Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -2
lượt xem 18
download
Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận 2 PGS.TS. Huỳnh Vân Đại học Văn hiến - Tp. Hồ Chí Minh Về cơ bản có thể cho rằng quan niệm như thế về mối quan hệ giữa hiện tại với di sản quá khứ là không sai. Tuy nhiên nhìn sâu hơn vào sự nhất quán của Jauss trong việc áp dụng lôgic hỏi và đáp vào mối quan hệ giữa hiện tại và quá khứ có liên quan đến một phương diện khác: quan niệm nghệ thuật của ông. Trước tiên là quan niệm về cái mới,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -2
- Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận 2 PGS.TS. Huỳnh Vân Đại học Văn hiến - Tp. Hồ Chí Minh Về cơ bản có thể cho rằng quan niệm nh ư thế về mối quan hệ giữa hiện tại với di sản quá khứ là không sai. Tuy nhiên nhìn sâu h ơn vào sự nhất quán của Jauss trong việc áp dụng lôgic hỏi và đáp vào mối quan hệ giữa hiện tại và quá khứ có liên quan đến một phương diện khác: quan niệm nghệ thuật của ông. Tr ước tiên là quan niệm về cái mới, cái hiện đại, cái phủ định. Tác phẩm nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó xây dựng đ ược một tầm đón đợi mới dẫn đến một sự thay đổi tầm, tức khi nó đ ưa lại một cái mới, phủ định tác phẩm tr ước nó qua việc nhận ra vấn đề mà tác phẩm trước để lại. Ngay cả nghệ thuật cổ điển vào thời kỳ nó hình thành cũng chưa xuất hiện là “cổ điển” mà chỉ như một “cách nhìn mới”, cái nhìn khác trước và như thế nó “có thể đã tiền tạo những kinh nghiệm mới” (187,188). Nó chỉ trở th ành cổ điển từ cái nhìn của thời sau và do đó đã “che đậy tính phủ định nguy ên thuỷ của nó và chúng ta buộc phải lấy lại “tầm câu hỏi đích thực” chống lại tính chất cổ điển đ ã được chính thức hoá”(187). Mặt khác việc Jauss bác bỏ sự khẳng định của Gadamer về tính chất “nguy ên mẫu” của nghệ thuật cổ điển - một khái niệm được Gadamer tiếp thu từ Hegel - đối với sự trun g giới lịch sử còn do trong quan niệm nghệ thuật này hàm chứa
- khái niệm mô phỏng (tạm dịch từ Mimesis) đã được Gadamer giải thích l à sự “tái nhận thức” trong cách tr ình bày mang tính ch ất bản thể luận của ông n ày về kinh nghiệm nghệ thuật khi khẳng định: “điều mà người ta thực sự trải nghiệm và nhắm tới ở một tác phẩm nghệ thuật (…) l à nó chân thật như thế nào, nghĩa là người ta nhận thức và tái nhận thức cái gì cũng như chính bản thân mình đến mức độ nào”(15) (187). Rõ ràng Jauss không công nh ận khái niệm mô phỏng trong quan niệm nghệ thuật nói chung và nghệ thuật cổ điển nói ri êng vì nó nói đến tính chân thật, sự nhận thức và tái nhận thức, không phù hợp với quan niệm nghệ thuật có tính chất tiền phong và hiện đại chủ nghĩa của ông. Đ ương nhiên phần nào Jauss cũng có lý khi ông cho rằng nó không thích hợp với thời kỳ nghệ thuật trung cổ và càng không phù hợp với thời kỳ hiện đại cũng nh ư cho rằng “tác phẩm nghệ thuật cũng có thể đ ưa lại sự nhận thức không ph ù hợp với sơ đồ Platon khi nó tiên đoán những kinh nghiệm tương lai, khi nó suy tưởng ra những mô hình quan niệm và mô hình ứng xử còn chưa được thử thách hay chứa đựng câu trả lời cho những câu hỏi mới đặt ra” (187). Tất cả những điều này không có gì phải nói nữa. Tuy nhi ên, thực tiễn nghệ thuật thế giới hiện nay cũng không hề chối bỏ quan niệm nghệ thuật theo mô h ình mô phỏng như trong lý thuyết của Jauss vì nó vẫn còn góp phần tạo nên những giá trị nghệ thuật đích thực. Vả chăng hiểu mô phỏng nh ư thế nào vẫn còn là một vấn đề. Nhìn chung lại quan niệm lịch sử tiếp nhận ở Jauss vừa bao h àm việc phê phán chống lại quan điểm thực thể, chống lại chủ nghĩa khách quan lịch sử vừa tạo
- điều kiện để ông cắt nghĩa sự giải thích khác nhau về một tác phẩm văn học như là sự cập nhật hoá phụ thuộc vào người đọc và hoàn cảnh bên ngoài đối với tiềm năng nghĩa được cài đặt trong tác phẩm. Đồng thời nó cũng tạo c ơ sở giúp ông đưa ra luận điểm về việc “tái lập lại tầm đón đợi” nh ư là một phương thức viết lịch sử văn học. Việc tái lập lại tầm đón đợi l à do tác phẩm văn học nhất là tác phẩm thuộc quá khứ xa x ưa luôn có một lịch sử tiếp nhận lâu d ài hay nhiều vấn đề liên quan đến tác giả và tác phẩm không thể tìm thấy được. Khi ấy để nhận ra câu hỏi mà văn bản đã trả lời, để có thể hiểu đ ược tác phẩm “từ ý đồ và thời đại của nó”, người ta phải dùng phương pháp “phân tích lịch sử tiếp nhận” như chính ông đã vận dụng trong Iphigenie của Racine và của Goethe nhằm “giải thích xem có những sự cắt nghĩa n ào đã chồng chất lên cái nghĩa lịch sử ban đầu của Iphigenie của Goethe” cũng n hư “chỉ ra là liệu trong sự tiếp nhận cho đến giờ có khả năng nghĩa n ào chưa được khai thác hết hay đ ã bị dìm đi”, bị che lấp đi(16). Có tìm lại được hay dựng lại được “tầm hỏi và trả lời”, “tầm đón đợi” của tác phẩm mới có thể chỉ ra đ ược “sự thay đổi tầm”, “tính phủ định của tác phẩm”. Điều đó cho phép xác định đ ược giá trị thẩm mỹ và đồng thời giá trị lịch sử của tác phẩm theo Jauss. Trên cơ sở khẳng định nguyên lý lịch sử tác động của Gadamer cho rằng “yếu tố sáng tạo tồn tại trong sự hiểu”, “hiểu không phải chỉ là hành động tái tạo mà còn là hành động sáng tạo”(17), tức không chỉ là sự tiếp nhận của nh à phê bình mà còn là sự tiếp nhận của nhà văn, Jauss tiếp tục đẩy tới lập luận của ông khi khẳng định “chức năng sáng tạo của sự hiểu li ên tục (…) tất yếu bao gồm cả sự
- phê phán truyền thống và sự lãng quên”. Và chức năng sáng tạo của sự hiểu đó được Jauss lấy làm cơ sở cho “phác thảo một lịch sử văn học theo mỹ học tiếp nhận” trong các phần tiếp theo. Trong phác thảo về lịch sử văn học n ày Jauss sẽ lưu ý đến “tính lịch sử văn học” ở ba ph ương diện: lịch đại, đồng đại và mối quan hệ giữa sự phát triển văn học và tiến trình chung của lịch sử (189). Về phương diện lịch đại, luận điểm vừa đ ược đề cập đến ở tr ên về sự tái tạo lại tầm đón đợi chỉ là một phần, phần lịch sử của sự hiểu hay tiến tr ình lịch sử của sự tiếp nhận tái tạo. Nh ư vậy theo Jauss ngoài việc phải nắm bắt nội dung và hình thức của tác phẩm trong sự phát triển của sự hiểu nó, “lý thuyết mỹ học tiếp nhận còn đòi hỏi xếp từng tác phẩm ri êng lẻ vào trong dãy văn học của nó để nhận ra vị trí và ý nghĩa lịch sử của nó trong văn cảnh kinh nghiệm văn học”. Ở luận điểm trên, lịch sử tiếp nhận được Jauss trình bày là lịch sử đọc hiểu, thẩm định tác phẩm của người đọc, nhà phê bình, nghiên c ứu văn học. Ở luận điểm tiếp theo n ày lịch sử tiếp nhận đ ư ợc Jauss quan niệm l à “lịch sử sự kiện văn học”. Sự tiếp nhận đó theo Jauss l à sự tiếp nhận tích cực, sự tiếp nhận của nhà văn, người sáng tác để tạo ra tác phẩm mới. Hiểu theo lôgic hỏi và đáp thì bước chuyển từ sự tiếp nhận ti êu cực, thụ động sang sự tiếp nhận tích cực, chủ động này có thể xem như là một tiến trình kế tục. Theo đó, “tác phẩm tiếp theo giải quyết những vấn đề hình thức và đạo đức mà tác phẩm trước để lại và lại có thể đặt ra những vấn đề mới” (189). Tuy nhi ên, với sự giải thích nh ư vậy thì mối quan hệ hay bước chuyển từ sự tiếp nhận ti êu cực sang sự tiếp nhận tích cực vẫn chưa được làm rõ. Chính Jauss ở cuối chương X này đã thừa nhận
- rằng “những khả năng của sự đan cài vào nhau c ủa sản xuất và tiếp nhận trong sự biến đổi của quan niệm thẩm mỹ ho àn toàn chưa thể hiện hết trong những điều trình bày đó” (194). Ngoài ra vấn đề không phải chỉ l à nói đến bước chuyển từ sự tiếp nhận của nhà phê bình đến sự tiếp nhận của nhà văn mà còn cần nói đến cả bước chuyển từ sự tiếp nhận tiêu cực sang sự tiếp nhận tích cực ở chính bản thân nhà văn. Có thể nói rằng vấn đề tiếp nhận ti êu cực, tiếp nhận tích cực đ ược Jauss nêu ra ở công trình này của ông đây đó trong văn học Đức tr ước đấy cũng đã từng là những lĩnh vực nghiên cứu với những tên gọi khác nhau như nghiên cứu hay lịch sử danh tiếng, lịch sử hậu danh, lịch sử đánh giá, nghi ên cứu hay lịch sử tác động, nghiên cứu ảnh hưởng…; những lĩnh vực nghiên cứu mà ngày nay hầu như đã được gộp lại vào hai khái niệm lịch sử tác động và lịch sử tiếp nhận. Song nội hàm của hai khái niệm n ày đã và đang còn được hiểu rất khác nhau và ở Jauss chúng cũng ch ưa được lý giải một cách rạch r òi mà chỉ được ông phân biệt một cách đại thể khi nói rằng tác động xuất phát từ tác phẩm v à tiếp nhận xuất phát từ người đọc. Với việc xác định lịch sử tiếp nhận l à “l ịch sử sự kiện văn học” d ường nh ư Jauss đã đặt vấn đề về sản xuất văn học khi ông nói đến “sự sản xuất củ a nhà văn”. P hần nào cũng có thể hiểu nh ư th ế vì xét về ph ương diện nào đó cũng có thể coi đây nh ư là sự tiếp thu “ảnh hưởng” để sáng tác tác phẩm mới , tứ c thuộc mỹ học sản xuất. Tuy nhi ên, s ự sản xuất ở quan niệm n ày có thể nói không ph ải là ở s ự khởi đầ u, không phải l à xuất phát điểm mà là ở s ự kết thúc,
- ở kết quả của tiến tr ình. Xuất phát điểm của tiến tr ình là s ự tiếp nhận của n gười giải thích, là s ự nhận hiểu của nhà văn đối với câu hỏi mà tác ph ẩm trước đã đ ể lại: tác phẩm sau l à câu trả lời cho câu h ỏi mà tác phẩm tr ước để lại trong cái logic hỏi và trả lời và bản thân nó cũng sẽ để lại câu hỏi cho tác phẩm sau nó. Nghĩa là nó tạo ra một cái dãy văn h ọc, một cái dãy bên trong văn h ọc. Cái mà tác ph ẩm trước để lại sẽ là cái phủ định nó bởi từ đó sẽ x u ất hiện tác phẩm sau, xuất hiện tầm đón đợi mới , xuất hiện sự thay đổi tầm, đ ưa đến vi ệc tạo ra giá trị thẩm mỹ mới , giá tr ị lịch sử của tác phẩm. M ột lịch sử văn học theo quan niệm như vậy sẽ l à một “lịch sử ri êng”, một “lịch sử văn học đặc thù”. N ó gần như không liên quan tr ực tiếp đến những cái b ên ngoài văn h ọc, không trực tiếp xuất phát từ y êu c ầu của xã hội, của hiện thực. Cho nên nó không ch ấp nhận, về ph ương diện lập trường nghệ thuật, quan niệm mô phỏng hay quan niệm phản ánh văn học. Trên cơ sở của quan niệm về lịch sử văn học nh ư là sự thay thế, sự kế tục của các tác phẩm văn học, Jauss nhận xét rằng lối viết “lịch sử văn học theo chủ nghĩa thực chứng” đã quyết định đặt từng tác phẩm ri êng lẻ “vào trong dãy niên đại và do đó đã hời hợt hóa nó thành một thực tế”(189). Không chỉ chủ nghĩa thực chứng mà theo Jauss cả chủ nghĩa hình thức nữa – mặc dù được ông coi là “ một trong các đề xuất có ý nghĩa nhất đối với sự đổi mới lịch sử văn học” (190) – cũng không hiểu tác phẩm văn học nh ư là “sự kiện” văn học bởi nó cũng không đặt tác phẩm văn học vào mối quan hệ kế tục, “mối quan hệ tiếp nối lịch sử” (geschichtliches Folgeverhaeltnis), tức không xem tác phẩm sau
- như là hệ quả của tác phẩm tr ước mà muốn xem xét nó theo “nguy ên lý tiến hóa văn học”. Theo đó, tác phẩm mới hình thành trên cái n ền của những tác phẩm đi trước hay những tác phẩm c ùng cạnh tranh. Nó đạt đến “đỉnh cao” của một thời kỳ văn học với tính cách l à một hình thức thành công. Với tính cách là một hình thức như thế nó sẽ được tác giả cũng như những người khác noi theo để sáng tác những tác phẩm mới, tức nó được “tái sản xuất” và “liên tục tự động hóa” như một quá trình “tự sản sinh” của văn học . Qúa trình đó sẽ dẫn tới sự “mòn vẹt”, sự nhàm chán của thể loại và khi đó một hình thức mới sẽ ra đời để thay thế nó. Jauss đ ã giải thích quan niệm về sự “tiến hóa văn học” của chủ nghĩa hình thức như vậy và ông cho rằng cách trình bày như thế của chủ nghĩa hình thức “có lẽ vượt trội hơn lý luận văn học truyền thống tr ên nhiều lĩnh vực”. Bởi vì nếu như phương pháp biên soạn lịch sử văn học của chủ nghĩa thực chứng theo Jauss chỉ nhằm sắp xếp các d ãy văn học đóng kín đứng bên cạnh nhau một cách rời rạc và cùng lắm đ ược tạo cho một khung s ườn bằng một sơ đồ lịch sử chung, tức l à các dãy tác ph ẩm của một tác giả, một tr ường phái hay khuynh hướng phong cách cũng nh ư các dãy của các thể loại khác nhau, thì chủ nghĩa hình thức dường như đã liên kết được chúng lại với nhau và đã “phát hiện ra mối quan hệ tương hỗ có tính chất tiến hóa của các chức năng và hình thức” (190).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -1
8 p | 181 | 33
-
Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -6
5 p | 197 | 29
-
Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -3
7 p | 169 | 23
-
Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -5
5 p | 141 | 21
-
Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -4
5 p | 118 | 17
-
Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học và lịch sử tiếp nhận
8 p | 100 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn