intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hỏi và đáp lịch sử Sài Gòn từ Hiệp định Paris đến mùa xuân 1975: Phần 2

Chia sẻ: Luis Mathew | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hỏi và đáp lịch sử Sài Gòn từ Hiệp định Paris đến mùa xuân 1975: Phần 2 bao gồm các câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh và các câu hỏi đáp liên quan đến Sài Gòn và đại thắng mùa xuân năm 1975. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hỏi và đáp lịch sử Sài Gòn từ Hiệp định Paris đến mùa xuân 1975: Phần 2

  1. Phẩn V CHIẾN DỊCH H ồ CHÍ MINH Cău h ỏi 50: Những nét chính vê bối cảnh ra đời của Chiến dịch Hổ Chí Minh lịch sử? Trả lời: Sau khi ký Hiệp dịnh Pari vồ Vi()l Nam, nhất là sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ươiig Đảng lần thứ 21, thắng lợi của ta trong hai năm 1973-1974 đã tạo ra những điêu kiện và thời cd mới... Cuôi năm 1974, Bộ Chính trị đã đề ra quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976. Thực hiện quyết tâm chiến lược đó, thắng lợi đầu tiên của chiến trường B2 ( Nam Bộ) mà đỉnh cao là chiến thắng Phước Long đã tạo ra một thế trận quyết chiến đánh vào Sài Gòn sau này, đồng thời thắng lợi đó cũng tạo thêm cơ sỏ thực tiỗn cho việc đánh giá khả năng trở lại của Mỹ. Các chiến trường khác cũng giành được thắng lợi, mở rộng vùng giải phóng liên hoàn. Sau thắng lợi của ta ở nam Tây Nguyên (3-1975), địch bị suy sụp về tinh thần và tổn thất nặng nề vê ngưòi và 105
  2. của. Chúng đành phải thực hiện chiến lược co cụm vối quy mô lớn (rút bỏ Tây Nguyên co về ven biển, nếu cần thì bỏ cả Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế, giữ từ Đà Nẵng trở vào). Lợi dụng thòi cd đó, Bộ Chính trị đã kịp thòi chuyến quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam từ hai năm sang ngay trong nám 1975 và xác định phương hướng tiến công chiến lược là Sài Gòn. Sau thắng lợi của chiến dịch Trị Thiên và chiến dịch H uế - Đà Nẵng, ta đã tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn quân đoàn 1 địch và giải phóng địa bàn quân khu 1 địch. Đợt 2 của chiến trường B2 cũng giành thắng Idi to lân càng tạo được thê trận vô cùng có lợi để chuẩn bị cho đòn tiến công vào Sài Gòn. Lúc này Bộ Chính trị lại kịp thời hạ quyết tâm tranh thủ thòi gian cao độ, nhanh chóng tập trung lực lượng chủ lực của cả nước cùng với lực lượng tại chỗ nhằm vào hướng chiến lược chủ yếu là Sài Gòn, giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5-1975). Câu h ỏ i 51: Nôi dung chủ yếu của cuôc hop ngày 31 tháng 3 năm 1975 của Bô Chính trị bàn "vê xúc tiến gâp kế hoach Tổng tiến công và nổi dây ở Sài Gòn - Gia Định"? Trả lời: Sau khi nghe Quân ủy Trung ưdng báo cáo tình hình phát triển cuộc tiến công của ta, Bộ Chính trị nhận định: 106
  3. Cuộc tiến công của ta trên thực tê mới chỉ bắt đầu với việc đánh chiếm Tây Nguyên và trong một thời gian ngắn ta đã giành được những thắng lợi to lớn. v ề chiến lược, về quân sự, kinh tế, chính trị ta đã có sức mạnh áp đảo, địch đang đứng trước nguy cơ sụp đô và diệt vong. Cơ hội để mở rộng tiến công và nổi dậy tại Sài Gòn đã chín muồi. Trên cơ sỏ nhận định cách mạng nước ta đang phát triển với nhịp độ "một ngày bằng hai mưđi năm". Bộ Chính trị quyết định: Chúng ta phải nắm vững thòi cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện cuộc tiến công và nổi dậy, kết thúc chiến tranh trong thòi gian sớm nhất, tốt nhất là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm 1975, không thể để chậm. Phải hành động "thần tốc, táo bạo, bất ngò". Phải tiến công lúc địch hoang mang, suy sụp, phải tập trung lón lực lưỢng vào những mục tiêu trên từng hướng, trong từng lúc. Phát huy sức mạnh của ba đòn chiến lược, kêt hỢp tiến công và nổi dậy, từ ngoài đánh vào, từ trong đánh ra. Bộ Chính trị còn chi’ đạo: Gấp rút tăng thêm lực lượng ở hưóng tây Sài Gòn, thực hiện chia cắt và bao vây chiến lược, triệt hẳn đường số 4 và áp sát Sài Gòn. Tập trung lực lượng ở hướng đông và đông nam, đánh chiếm những mục tiêu quan trọng, thực hiện bao vây, cô lập hoàn toàn Sài Gòn từ phía Long Khánh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổ chức sẵn sàng những đơn vị chủ lực được trang bị binh khí, kỹ thuật thật mạnh để lúc thòi cơ xuất hiện thì tức khắc đánh chiếm những mục tiêu quan trọng nhất ở trung tâm thành phô" Sài Gòn. 107
  4. Câu h ỏ i 52: Bô Chính trị đã có những chủ trương và chiên lươc nào trong chiến dịch Sài Gòn - Gia Định? Trẩlời: Sau những thắng lợi to lớn, dồn dập khí thê quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết tâm dồn sức tiêu diệt địch còn sót lại hòng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Ngay từ ngày 18 tháng 3 năm 1975, Bộ Chính trị - Quân ủy Trung ương đã đê ra chủ trương lớn vê trận quyết chiến đánh vào Sài Gòn - Gia Định. Ngày 25 tháng 3, Bộ Chính trị có Nghị quyết và tiếp đó Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ đạo cụ thể. Nghị quyết Bộ Chính trị vạch rõ: "Nắm thời cơ, tập trung nhanh nhất lực lượng, tập trung binh khí kỷ thuật và giải quyết xong Sài Gòn - Gia Định trước mùa mưa. Trong quá trình chuẩn bị tiến công Sài Gòn, tranh thủ tiêu diệt quân đoàn 1 và tàn quân đoàn 2 địch, không cho chúng co cụm về Sài Gòn. Tăng cường sự lãnh đạo tại chỗ của Bộ Chính trị đối vối chiến dịch giải phóng Sài Gòn... Vê cách đánh, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh chỉ rõ: "Đánh thẳng vào trung tâm Sài Gòn bằng lực lượng đột kích mạnh, có binh chủng hợp thành. Tiến công thật m ạnh và liên tục dồn dập đến toàn thắng; vừa ph á t động tiến công ở ngoại vi, vừa có lực lượng nắm thời cơ thọc sâu vào trung tăm từ nhiều hướng, thực hiện trong đánh ra, ngoài đánh vào, tạo điều kiện cho đồng bào nổi dậy... 108
  5. Câu hỏi 53: Song song với kế hoach tiến công và nổi dây, ta đã có kê hoach tiếp quản thành phô' Sài Gòn như thế nào? Trá lời: Lợi dụng sự rệu rã và tôn thất của địch, quân ta đã tiến công như vù bão vào thành phô Sài Gòn và nắm chắc thắng thì vấn đê tiếp quản thàiih phố Sài Gòn - Gia Định được đặt ra đòi hỏi phải có nhiều lực lượng tham gia và phải triển khai gấp. Do thành phô Sài Gòn là một đô thị lớn nhất nước, là trung tâm của ngụy quyền và tay sai đế qiiôc Mỹ, lại được xây dựng khá hiện đại, tập trung nhiều cơ sở phục vụ chiên tranh và dế quốc dân sinh, có nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn... do đó công tác tiếp quản rất phức tạp. Trong quá trình triổn khai tiến công, Trung ưdng Cục đã cử cáii bộ trực tiếp chỉ đạo công tác tiếp quản thành phô". Trung ương còn cử thêm đồng chí Nguyễn Văn Trân, Bí thư Trung ương Đảng vào tăng cường và phái nhiều cán bộ, nhân viên kỹ thuật của các bộ, ngành đi gấp vào cho kịp trưốc ngày tông công kích giái phóng Sài Gòn - Gia Định. Công tác tiếp quản không chỉ đơn thuần vê mặt hành chính kỹ thuật mà kết hỢp cả quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tô, văn hoá, xã hội; cần có sự lãnh đạo chặt chẽ, kịp thời, đồng thời có sự giáo dục ý thức trong các lực lượng tiến vào thành phô. 109
  6. Sau khi đã bàn bạc kỹ lưỡng, lại được Bộ Chính trị hưống dẫn và tăng cường thêm cán bộ từ Trung ương vào, đồng chí Lê Đức Thọ và đổng chí Phạm Hùng trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra công tác chuẩn bị tiếp quản thành phố Sài Gòn - Gia Định. Quân ủy Trung ương cũng cử Thiếu tướng Giáp Văn Cương, Phó Tổng Tham mưu trưởng dẫn một đoàn cán bộ và nhân viên kỹ thuật quân sự kịp vào gặp Bộ Chỉ huy chiến dịch để nhận nhiệm vụ tổ chức tiếp quản và các cơ sở quân sự của địch như sân bay, bến cảng, kho tàng và các căn cứ quân sự lớn... Cáu h ỏ i 54: Bô Chỉ huy chiến dịch Sài Gòn - Gia Định gồm những ai? Trả lời: Cuộc họp ngày 1 tháng 4 năm 1975, Bộ Chính trị quyết định tăng cường sự lãnh đạo tại chỗ đôl vói chiến dịch, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch gồm các đồng chí: Đại tưống Văn Tiến Dũng - ủ y viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng làm Tư lệnh; đồng chí Phạm Hùng - ú y viên Bộ Chính trị làm Chính ủy; các đồng chí ThưỢng tưống Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện, Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Phó Tư lệnh, Trung tướng Lê Quang Hoà làm Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm chính trị, đồng chí Lê Ngọc Hiền làm quyền Tham mưu trưởng. Ba đồng chí ủ y viên Bộ Chính 110
  7. trị (Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Vãn Tiến Dũng) đưỢc cử làm đại diện của Bộ Chính trị, trực tiêp lãnh đạo chiến dịch. Cáu hoi 55: Cho biết tình hình thế trân của ta trong trân quyết chiến chiến lươc cuối cùng - giải phóng Sài Gòn? Trả lời: Thành phô" Sài Gòn - Gia Định là thành phô" lớn nhất miên Nam, lúc này có khoảng 3,5 triệu dân, rộng 1.84õkm“, có nhiều nhà cao tầng kiến trúc phức tạp. Đây là nơi tập trung các cơ quan đầu não của ngụy quân, ngụy quyền, các kho tàng và căn cứ hậu cần quan trọng; là triing tâm chính trị, quân sự, kinh tó, cũng là sào huyệt cuôi cùng của chúng. Địa hình thành phố khá phức tạp, xung quanh có nhiều sông rạch, bưng sình, nhất là hướng nam và tây nam có nhiều cầu lớn là đầu môl giao thông chính toả đi miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Ta phải chiếm được các cầu này mới đảm bảo cho xe tăng, pháo binh và các binh khí kỹ thuật nặng vào được Sài Gòn. Từ tháng õ trở đi mùa mưa bắt đầu sẽ ảnh hưởng lón đến cơ động và tác chiến của các binh đoàn, binh chủng hợp thành trong chiến dịch quy mô lốn. Vì vậy phải tranh thủ kết thúc thắng lợi chiến dịch trưốc mùa mưa. Đê hình thành thê trận bao vây Sài Gòn, trong khi chò lực lượng của Quân đoàn 3, vối cả bộ binh và binh khí kỹ 111
  8. thuật... hành quân thần tôc vào, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã ra lệnh đẩy mạnh hoạt động ỏ phía tây và tây nam, chia cắt quô"c lộ 4, buộc địch phải phân tán lực lượng đế đốì phó và khó đoán được ý định chung của ta, làm cho địch ở Sài Gòn càng thêm rôl loạn và hoang mang. Đồng thời đưa nhanh các đội đặc công và biệt động mạnh lên để tạo điểu kiện cho cuộc tiến công lớn. Các đơn vị Quân khu 8, Quân khu 9 từ vùng giải phóng đến nội đô liên tục tấn công gây cho địch nhiều thiệt hại về sinh lực và phương tiện chiến tranh; giải phóng một sô vùng quan trọng ở Long An, Bến Tre, Mỹ Tho, mở hành lang nôi liền miền Đông Nam Bộ qua Đồng Tháp Mưòi, xuông miền Tây Nam Bộ... Các hoạt động của lực lượng vũ trang đã kìm giữ, thu hút một sô đơn vị chủ lực của địch ở "vùng 4", thu hút một phần hoạt động của không quân và hải quân địch. ở hưóng bắc, Quân đoàn 4 và chủ lực Miên, trước khi giải phóng Xuân Lộc, đã giải phóng được chi khu Dầu Tiếng, Chơn Thành, thị xã An Lộc, giam chân sư đoàn 25 ngụy ở vùng Trảng Lán (Tây Ninh) uy hiếp Sư đoàn 5 ngụy ở Lai Khê, Bến Cát (Bình Dương). Xuân Lộc được giải phóng, cánh cửa phía đông Sài Gòn được mở rộng sẵn sàng đón lực lượng Quân đoàn 2, Quân đoàn 4 và Sư đoàn 3 Quân khu 5 vào Sài Gòn. Sư đoàn 3 chuẩn bị tiến về Bà Rịa - Vũng Tàu. Như vậy, trưốc khi tổng công kích vào Sài Gòn - Gia Định, cánh quân phía đông đã tạo được một thê chung rất thuận lợi. 112
  9. Phía tây nam Sài Gòn, ta đà điêu lực lượng xuông Bến Lức, Long An, đánh thông hành lang Tây Ninh - Kiến Tường làm chủ một phần sông Vàm cỏ Tây, tiếp tục xuông vùng Tân An, Thủ Thừa, áp sát và đánh vào giao thông quốc lộ 4, mở ra mộl vùng giải phóng, tạo bàn đạp cho lực lượng thuộc Binh đoàn 232 chuắn bị tiến công vào Sài Gòn từ phía tây nam. Xe tăng, hoả tiễn, cao xạ của các sư đoàn bộ binh, trung doàn độc lập và hàng trăm tấn đạn, xăng dầu đã tới nơi quy định... Tạo thô ở hưống tây nam Sài Gòn là một kỳ công của quân và dân miền Tây Nam Bộ. vì diều kiện địa hình ở dây khó triổii khai lực lượiiK lâu, nhai là những binh khí kỹ thuật nặng. Tô chức thông tin lừ sở chỉ huy chiến dịch xuông cánh Tây Nam chí có phương tiện độc nhất là vô luyèn điện. Việc chuẩn bị cầu, phà, dường cơ động, vận chuyên hậu cần... phải hết sức bí mật để giữ được sự bất ngờ ở hướng quan trọng này. ở hvíớng tây bắc, ta không đánh để giải quyết Tây Ninh, nhưng kìm giữ, phân tán lực lượng sư đoàn 25 ngụy, không cho chúng tập trung để lìn dần về Sài Gòn. Một triing đoàn của Quân đoàn 3 đã vượt sông Sài Gòn cắt đứt một đoạn đường Sài Gòn đi Tcây Ninh ỏ quãng Gò Dầu Hạ. Sân bay Biên Hoà bị pháo binh ta bắn hàng ngày, địch phải đưa máy ba\' vê Tân Sơn Nhất, nên dần dần bị tê liệt, trong khi ta chuân bị hoả lực mạnh đế đánh phá hai sân bay cuôl cùng của địch là Tán Sơn Nhất và cầ n Thờ nhằm 8-Kon7A 113
  10. giảm bớt khả năng chiến đấu của không quân địch, chông phá kê hoạch "di tản" của chúng góp phần tạo thuận lợi cho cuộc tổng tiến công sắp tới. Các đội biệt động, đặc công của Thành đội Sài Gòn - Gia Định cũng đã áp sát nội đô và bô trí sẵn ở các vị trí mở cửa, sẵn sàng tiến công và phối hỢp với các cánh quân vào giải phóng Sài Gòn. Hàng trăm cán bộ quân, dân, chính, đảng đã vào nội thành để chỉ huy các đội võ trang và đoàn thế quần chúng nổi dậy giành chính quyền và tiếp quản thành phô", trong đó có nhiều đồng chí là Thành ủy viên, ủ y viên ban cán sự... Đề thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, Trung ương Cục và Quân ủy Miền đã bàn và thông qua các kê hoạch vê tổng tiến công và chuẩn bị nổi dậy trên toàn B2. Đồng chí Võ Văn Kiệt - ủ y viên Trung ương Cục, trực tiếp làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định chuyên trách về tố chức và chỉ đạo kê hoạch quần chúng nổi dậy đề phối hợp với cuộc tiến công của các binh đoàn chủ lực vào thành phô. Như vậy, trước khi nổ súng tổng công kích vào Sài Gòn, ta đã hình thành được thế trận bao vây địch trong thành phô. ở phía đông, cắt đứt hoàn toàn quốc lộ 1, áp sát Trảng Bom, sẵn sàng cắt đứt đường lõ, sông Lòng Tàu và không chê Vũng Tàu, đang làm sân bay Biên Hoà bị tê liệt, ở phía nam, các đơn vị của Quân khu 8 sẵn sàng cắt đứt quôc lộ 4 và kênh Chợ Gạo. 114 8F0117-B
  11. ở phía đông nam, Quân đoàn 2 đã liến sát Nước Trong, Long Thành, Bà Rịa, Vũng Tàu. ở phía tây nam, Đoàn 232 đã áp sát vào tuyến sông Vàm cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Sư đoàn õ, Sư đoàn 8 đã áp sát Mỹ Tho, cầ n Đước, cầ n Giuộc, phía nam Quận 8 Sài Gòn. Hướng tây bắc, Quân đoàn 1 đã vầo khu vực tập kết ỏ nam Sông Bé, Quân đoàn 3 đã tiến vào khu vực Dầu Tiếng. Tính đến ngày tông tiến công ta đã bao vây mọi phía Xuân Lộc, Sài Gòn ở cự ly "tẳm bán dại bác". Tình thê của địch lúc này như "cá nằm trên thớt". Cđi/ h ỏi 56: Bô Tư lênh chiến dịch đã xác định quyết tâm gì dối với trân quyết chiến chiến lươc cuối cùng giải phóng Sài Gòn - Gia Định? Trả lời: Chấp hành chủ trương chiên lược của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã nêu rõ mục dích là "Đánh đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng, kết thúc cuộc chiến tranh, giành thắng lợi triệt đế'. Cụ thể là tập trung lực lượng và binh khí kỹ thuật, phát huy sức mạnh tống hợp, tạo thành ưu thê áp đảo, nhanh chóng tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch thuộc quân khu 3 và tàn quán còn lại, đập tan ngụy quyền từ trung ương đến cơ sở, giải phóng Sài Gòn - Gia Định, tạo điều kiện thuận lợi giải phóng hoàn toàn miền Nam. 115
  12. Với phương châm "Thần tốc, táo bạo, hât ngờ, chắc thắng", Bộ Tư lệnh chiến dịch đã xác định tư tưởng chỉ đạo tác chiến như sau; - Phải chuẩn bị chu đáo, đánh phải chắc thắng; chú trọng những trận quan trọng ở vòng ngoài, không cho địch co cụm về Sài Gòn, tạo và thúc đấy sự tan rã lớn và nhanh. - Tố’ chức các mũi thọc sâu và có đầy đủ sức mạnh dể đột kích thật nhanh, đánh thẳng vào các mục tiêu chủ yếu để nhanh chóng đánh ngã địch. - Tiến công quân sự kết hỢp vối địch vận, kêt hợp liên công vâi nổi dậy, nhiíng tiên công qiiân sự phái đi trước một bước, giữ vững vai trò quyết định. - Phát huy sức mạnh tổng hỢp, đột kích liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng. - Coi trọng công tác đảm bảo vật chất, đảm bảo cơ động, đảm bảo thông tin liên lạc, đảm bảo dẫn đường... Phải giữ kín bí mật về thời gian, vế lực lượng, về triển khai khu vực tập kết và công tác chuẩn bị chiến trưòng. Tăng cường và đẩy mạnh công tác chính trị, công tác đảng trong chiến dịch. Câu hỏi57:Q kc đoàn quân chủ lưc đã hành quân thần tốc tiên vê giải phóng Sài Gòn như thế nào? Trả lời: Từ miền Bắc, ngày 25 tháng 3 năm 1975, Quân đoàn 1 do đồng chí Thiếu tưóng Nguyễn Hòa (Tư lệnh), Thiếu tưống 116
  13. Hoàng Minh Thi (Chính ủy) đang đắp đê ở Ninh Bình thì nhận được mệnh lệnh hành quân thần tôc vào Nam chiến đấu. Quân đoàn 1 đã nhanh chóng dưa toàn bộ lực lượng (trừ Sư đoàn 308 ơ lại để bảo vệ miền Bắc) vào Đồng Xoài (miền Đông Nam Bộ), vỏi tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, quân đoàn đã hoàn thành công tác chuẩn bị trong thòi gian rất ngắn và đến 11 giò ngày 1 tháng 4, Sư đoàn 312 bộ binh, các đdn vị binh chủng và sở chỉ huy cơ bản của quân đoàn hành quân cơ giới bằng 1.053 xe vận tải của Cục Vận tải, Sư đoàn Õ71 ô tô (Đoàn 559) và 893 xe của quân đoàn. Quân đoàn vượt qua đường số 9, qua Lao Bảo theo đường Tây Trường Sơn tiên vè phía nam. Đoàn xe hàiig trăm chiếc nối đuôi nhau chạy liôn tục để đưa các chiên sĩ ta ra mặt trận. Ngày 15 tháng 4, toàn bộ lực lượníí của quân đoàn đã tới vị trí tập kết. Như vậy chỉ trong 15 ngày đêm, Quân đoàn 1 vối đầy đủ vũ khí và phương tiện chiên đấu đã hoàn thành cuộc hành quân dài gần 2.000km phần lớn là đưdng núi, chiôm lĩnh địa bàn tiến công Sài Gòn đúng thời gian quy định của Bộ Tư lộnh. Ngày 1 tháng 4 năm 197Õ, Quân đoàn 2 (thiêu Sư đoàn 324 ở lại làm nhiệm vụ tại miên Trung) do đồng chí Thiếu tướng Nguvễn Hữu An (Tư lệnh), đồng chí Thiếu tướng Lê Linh (Chính ủy) được lệnh rồi thành phô Đà Nẵng, hành quân thần tôc theo đường sô" 1 tiến về phía đông nam Sài Gòn. Lúc này, một sô đơn vị binh chủng của quân đoàn còn đang rải rác ỏ những nơi khác, phương tiện 117
  14. vận tải lại không đủ để cơ động hết sô" quân, nhiều cầu công đã bị địch phá hủy, gây khó khăn cho việc hành quân. Để khắc phục những khó khăn này, Bộ Tư lệnh quân đoàn chủ trương dựa vào sự giúp đỡ của nhân (lân vùng mối giải phóng, tận thu vũ khí, phương tiện vận chuyển của địch, vừa chiến đấu, vừa hành quân nhằm bảo đảm tối đích đúng thời gian do Bộ quy định và đên vị trí tập kết có thể tham gia chiến dịch được ngay. Ngày 4 tháng 4 năm 1975, từ Tây Nguyên, Quân đoàn 3 do đồng chí Thiếu tướng Vũ Lăng (Tư lệnh), đồng chí Đại tá Đặng Vũ Hiệp (Chính ủy), được lệnh hành quân vào miền Đông Nam Bộ. Sư đoàn 316 bộ binh và sở chỉ huy nhẹ của quân đoàn xuất phát từ thị trấn Buôn Ma Thuột theo đường 14 tiến vê phía nam, Sư đoàn 320A đang ở Tuy Hòa gấp rút hành quân trở lại Tây Nguyên theo đường số 7, sau đó tiến theo đưòng sô 14. Sư đoàn 10 đang truy quét địch ở Nha Trang, Cam Ranh nhanh chóng thu quân, theo đường liên tỉnh sô" 2 lên đường sô" 20. Các trung đoàn 7 và 575 công binh đi trưốc mở đường. Trên 3.000 chuyên xe của Sư đoàn ô tô (559) và của quân đoàn được huy động vào cuộc hành quân. Đến ngày 15 tháng 4 Sư đoàn 316 và các đơn vị đi đầu của Quân đoàn 3 đã tiến đến khu vực Dầu Tiếng vừa giải phóng, chiếm lĩnh làm bàn đạp tiến công Sài Gòn từ hướng tây bắc theo đúng kê hoạch của Bộ Chỉ huy mặt trận. Cũng trong đầu tháng 4 năm 1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập cánh quân 118
  15. Duyên Hải gồm Quân đoàn 2 (thiêu Sư đoàn 324 ở lại để bảo vệ Cam Ranh), Sư đoàn 3 và Tiểu đoàn 3 thiết giáp (Quân khu 5) do đồng chí Lê Trọng Tấn chỉ huy, đồng chí Lê Quang Hòa làm Chính ủy. Nhiệm vụ của cánh quân này là hành quân cấp tốc theo đường sô" 1 vào miền Đông Nam Bộ, nhanh chóng đánh chiếm Bà Rịa, Ô Cấp, khóa chặt sông Lòng Tàu, sau đó tiên công Sài Gòn từ hưống Đông Nam. Đội hình hành quân dài hàng trăm kilômét gồm 2.276 xe chở bộ đội và chỏ hàng, 89 xe tăng, thiết giáp, 223 xe kéo pháo (87 khẩu pháo mặt đất và 136 khẩu pháo cao xạ). Ngày 11 tháng 4, bộ phận đi đầu của quân đoàn đã vào tới Cam Ranh và ngày 16 tháng 4, toàn quân đoàn dã lới cua ngõ Phan Raiig, luii iuyến phòng thủ từ xa bảo vệ Sài Gòn của địch. Như vậy, chỉ trong vòng nửa tháng, các đờn vị của ta từ khắp các chiến trưòng đã thực hiện cuộc hành quân thần tôc và đều đến đúng vị trí tập kết chuẩn bị hiệp đồng tác chiến trong chiến dịch quyết định cuôi cùng để giải phóng Sài Gòn. Càu h ỏ i 58: Bộ Chỉ huy chiến dịch nhân định và đôi phó thế nào khi biết địch có ý định chay vê cố thủ cẩn Thơ để giữ Quân khu 4 nếu mất Sài Gòn? Tiẩ lời: Đúng như nhận địch của Bộ Chỉ huy chiến dịch, sau khi ta giải phóng thị xã Phước Long (1-1975): Mỹ đã suy 119
  16. yếu rõ rệt, không có khả năng cứu vãn sự sụp đổ hoàn toàn của ngụy quyền Sài Gòn. Những thông tin thu thập được cho thấy, Mỹ đang xúc tiến việc di tản người Mỹ, bỏ rơi chính quyền ngụy Nam Việt Nam. Tình hình này làm chính quyền ngụy phải xoay xở tìm cách đôl phó mới. Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh trong lúc thực hành chỉ đạo các cánh quân bao vây Sài Gòn vẫn đưa ra nhận định kịp thòi; Có thể địch đã tính đến hai khả năng; một là, co cụm lực lượng để giữ Sài Gòn; hai là, giữ Sài Gòn không nổi thì rút hôt về miền Tây cô" thủ đế giữ phần đất còn lại là đồng bằng sông Cửu Long, hy vọng từ đó ổn định đề tổ chức lại cuộc chiến đâu, đảo ngược thô cờ. Lúc này, Bộ Chỉ huy nhận được tin báo cho biết, địch đang ráo riết chuẩn bị để rút về cô" thủ cần Thơ, nếu ta giải phóng Sài Gòn. Vì Cần Thơ là thành phô" lớn nhất miền Tây Nam Bộ (còn gọi là Tây Đô), nằm khá sâu lại có nhiều kênh rạch, nhất là hai con sông lớn là Tiền Giang và Hậu Giang chắn ngang quốc lộ 4 (không có cầu), quân giải phóng không thể sử dụng xe tăng, thiết giáp, pháo binh hạng nặng được và tiếp tê hậu cần rất khó khăn. Ngày 21 tháng 4, tướng Oenxơn, tuỳ viên quân sự Mỹ cùng một số cô" vấn không quân Mỹ đáp máy bay từ Sài Gòn đến sân bay Bình Thủy (Cần Thơ) cùng sư đoàn trưởng sư đoàn 4 không quân ngụy, thị sát nghiên cứu chỗ cho máy bay ở hai sân bay Biên Hoà và Tân Sơn Nhất di 120
  17. tản vê đây. Đồng thòi tăng cường thiết bị cho sân bay Bình Thủy n h ầ m sử d ụ ng vào việc yểm trỢ Sài Gòn trong trường hợp sân bay Biên Hoà bị tê liệt. Chúng còn dự kiến cả trường hỢp phải di chuyến Bộ Tư lệnh không quân ngụy về Bình Thủy để phục vụ kê hoạch yểm trợ lâu dài khi phải rút về cô" thủ ỏ Cần Thơ. Tình huông địch rút về miền Tây chỉ xảy ra 1%, nhưng Bộ Chí huy chiến dịch vẫn nhận định thấu đáo rằng khi ta đánh đòn mạnh nhất, quyết định nhất, giải phóng Sài Gòn - Gia Định thì loàn bộ quân dịch còn lại ở dồng bằng sông Cửu Long sớm muộn gì cũng phải hạ vũ khí đầu hàng. Những nhận định dứt khoát về âm mưu đối phó của địch cho thây, Bộ Chỉ huy chiên dịch có quyêt tâm cao độ tập trung giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam thông nhất đất nước. Câu h ỏ i 59: Trước khi bước vào trân quyết chiến cuôi cùng giải phóng Sài Gòn - Gia DỊnh, ta đã xác định những trân đánh lớn nào ỏ' vòng ngoài? Trả lời: Trên các hưống ở vòng ngoài, các vị trí, mục tiêu địch cần phải tiêu diệt và đánh chiếm ngay từ đầu, không cho địch co vê Sài Gòn hoặc ngoan cô chông cự để ngăn chặn ta ở vòng ngoài: - Bà Rịa, Vũng Tàu, công trường Nước Trong, khu phòng thủ Hô Nai - Biên Hoà - Long Bình; diệt sư đoàn 18, su' đoàn thủy quân lục chiến và quân dù địch. 121
  18. - Căn cứ Phú Lợi, Lai Khê, Bến Cát, thị xã Bình Dương; diệt sư đoàn 5 ngụy. - Căn cứ Đồng Dù, vận động-tiêu diệt sư đoàn 25 ngụy ở Gò Dầu - Trảng Bàng. - Hậu Nghĩa - Tân An, Bến Lức; diệt sư đoàn 22 địch. Các cầu phải đánh chiếm, giữ để đảm bảo cơ động; Cầu Xa Lộ - Đồng Nai, cầu Sài Gòn, cầu Rạch Chiếc, cầu Ghềnh, cầu Mới, cầu Bình Phưốc - Bình Triệu, cầu Bông, cầu Sáng, cầu Tân An, Bến Lức. Cầu h ỏ i 60: Bô Chỉ huy chiến dịch dã sủ dung cách đánh nào dế vừa dánh thắng nhanh, vừa ít tốn xương máu cho Chiến dịch Hổ Chí Minh? Trả lời: Khi đã xác định 5 mục tiêu tiến công "trọng huyệt" là: Bộ Tổng tham mưu ngụy, sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh biệt khu Thủ Đô, Tổng Nha cảnh sát và Dinh Độc Lập thì vấn đê đặt ra lúc này đối với Bộ Chỉ huy chiên dịch là phải đánh như thê nào để đạt hiệu quả cao nhất: địch thua nhanh mà ta ít tổn thất thương vong và Sài Gòn không bị đổ nát. Qua phân tích tình hình rất kỹ lưỡng, kết hỢp với kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch lớn trong chống Pháp và chống Mỹ, Bộ Chỉ huy chiến dịch thấy cần phải có cách đánh hiệu lực nhất để phát huy hết sức mạnh 122
  19. của tất cả lực lượng mà quan trọng nhất vẫn là đòn quân sự và điểu tất yêu đây là dòn qnyêt dịnh để kết thúc chiến tranh. Căn cứ vào yêu cầu của trận quyết chiến chiến lược CIIÔÌ cùng và sự chuyên hoá mối vê chất của tình hình khách quan, Bộ Chỉ huy chiên dịch đã đi tới nhất trí về cách đánh của chiến dịch lịch sử này là: Dùng một hộ phận lực lượng thích hỢp trên từng hướỉìg. đủ sức hỉnh thành bao vãy, chia cắt, chặn giữ quán địch lại không cho chúng rút chạy về Sài Gòn; tiêu diệt và làm tan rã tại chỗ các sư đoàn chủ lực địch phòng thủ vòng nịỊoài, đồng thời dùng đại hộ phận lực liãpig của ta nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các địa hàn then chối ở vũng ven, mở đường cho các binh đoàn đột kích chủ yếu hằng xe tãng ưà xe cơ giới, tiến nhanh trên các trục đường lớn đánh thẳng vào 5 mục tiêu đã quy định. Để phôi hỢp với các mũi tiến công của binh đoàn chủ lực, các lực lượng đặc công, biệt động, công an vũ trang, các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du kích, các lực lượng chính trị, đoàn thế ở Sài Gòn - Gia Định có nhiệm chiếm giữ các cầu, đánh chiếm các bàn đạp, giữ cửa mở, VỊI hướng dẫn các cánh quân chủ lực tiến vào nội đô và phát động quần chúng nôi dậy giành chính quyền về tay cách mạng. Toàn bộ hoả lực pháo binh sẽ tập trung đánh vào mục tiêu quân sự quan trọng, không quân chuẩn bị sẵn sàng để xuất kích đánh bom làm tê liệt phi trường Tân Sdn Nhất, không cho quân địch thoát bằng đưòng không 123
  20. ra nước ngoài. Tên lửa, pháo cao xạ triển khai thành một lưới lửa phòng không quanh Sài Gòn không chê bầu trời, bảo vệ đội hình chiến dịch. Trong chiến dịch này ta đã đưa ra cách đánh thích hỢp, không để địch ngăn chặn làm chậm tốíc độ tiến quân của ta ở vòng ngoài và cũng không cho địch lùi dần vê Sài Gòn co cụm để dùng lực lượng tại chỗ chông cự lại ta. Ta tập trung sức mạnh đột phá đánh vào các mục tiêu đầu não trọng yếu, kết hỢp vói tiêu diệt địch ở vòng ngoài, không cho chúng ứng cứu nhau. Và điều quan trọng nhất của cách đánh này là nhằm mục đích cao nhất, nhanh nhất, chắc thắng nhất cho trận quyết chiôn chiên lược cuối cùng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Câu h ỏi 61: Ngày 22 tháng 4 năm 1975, Bô Chính trị gửi lìô Chi’ huy Chiến dịch Hổ Chí Minh môt bức điên. Nôi dung chinh của bức điên ấy là gì? Trả lời: Trước những khí th ế sục sôi của quân và dân ta đang chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy cuôl cùng của cuộc kháng chiến chông Mỹ, cứu nước, vào hồi 15 giờ 30 phút ngày 22 tháng 4 năm 1975 Bộ Chính trị đã gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định bức điện, nội dung chính: "... Tiếp theo những thất bại dồn dập, gần đáy địch lại m ất Phan Rang và buộc phải rút chạy khỏi Xuân Lộc... Trước nguy cơ bị bao vây tiêu diệt, chúng đã điều chỉnh, bô 124
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2