đến rụng răng. Cũng vì thế, thường xảy ra trường hợp, sau mỗi đợt điều trị bổ sung thêm vita-min C và vitamin PP, bệnh viêm lợi, viêm quanh răng sẽ khỏi, nhưng sau đó ít ngày, vitamin bổ sung trong cơ thể hết, bệnh lại phát triển trở lại. Những vitamin này có nhiều trong rau quả, thực phẩm, nên cách bổ sung tốt nhất là: bổ sung bằng ăn uống hàng ngày. Vitamin C và vitamin PP Vitamin C là vitamin tan trong nước, còn gọi là axít l.ascorbic. Nhu cầu hàng ngày là 50-100mg/ngày. Vitamin C có nhiều trong rau quả tươi, cam, chanh, ớt, cà chua, rau xanh... và cũng có trong các tuyến giáp,
- tuyến thượng thận... Vitamin C có tác dụng sẽ tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh nhiễm trùng, bảo vệ được thành mạch máu, giúp cơ thể chống rét, chống mệt mỏi, còn có tác dụng cầm máu và giúp cho các tuyến nội tiết hoạt động tốt. Nếu thiếu vitamin C sẽ sinh hoại huyết, chảy máu lợi, viêm lợi, viêm quanh răng, mao mạch kém dẻo dai, nhược sức, mệt mỏi, loạn dưỡng răng xương, suy thận, thấp khớp mạn... Không nên dùng quá 500mg/ngày, để tránh tác hại của chính vitamin C ở liều cao gây nên: nhức đầu buồn nôn, đi ngoài lỏng, tim đập chậm. Còn vitamin PP cũng là vitamin tan trong nước, còn gọi là vitamin B 3 hay niacin. Nhu cầu hàng ngày của người lớn là 15-25mg/ngày. Vitamin PP có nhiều trong gạo lức (thô), ngũ cốc còn nguyên vỏ lụa, đậu xanh nguyên vỏ, lạc, vừng, rau đay, rau ngót... Nếu ăn uống cân bằng, đầy đủ vitamin PP sẽ làm hệ tiêu hóa hoạt động tốt, chống được loét miệng, mồm hôi, da dẻ mịn màng, ít bắt nắng. Vitamin PP ít khi bị thiếu, trừ trường hợp ăn thường xuyên gạo xay sát quá trắng, hoặc ăn ít rau quả tươi hàng ngày. Thiếu vitamin PP gây rối loạn da dẻ, nhu mô, lở loét mồm miệng, nặng nhất là mắc bệnh Pellagra (da thâm đen và tróc vẩy, tinh thần bần loạn) nhẹ thì ngứa ngáy, dễ nhiễm trùng, viêm lợi, hơi thở hôi. Bổ sung vitamin PP tốt nhất là bằng ăn uống thực phẩm rau quả hàng ngày. Vitamin PP cũng có dạng viên bào chế 50-100mg/viên. Không độc nhưng không nên dùng quá 100mg/ngày. Liều cao có thể gây rối loạn chuyển hóa đường và axít uric gây bệnh thống phong. Tóm lại đưa vào cơ thể vitamin C và vitamin PP sẽ tăng cường được hệ miễn nhiễm, tăng cường được khả
- năng đề kháng, chống nhiễm khuẩn, giúp cho điều trị viêm lợi, viêm quanh răng có hiệu quả cao, mau khỏi. Phòng bệnh viêm lợi và viêm quanh răng Để việc điều trị viêm lợi, viêm quanh răng có kết quả cao, cần phải đi bác sĩ nha khoa để làm sạch các mảnh bám răng và cao răng vì nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do vi khuẩn trong các mảnh bám răng. Sau đó tùy tình hình bệnh trạng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định dùng thuốc bôi, thuốc đặt tại chỗ, hoặc kháng sinh đường uống, đồng thời kết hợp với việc bổ sung vitamin C và vitamin PP. Nếu nặng thì có thể được phẫu thuật để loại bỏ các tác nhân gây nhiễm nằm sâu trong tổ chức quanh răng và còn đảm bảo vấn đề thẩm mỹ. Để phòng bệnh viêm lợi, viêm quanh răng cần tạo thói quen khám răng lợi 6 tháng một lần để phát hiện sớm những bệnh về răng lợi nếu có. Đồng thời tự chăm sóc răng miệng, đúng kỹ thuật, sau bữa ăn, dùng các loại nước sát trùng có bán trên thị trường hoặc nước muối nhạt 7-8 phần ngàn để súc miệng sau khi đánh răng. Thỉnh thoảng ngậm một quả kha tử, theo kinh nghiệm dân gian, quả này có tác dụng kháng sinh chống viêm khoang miệng, khi ngậm có thể nuốt dần nước từ quả tiết ra cho tới khi cảm thấy hết chát thì thôi. Bổ sung vitamin C và PP 0,1mg/ngày để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và ngăn chặn viêm lợi, viêm quanh răng. Vitamin với sức khỏe Vitamin là những chất hữu cơ có phân tử thấp, chúng tham gia vào các chức phận chuyển hóa cơ thể: tham gia vào các men của các tổ chức trong cơ thể, tổng hợp, sử dụng và chuyển hóa các chất dinh dưỡng ở mức tế bào và phân tử Cơ thể dường như không tổng hợp được các vitamin. Vitamin được cung cấp cho cơ thể chủ yếu từ các thức ăn hàng ngày từ nguôn động vật: gan, cá, trứng, sữa... và từ nguồn thực vật như ngũ cốc, rau, trái... Một số các vitamin thường hiện diện nhiều ở các màng của các hạt, vỏ của trái cây... Tại ruột già, nhờ một số vi khuẩn đường ruột tổng hợp cho cơ thể một số vitamin: B1, B12, B2, PP, K. Ánh sáng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Tuy mỗi ngày cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ vài microgam hay vài trăm miligam các vitamin nhưng không thể thiếu chúng. Do vậy Vitamin có vai trò quan trọng góp phần duy trì cuộc sống, giúp cơ thể khỏe mạnh. Việc ngăn ngừa thiếu hụt vitamin cũng như bổ sung vitamin từ thực phẩm, thực phẩm có bổ sung vitamin hay vitamin tổng hợp là cần thiết và quan trọng khi cơ thể có các dấu hiệu cho thấy đang bị thiếu hụt vitamin. Vitamin được chia làm 2 nhóm: nhóm các vitamin tan trong chất béo: A.D.E.K và nhóm các vitamin tan trong nước: vitamin C và các vitamin nhóm B Cơ thể bị thiếu hụt vitamin thường do các nguyên nhân sau:
- + Hao hụt vitamin trong bảo quản và chế biến thực phẩm: thực phẩm lưu trữ lâu trong tủ lạnh. Sơ chế ngâm rửa hay nấu kéo dài thời gian, khi nấu mở nắp xoong Các vitamin C và vitamin tan trong chất béo bị oxy hóa dưới ánh sáng... Thức ăn chế biến công nghiệp, xay sát kỹ, thực phẩm dạng tinh chế... + Ăn không đủ nhu cầu, thực phẩm chưa đa dạng, phong phú, khẩu phần ăn chưa cân đối. Người bệnh, phụ nữ có thai nuôi con bú và người dư cân béo phì ăn kiêng khem quá kỹ... + Nhu cầu tăng vitamin do: phát triển, sinh lý phụ nữ thai nghén và sinh nở,... + Bị các bệnh rối lọan chuyển hóa: thận, tiểu đường..., các bệnh về đường tiêu hóa, các thuốc trị bệnh: ung thư, chất phóng xạ,... trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ sinh non...dẫn đến rối lọan tiếu hóa, hội chứng kém hấp thu...ảnh hưởng đến hấp thu các vitamin và dưỡng chất khác... + Cơ thể ít vận động, môi trường thiếu ánh sáng, ít tiếp xúc với ánh sáng.V.v... Hậu quả của tình trạng thiếu hụt vitamin: mệt mỏi, biếng ăn, kém ngủ, trí tuệ giảm sút, chậm lớn, cơ thể hay bị bệnh do giảm sức đề kháng với bệnh tật, ... Giải pháp phòng ngừa thiếu hụt vitamin: + Thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và cho con bú nhằm cải thiện sức khỏe cho bà mẹ và ngừa suy dinh dưỡng bào thai, sanh non.. + Bổ sung thêm vitamin tổng hợp cho các nhu cầu đặc biệt, tình trạng bệnh lý... + Chăm sóc sức khỏe tốt giúp giảm thiểu bệnh tật. Bé cần được phơi nắng sớm mỗi ngày từ 10 - 20 - 30 phút hay thể dục từ 30 - 60 phút tùy theo tuổi, sức khỏe + Thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng hợp lý theo tuổi. Mỗi ngày, bé cần được ăn đủ nhu cầu, uống đủ sữa tùy theo tuổi, sữa có bổ sung các vitamin... giúp bé tăng sức đề kháng ngừa bệnh tật + Theo dõi sức khỏe thường xuyên mỗi tháng cho trẻ dưới 2 tuổi và mỗi 3 tháng cho trẻ trên 2 tuổi. Thực hiện chấm biểu đồ tăng trưởng cân nặng và chiều cao cho trẻ nhỏ mỗi tháng. Cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi đi uống vitamin A mỗi 6 tháng. Vai trò của Vitamin đối với cơ thể Nhu cầu hàng ngày về vitamin cho cơ thể con người rất ít, tùy thuộc vào từng lứa tuổi. Tuy nhiên, vitamin lại có vai trò rất quan trọng, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, cụ thể: - Điều hòa sự tăng trưởng: Vitamin A, E, C. - Phát triển tế bào biểu mô: Vitamin A, D, C, B2, PP.
- - Tăng cường miễn dịch: Vitamin A, C. - Tác động đến hệ thần kinh: Vitamin B1, B2, PP, B12, E. - Nuôi dưỡng mắt: Vitamin A. - Bảo vệ tế bào và chống lão hóa: Vitamin A, E, C. - Điều chỉnh quá trình đông máu: Vitamin K. Các thức ăn có chứa Vitamin Vitamin có mặt trong các loại thực phẩm thông dụng. Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày, nếu biết phối hợp các loại thức ăn và thường xuyên đổi món, đủ lượng đủ chất, bạn sẽ không phải sợ thiếu các loại vitamin cần thiết. - Vitamin A: Có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ...) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A. - Vitamin B1: Có nhiều trong ngũ cốc và các loại đậu (hạt) như gạo, bột mì, bột đậu xanh... - Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật. - Vitamin B6: có nhiều trong gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô... - Vitamin B9 (hay còn gọi là axit folic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng. - Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu các loại, rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch. - Vitamin B12: Pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng... - Vitamin C: Rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi, xoài, ổi...), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, ... - Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa. Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ...), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.
- Vitamin đa dạng trong các loại thực phẩm Bạn cần loại vitamin nào? Trẻ nhỏ cần ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin A, C. Phụ nữ mang thai, cần bổ sung vitamin B9 (axid folic). Các bà mẹ đang nuôi con bú cần nhiều vitamin A, E, C. Trẻ suy dinh dưỡng nặng cần được cung cấp thêm vitamin A và acid folic. Với người bệnh tăng huyết áp, cần ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, A, E. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, nhất là nhóm B. Còn người bệnh lao cần bổ sung vitamin D, B6. Nếu bữa ăn có nhiều chất béo, bạn cần ăn thêm những thực phẩm có nhiều vitamin E. Nếu bữa ăn có nhiều chất đạm (như khi cho trẻ suy dinh dưỡng ăn sữa gầy - loại sữa có nhiều protein), cần ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin A. Cách bổ sung vitamin tốt nhất là ăn thêm các thực phẩm giàu loại vitamin mà cơ thể đang thiếu. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt như khi có thai, bệnh tật... mới cần dùng thuốc có vitamin; và chỉ nên dùng khi có chỉ định của thầy thuốc, nhất là với các loại vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D (vì việc dùng liều cao có thể gây ngộ độc). Phát huy tốt tác dụng của vitamin từ thực phẩm Một số loại vitamin như A, D, K, E chỉ tan trong chất dầu do vậy khi nấu thực phẩm có chứa những loại vitamin này ta cần cho vào ít dầu mỡ thì cơ thể mới hấp thụ được. Vitamin thường rất dễ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao. Do vậy khi nấu thức ăn ta cũng không nên nấu quá
- nhừ, quá lâu vitamin sẽ bay đi hết. Vitamin C vốn nhạy cảm với sức nóng, sẽ chỉ mất đi một lượng tối thiểu khi bạn nấu nhanh. Các loại rau quả (dưa chuột, bí ngô, khoai tây hay cà chua) mất đi các giá trị dinh dưỡng khi được giữ lạnh và chịu đựng tủ lạnh rất kém. Tốt hơn cả là nấu chín trước khi để vào tủ lạnh (khoai tây nghiền, sốt cà chua...) Không nên ngâm rau quả lâu trong chậu nước mà nên rửa dưới vòi nước chảy để tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất tan biến vào trong nước. Thành phần vitamin chủ yếu nằm trong vỏ và phần ngay dưới vỏ quả. Để tiết kiệm, hãy gọt vỏ mỏng nhất có thể hoặc ăn cả vỏ nếu quả đã được rửa sạch.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn