intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -5

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

142
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận 5 PGS.TS. Huỳnh Vân Đại học Văn hiến - Tp. Hồ Chí Minh Cả hai đều là những lập trường cực đoan, điều mà người ta không khó bắt gặp ở nhiều trường phái lý luận văn học phương Tây và dường như điều đó mới tạo được cơ sở cho sự lập thuyết! Tất nhiên cả hai quan niệm đều có hạt nhân hợp lý của nó nếu như không tuyệt đối hoá một cách phiến diện, và Jauss không sai khi khẳng định vai trò, ý nghĩa và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -5

  1. Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận 5 PGS.TS. Huỳnh Vân Đại học Văn hiến - Tp. Hồ Chí Minh Cả hai đều là những lập trường cực đoan, điều mà người ta không khó bắt gặp ở nhiều trường phái lý luận văn học ph ương Tây và dường như điều đó mới tạo được cơ sở cho sự lập thuyết! Tất nhi ên cả hai quan niệm đều có hạt nhân hợp lý của nó nếu như không tuyệt đối hoá một cách phiến diện, và Jauss không sai khi khẳng định vai trò, ý nghĩa và sự tác động của văn học nói ri êng và nghệ thuật nói chung trong đời sống xã hội. Ông chỉ không đúng khi dứt khoát quả quyết rằng “năng lực đặc tr ưng của văn học trong đời sống x ã hội phải tìm ở chính cái nơi mà văn h ọc không hoà nhập vào trong chức năng của một nghệ thuật miêu tả”. Jauss cho rằng lịch sử văn học không nên “miêu tả một lần nữa một cách giản đơn tiến trình lịch sử chung trong sự phản chiếu của những tác phẩm của nó mà là phát hiện ra trong tiến tr ình của sự “tiến hoá văn học” cái chức năng kiến tạo x ã hội trong ý nghĩa đích thực của chức năng n ày, cái chức năng được dành cho văn học đang cạnh tranh với các nghệ thuật và các lực lượng xã hội khác trong cuộc giải phóng con người ra khỏi những trói buộc tự nhiên, tôn giáo và xã h ội” (207). Văn học theo đó đ ã được trao một nhiệm vụ lớn lao mặc dù khôn g được rõ ràng và có phần ảo tưởng bởi vì không phải
  2. không có những tác phẩm văn học đ ược coi là có giá trị cách tân trong nghệ thuật nhưng không góp ph ần gì vào việc giải phóng ấy nếu không muốn nói có khi còn ngược lại, và như thế không thể có ý nghĩa lịch sử. Không chỉ dựa vào khái niệm “tầm đón đợi” được vay mượn từ Karl Mannheim và được phát triển cho lĩnh vực văn học để giải thích “lịch sử văn học”, Jauss còn dựa vào quan niệm “tầm của những đón đợi” của Karl R. Popper trong b ài viết Những quy luật tự nhiên và các hệ thống lý thuyết của ông này để làm cơ sở so sánh cho sự tìm tòi của ông “nhằm xác định sự đóng góp đặc tr ưng của văn học trong tiến trình chung của sự hình thành kinh nghiệm và để khu biệt với những hình thức khác của thái độ ứng xử x ã hội” cũng như nhằm “làm sáng rõ chức năng đặc thù của văn học” (201). Chức năng đặc th ù này của văn học được Jauss xác định một cách cụ thể bằng việc cho rằng “kinh nghiệm của người đọc có thể giải thoát anh ta ra khỏi những sự thích ứng, những định kiến và những tình trạng ràng buộc của thực tiễn sống của anh ta bằng cách nó đ òi hỏi anh ta phải đi tới sự nhận biết mới các sự việc”. Sự “giải thoát” n ày nếu có thì chắc cũng chỉ có thể xảy ra trong t ư tưởng, trong nhận thức với ý nghĩa nh ư là một sự thắng lợi tinh thần. Nó có thể đưa lại những lợi ích nhất định cho người đọc và làm nên giá tr ị nào đó cho văn học, đúng như quan niệm của Jauss khi ông cho r ằng nó “còn tiên đoán cái khả năng không được thực hiện, mở rộng sân chơi bị giới hạn của thái độ ứng xử x ã hội đến những mong ước, những đòi hỏi và mục đích mới và như thế mở ra những con đ ường cho kinh nghiệm tương lai” (202). Sự giải thoát ấy cũng có thể xảy ra trong thực tế, cũng
  3. có thể được thực hiện trong những điều kiện x ã hội nhất định, nơi mà những chức năng đích thực, chân chính của văn học đ ược tạo những điều kiện thuận lợi. Nói chung sự xác định một chức năng văn học theo cách tr ình bày của Jauss là một cố gắng lý luận của ông. Nó phần n ào giúp ông thoát ra kh ỏi quan niệm văn học tự trị và nội tại. Nó hoàn toàn có thể được chấp nhận nếu như Jauss không đề cao duy nhất chức năng n ày, không cực đoan và phiến diện để loại bỏ các chức năng khác cũng nh ư loại bỏ lịch sử chung ra khỏi văn học và lịch sử văn học. Và trong chiều hướng ấy, Jauss cũng đã nhầm lẫn trong nhận thức về lý luận văn học mácxít khi c ùng nhận định là “chủ nghĩa cấu trúc văn học cũng như trước nó khoa học văn học mácxit và khoa học văn học của chủ nghĩa hình thức không đặt vấn đề l à văn học “tự nó ngược lại đã cùng tạo nên quan niệm về xã hội, mà đó là cái tiền đề của nó” (200). Chứng minh điều ngược lại đối với sự quả quyết trên về lý luận văn học mácxit quả không khó . Vì nó quá rõ ràng trong lý luận văn học đó nên ở đây có lẽ không c ần thiết trình bày lại những ý kiến của nó có li ên quan đến chức năng này. Ngoài ra, Jauss cũng không đúng khi phê phán r ằng lý luận văn học mácxit “phủ nhận” l à “nghệ thuật cũng như các hình thức ý thức tương ứng như đạo đức, tôn giáo hay si êu hình học có một lịch sử riêng” (155). Cũng không cần phải đi vào nêu các ý kiến cụ thể mà chỉ cần nói chung rằng lý luận n ày chỉ không cho rằng nghệ thuật có một “lịch sử riêng”, có một sự độc lập tuyệt đối mà chỉ có một “lịch sử
  4. riêng” tương đối đối với lịch sử chung, một sự độc lập tương đối đối với tồn tại xã hội và nó luôn tác động trở lại ý thức xã hội. Bên trên chúng tôi đã cố gắng tr ình bày t ương đối chi ti ế t về những ý kiến của Jauss trong các luận điểm của ông về một “lịch sử văn học đổi mới”, một lịch sử văn học trên cơ sở lịch sử tiếp nhận, một “lịch sử văn học của người đọc”. So với các ph ương pháp viết lịch sử văn học tr ước đó, đây quả là một sự thay đổi triệt để, một sự quay ng ược lại với những gì đã có, thay thế nó bằng cách viết lịch sử văn học the o mỹ học tiếp nhận và mỹ học tác động, tức là không bắt đầu ở đoạn đầu m à bắt đầu ở đoạn cuối của tiến tr ình văn học. Người ta đã nói rất đúng rằng Jauss đ ã đóng yên cương ngựa cho tiến tr ình văn học không phải ở đầu mà là ở đ uôi ngựa. Sự hy vọng “thay đổi khuôn mẫu” mà Jauss đã rất mong muốn thực hiện trong lịch sử văn học bằng cách dịch chuyển thuật n gữ “sự thay đổi khuôn mẫu” (Paradigmawechsel) mà Thomas Kuhn dùng đ ể n ghiên c ứu trong khoa học tự nhiên và o khoa học xã hội đ ã không thành công. Manfred Nau mann cho rằng ông “hoài nghi” sự dự đoán về một “buổi b ình minh c ủa một sự “thay đổi khuôn mẫu” khoa học nh ư vừa mới đây người ta dự đoán và c ũng hết sức hy vọng” . Ông quả quyết rằng “chẳng thấy r õ lắm một sự thay đổi khuôn mẫu h ơn là s ự dao động của một c on lắc”(23). Nhi ều nhà nghiên cứu văn học c ùng thời với Jauss ở Tây Đức lúc bấy giờ cũng ho ài n ghi không kém về khả năng của ph ương pháp viết lịch sử văn học dựa tr ên lịch sử tiếp nhận mà chủ yếu dựa vào khái niệm tầm đón đợi và việc tái lập tầm đón đợi đó một cách khách quan. Không ít ý ki ến tỏ ra quan ngại về đề
  5. xuất của Jauss, mà rõ ràng là ở cả hai lĩnh vực lý thuyết và thực tiễn vận dụng. Karl Robert Mandelkow – một chuyên gia nghiên cứu về lịch sử tác động v à lịch sử tiếp nhận mà l ần tr ước chúng tôi đã trích d ẫn ý kiến của ông, cho rằng lịch sử tiếp nhận không chỉ l à lịch sử tiếp nhận của một tác phẩm mà còn đồng thời và luôn luôn là lịch sử của chính nó, tức l à “lịch sử tiếp nhận của lịch sử tiếp nhận”, và rằng sự t uyệt đối hoá mô hình mỹ học tiếp nh ận sẽ dẫn đến “nguy cơ chạy trốn vào l ối xem xét theo lịch sử tác động”, tức l à vi ệc thu thập những bằng chứng tiếp nhận lịch sử v à sự tác động đã b ị tương đối hoá của những đánh giá có thể có “dễ biến th ành một thứ không lập tr ường”(24). Phê bình đề xuất của Jauss về một “Lịch sử văn học nh ư là lịch sử tiếp nhận”, Horst Albert Glaser ch ỉ ra rằng đề xuất này chỉ tìm cách hiểu văn học từ phương di ện tiếp nhận có tính cách phiến diện và vi ệc diễn đạt khác đi khái niệm “văn cảnh lịch sử của văn học” th ành khái ni ệm “tầm đón đợi” của tr ình độ văn học không đ ưa lạ i được kết quả gì.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2