intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hợp tác đào tạo giữa khoa Quản trị du lịch – Trường Đại học Nguyễn Trãi với các doanh nghiệp: Cơ hội và thách thức

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua bài viết "Hợp tác đào tạo giữa khoa Quản trị du lịch – Trường Đại học Nguyễn Trãi với các doanh nghiệp: Cơ hội và thách thức", tác giả chọn Khoa Quản trị Du lịch Trường Đại học Nguyễn Trãi là cơ sở đào tạo để nhìn nhận kinh nghiệm thực tiễn hợp tác đào tạo, những cơ hội mang lại cho hai bên hợp tác cũng như những thách thức tồn tại, qua đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn quá trình hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hợp tác đào tạo giữa khoa Quản trị du lịch – Trường Đại học Nguyễn Trãi với các doanh nghiệp: Cơ hội và thách thức

  1. HỢP TÁC ĐÀO TẠO GIỮA KHOA QUẢN TRỊ DU LỊCH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC ... NGUYỄN TRÃI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC NCS. ThS. Nguyễn Thị Trang1 Tóm tắt: Trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, Khoa Quản trị Du lịch, Trường Đại học Nguyễn Trãi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác doanh nghiệp và đã sớm triển khai ngay từ khi mới thành lập khoa. Trong quá trình hợp tác này mở ra rất nhiều cơ hội cho cả hai bên, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số những vấn đề cần giải quyết. Qua bài viết này, tác giả chọn Khoa Quản trị Du lịch Trường Đại học Nguyễn Trãi là cơ sở đào tạo để nhìn nhận kinh nghiệm thực tiễn hợp tác đào tạo, những cơ hội mang lại cho hai bên hợp tác cũng như những thách thức tồn tại, qua đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn quá trình hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Từ khóa: du lịch, hợp tác doanh nghiệp, nhân lực du lịch, đào tạo du lịch. TRAINING COOPERATION BETWEEN THE FACULTY OF TOURISM MANAGEMENT NGUYEN TRAI UNIVESITY AND BUSINESSES: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES Abstract: In the training personnel resources in the field of tourism, the Faculty of Tourism Management of Nguyen Trai University has been aware of the importance of business cooperation and has implemented it since its inception. During this cooperation process, besides many opportunities that have opened up for both sides, there are still some issues that need to be resolved. In this article, the Faculty of Tourism Management at Nguyen Trai University is chosen as a training facility to review practical experiences in training cooperation, the opportunities brought to both sides of cooperation, and existing challenges. Thereby, some solutions will be proposed to improve the training cooperation process between schools and businesses. Thế giới của chúng ta đang thay đổi từng giờ, từng phút. Mọi người đang tương tác với nhau theo những cách thức mới. Chúng ta thu thập và chia sẻ thông tin một cách khác nhau, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ theo nhiều cách hơn là chúng ta từng thấy trước đây. 1 Khoa Quản trị Du lịch, Trường Đại học Nguyễn Trãi.
  2. 502 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Đào tạo và giảng dạy du lịch cũng là một lĩnh vực có sự dịch chuyển, thay đổi rất nhiều so với trước kia. Thay vì phương pháp học tập thụ động, im lặng lắng nghe ghi chép thì các bạn sinh viên ngày nay sẽ học tập và tìm hiểu chủ động nội dung bài học, cũng như sẽ chủ động chia sẻ các ý kiến cá nhân xoay quanh vấn đề bài học. Đối với giảng viên, các thầy cô lên lớp với phương pháp dân chủ hơn, và truyền tải bài học thông qua những gợi mở đường hướng, dẫn dắt chứ không còn sự áp đặt và nhồi nhét kiến thức. Các thầy cô đã sử dụng nhiều công cụ tiện ích hỗ trợ trong quá trình đào tạo nhờ sự chuyển đổi mạnh mẽ của công nghệ số. Thêm vào đó, những tác động nặng nề của 2 năm dịch COVID-19 cũng là yếu tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo rất nhiều. Trong bối cảnh du lịch vẫn được coi là một trong các ngành đào tạo mũi nhọn, là ngành được nhiều thí sinh lựa chọn. Theo Tổ chức Hội đồng Du lịch Thế giới WTTC, trung bình cứ 10 vị trí công việc thì có 1 vị trí việc làm trong ngành du lịch [3]. Nhu cầu du lịch lại đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trở nên phổ biến tại tất cả các quốc gia. Nhu cầu nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực này vì thế cũng có xu hướng ngày càng tăng. Qúa trình hợp tác đồng hành cùng các doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong du lịch nói riêng và các ngành khác nói chung đã được Trường Đại học Nguyễn Trãi quan tâm chú trọng. Tuy nhiên việc hợp tác trong thời gian qua chưa mang lại những hiệu quả thiết thực và chưa sắc nét. Hợp tác rồi ký kết thỏa thuận xong kế hoạch cụ thể triển khai còn gặp nhiều bất cập,... Qua bài trao đổi này tác giả sẽ trình bày tham luận “Hợp tác đào tạo giữa Khoa Quản trị Du lịch Trường Đại học Nguyễn Trãi với các doanh nghiệp. Cơ hội và thách thức” với mong muốn chúng ta nhìn nhận một cách khách quan, cũng như có giải pháp để giải quyết được những vấn đề còn tồn tại trong quá trình hợp tác này. Trường Đại học Nguyễn Trãi được thành lập từ năm 2008 đến nay đã hơn 16 năm. Với các ngành, chuyên ngành đào tạo như Quản trị kinh doanh; Quản trị Du lịch; Kế toán; Tài chính ngân hàng; Công nghệ thông tin; Kiến trúc; Thiết kế đồ họa; Quan hệ công chúng; Ngôn ngữ Nhật; Quốc tế,… Năm 2017, Trường Đại học
  3. HỢP TÁC ĐÀO TẠO GIỮA KHOA QUẢN TRỊ DU LỊCH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC... 503 Nguyễn Trãi là trường đại học duy nhất của Việt Nam là thành viên Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham). Khoa Quản trị Du lịch của trường với đội ngũ giảng viên nhiều năm kinh nghiệm thực chiến đào tạo giảng dạy, đã xác định được định hướng đào tạo của mình rất rõ. Đó là sự định hướng kết hợp đào tạo cả học thuật và đào tạo nghề nghiệp với thời gian đào tạo từ 3 đến 4 năm. Có sự quốc tế hóa trong chương trình đào tạo, đẩy mạnh liên kết với các cơ sở đào tạo uy tín ở nước ngoài để đào tạo các chương trình cử nhân hoặc các chương trình đào tạo các soft skills (kỹ năng mềm), hoặc đưa các học phần chuyên môn, nghiệp vụ được giảng dạy bằng ngoại ngữ. Sinh viên Nguyễn Trãi được lựa chọn học một trong năm ngoại ngữ gồm tiếng Anh, Nhật, Hàn, Đức và Trung Quốc. Thêm nữa, do đặc điểm tính nghề cao, việc trải nghiệm thực tập, thực tế tại các cơ sở doanh nghiệp, khách sạn hay tại các điểm đến du lịch đã khiến cho việc học nơi giảng đường không còn là địa điểm học duy nhất cho sinh viên. Vào tháng 7/2023, Trường Đại học Nguyễn Trãi đã tổ chức Hội nghị khoa học với doanh nghiệp về đào tạo định hướng nghề nghiệp với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tại Hội nghị này đã ghi nhận ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp cơ sở trong nước, và quốc tế trong đào tạo ứng dụng nghề nghiệp. Các đại diện doanh nghiệp của Tập đoàn Flamingo, Melia Hotel Hà Nội, JW Marriot, Lotte World (Hàn Quốc), RouteInn (Nhật Bản),… đều đã có những phản hồi về chương trình hợp tác với trường. Đề cương chi tiết các học phần học tại doanh nghiệp đã được chỉnh sửa dựa trên các Phiếu phản hồi đánh giá Chương trình đào tạo. Các phương thức kiểm tra khi kết thúc học phần cũng đa dạng, phong phú, kiểm tra được tay nghề, kiến thức, kỹ năng của người học, giúp các sinh viên tránh được các thủ tục thi cử rườm rà, phức tạp. Có rất nhiều phương pháp được giảng viên, giảng viên doanh nghiệp áp dụng sử dụng để làm công cụ đánh giá kiểm tra sinh viên như: Bài kiểm tra thực tế, Bài kiểm tra dự án, Bài kiểm tra Blog, Bài kiểm tra trực tuyến, Bài Sáng tạo thực tế,…
  4. 504 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Hiện nay, trong chương trình đào tạo cử nhân quản trị du lịch của trường, chưa kể các học phần có tích hợp thời gian thực tế trải nghiệm ngắn ngày từ 2 – 3 ngày hoặc từ 5 – 7 ngày tại các cơ sở, điểm đến du lịch thì có tới 2 học phần thực tập thực tế là Thực tập doanh nghiệp (từ 3 – 4 tháng) và Thực tập quản lý (Thực tập tốt nghiệp) với thời gian từ 6 tháng cho tới 12 tháng ở trong nước hoặc nước ngoài. Tính đến nay, đã có 16 doanh nghiệp trong nước, 02 doanh nghiệp nước ngoài, 06 cơ sở đào tạo nước ngoài về ngành Du lịch có ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo với nhà trường. Mô hình hợp tác đào tạo giữa Trường Đại học Nguyễn Trãi với doanh nghiệp đang được thực hiện theo các nội dung như sau. Các nội dung của mô hình hoạt động hợp tác đào tạo Trước hết là việc xác định mục tiêu của chương trình hợp tác đào tạo với doanh nghiệp. Nhà trường đã nhận thức và xác định rất rõ mục tiêu hợp tác đào tạo với doanh nghiệp là để nâng cao năng lực đào tạo, nâng cao tính ứng dụng thực tiễn của chương trình đào tạo, và nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra của nhà trường. Việc hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp hay các cơ sở đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài là giải pháp tốt nhất cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng chuẩn quốc tế hiện nay. Thứ hai là việc lựa chọn những doanh nghiệp phù hợp để hợp tác. Đây được coi là một trong các nội dung rất quan trọng và có quyết định nhiều tới kết quả hợp tác đào tạo. Với lợi thế là thành viên của các tổ chức, hội, hiệp hội nghề nghiệp trong đó phải kể đến là thành viên của Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kor- cham), Trường Đại học Nguyễn Trãi đã phát huy khai thác các mối quan hệ với tổ chức, doanh nghiệp du lịch cả trong và ngoài nước. Có nhiều đơn vị doanh nghiệp muốn hợp tác đào tạo với nhà trường, song tiêu chí lựa chọn đối tượng hợp tác của Nhà trường phải là các cơ sở doanh nghiệp có uy tín, chất lượng, được xếp hạng tiêu chuẩn từ 4 – 5 sao chuẩn quốc tế. Việc lựa chọn các doanh nghiệp như vậy là để đảm bảo yếu tố chất lượng đào tạo. Thêm nữa những chứng nhận đào tạo hoặc chứng nhận thực tập ở tại các cơ sở đó sẽ là điểm cộng, điểm “sáng” hơn trong hồ sơ của các sinh viên.
  5. HỢP TÁC ĐÀO TẠO GIỮA KHOA QUẢN TRỊ DU LỊCH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC... 505 Thứ ba là xây dựng kế hoạch hợp tác đào tạo. Nội dung này sẽ căn cứ theo đặc thù ngành/chuyên ngành đào tạo hoặc theo thỏa thuận hợp tác với cơ sở doanh nghiệp. Khoa chuyên môn sẽ xây dựng 2 loại là kế hoạch tổng thể hợp tác đào tạo theo năm học và kế hoạch hợp tác đào tạo chia theo loại hình doanh nghiệp. Đối với Trường Đại học Nguyễn Trãi, kế hoạch này còn cần bám sát vào Chiến lược phát triển của trường giai đoạn 2021 – 2030. Kế tiếp là nội dung xác định ngân quỹ hợp tác. Để hợp tác đào tạo với doanh nghiệp trong và ngoài nước được tiến hành một cách thuận lợi, phải có nguồn ngân quỹ chi cho hoạt động. Với đặc thù của trường tư thực, không có bất cứ hỗ trợ tài chính nào cho công tác đào tạo ngoài vốn của chủ đầu tư, chính vì thế, bài toán chi phí cho chương trình hợp tác đào tạo cũng là một nội dung cần được nhắc đến. Căn cứ kế hoạch hợp tác đào tạo hàng năm mà trường có sự phân bổ ngân quỹ phù hợp theo mức chi tiêu nội bộ ban hành. Ban Tài chính của Nhà trường sẽ là đơn vị quản lý giám sát ngân quỹ này. Nội dung tổ chức thực hiện hợp tác đào tạo với doanh nghiệp của Trường Đại học Nguyễn Trãi bao gồm các hoạt động có sự tham gia của doanh nghiệp như: tổ chức tham quan, kiến tập, thực tập; tổ chức chuyên đề seminar, talk show, tọa đàm, tư vấn; tổ chức thực tập nghề nghiệp; tổ chức thực tập quản lý; phát triển các dự án,… Cuối cùng là đánh giá hiệu quả và điều chỉnh hợp tác đào tạo. Nội dung này sẽ làm hoàn thiện, hoàn chỉnh hơn hoạt động hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp với nhà trường. Nhiều chương trình hợp tác đào tạo khi đi vào thực hiện gặp những khó khăn hoặc phát sinh những vướng mắc cần được giải quyết, điều chỉnh cho phù hợp. Việc đánh giá tiến độ, kết quả, chất lượng, sự hài lòng của các bên trong quá trình hợp tác đào tạo rất quan trọng bởi mục đích của hợp tác là nâng cao hiệu quả đào tạo, nâng cao uy tín đào tạo và nâng cao sản phẩm đầu ra của nhà trường. Như đã nói ở trên, việc hợp tác đào tạo nhân lực trong ngành du lịch giữa nhà trường và doanh nghiệp là một điều hết sức cần thiết và là xu hướng đào tạo tất yếu. Nó mở ra nhiều cơ hội cho và lợi ích thiết thực cho các bên. Đối với sinh viên Du lịch của trường Đại
  6. 506 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... học Nguyễn Trãi, tính đến tháng 12/2023, 100% sinh viên được trải nghiệm trong môi trường thực tế tại các cơ sở doanh nghiệp. Sinh viên của trường tham gia kỳ kiến tập, tham quan doanh nghiệp, cơ sở trong nước ngay từ học kỳ 1 của năm thứ nhất. Kỳ thực tập doanh nghiệp được thiết kế kéo dài từ 3-4 tháng trong năm thứ hai. Sinh viên có cơ hội học tập tại doanh nghiệp du lịch ở trong nước và nước ngoài. Các em được tiếp cận và nhận được rất nhiều những chia sẻ quý báu từ chính đội ngũ đào tạo viên của doanh nghiệp – những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực. Sinh viên cũng có sự hài lòng và đánh giá rất cao về chương trình học tập cũng như thực tập thực tế tại các doanh nghiệp. Kết thúc thời gian học/thực tập tại doanh nghiệp, sinh viên đều nhận được những Chứng chỉ đánh giá học tập, Chứng chỉ đánh giá thực tập tốt. Đó là những chứng nhận từ các cơ sở doanh nghiệp uy tín, được xếp hạng quốc tế. Đối với nhà trường, các học phần trong chương trình đào tạo cũng gắn sát với thực tiễn hơn rất nhiều. Nhờ cộng tác với doanh nghiệp, nhà trường có căn cứ để điều chỉnh và thay đổi chương trình đào tạo cũ các học phần, chuyên đề, trong đó điểm nhấn là các học phần nghiệp vụ nghề nghiệp và kỹ năng mềm được lồng ghép trong tổ hợp module với 3 hướng chính là Kinh doanh lữ hành; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng; và Tổ chức sự kiện. 24 tín chỉ trong 3 tổ hợp module gồm các học phần được trực tiếp các giảng viên đến từ doanh nghiệp du lịch giảng dạy và đào tạo ngay tại chính cơ sở. Bên cạnh đó, 4/10 kỹ năng mềm được thiết kế và giảng dạy hiện nay cho sinh viên trường Nguyễn Trãi đến từ nhóm chuyên gia của Hàn Quốc và Singapore. Điều này góp phần đem lại trải nghiệm giá trị thực tiễn và ứng dụng cao của chuẩn quốc tế cho sinh viên. Đối với doanh nghiệp, việc tiếp cận và hợp tác với cơ sở đào tạo là trường đại học khiến cho quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận yếu tố học thuật hàn lâm hơn. Các quản lý lãnh đạo của doanh nghiệp có cơ hội được trực tiếp chia sẻ trao truyền kinh nghiệm, tạo động lực, nâng cao tinh thần hành động khởi nghiệp cho thế hệ tiếp sau. Thêm nữa, Doanh nghiệp được trực tiếp tham gia vào quá trình “đồng tạo
  7. HỢP TÁC ĐÀO TẠO GIỮA KHOA QUẢN TRỊ DU LỊCH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC... 507 sản phẩm” là đội ngũ nhân sự tương lai, nên sẽ có lợi thế cạnh tranh trong quá trình tuyển chọn nhân lực. Bên cạnh những cơ hội hợp tác, quá trình làm việc cộng tác giữa Nhà trường với các doanh nghiệp du lịch cũng gặp phải những khó khăn thách thức không nhỏ. Đầu tiên phải nói đến là số lượng các doanh nghiệp liên kết đào tạo của khoa/nhà trường còn thiếu so với nhu cầu, tính đến nay, con số doanh nghiệp du lịch hợp tác đào tạo với nhà trường còn khá khiêm tốn (16 doanh nghiệp trong nước và 2 doanh nghiệp nước ngoài) [1]. Việc phối hợp xây dựng kế hoạch hợp tác đào tạo tại doanh nghiệp còn bị hạn chế, nguyên nhân ở đây do trường chưa có đủ nguồn lực để có những khảo sát chi tiết từng doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp ở nước ngoài. Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiết phân công sinh viên thực tập cho phù hợp với từng bộ phận nghiệp vụ cụ thể. Khi triển khai ở từng cơ sở doanh nghiệp, chương trình đào tạo các học phần có những thay đổi điều chỉnh khiến cho cách thức quản lý sinh viên khi học tập, thực tập tại có sở doanh nghiệp còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Đối với chương trình thực tập tại nước ngoài còn hạn chế số lượng sinh viên do ngoại ngữ. Các tập đoàn doanh nghiệp lớn đều tuyển chọn thực tập sinh với các điều kiện, tiêu chuẩn ngoại ngữ cao. Ví dụ điều kiện về ngoại ngữ đầu vào Intership của tập đoàn RouteInn (Nhật Bản) là sinh viên phải có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật ít nhất từ N3 trở lên. [2] .Với Lotte World của Hàn Quốc chỉ tiếp nhận sinh viên đạt năng lực tiếng Hàn từ Topik 3 trở lên. Sinh viên khi thực tập tại do- anh nghiệp cơ sở nhưng lại chưa được tiếp cận trực tiếp nhiều với đối tượng khách hoặc bị giới hạn phạm vi hoạt động tại cơ sở. Điều này dẫn đến hạn chế cho sinh viên khi chưa thực sự phát huy các năng lực cần đạt được chuẩn đầu ra của học phần Với mong muốn giải quyết phần nào những khó khăn thách thức trong quá trình hợp tác giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp du lịch, sau đây tôi xin được trình bày một số các ý kiến đề xuất như sau. Với cơ sở đào tạo du lịch cần tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh liên kết hợp tác với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước; tiếp
  8. 508 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... tục triển khai chương trình học tập thực tế, thực tập cho sinh viên tại các doanh nghiệp, cơ sở; tiếp tục điều chỉnh hoàn thiện mô hình hợp tác đào tạo với doanh nghiệp du lịch. Ở tại các cơ sở đào tạo cần thành lập và kiện toàn bộ phận chuyên trách hợp tác doanh nghiệp. Bộ phận này cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực làm việc hợp tác quốc tế, nắm rõ về văn hóa của các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo tại trường đẩy mạnh tích cực hợp tác với các doanh nghiệp trong thẩm định, đánh giá chương trình đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo. Việc đánh giá này cần được làm thường kỳ để đảm bảo tiến trình hợp tác luôn luôn có sự đồng hành liên tục của cả hai bên. Các cơ sở đào tạo cần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên dạy ngoại ngữ để chương trình học có sự cập nhật, đổi mới, tạo động lực khuyến khích sinh viên học tập đạt kết quả cao hơn. Có lộ trình cụ thể cũng như ngân quỹ tài chính “mạnh hơn” để tổ chức hoạt động hợp tác đào tạo chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp ở các học phần đào tạo chuyên sâu và kỹ năng mềm. Với các doanh nghiệp, hiện nay đang trong giai đoạn kinh tế thế giới nói chung còn biến động và khó khăn, song các doanh nghiệp cần tạo điều kiện hơn nữa để các cơ sở đào tạo có thể có thêm các cơ hội hợp tác đào tạo song hành. Hai bên cần phối hợp với nhau tổ chức nhiều hơn các chương trình, các hoạt động đào tạo ngắn hạn nhằm tư vấn, định hướng, đào tạo sinh viên hơn. Những học phần chuyên sâu hay kỹ năng mềm đã được thống nhất cần đảm bảo được chất lượng và tiến độ đào tạo. Trên đây là một vài luận bàn nhỏ của tôi về vấn đề hợp tác đào tạo giữa các cơ sở đào tạo du lịch với các doanh nghiệp. Lấy trường Đại học Nguyễn Trãi là ví dụ để phân tích những cơ hội thách thức trong mô hình hợp tác đào tạo với doanh nghiệp, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các cơ sở đào tạo khác. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và có biến đổi nhanh chóng như hiện nay, công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch đòi hỏi cần có thêm những mô hình hợp tác đào tạo mới, bắt kịp được với xu hướng toàn cầu, thay đổi của công nghệ để tiến tới đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng chuẩn quốc tế.
  9. HỢP TÁC ĐÀO TẠO GIỮA KHOA QUẢN TRỊ DU LỊCH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC... 509 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Đào tạo & Khoa học công nghệ (2023), “Báo cáo thực trạng hợp tác đào tạo với doanh nghiệp năm 2023, 2023”, Trường Đại học Nguyễn Trãi. 2. NTU Admission Department, “Why 10.000 students choose Nguyen Trai University”, Hội nghị Khoa học với doanh nghiệp về đào tạo định hướng nghề nghiệp 2023. 3. Julia Simpson (2022), Travel and Tourism Economic Impact, 2022.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2