intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HOLOXAN (Kỳ 3)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

161
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Độc tính lên thận và đường tiểu : Viêm bàng quang xuất huyết (tiểu máu vi thể và đại thể) là biến chứng thường gặp, phụ thuộc vào liều ifosfamide sử dụng. Lưu ý : Liều phân nhỏ, bù nước đầy đủ, duy trì thăng bằng nước điện giải và đặc biệt là dùng kèm thêm mesna (Uromitexan) có thể làm giảm đáng kể tần suất và mức độ nặng của viêm bàng quang xuất huyết. Các rối loạn chức năng thận kèm tăng creatinine trong huyết thanh, giảm độ thanh lọc creatinine và tiểu đạm thỉnh thoảng có xảy ra, hay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HOLOXAN (Kỳ 3)

  1. HOLOXAN (Kỳ 3) Độc tính lên thận và đường tiểu : Viêm bàng quang xuất huyết (tiểu máu vi thể và đại thể) là biến chứng thường gặp, phụ thuộc vào liều ifosfamide sử dụng. Lưu ý : Liều phân nhỏ, bù nước đầy đủ, duy trì thăng bằng nước điện giải và đặc biệt là dùng kèm thêm mesna (Uromitexan) có thể làm giảm đáng kể tần suất và mức độ nặng của viêm bàng quang xuất huyết. Các rối loạn chức năng thận kèm tăng creatinine trong huyết thanh, giảm độ thanh lọc creatinine và tiểu đạm thỉnh thoảng có xảy ra, hay thường gặp hơn là các rối loạn chức năng ống thận kèm tăng acid amin trong nước tiểu, tiểu phosphate, toan hóa hay tiểu đạm. Các bệnh thận nặng hiếm gặp. Các yếu tố nguy cơ có thể có của rối loạn chức năng cầu thận là dùng thuốc liều cao và điều trị thêm các
  2. thuốc chứa platinum. Các yếu tố nguy cơ của rối loạn chức năng ống thận là cắt bỏ thận trước đó, điều trị thêm các thuốc chứa platinum hay xạ trị đồng thời vùng bụng gồm cả hai thận hay là một thận còn lại. Nên thận trọng khi sử dụng đồng thời các thuốc có khả năng gây độc cho thận như aminoglycosides, acyclovir hay amphotericin B. Các thuốc này không làm tăng rối loạn ống thận, nhưng có thể gây ra suy giảm hơn nữa chức năng cầu thận. Trong các trường hợp hiếm, các bệnh nhân bị rối loạn ống thận mãn tính có thể có hội chứng Fanconi dẫn đến bệnh còi xương hay nhuyễn xương ở người lớn. Các yếu tố mở đường là liều thuốc tích tụ cao và nhỏ tuổi (đặc biệt là dưới 3 tuổi). Do đó, chức năng cầu thận và ống thận phải được đánh giá và kiểm tra trước khi bắt đầu điều trị, trong và sau khi điều trị. Trong quá trình điều trị lâu dài với ifosfamide, cần thiết phải có bài niệu đầy đủ và kiểm tra đầy đủ chức năng thận. Điều này phải được áp dụng đặc biệt ở trẻ em. Trong trường hợp đã có bệnh thận, nếu vẫn phải tiếp tục điều trị với ifosfamide thì tổn thương thận bất hồi phục có thể xảy ra. Khi đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá thận trọng giữa nguy cơ và lợi ích của việc dùng thuốc. Cũng cần phải thận trọng ở bệnh nhân đã bị cắt thận một bên, những bệnh nhân có chức năng thận bị tổn thương và ở bệnh nhân đã được điều trị trước đó với những thuốc độc cho thận (như cisplatin). Ở các bệnh nhân này, tần suất và độ nặng của độc tính đối với tủy-thận và não sẽ tăng lên.
  3. Hệ thần kinh trung ương : Trong 10-20% trường hợp, bệnh não xảy ra và phát triển trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi bắt đầu điều trị. Yếu tố nguy cơ gồm tình trạng sức khỏe kém, tổn thương chức năng thận (creatinin > 1,5 mg/dl), điều trị trước đó bằng các thuốc độc đối với thận (như cisplatin) và tắc nghẽn sau thận (như các khối u vùng chậu). Các yếu tố nguy cơ khác có thể có là lớn tuổi, tiền căn nghiện rượu, albumin hay hydrogen carbonate huyết thấp, rối loạn chức năng gan hay điều trị đồng thời các thuốc chống nôn ói với liều cao. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh não là tình trạng buồn ngủ có thể tiến triển tới ngủ gà và hôn mê. Các triệu chứng khác có thể là yếu mệt, hay quên, loạn thần trầm cảm, mất định hướng, vật vã, lú lẫn, ảo giác, triệu chứng tiểu não, tiểu không tự chủ và co giật. Các bệnh não thường có thể hồi phục và tự biến mất trong vòng vài ngày sau liều ifosfamide cuối. Diễn tiến nặng hiếm gặp, và tử vong chỉ thấy trong các trường hợp riêng lẻ có liên quan với việc dùng thuốc liều rất cao. Với chế độ điều trị phân liều nhỏ, các bệnh não ít gặp hơn và ít nặng hơn. Lưu ý : Do độc tính trên hệ thần kinh trung ương của ifosfamide, bệnh nhân phải được theo dõi kỹ. Trong trường hợp có biến cố bệnh não, phải ngưng điều trị với ifosfamide và không được điều trị trở lại. Trong trường hợp có bệnh não do ifosfamide, nếu được nên ngưng dùng các thuốc có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương (như thuốc chống nôn, thuốc an thần, gây ngủ hay kháng histamine) hoặc phải dùng với thận trọng đặc biệt.
  4. Các tác dụng phụ khác : Buồn nôn và ói mửa là các tác dụng phụ phụ thuộc vào liều. Các dạng trung bình đến nặng có thể thấy trong khoảng 50% trường hợp. Một tác dụng phụ thường gặp khác là rụng tóc có thể hồi phục được, xảy ra trong 100% bệnh nhân, phụ thuộc vào liều và thời gian điều trị. Do tác động của cơ chế alkyl hóa, Holoxan có thể gây ra tổn thương phần nào bất hồi phục sự tạo tinh trùng hay giảm tinh trùng kéo dài, còn trên phụ nữ là gây rối loạn phóng noãn bất hồi phục, ít gặp hơn, dẫn đến vô kinh và giảm nồng độ nội tiết tố sinh dục nữ. Ngoài ra, có thể có : - Xơ hóa phổi mô kẽ mãn tính trong một số trường hợp riêng lẻ. Phù phổi do cơ chế dị ứng - độc tính được báo cáo trong một số trường hợp. - SIADH (hội chứng bài tiết ADH không thích ứng, hội chứng Schwartz- Bartter) kèm hạ Natri máu và ứ nước gặp trong một một số ca riêng lẻ. Hạ kali máu được ghi nhận trong một số ca. - Viêm tụy được ghi nhận trong một số trường hợp riêng lẻ. - Viêm da và viêm niêm mạc hiếm gặp. - Phản ứng quá mẫn cảm hiếm gặp, có một số trường hợp riêng lẻ dẫn đến choáng.
  5. - Giảm thị lực và có cơn chóng mặt trong một số trường hợp hiếm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2