Hội quán của người Hoa ở Hội An (Quảng Nam)
lượt xem 3
download
Hội An là một vùng đất có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp cho các tàu buôn từ các nơi cập bến buôn bán, trao đổi hàng hóa. Trong nhiều thế kỷ, Faifo- Hội An đã trở thành một thương cảng nổi bật trong hệ thống các đô thị thương cảng ở Việt Nam và châu Á. Người Hoa là một bộ phận cư dân có mặt đông ở Hội An từ sớm và để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Hội quán là một sản phẩm kiến trúc - văn hóa tiêu biểu của người Hoa ở Hội An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hội quán của người Hoa ở Hội An (Quảng Nam)
- HỘI QUÁN CỦA NGƯỜI HOA Ở HỘI AN (QUẢNG NAM) TRƯƠNG ĐÌNH TÝ Khoa Lịch sử Tóm tắt: Hội An là một vùng đất có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp cho các tàu buôn từ các nơi cập bến buôn bán, trao đổi hàng hóa. Trong nhiều thế kỷ, Faifo- Hội An đã trở thành một thương cảng nổi bật trong hệ thống các đô thị thương cảng ở Việt Nam và châu Á. Người Hoa là một bộ phận cư dân có mặt đông ở Hội An từ sớm và để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Hội quán là một sản phẩm kiến trúc - văn hóa tiêu biểu của người Hoa ở Hội An. Từ khóa: hô ̣i quán, Hô ̣i An, người Hoa. 1. MỞ ĐẦU Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, có diện tích 6,068 km2, dân số 82.850 người, chia thành 9 phường và 4 xã. Các phường là Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà. Các xã là Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao Chàm) [4]. Nhờ điều kiện địa lý tự nhiên và vị trí đầu mối giao thông quan trọng trong hệ thống hàng hải quốc tế nên Hội An có đủ lợi thế để xây dựng thành một đô thị thương cảng từ rất sớm và có điều kiện để giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng trong nước và quốc tế. Cũng từ đó Hội An đã sớm trở thành một cảng thi lớn của nước ta từ thời trung đại, nơi tập trung nhiều thương nhân gồm người việt và các nước khác đến tụ cư sinh sống. Qua đó, nó đã tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành khối dân cư ở Hội An, quy định về những đặc trưng lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội tại đây, và đặc biệt là việc hình thành nên đô thị thương cảng độc đáo ở Việt Nam, với những đặc trưng về các kiến trúc mang tính tương ứng. 2. HỘI AN - NƠI GẶP GỠ CỦA NHIỀU THƯƠNG NHÂN QUỐC TẾ, TRONG ĐÓ CÓ NGƯỜI HOA Hội An là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, được kết tinh qua nhiều thời đại, có mầm mống sơ khai từ trước Công nguyên với nền văn hóa Sa Huỳnh, được tiếp tục phát triển dưới thời Champa (Thế kỷ II- XIII) và cực thịnh trong thời Đại Việt (thế kỷ XIV- XIX). Trong các thế kỷ XVII - XVIII, khi Hội An trở thành một đô thị - thương cảng phồn thịnh, đã dẫn đến sự có mặt của các thương nhân ngoại quốc, nhất là những thương gia Nhật Bản và Trung Hoa tại Hội An. Cuối thế kỷ XVI- đầu thế kỷ XVII, thương thuyền Nhật Bản đã đến buôn bán với Đàng Trong, thương gia Nhật Bản từ Nagasaki tới Hội An trong những năm 1604-1634, nhiều thương gia Nhật lập các tiệm buôn ở Hội An để buôn bán, giao dịch, họ kiến tạo khu phố riêng, xây Lai Viễn kiều (tục gọi “Chùa Cầu”), một số người còn lấy vợ Việt. Qua bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ của 113
- TRƯƠNG ĐÌNH TÝ Chaya Shinroku, có thể thấy khu phố người Nhật với những công trình kết cấu gỗ hai, ba tầng [6, 24]. Thương gia người Hoa và người Nhật tới làm ăn đông đúc nên chính quyền cho lập hai dãy phố riêng, có người quản trị riêng và hoàn toàn sống theo phong tục tập quán của nước họ. Người Việt quen gọi là Hai phố: “Phố Tàu” và “Phố Nhật”. Giáo sĩ dòng Tên người Ý là Christoforo Borri, sống ở Đàng Trong từ 1618 đến 1622, đã viết khá rõ về Hội An như sau: “Hải cảng đẹp nhất, tất cả người ngoại quốc đều tới đó và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng… Chúa Đàng Trong xưa kia cho người Nhật, người Hoa chọn một địa điểm là nơi thuận tiện để lập một thành phố cho tiện việc buôn bán… Thành phố này gọi là Faifo, khá lớn và chia làm hai khu vực, một dành cho người Hoa và một dành cho người Nhật, mỗi bên có quan cai trị riêng, người Hoa theo tục lệ Trung Quốc, người Nhật theo tục lệ Nhật Bản” [2, 180]. Tuy nhiên, thời gian cư trú của người Nhật ở Hội An chỉ kéo dài đến nửa cuối thế kỷ XVII, vì chính sách bế môn tỏa cảng của Nhật hoàng năm 1620, sau đó họ trở về nước, nhường ảnh hưởng thương mại cho người Trung Hoa và châu Âu. Ngoài người Nhật và người Hoa, còn có nhiều nhóm người châu Âu như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… cũng lui tới Hội An làm ăn buôn bán từ rất sớm, nhưng thành đạt nhất chỉ có thương gia người Hoa. Riêng người Hoa có vai trò nổi bật trong lịch sử hình thành và phát triển của Hội An. Vào thế kỷ XVII, XVIII, Hội An đã quy tụ khá nhiều người Hoa đến làm ăn, sinh sống. “Người Hoa ở Hội An là một bộ phận cư dân quan trọng đứng thứ 2 (sau người Việt) đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cho thương cảng quốc tế Hội An phát triển và đóng vai trò rất lớn đối với quá trình hình thành sắc thái văn hóa của khối cộng đồng cư dân Hội An trong lịch sử.” [5, 73]. Người Hoa ở Hội An tuy không đông nhưng đa dạng về nguồn gốc. Họ có xuất thân từ 5 địa phương ở Trung Quốc. Đó là các tỉnh Phúc Kiến, Triều Châu, Gia Ứng, Hải Nam và Quảng Đông ở vùng Hoa Nam Trung Quốc. Ban đầu, họ chỉ là những thương khách đến đi theo vụ gió mùa, tạm cư buôn bán, không nhập quốc tịch Việt mà sống theo bang hội. Dần dần về sau do thấy Hội An là nơi đất lành chim đậu, chính sách thương mại rộng mở, sản vật dồi dào nên nhiều người đã quyết định ở lại, lấy vợ Việt, mua nhà cửa và mở cửa hiệu buôn bán ở Hội An. 3. HỘI QUÁN – NƠI SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG, TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI HOA Ở HỘI AN Hội quán của người Hoa là sản phẩm sinh hoạt cộng đồng trên cơ sở những người cùng quê và mang đậm truyền thống của thương nhân Trung Hoa. Đây là nơi hội họp của người trong bang, nơi cộng đồng người Hoa tha hương gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, hỏi thăm nhau, tăng thêm tình cảm gắn bó giữa những người cùng quê. Đây còn là nơi bang trưởng làm việc, chủ trì giải quyết các công việc nội bộ, nơi lưu giữ các giấy tờ lưu trữ và những tài sản công của bang [1, 145]. Đồng thời, hội quán còn là nơi thờ Bà Thiên hậu và nhiều vị thần linh theo tín ngưỡng dân gian của dân tộc Hoa, và là nơi sinh hoạt tế lễ hàng năm của cộng đồng dân cư. Kiến trúc cổ các hội quán của người Hoa ở Hội An đã góp phần tạo nên diện mạo khu phố cổ Hội An trong lịch sử và cả hiện tại. Giống như người Việt, sau khi đến lập nghiệp ở vùng đất mới, người Hoa cũng đã xây Đình làng của mình để thờ Thành Hoàng và các bậc tiền bối, tổ tiên. Người Hoa cũng 114
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 chú trọng đến đời sống tâm linh và bảo lưu truyền thống tín ngưỡng riêng của mình, tổ chức giúp đỡ, tương trợ nhau trong những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Do đó, bên cạnh các hình thức kiến trúc thông thường như nhà ở, cửa hàng, chợ…, người Hoa ở Hội An còn có một dạng kiến trúc cộng đồng riêng biệt và quan trọng là các hội quán. Họ lập ra một hội quán chung gọi là hội quán Trung Hoa, và 4 hội quán riêng của 4 bang: hội quán Phúc Kiến, hội quán Triều Châu, hội quán Quỳnh Phủ (hội quán Hải Nam), hội quán Quảng Triệu (Quảng Đông). Và có bang Gia Ứng không có hội quán nhưng vẫn sinh hoạt tại hội quán chung, hàng năm có đại diện trông coi hội quán chung này. Đồng thời, hội quán còn là nơi thờ Bà Thiên hậu và nhiều vị thần linh theo tín ngưỡng dân gian của dân tộc Hoa, là nơi sinh hoạt tế lễ hàng năm của các cộng đồng dân cư. 4. HỘI QUÁN - MỘT DẠNG KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI HOA Các hội quán ở Hội An được xây dựng theo nguyên tắc kiến trúc truyền thống Trung Hoa, với quan niệm vũ trụ âm dương hài hòa, và tư duy thẩm mỹ, chủ trương đối xứng vững vàng và chỉnh tề nghiêm ngặt. Năm hội quán đều tọa lạc ở khu vực trung tâm, vùng đông dân cư, gần chợ, về phía đông của cầu Nhật Bản, thuận tiện cho hoạt động sinh hoạt và tín ngưỡng của cư dân. Hiện nay các hội quán nằm ở phía bắc, phía số chẵn đường Trần Phú – con đường chính của phố cổ. Trước đây đường này có tên gọi là đường Cường Để hay đường cầu Nhật Bản, là con đường xưa nhất hay phố cổ nhất của Hội An. Các hội quán đều được kiến tạo trên nền đất rộng, cao ráo, thiên về chiều sâu theo trục Bắc Nam. Về địa hình và phương hướng, phía sau cao hơn phía trước, quay mặt về hướng nam, hướng sông Hội An và đều được xây dựng lệch đi so với trục Bắc Nam (do người Hoa rất coi trọng việc xem phong thủy, khi xây dựng họ nhờ thầy địa lý xem hướng đất). Việc chọn hướng nam và thế đất cao thể hiện ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Hoa nhằm đề cao khả năng chi phối của thần linh. Đây còn là hướng của dòng sông để tận dụng nhiều ưu thế về mặt thời tiết, như hưởng được làn gió mát trong lành quanh năm, đảm bảo sự vững chãi cho công trình, tránh được gió mùa đông bắc và những cơn mưa bão liên tục của miền Trung. Đồng thời, còn thuận lợi cho việc chuyên chở nguyên vật liệu từ Trung Quốc sang vì vào thời điểm các hội quán xây dựng, sông Hội An còn vào tận sát phía nam đường Trần Phú. Năm hội quán ở Hội An có quy mô khiêm tốn, phong cách giản dị và có nhiều điểm tương đồng với nhau. Về diện tích kiến trúc hiện tại, hội quán Phúc Kiến rộng nhất, tiếp đến là hội quán Quỳnh Phủ, hội quán Trung Hoa, hội quán Quảng Triệu và hội quán Triều Châu có diện tích nhỏ nhất. Các hội quán thường hẹp về chiều ngang (từ 23- 26,8m) nhưng sâu về chiều dài (chiều dài công trình kiến trúc hội quán Phúc Kiến lên tới 100m). Bố cục mặt bằng tổng thể kiến trúc các hội quán theo hình chữ “Quốc”, “nội công, ngoại quốc ” (trong hình chữ “công” ngoài hình chữ “quốc”) hay cũng có thể được gọi là hình cái ấn. Trên cùng một trục chủ đạo Bắc–Nam, các đơn nguyên kiến trúc được sắp thành ba trục nhỏ: trục chính ở giữa và hai trục phụ hai bên đối xứng qua trục chính, gồm: cổng tam quan, tiếp đến là sân trước, tiền điện, sân, chính điện, hai bên các điện thờ nằm ngang là hai dãy nhà đông tây nằm dọc, nối từ trước ra sau, giữa các tòa nhà tạo thành một khoảng không gian trống gọi là sân thiên tỉnh. Các nếp nhà trong 115
- TRƯƠNG ĐÌNH TÝ từng hội quán hình chữ nhật hay vuông. Kiến trúc ở trục giữa là nơi tôn nghiêm dành cho các hoạt động tín ngưỡng với hai hay ba tòa nhà nằm ngang là tiền điện, chính điện, hậu điện. Hội quán Trung Hoa và hội quán Quỳnh Phủ còn có thêm phương đình, hội quán Phúc Kiến có thêm tiền môn và hậu điện. Khu vực phía sau cùng là vườn cây. Trong các sân có trồng cây xanh, hồ nước. Các đơn nguyên kiến trúc được bố trí theo quy luật từ trước ra sau, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, nhưng cũng gần kề nhau, vừa phân định rạch ròi giữa địa phận linh thiêng của thế giới Thần, Phật với khu vực sinh hoạt thế tục, vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi với con người. Cách tổ chức không gian, giải pháp kiến trúc phù hợp với khí hậu địa phương, với chức năng của hội quán nên các hội quán luôn được bảo tồn khá tốt trước những tác động bất lợi của khí hậu và thời tiết như gió mưa, nắng, bão lũ… Mỗi đơn nguyên kiến trúc có công năng sử dụng riêng. Cổng chính, nằm án ngự mặt tiền hội quán. Sân trước rộng, trồng cây cảnh, cho khách đến cúng bái, tham quan đồng thời tạo cảnh quan cho hội quán. Sân thiên tỉnh là khoảng sân trống nằm giữa lòng kiến trúc khép kín của hội quán và thấp hơn xung quanh. Thường được đặt trước chính điện. Đây là đặc điểm của nhiều chùa, miếu người Hoa, giúp hội quán có đủ diện tích thoáng, rộng để thông gió, đón nhận khí trời, lấy được ánh sáng tự nhiên đầy đủ cho khu vực thờ cúng, thoát khói hương và thoát nước. Có ba hội quán ở Hội An có sân thiên tỉnh: hội quán Quảng Triệu, hội quán Triều Châu và hội quán Phúc Kiến (có hai sân ở trước và sau chính điện). Thông thường, tiền điện là nơi để tiếp khách, một số hội quán còn có bố trí bàn thờ. Nhà Đông-Tây được bố trí đối xứng qua trục chính, kéo dài từ trước ra sau. Nửa phía trước thường dùng làm nhà ở, cơ sở sản xuất. Phần giữa có một bên là nơi tiếp khách – trụ sở của ban quản trị; bên còn lại là nơi hội họp, sinh hoạt của hội viên. Phần sau cùng để thờ cúng hay nhà kho. Phương đình là khu vực nằm tiếp nối với sân giữa, có một mặt nối với chính điện, ba mặt là khoảng trống. Đây là nơi tiến hành các nghi lễ. Chỉ có 2 hội quán có nhà phương đình là hội quán Trung Hoa và hội quán Quỳnh Phủ. Chính điện là tòa nhà chính, giữ vị trí quan trọng nhất, lớn nhất của tổng thể; đây là khu vực thờ cúng chính và làm lễ của các hội quán nên bài trí nhiều bàn thờ. Hậu điện là bộ phận chỉ có ở hội quán Phúc Kiến, nằm ở sau cùng khuôn viên kiến trúc, được cấu tạo và có chức năng giống chính điện. Các đơn nguyên kiến trúc trong hội quán có những đặc điểm riêng. Tiền điện: thường thoáng rộng, không có hay có rất ít bàn thờ, nếu có thì chỉ thờ các thần thánh phối tự chưa được thờ ở chính điện. Ngày nay, tiền điện là khu trung tâm tiếp khách với bộ bàn ghế để du khách ngồi nghỉ, gắn các phù điêu hay bia đá trên tường, treo các tranh, ảnh, hoành phi, liễn đối, lồng đèn. Chính điện: là trung tâm thờ tự, trang trí theo một sơ đồ nhất định: chính giữa lối ra vào đặt một bàn thờ lớn, trên bày bộ tam sự, ngũ sự, lư hương và các đồ thờ tự để khách tham quan đến thắp nhang. Các hiện vật thờ tự khác như giá bát bửu, lỗ bộ, “Túc tịnh, hồi tỵ”, ngựa, chuông trống, mô hình thuyền được bố trí đối xứng hai bên trục giữa thành từng cặp đôi, chuông trống đặt theo quy tắc “tả chuông hữu trống” hay hai chuông và trống treo cùng giá và đặt bên hữu. Trong cùng chính điện có ba khám thờ đặt lên bệ cao và xếp theo hàng ngang ở ba gian, trừ hội quán Phúc Kiến chỉ có khám thờ gian giữa. Khám thờ giữa to lớn, lộng lẫy hơn để thờ 116
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 vị thần chủ, khám thờ hai bên tả hữu giống nhau và nhỏ hơn để thờ hai vị thần phối tự của hội quán. Đa số khám thờ có tượng thờ, nhưng cũng có khám thờ được thay bằng các bài vị. Trước các khám thờ bao giờ đặt thêm một hay hai bàn thờ. Hội quán Phúc Kiến và Trung Hoa không có lối đi hai bên tả hữu trước chính điện mà khu vực này đặt tượng thần Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ đối xứng nhau. Các hội quán thường thờ riêng từng đối tượng cho từng gian thờ, ít có hiện tượng thờ chung nhiều đối tượng. Trong cùng một khu vực có tổ chức "phối tự" (thờ chung) theo kiểu thần chính ở giữa, hai thần phụ hai bên hay “tiền Phật, hậu thần”… Cùng một gian thờ với một đối tượng thờ nhưng có nhiều loại tượng lớn nhỏ, mới cũ, được bố trí cân xứng hài hòa theo thứ tự cao thấp, lớn nhỏ. Nội thất chính điện treo hoành phi, liễn đối, bảng lễ cúng tế hàng năm, tranh ảnh, lồng đèn, hương vòng. Phương đình: đặt hai bộ bàn nhỏ và ghế ở hai bên, treo hoành phi, liễn đối. Nhà Đông - Tây: thường có cấu trúc đơn giản. Giữa tường thường gắn bộ liễn chữ Phúc và Thọ (hội quán Phúc Kiến, hội quán Quảng Triệu và hội quán Triều Châu), bên trước đặt bàn gỗ, ở giữa đặt một bộ bàn ghế gỗ. Trên tường đắp phù điêu hay treo các tranh ảnh. Khu vực thờ cúng cuối nhà đông tây có khám thờ đặt các bài vị tiền hiền, bang trưởng và cô bác, bên trước có bàn thờ đặt đồ thờ cúng, trên tường gắn bia đá, phù điêu. Nội thất của các hội quán trang trí, bày biện hết sức nhã nhặn nhưng tạo không gian tín ngưỡng linh thiêng, cổ kính. Các di vật trang trí theo thứ tự lớn nhỏ, trước sau, đối xứng thể hiện sự hòa hợp âm dương, cân bằng giữa người, thần và thiên nhiên. 5. HỘI QUÁN – DI TÍCH VĂN HÓA CÓ GIÁ TRỊ, CẦN ĐƯỢC BẢO TỒN Các hội quán người Hoa ở Hội An là thành tố quan trọng góp phần tạo nên cảnh quan đặc biệt cho khu phố cổ Hội An, phản ánh những giá trị to lớn về nhiều mặt như: khảo cổ, lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật, tôn giáo. Nghệ thuật chạm đá, chạm gỗ, gạch…ở đây khá tinh xảo, thể hiện sự tài hoa của các nghệ nhân Trung Quốc và địa phương. Các nghệ thuật khác như thư pháp, hội họa... cũng đặc sắc không kém. Kiến trúc những bộ vì rất riêng, kết cấu hệ mái, kết cấu mặt tiền, trang trí không gian nội- ngoại thất, di vật… đã làm cho các hội quán ở Hội An trở thành những di sản kiến trúc đặc sắc. Niên đại ra đời của các hội quán ở Hội An nằm trong khoảng thế kỷ XVIII- XIX. Hội quán Trung Hoa và hội quán Phúc Kiến ra đời sớm nhất: đầu thế kỷ XVIII. Các hội quán khác có niên đại muộn hơn: hội quán Triều Châu: 1845, hội quán Quỳnh Phủ: 1875, hội quán Quảng Triệu nửa cuối thế kỷ XIX. Các kiến trúc của các hội quán phần lớn là những kiến trúc cổ được xây dựng trong thời điểm này. Kiến trúc cổ trong các hội quán phản ánh triết lý nhân sinh của nhiều lớp người qua các giai đoạn lịch sử, cung cấp thông tin về mức độ hưng thịnh của hoạt động thương mại ở Hội An trong từng thời kỳ. Tất cả thể hiện tài năng và sự sáng tạo của nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc mỹ thuật cổ ở Hội An, đặc trưng nghệ thuật truyền thống Trung Hoa. Kiến trúc hội quán là một phần diện mạo kiến trúc Hội An và tiêu biểu cho kiến trúc đô thị Việt Nam thời hậu kỳ trung đại nói chung. Các hội quán góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lịch sử từng nhóm cộng đồng người Hoa khi đến buôn bán, định cư và lập nghiệp ở Hội An. Qua đó góp phần làm sáng tỏ tiến trình phát triển của đô thị - thương 117
- TRƯƠNG ĐÌNH TÝ cảng Hội An. Các hội quán không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của riêng từng nhóm người Hoa mà còn là bằng chứng cụ thể nhất thể hiện sự giao lưu giữa hai nền văn hóa Việt - Hoa tại cảng thị ngoại thương quốc tế thời trung-cận đại này. Các hội quán ở Hội An được ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt hơn các nơi khác, nó gắn liền với quá trình buôn bán của các thương nhân người Hoa trong giai đoạn lịch sử Hội An phát triển với vai trò là đô thị - thương cảng lớn. Do tính chất đặc biệt của một đô thị thương cảng và hoạt động kinh tế, thương mại của người Hoa ở Hội An đã quy định nên những nét đặc trưng cho các hội quán người Hoa ở Hội An. Ban đầu, các hội quán ở Hội An là nơi hội họp của những người trong bang, nơi để cộng đồng người Hoa tha hương gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, nơi sinh hoạt tế lễ hàng năm của các cộng đồng, nơi thờ các vị thần linh theo tín ngưỡng dân gian của dân tộc Hoa. Trong đó, chức năng hội họp cộng đồng nổi trội hơn chức năng tín ngưỡng. Khi hoạt động của thương cảng Hội An không còn nữa, người Hoa ở Hội An không còn mạnh về hoạt động thượng nghiệp như trước kia và dần hòa nhập với cộng đồng người Việt thì các hội quán vẫn là những nơi gặp gỡ của cộng đồng người Hoa, người Việt gốc Hoa ở Hội An. Đặc biệt, ngày nay các hội quán đã trở thành những cơ sở tín ngưỡng chung cho cả người Việt và người Hoa, thành điểm du lịch của phố cổ Hội An. 6. KẾT LUẬN 6.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng người Hoa và người Minh Hương gắn liền với sự phát triển của thương cảng Hội An trong các thế kỷ XVII - XIX. “Với đặc điểm là một làng – xã hoạt động chủ yếu bằng thương nghiệp, cộng đồng người Hoa- Minh Hương đã góp phần đáng kể làm nên sự phồn thịnh của thương cảng Hội An trong nhiều thế kỷ, đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong diện mạo văn hóa đô thị cổ Hội An ngày nay” [3, 74]. 6.2. Hội quán là một loại hình kiến trúc độc đáo, riêng có của người Hoa ở Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng. Các hội quán ở Hội An có quy mô nhỏ, phong cách giản dị và tương đồng nhiều điểm về kiến trúc. Các hội quán vừa có chức năng hội họp cộng đồng, vừa có vai trò là một địa điểm để người Hoa ở Hội An đến thờ cúng. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của riêng cộng đồng mà còn là bằng chứng cụ thể nhất thể hiện sự giao lưu giữa hai nền văn hóa Việt - Hoa tại cảng thị ngoại thương quốc tế thời trung-cận đại này. 6.3. Kiến trúc hội quán là một phần diện mạo kiến trúc Hội An và tiêu biểu cho kiến trúc đô thị Việt Nam thời cận đại nói chung. Ngày nay, các hội quán đã trở thành những cơ sở tín ngưỡng chung cho cả người Việt và người Hoa, thành điểm du lịch của phố cổ Hội An. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Huỳnh Ngọc Đáng (2005), Chính sách đối với người Hoa của chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 118
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 [2] Nguyễn Đình Đầu (1991), “Quá trình hình thành và phát triển phố cổ Hội An”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về đô thị cổ Hội An, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. [3] Tống Quốc Hưng (2009), Cộng đồng người Hoa - Minh Hương ở thương cảng Hội An, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số tháng 03/2009, trang 67-74. [4] Tổng điều tra dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009. Nguồn: http://www.gso.gov.vn [5] Nguyễn Chí Trung (2005), Cư dân Faifo- Hội An trong lịch sử, Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An xuất bản. [6] Viện nghiên cứu văn hóa quốc tế - Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa (2003), Kiến trúc phố cổ Hội An, người dịch Trần Thị Quế Hà, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. TRƯƠNG ĐÌNH TÝ SV lớp Sử 4B, khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0979. 313011 119
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thủy Hử - Hồi 17
11 p | 122 | 37
-
Nhà thờ lớn nhất, xưa nhất VN nhà thờ Đức Bà
3 p | 329 | 31
-
Di Chỉ Núi Đọ - Đông Sơn - Thanh Hóa
2 p | 358 | 20
-
Tái Sanh Duyên - Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
21 p | 81 | 10
-
Khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng
9 p | 132 | 9
-
Tháp Gió - Công trình kiến trúc cổ đại của Hy Lạp
2 p | 120 | 9
-
Truyện ngắn Kiếp trước em đã chôn cất cho anh (Tập 1): Phần 1
129 p | 70 | 8
-
Ngư Trường Kiếm - Hồi 13
39 p | 67 | 5
-
Kỳ thú lễ hội ném bột vào nhau ở Ấn Độ
2 p | 75 | 5
-
Màu xuân ở đảo quốc sư tử
6 p | 68 | 4
-
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 21 (D)
28 p | 66 | 3
-
Tại Italy: Khai mạc lễ hội kẹo socola lớn nhất châu Âu
2 p | 59 | 3
-
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 24 (B)
12 p | 62 | 3
-
Băng Hỏa Ma Trù-Chương 49
13 p | 59 | 2
-
Dự báo khả năng tham gia thể dục thể thao thích ứng của người khuyết tật ở các Trung tâm văn hóa đô thị đến năm 2030
4 p | 15 | 2
-
Dự báo tác động của các yếu tố nhân khẩu, chính sách và xã hội đến khả năng tham gia thể dục thể thao của người khuyết tật trong các hộ gia đình ở các trung tâm văn hóa đô thị đến năm 2030
3 p | 21 | 2
-
Dự báo tác động của các yếu tố nhân khẩu, chính sách và xã hội đến khả năng tham gia thể dục thể thao của người khuyết tật trong các hộ gia định ở các trung tâm đô thị đến năm 2030
3 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn