intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

hòng trừ sâu bệnh trên cây Bưởi da xanh

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

331
lượt xem
82
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

hòng trừ sâu bệnh trên cây Bưởi da xanh Thứ năm, 30 Tháng 4 2009 07:00 1. Sâu vẽ bùa: - Cách gây hại: Lá non bị tấn công sẽ không phát triển và biến dạng, giảm quang hợp, cây sinh trưởng và phát triển kém, nhất là cây con, hoa trái dễ bị rụng. - Phòng trị: Trong tự nhiên có nhiều loài ong ký sinh .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: hòng trừ sâu bệnh trên cây Bưởi da xanh

  1. hòng trừ sâu bệnh trên cây Bưởi da xanh Thứ năm, 30 Tháng 4 2009 07:00 1. Sâu vẽ bùa: - Cách gây hại: Lá non bị tấn công sẽ không phát triển và biến dạng, giảm quang hợp, cây sinh trưởng và phát triển kém, nhất là cây con, hoa trái dễ bị rụng. - Phòng trị: Trong tự nhiên có nhiều loài ong ký sinh thuộc họ Encyrtidae và Enlophidae ký sinh trên nhộng. Phòng trị sâu vẽ bùa ngay trong giai đoạn ra lá non như vào đầu mùa mưa, tỉa cành cho ra đọt non tập trung, mau thành thục để hạn chế sự phá hại của sâu. Phun thuốc ngay khi lá non vừa có triệu chứng đầu tiên (25% đọt hoặc lá non) bằng các loại thuốc nhóm Abamectin (Tập kỳ, Vibamec) hoặc Imidacloprid (như Confidor). Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella) 2. Rầy chổng cánh: - Cách gây hại: Khi mật số cao, sự chích
  2. hút của rầy làm cho chồi bị khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành. Rầy còn truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh Vàng lá greening cho cây. - Phòng trị: + Loại bỏ nguồn bệnh ra khỏi vườn. + Trồng giống cây sạch bệnh. + Điều khiển đọt non ra tập trung, trồng cây chắn gió chung quanh vườn. + Không trồng cây kiểng như Cần thăng, Nguyệt quới, Kim quýt trong vườn. + Nuôi kiến vàng Oecopphylla smaragdina. + Sử dụng bẫy màu vàng vào các đợt ra lộc non, cứ 5 cây/hàng đặt 1 bẫy. Khi phát hiện thành trùng, dùng thuốc hóa học hoặc dầu khoáng nồng độ 0,5% phòng trị. + Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi thật cần thiết, có thể dùng các loại thuốc nhóm Fenobucarb (Bassa), Thiamethoxam (Actara), hoặc Buprofezin (Applaud) Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) 3. Rầy mềm: - Cách gây hại: Rầy chích hút nhựa làm đọt non không phát triển và biến dạng,
  3. phân chúng thải ra có nhiều chất đường mật kích thích nấm bồ hóng phát triển trên lá làm giảm khả năng quang hợp. Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh Tristeza . - Phòng trị: + Tỉa cành để cây ra đọt non tập trung. + Trong tự nhiên có những loài ong ký sinh thiên địch tấn công rầy mềm như: bọ rùa, green lacwing, ruồi ăn rệp (Syrphidae) và ong ký sinh thuộc họ Aphididae. + Trị các loại thuốc như nhóm Acephate (Lancer 75 WP), nhóm Buprofezin (Butyl 10 WP, Applaud 10WP), nhóm Fenobucarb (Bassa 50ND), dầu khoáng. Rầy mềm (Toxoptera aurantii) 4. Sâu đục vỏ trái: - Cách gây hại: Sâu chủ yếu gây hại phần vỏ trái, không ăn phần múi của trái. Sâu tấn công khi trái còn rất nhỏ, vết đục tạo nên những u sần trên trái, nếu bị nặng trái sẽ rụng. Nếu sâu tấn công vào giai
  4. đoạn trễ hơn, trái vẫn phát triển nhưng sẽ bị biến dạng, vỏ u sần, trái bị giảm giá trị thương phẩm. - Phòng trị: + Theo dõi, thu gom những trái bị nhiễm (trên cây hoặc trái rụng xuống đất), đem chôn sâu để diệt sâu còn ở vỏ trái. + Có thể sử dụng thuốc chọn lọc để phòng trị khi vừa tượng trái non, phun liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. + Sử dụng chất dẫn dụ phái tính (sex pheromone). + Dùng dầu khoáng cũng có tác dụng phòng ngừa tốt. 5. Bù lạch: - Cách gây hại: Bù lạch tấn công trên lá non, hoa và cả trên trái. - Phòng trị: Dùng bẫy màu vàng đặt khi cây ra hoa để phát hiện. Khi thấy có triệu chứng đầu tiên trên trái, tiến hành phun các loại thuốc nhóm Artemisinin (Visit 5 EC), Malathion (Malate 73 EC), nhóm Dimethoate (Fenbis 25 EC). 6. Nhóm Nhện: - Cách gây hại: Nhóm nhện tập trung trên bề mặt của lá và trái, cạp lớp biểu bì tạo thành những chấm nhỏ li ti màu vàng và
  5. rụng sớm, trên trái gây da cám, da lu. - Phòng trị: Phát hiện thật sớm khi vừa đậu trái và phun các loại thuốc trừ nhện cho đến khi trái lớn như nhóm Propargite (Comite 73 EC), nhóm Sulfur (Sulox 80WP), Fenpyroximate(Ortus 5 SC). Nhện vàng - Nhện đỏ 7. Bệnh Tristeza: - Triệu chứng: Bệnh Tristeza do virus làm hỏng mạch dẫn nhựa từ trong thân cây xuống rễ, làm rụng lá, chết đọt, lùn cây và làm cho bộ rễ bị thoái hóa. Bệnh lây lan qua mắt ghép, hoặc do các loài rầy mềm như: rầy mềm nâu (Toxoptera citricidus), rầy mềm đen ( Toxoptera aurantii) hoặc rầy mềm trên bông (Aphis gossipii) chích hút nhựa cây và lan truyền bệnh. - Phòng trị: Trồng giống sạch bệnh, tích cực phòng trừ các loại rầy mềm bằng các loại thuốc trừ rầy vào các đợt ra đọt, lá non để tránh lan truyền mầm bệnh.
  6. Tristeza 8. Bệnh vàng lá Greening: - Triệu chứng: Triệu chứng điển hình là lá bị vàng lốm đốm nhưng gân vẫn còn xanh, gân bị sưng rồi trở nên cứng và uốn cong ra ngoài, lá phía trên ngọn nhỏ và hẹp biểu hiện triệu chứng thiếu kẽm, cây thường cho bông và trái nghịch mùa nhưng dễ rụng, trái nhỏ, méo mó và có nhiều hạt lép đen. Cây bị bệnh hệ thống rễ cũng bị thối nhiều. Thường cây bị bệnh thì trên các lá non có triệu chứng thiếu kẽm, thiếu Mangan và thiếu Magesium. - Tác nhân: do vi khuẩn Liberobacter asiaticus, rầy chổng cánh (Diaphorina citri) làm môi giới truyền bệnh, mầm bệnh không lưu truyền qua trứng rầy và hạt giống. - Phòng trị: + Không trồng giống có nguồn gốc từ những vườn cây có triệu chứng bệnh, hoặc giống không rõ xuất xứ. + Loại bỏ cây đã nhiễm bệnh để tiêu hủy mầm bệnh, tránh chiết, tháp và lấy mắt trên các cây nghi ngờ có mầm bệnh. + Khử trùng sau mỗi lần sử dụng các dụng cụ cắt tỉa. + Trồng giống sạch bệnh và nên cách ly
  7. với vùng nhiễm bệnh, vườn trồng phải có cây chắn gió để hạn chế rầy chổng cánh di chuyển từ nơi khác tới. + Khi cây bị nhiễm nhẹ, cắt tỉa và tiêu hủy các cành, cây bị bệnh để tránh lây lan. Khi cây bị nhiễm nặng cần loại bỏ toàn bộ cây ra khỏi vườn. + Phun thuốc trừ rầy chổng cánh vào các đợt ra lá non. Vàng lá Greening 9.Bệnh Vàng lá thối rễ: - Triệu chứng: Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa lũ hoặc sau khi tưới nước ra hoa (khi trái đã lớn). Cây bị bệnh lá vẫn bình thường, nhưng gân lá có màu vàng trắng, phiến lá ngã màu vàng xanh và sau đó rụng đi. Lúc đầu chỉ có một vài nhánh biểu hiện vàng, rụng lá, nhưng sau đó toàn cây sẽ bị rụng lá. Cây bị bệnh cho nhiều chồi ngắn, lá nhỏ, nhiều hoa, trái, trái chua và cuối cùng cây chết hẵn. Đào rễ lên thấy phía cành rụng lá rễ bị thối, vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ, gỗ bị sọc nâu lan dần vào rễ lớn. Bệnh nặng tất cả rễ bị thối và cây chết.
  8. - Tác nhân: do nấm Fusarium solani tấn công vào rễ non và làm thối rễ. - Phòng trị: + Trồng nơi đất cao, thoát nước tốt, nếu vườn thấp phải làm bờ bao + Nếu phát hiện sớm, cắt bỏ rễ bị thối, bôi thuốc vào vết cắt. + Bón thêm phân lân, kali hoặc tưới MKP để cây phục hồi nhanh hơn. + Cây mới chớm bệnh tưới thuốc nhóm Benomyl, nhóm Metalaxyl (Ridomil 72 WP) nhóm Carbendazim (Carbenzim 500FL, Derosal 50 SC). + Bón phân chuồng hoai mục + tưới Tricô - ĐHCT liều lượng 7-10g/gốc. Vàng lá thối rễ Fusarium solani 10. Bệnh Thối gốc chảy nhựa: - Triệu chứng: Bệnh gây hại trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ thấp, độ pH đất thấp thích hợp cho nấm phát triển và gây hại. Ở phần gốc có những vết nhũn nước, nhựa chảy ra, lúc đầu có màu vàng, sau đó khô cứng lại có màu nâu. Vết bệnh sau cùng khô và nứt, ngay vết bệnh vỏ trong bong ra. Bệnh có thể phát triển
  9. nhanh vòng quanh thân hoặc rễ chính làm lá bị vàng, nhất là gân lá, kế đó lá rụng, bệnh nặng lá trên cành rụng gần hết, cành khô chết. - Tác nhân: do nấm Phytopthora nicotianae gây ra - Phòng trị: + Không nên ủ cỏ sát gốc vào mùa mưa, cách gốc 20-30cm. + Dùng Bordeaux 1%, Copper Zinc 85 WP, Mancozeb 80 WP, Dithane M 45 WP, Champion 77 WP, Acrobat MZ 90/600WP… pha đặc phết vào vết bệnh 7 ngày/lần, để ngừa phết 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa. + Khi bệnh gây hại trên cây phun thuốc gốc đồng (như Champion 77 WP, Copper Zinc, Curzate M8 80WP), nhóm Mancozeb (Manzate 80WP), nhóm Metalaxyl (Ridomil 72 WP), nhómFosetyl Aluminium (Aliette 80 WP). Vết bệnh ở gốc, có thể dùng các loại thuốc trên pha đặc, rửa sạch vết bệnh và phết thuốc vào. 11. Bệnh loét: - Triệu chứng: Bệnh loét thường gây hại trên lá, trái, cành cây. Bệnh lây lan và gây hại nặng trong mùa mưa do độ ẩm không khí cao, hoặc do mưa, do tưới cây
  10. làm văng nguồn bệnh sang các lá khác, các vườn trồng dày thiếu chăm sóc, nhất là vườn cây con bị bệnh nặng hoặc bón nhiều phân đạm. Dễ thấy nhất là trên lá và trái, vết bệnh lúc đầu nhỏ sũng nước màu xanh đậm, sau đó lớn dần có màu vàng nhạt, mọc nhô lên mặt lá, bề mặt vết bệnh sần sùi, nhìn kỹ ở giữa có vết lõm xuống, nhiều vết bệnh liên kết lại tạo thành mảng lớn và bất dạng. Bệnh nặng làm rụng lá, chết cành, trái sượng không phát triển hoặc rụng. - Tác nhân: do vi khuẩn Xanthomonas campestris - Phòng trị: + Cắt tỉa cành, lá, trái bị bệnh và thu gom các cành, lá, trái bị bệnh đem thiêu hủy, hay trước khi tưới nước, ra hoa. + Kiểm dịch thực vật các cây giống từ nơi khác về địa phương. + Những vườn bị bệnh không nên tưới nước lên tán cây vào buổi chiều mát, chỉ tưới vào gốc cây và không tưới thừa nước. Tăng cường bón thêm phân kali cho vườn cây bị bệnh. + Phun ngừa các lọai thuốc gốc đồng (Copper Zinc 85WP, Coc 86WP), vôi (clorin 0,3-0,5% ) trước khi mùa mưa đến hoặc trước khi tưới nước cho cây ra hoa.
  11. + Phun trị bệnh bằng các lọai thuốc nhóm Kasugamycin (Kasuran 50 WP, New Kasuran 16,6WP) hoặc các loại thuốc gốc đồng. Cần lưu ý là nên phun nước trước khi phun thuốc 1-2 giờ để làm tan lớp keo bao ổ bệnh, hiệu quả của thuốc sẽ cao hơn. Loét 12. Đốm rong (Cephaleuros virescens Kunze): - Triệu chứng: Bệnh thường gây hại trên thân, ít thấy trên trái và lá. Bệnh phát triển mạnh trong thời kỳ mưa dầm, vườn trồng dày, thiếu chăm sóc, vườn cây già. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh, sau đó lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục, trên vết bệnh có lớp tơ mịn như nhung màu xanh rêu, giữa vết bệnh có màu đỏ gạch. Bệnh nặng lan dần lên các nhánh trên, đôi khi lan lên trái nếu vườn phun nhiều phân bón lá cho cây. - Tác nhân: do tảo Cephaleuros virescens Kunze gây ra. - Phòng trị:
  12. + Không trồng dày, nên tỉa cành tạo tán, tạo thông thoáng cho vườn. + Không nên phun phân bón lá định kỳ. + Phun thuốc khi cây bị bệnh nặng, có thể sử dụng thuốc Mancozeb, Kumulus 80DF, Microthiol special 80WP hoặc Chlorine 0,5%. + Ngừa bệnh có thể dùng thuốc gốc đồng (Coc 85 WP, Kocide, Copper Zinc…) hoặc pha đặc quét lên thân, cành già vào đầu và cuối mùa mưa. Đốm rong Cephaleuros sp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2